Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 109

LEC 9.

LUẬT NHÀ NƯỚC –


HIẾN PHÁP 2013 (BÀI 4)

Môn Nhà nước và Pháp luật


Th.sĩ. Luật gia. Nguyễn Thị Hồng Thắng
DĐ: 0962 955 309
Email: hongthang@hmu.edu.vn
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

• 1. Kiến thức:
• - Phân tích được khái niệm, đối tượng điều chỉnh của Luật
nhà nước.
• - Trình bày được nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013.
• 2. Về kỹ năng
• - Xác định được các đối tượng điều chỉnh của luật nhà nước.
• - Đưa những nội dung của Hiến pháp 2013 vào cuộc sống.
• 3. Về thái độ
• - Tin tưởng vào nhà nước và pháp luật của nước CHXHCN Việt
Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Giáo trình Pháp luật đại cương, GS.TS. Mai


Hồng Quỳ (chủ biên), NXB Đại học sư
phạm, năm 2015.
- Hiến pháp nước CHXH CN Việt Nam
- Các văn bản: Luật tổ chức Quốc hội, Luật
tổ chức Chính phủ, Luật cán bộ công chức,
Luật khiếu nại, Luật Tố cáo…
B. NỘI DUNG BÀI HỌC
NGUYỄN ÁI QUỐC – THOÁT NẠN Ở HỒNG
KÔNG (1931-1932)
• 1931: Chính quyền thuộc địa Anh tại Hồng Công bắt giam. Suýt bị dẫn độ về VN nơi đối mặt với bản án Tử hình của TD Pháp.
• Luật sư bảo vệ: Frank Loseby. Ông đã cãi trắng án sau 1 trận pháp đình gay cấn, buộc CQ Hồng Công phải trả tự do cho NAQ.
• Vai trò của tổ chức quốc tế Cứu trợ đỏ (International Red Aid) và 3 Ls tranh tụng (barrister).
• Nền tư pháp độc lập của Anh tồn tại hàng trăm năm phát triển.
• NAQ: người sáng lập ra ĐCS Đông Dương, nhà hoạt động cộng sản lão luyện khi Liên minh tình báo phương Tây cả mừng khi
hay tin ông bị bắt vào 2h sáng 06/6/1931 tại khu Cửu Long, Hồng Công dưới tên Tống Văn Sơ.
• NAQ bị triều đình Huế xử tử hình vắng mặt trong Phiên xét xử số 115 ngày 10/10/1929.
• Đạo luật dẫn độ năm 1870 (Extradition Act 1870) do Hạ viện Anh ban hành không cho phép dẫn độ các nghi can phạm các tội
mang tính chính trị ra khỏi lãnh thổ Anh và thuộc địa Anh. Pháp và Anh chưa có Hiệp ước riêng nào về việc này.
• Chính quyền HK chưa có bằng chứng rõ ràng nào là TVS phạm 1 tội hình sự ở HK để xử phạt hay tạm giam ông. Thẩm phán
Tòa Vi cảnh (Magistrate).
• Ngày 12/6/1931: Bị bắt tạm giam lại vì tội khác.
• Ls Henry Loseby sinh 25.6.1883 tại thị trấn Market Bosworth, miