Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 56

CHƯƠNG 2:

Khái Niệm Mô Hình Kinh Doanh Số


Nội dung

1. Lịch sử nghiên cứu mô hình kinh doanh (MHKD)

2. Phân loại MHKD

3. Tổng quan về MHKD tích hợp

4. Cấp độ và mục tiêu của MHKD

5. MHKD, chuỗi giá trị, tài sản cốt lõi và năng lực cốt lõi

6. Các thành phần cơ bản của mô hình kinh doanh

7. Giới thiêu mô hình Business Model Canvas

2
1. Lịch sử nghiên cứu mô hình kinh doanh (MHKD)
 Đã được nghiên cứu rất lâu

 Có 3 góc độ lý thuyết tiếp cận nghiên cứu MHKD:

(i) Công nghệ thông tin (IT),

(ii) Lý thuyết tổ chức,

(iii) Chiến lược tổ chức.

3
(i) Công nghệ thông tin (IT)

 Mô hình kinh doanh xuất hiện từ lĩnh vực nghiên cứu hệ thống thông tin quản lý.
 Vì vậy, công nghệ thông tin là cách tiếp cận cơ bản đầu tiên được thiết lập trong tài liệu về mô hình
kinh doanh.
 Cân nhắc chính trong cách tiếp cận công nghệ thông tin là mô hình hóa kinh doanh dựa trên những
kết quả kinh doanh của mô hình thực tế.
 Theo nghĩa công nghệ thông tin, mô hình kinh doanh chủ yếu mô tả hoạt động mô hình hóa hệ
thống và phần chính là tập trung các khía cạnh chức năng.
 Trong quá trình diễn ra cuộc cách mạng công nghệ do Internet và sự ra đời của thương mại điện
tử, tầm quan trọng của quan điểm công nghệ thông tin về các mô hình kinh doanh được mở rộng.
 Mô hình kinh doanh đã thay đổi từ kế hoạch sản xuất một hệ thống thông tin phù hợp sang mô tả
tích hợp về tổ chức kinh doanh để hỗ trợ quản lý

4
(ii) Lý thuyết tổ chức
 MHKD giúp hiểu phương thức hoạt động kinh doanh của các DN
 Lý thuyết tổ chức xem MHKD như là một đại diện tổng thể của kiến trúc hoặc cấu trúc của DN
 Eriksson và Penker (2000) xác định các chức năng sau của mô hình kinh doanh:

5
Các chức năng sau của
MHKD

 Để hiểu rõ hơn về các cơ chế chính của một DN.

 Làm cơ sở cải tiến cấu trúc và hoạt động kinh doanh hiện tại.

 Để thấy rõ cấu trúc của một DN đổi mới.

 Để thử nghiệm một khái niệm kinh doanh mới hoặc để sao chép

hoặc nghiên cứu một khái niệm được sử dụng bởi một đối thủ

(ví dụ: đo điểm chuẩn ở cấp độ mô hình).

 Để xác định các cơ hội thuê ngoài

6
(iii) Chiến lược tổ chức

 Wirtz and Kleineicken (2000) đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa khái niệm mô hình kinh doanh và
chiến lược kinh doanh
 Quản trị chiến lược xem MHKD là sự mô tả toàn diện của hoạt động kinh doanh dưới dạng tổng hợp,
MHKD cung cấp thông tin để DN xây dựng chiến lược cạnh tranh, đổi mới lợi thế cạnh tranh của DN
 VD: Mô hình kinh doanh cung cấp thông tin về các yếu tố sản xuất để thực hiện chiến lược kinh
doanh của công ty.

7
Các góc độ lý thuyết tiếp cận nghiên cứu MHKD

Các góc độ nghiên cứu cơ bản về MHKD được


tìm hiểu đã cung cấp các cách tiếp cận khác
nhau về quản lý MHKD. (textbook 1: 17-23)

Hình 2.1 phác thảo tổng quan chung về các góc


độ nghiên cứu của khái niệm mô hình kinh
doanh.

8
Wirtz (2010a, 2016a)
2. Phân loại mô hình kinh doanh
Tóm tắt các giai đoạn phát triển của khái niệm mô hình kinh doanh
Nguồn gốc của Mô hình kinh doanh từ Mô hình kinh Mô hình kinh doanh Quản lý mô
thuật ngữ mô mô hình hóa kinh doanh như như một mô tả tích hợp hình kinh
hình kinh doanh đến xây dựng một đại diện các hoạt động kinh doanh như
trừu tượng doanh ở dạng tổng hợp một cách tiếp
doanh, cách sử hệ thống, mô hình hóa cận tích hợp
kiến trúc của
dụng không cụ máy tính và hệ thống,
công ty
thể phát triển thành kinh
doanh điện tử

9
2. Phân loại mô hình kinh doanh

Theo Bieger et al, MHKD gồm 8 yếu tố:


- Hình thức tổ chức
- Ý tưởng hợp tác
- Ý tưởng phối hợp
- Ý tưởng phát triển
- Thành phần năng lực
- Khái niệm doanh thu
- Hệ thống năng suất
- Khái niệm giao tiếp

10
MacInnes và Hwang (2003) nhận thấy rằng các tài liệu về mô hình kinh doanh có thể được chia thành
hai loại:
 Thứ nhất là thể loại và đặc điểm của mô hình kinh doanh,
 Thứ hai là các thành phần của mô hình kinh doanh,
Những thành phần này có tác động lớn đến sự thành công của DN.

11
Theo Pateli và Giaglis, MHKD gồm 8 yếu tố:
(i) những định nghĩa,
(ii) các thành phần,
(iii) phân loại,
(iv) các mô hình lý thuyết,
(v) các công cụ và phương pháp thiết kế,
(vi) các nhân tố áp dụng,
(vii) các mô hình đánh giá,
(viii) các phương pháp thay đổi

12
Theo Wirtz et al, MHKD có 3 nhóm chính:
(i) nhóm khái niệm và thuật ngữ (thể hiện các định nghĩa và phạm vi của các khái niệm MHKD),
(ii) nhóm cấu trúc MHKD (các hình thức và thành phần, hệ thống giá trị, các tương tác và con
người, các đổi mới),
(iii) nhóm quy trình quản trị MHKD (thiết kế, ứng dụng, vận hành, thay đổi và cải tiến, hoạt động
và kiểm soát)

13
Phân loại mô hình kinh doanh
theo Wirtz et al. (2016)

14
3. Tổng quan về MHKD tích hợp
 MHKD tích hợp là tất cả các khía cạnh có liên quan của MHKD phải được tính toán và tích hợp trong
suốt quá trình hình thành và thay đổi MHKD của DN để loại bỏ những chi phí chìm
 MHKD tích hợp nên cung cấp một khung lý thuyết tổng quát của các thành phần quan trọng nhất
trong MHKD của DN
 Mỗi MHKD tích hợp bao gồm (1) mô hình thành phần chiến lược, (2) mô hình thành phần nhu cầu
khách hàng và thị trường, (3) mô hình thành phần khởi tạo ra giá trị.

15
Các mô hình thành phần
của mô hình kinh doanh
tích hợp

16
(1) MÔ HÌNH THÀNH PHẦN CHIẾN LƯỢC
 Rất quan trọng khi phân tích việc khởi tạo giá trị trong MHKD.
 Tạo ra phạm vi hoạt động và xác định dạng thức khởi tạo giá trị nào DN hướng đến
 Gồm 3 tiểu mô hình cơ bản: (i) mô hình chiến lược, (ii) mô hình nguồn lực, (iii) mô hình mạng lưới

17
(i) MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC
 NQT cấp cao xác định các mục tiêu trung hạn và dài hạn, các hoạt động DN thực hiện để cạnh tranh trên
thị trường,
 Chiến lược sẽ thống nhất các nhiệm vụ, tầm nhìn và mục tiêu kinh doanh của DN,
 Đánh giá định vị, xác định chiến lược kinh doanh, phân tích môi trường kinh doanh, quy mô hoạt động,
các điểm mạnh điểm yếu của DN.

18
(ii) MÔ HÌNH NGUỒN LỰC
 Mô tả tài sản cốt lõi và năng lực cốt lõi cũng như toàn bộ các yếu tố thành phần khác có liên đến
việc khởi tạo giá trị
 Tổng hợp tất cả các yếu tố đầu vào hữu hình và vô hình của MHKD (bao gồm tất cả các nguồn lực
nội bộ, bên ngoài và năng lực)

19
(iii) MÔ HÌNH MẠNG LƯỚI
 Tổng quát về các thành phần mẫu hình giá trị trong việc khởi tạo giá trị và sự kết nối giữa các
MHKD khác nhau
 Công cụ để NQT kiểm soát và quản lý việc phân phối giá trị trong chuôi khởi tạo giá trị có liên
quan
 Các dòng chảy hàng hoá và thông tin hữu hình và vô hình được phân tích để xác định các bên
có liên quan trong chuôi khởi tạo giá trị
 Phân loại các mạng lưới kết nối và các mối quan hệ tương ứng

20
(2) MÔ HÌNH THÀNH PHẦN NHU CẦU KHÁCH HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG
 Mô tả các nhân tố cơ bản tác động đến thiết kế và vận hành MHKD
 Gồm 3 tiểu mô hình cơ bản: (i) mô hình cung ứng thị trường, (ii) mô hình khách hàng, (iii) mô hình
doanh thu.
 Thông tin từ các mô hình này (thông tin từ thị trường, từ khách hàng, từ doanh thu) mô tả về môi
trường của DN, kết nối DN với việc khởi tạo giá trị nội bộ.
 Là mối liên kết giữa chiến lược kinh doanh và hoạt động tạo ra giá trị của nó (thích nghi/điều chỉnh
với nhu cầu khách hàng, với tình hình thị trường cụ thể).

21
(i) MÔ HÌNH CUNG ỨNG THỊ TRƯỜNG
 Hướng đến các điều kiện/môi trường kinh doanh của thị trường
 Tìm kiếm các cơ hội trên thị trường (gắn chặt với đối thủ cạnh tranh, cấu trúc thị trường, cung ứng
giá trị)
 Chuỗi giá trị của DN sẽ được định hình và phát triển dựa trên việc phân tích các MHKD cạnh tranh

22
(ii) MÔ HÌNH KHÁCH HÀNG
 gồm các hoạt động hướng đến xây dựng mối quan hệ với khách hàng, tạo nên việc quản trị
mối quan hệ khách hàng (CRM) hiệu quả và phân khúc khách hàng mục tiêu;
 lựa chọn và thiết kế kênh bán hàng (tập trung vào việc tiếp xúc khách hàng nhiều nhất)

23
(iii) MÔ HÌNH DOANH THU
 Gồm dòng tiền doanh thu thật và các yếu tố có liên quan đến doanh thu
 Mô tả việc thu thập giá trị của chuôi giá trị nội bộ (cách thức nào và mức độ nào mà chuôi giá trị của
DN tạo ra dòng tiền)
 Chịu trách nhiệm chính trong việc tiêu tụ toàn bộ giá trị gia tăng được tạo ra từ sản phẩm/dịch vụ
của DN

24
(3) MÔ HÌNH THÀNH PHẦN KHỞI TẠO GIÁ TRỊ
 Tạo ra giá trị nội bộ cho DN
 Gồm 3 tiểu mô hình cơ bản: (i) mô hình sản xuất, (ii) mô hình mua sắm, (iii) mô hình tài chính
 Tập trung vào cách thức nào và điều kiện thị trường nào mà giá trị được tạo ra từ chuôi giá trị của DN
 Chịu sự tác động bởi các yếu tố chiến lược, thị trường và khách hàng

25
(i) MÔ HÌNH SẢN XUẤT
 Mô tả giá trị gia tăng được tạo ra từ chuôi giá trị ban đầu
 Xác định các thang đo chính của MHKD định hướng thị trường và tầm quan trọng của quy trình
quản trị MHKD
 Tổng quan hoá quá trình biến đổi các hàng hoá/dịch vụ đầu vào thành các hàng hoá/dịch vụ có
chất lượng cao hơn thông qua các quy trình nội bộ (được thực hiện thông qua các yếu tố vận hành
và sản xuất)

26
(ii) MÔ HÌNH MUA SẮM
 Mô tả cấu trúc và nguồn gốc của nguyên liệu thô, hàng hoá/dịch vụ mà cần thiết cho việc sản
xuất các hàng hoá/dịch vụ có giá trị gia tăng
 Đảm bảo các nguồn lực phù hợp với các điều kiện thuận lợi, điều kiện thị trường, và phân tích
các thông tin là nền tảng cho việc khởi tạo giá trị

27
(iii) MÔ HÌNH TÀI CHÍNH
 Gồm cấu trúc tài chính (thúc đẩy các kế hoạch của DN bằng vốn chủ và vốn vay) và cấu trúc
chi phí (định lượng bằng tiền các nguồn lực đầu vào đối với hoạt động sản xuất và kinh
doanh).
 Cấu trúc tài chính phải gắn liền với chiến lược của MHKD, cung cấp các thông tin về nguồn
gốc của dòng vốn, cách thức tái đầu tư dòng tiền cho các hoạt động của DN, thông tin tài
chính hiện tại rất quan trọng trong việc đánh giá sự thành công tài chính của DN.
 Cấu trúc chi phí hỗ trợ dự phóng các nghĩa vụ tài chính và thanh khoản cho DN.

28
4. Cấp độ và mục tiêu của MHKD
Cấp độ của MHKD có thể được chia thành 4 nhóm: cấp ngành, cấp DN, cấp đơn vị kinh
doanh và cấp sản phẩm
 Cấp ngành bao gồm các điều kiện môi trường kinh doanh và các yếu tố bên ngoài có
tác động đến lợi nhuận, tập trung vào các phân tích môi trường kinh doanh, phân tích
sản xuất sản phẩm/dịch vụ của các DN trong ngành.
 Cấp DN bao gồm các nguồn lực , các hoạt động và vị trí định vị của DN, đồng thời cũng
gồm năng lực cốt lõi và các nguồn lực cơ bản của MHKD
 Cấp đơn vị kinh doanh gồm các đơn vị kinh doanh chiến lược, chịu trách nhiệm vận
hành một hoặc vài đơn vị/sản phẩm, có thể có nhiều loại hình đơn vị kinh doanh
trong DN
 Cấp sản phẩm là cấp thấp nhất trong MHKD, bao gồm các phân khúc sản phẩm/dịch
vụ khác nhau, các mô hình và quy trình thành phần đơn lẻ của một dòng sản phẩm
29
30
MỤC TIÊU CỦA MHKD
 Bảo vệ lợi thế cạnh tranh ngắn hạn và lợi thế cạnh
tranh dài hạn của DN

 Bao gồm 6 mục tiêu thành phần: (i) mô tả các hoạt


động kinh doanh, (ii) hiện thực hoá, (iii) nhận dạng
các thuận lợi, bất lợi, cơ hội và rủi ro, (iv) am hiểu
toàn diện, (v) giảm độ phức tạp, (vi) trực quan hoá
các hoạt động

31
MỤC TIÊU CỦA MHKD
 (i) Mô tả hoạt động kinh doanh & (vi) Trực quan hoá các hoạt động: khái niệm kinh doanh có thể được
giải thích bởi mô hình kinh doanh, các hoạt động kinh doanh có thể được mô tả bằng đồ thị để đơn
giản hoá các quy trình quản trị, các tương tác quản trị
 (ii) Hiện thực hoá: trình bày tổng quát về các khía cạnh liên quan trong quá trình thay đổi của DN, đảm
bảo các khía cạnh có liên quan và các mô hình thành phần sẽ được cân nhắc, các mục tiêu nhỏ và các
quy trình thành phần phải tập trung vào các mục tiêu lớn hơn để đảm bảo lợi thế cạnh tranh, lợi
nhuận và sự tồn tại của DN

32
 (iii) Nhận dạng các thuận lợi, bất lợi, cơ hội và rủi ro: các mô hình thành phần riêng
lẻ giúp DN kiểm tra đánh giá các lợi thế hiệu suất, hiệu dụng năng lượng để phục vụ
khách hàng tốt hơn và tối ưu hoá sản phẩm/dịch vụ, tạo điều kiện để DN phân tích
cạnh tranh và xác định các bên liên quan trong chuôi giá trị của DN, đánh giá những
thuận lợi và bất lợi của định hướng chiến lược hiện tại
 (iv) Am hiểu toàn diện: hỗ trợ cho hoạt động ra quyết định quản trị tác nghiệp và định hướng
đến nền tảng lợi nhuận lâu dài, NQT có thể hiểu biết đầy đủ mối quan hệ bên trong DN và các
quy trình, các mối liên kết của DN với môi trường bên ngoài, xác định cơ hội và đánh giá các
rủi ro chính xác hơn
 (v) Giảm độ phức tạp: mô tả các hoạt động kinh doanh giúp DN có thế trình bày các thông tin
một cách tổng thể, hỗ trợ cho việc điều hành và ra quyết định kinh doanh chính xác

33
 (iv) Am hiểu toàn diện: hỗ trợ cho hoạt động ra quyết định quản trị tác nghiệp và định hướng đến
nền tảng lợi nhuận lâu dài, NQT có thể hiểu biết đầy đủ mối quan hệ bên trong DN và các quy trình,
các mối liên kết của DN với môi trường bên ngoài, xác định cơ hội và đánh giá các rủi ro chính xác
hơn
 (v) Giảm độ phức tạp: mô tả các hoạt động kinh doanh giúp DN có thế trình bày các thông tin một
cách tổng thể, hỗ trợ cho việc điều hành và ra quyết định kinh doanh chính xác

34
5. MHKD, chuỗi giá trị, tài sản cốt lõi và năng lực cốt lõi
 Nguồn lực DN sẽ quyết định đến sự thành công và phát triển của nó.
 Các yếu quan trọng đến tính cạnh tranh của DN đều thuộc hệ thống khởi tạo giá trị của DN
(chuôi giá trị, tài sản cốt lõi, năng lực cốt lõi và MHKD), trong đó:
 + Chuỗi giá trị tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện và phân tích các hoạt động dòng giá trị
có tính cấu trúc và khác biệt
 + Tài sản cốt lõi và năng lực cốt lõi mô tả nền tảng của các nguồn lực tạo nên lợi thế cạnh
tranh cho DN
 + MHKD gồm các ý tưởng lý thuyết và góc độ tiếp cận đặc biệt về các khía cạnh bên ngoài của
quản trị doanh nghiệp kinh doanh

35
Hệ thống tạo nên giá trị
bao gồm những yếu tố
bắt buộc như chuỗi giá
trị, tài sản cốt lõi, năng
lực cốt lõi, MHKD
Tài sản cốt lõi & năng lực cốt lõi:
 tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững cho DN  gia tăng hiệu quả hoạt động vượt trội
trong dài hạn (Wirtz, 2011)  củng cố vị thế cạnh tranh (Fahy & Smithee, 1999)
 bắt nguồn từ quan điểm dựa trên nguồn lực của lý thuyết quản trị chiến lược, giải thích
cho sự khác nhau trong kết quả hoạt động giữa các DN
 đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững khi sỡ hữu tài sản và năng lực độc đáo, duy nhất

37
Tài sản cốt lõi
 Tài sản là các nguồn lực hữu hình và vô hình mà hình thành nền tảng cho các hoạt động và
cạnh tranh của DN
 Tài sản cốt lõi là các tài sản đặc biệt, được tích luỹ, được tinh chỉnh, có giá trị nội tại đặc
biệt cho quá trình tạo nên giá trị đặc biệt của DN, có tính khan hiếm, không thể bắt chước
hoặc thay thế, tạo nên nền tảng cho lợi thế cạnh tranh bền vững
 Ví dụ về tài sản cốt lõi có thể bao gồm tài sản hữu hình như máy móc, cơ sở sản xuất và tài
sản vô hình như tài sản trí tuệ.

38
5. MHKD, chuỗi giá trị, tài sản cốt lõi và năng lực cốt lõi

Năng lực cốt lõi


 Năng lực tạo nên nền tảng cho các hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình
tạo ra các sản phẩm/dịch vụ của DN mà ở đó các tài sản cốt lõi được kết hợp để tạo
nên các sản phẩm/dịch vụ có giá trị
 Năng lực cốt lõi là dạng đặc biệt của năng lực, có tính khan hiếm, không thể bắt
chước hay thay thế được trong cạnh tranh. Năng lực cốt lõi có đóng góp lớn đối
với giá trị cảm nhận của khách hàng, cung cấp cho DN duy trì lợi thế cạnh tranh lâu
dài.

39
40
Phát triển tài sản cốt lõi
và năng lực cốt lõi

41
 Phát triển tài sản cốt lõi và năng lực cốt lõi đòi hỏi một sự phân tích hệ thống và một quy trình
quản trị; giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành nên những đề xuất hành động hướng đến
thành công của DN trong tương lai
 Bước 1: xác định các tài sản cốt lõi và năng lực cốt lõi mà có tác động chiến lược đến DN
 Bước 2: phát biểu các tài sản cốt lõi và năng lực cốt lõi mục tiêu lý thuyết cần đạt được, so
sánh với các tài sản cốt lõi và năng lực cốt lõi hiện tại để định hình các hành động
 Bước 3: kết quả so sánh thúc đẩy các hành động tương ứng

42
Phân tích và quản
lý tài sản cốt lõi và
năng lực cốt lõi

43
Chuỗi giá trị:
 Bao gồm các chuỗi giá trị đơn lẻ hoạt động trong DN, chủ yếu là các chuỗi giá trị liên quan đến
các hoạt động sản xuất, kỹ thuật công nghệ để tạo ra sản phẩm/dịch vụ.
 Cung cấp cấu trúc chức năng cho các hoạt động nội bộ để tìm ra cách tiếp cận phù hợp nhằm cải
thiện chất lượng của sản phẩm và quy trình.
 Gồm các nhóm hoạt động cơ bản và các hoạt động hỗ trợ:
+ Hoạt động cơ bản: sản xuất sản phẩm và phân phối đến khách hàng (kho vận trong nước, kho vận
ngoài nước, marketing, bán hàng, dịch vụ khách hàng)
+ Hoạt động hỗ trợ: hạ tầng sản xuất, quản trị nguồn nhân lực, phát triển công nghệ, thiết lập quy
trình.

44
 Chuỗi giá trị (Value Chain Model – VCM), theo Michael Porter, là tập hợp các hoạt động mà DN
thực hiện để tạo ra giá trị cho khách hàng.
 Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp xuất phát từ nhiều hoạt động riêng biệt trong chuỗi giá trị,
như thiết kế, sản xuất, marketing, phân phối,… Mỗi hoạt động trong số này đều đóng góp vào
việc giảm chi phí tương đối của doanh nghiệp hoặc tạo cơ sở cho việc khác biệt hóa, từ đó tạo
lập lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

45
Mô hình chuỗi giá trị của Michael Porter (1991)

GIÁ TRỊ: NHỮNG


GÌ KHÁCH HÀNG
SẴN SÀNG CHI TRẢ

Chuỗi giá trị của Michael Porter và ứng dụng trong doanh nghiệp
Ví dụ: Chuỗi giá trị nông sản điển hình

47
6. Các thành phần cơ bản của MHKD

Trụ cột chính Các thành phần MHKD


Sản phẩm - Giải pháp giá trị
- Khác hàng mục tiêu
Khách hàng - Kênh phân phối
- Quan hệ khách hàng
Quản lý hạ tầng kinh doanh - Cấu hình giá trị
- Năng lực cốt lỏi
- Đối tác chính
Các khía cạnh tài chính - Cơ cấu chi phí
- Mô hình doanh thu

48
7. Giới thiêu mô hình Business Model Canvas

 Business Model Canvas được of Alex Osterwalder tạo ra năm 2008 và dần dần trở nên phổ biến
hơn với các doanh nghiệp. Cho dù là công ty mới khởi nghiệp hay đang hoạt động đều có thể dùng
Business Model Canvas.
 Business Model Canvas là một bảng gồm 9 ô mô tả các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp hoặc sản
phẩm liên quan đến: giá trị cung cấp cho khách hàng, hạ tầng, khách hàng, tài chính… Mục đích
chính của nó là hỗ trợ doanh nghiệp hợp nhất các hoạt động kinh doanh bằng cách minh họa các
tiêu chí đánh đổi tiềm năng.
 Ngày nay nhiều công ty lớn và nhỏ trên thế giới đã từ bỏ soạn thảo bản Đề án Kinh doanh
(Business Plan) vì nó quá nhiều thông tin, mất thời gian và nhiều khi chủ đầu tư không buồn đọc.
Thay vào đó là bản Kế hoạch Kinh doanh 1 trang (gọi là Business Model Canvas)

49
50
51
52
53
Customer Segments: Khách hàng là ai? Họ nghĩ gì, nhìn nhận gì, cảm nhận gì và làm gì?
Value Propositions: Công ty cung cấp những giá trị nào? Tại sao khách hàng mua và sử dụng?
Distribution Channels: Những giá trị này được quảng bá, bán hàng và giao hàng như thế nào? Tại sao? Có
hiệu quả không?
Customer Relationship: Bạn đối xử với khách hàng như thế nào thông qua quá trình giao dịch của họ?
Revenue Stream: Công việc kinh doanh này có doanh thu từ giá trị cung cấp như thế nào?
Các hoạt động chính: Những chiến lược quan trọng nhất để bán những giá trị cung cấp là gì?
Key Resources: Những tài sản và nguồn lực quan trọng nhất mà công ty phải có để tạo ra năng lực cạnh
tranh là gì?
Key Partners: Những đối tác có liên quan đến cung cấp giá trị của doanh nghiệp bao gồm cả những đối tác
cung cấp nguồn lực và thực hiện công việc kinh doanh.
Cost Structure: Những chi phí chủ yếu của công ty là gì? Chúng có liên quan gì tới doanh thu?

54
55
56

You might also like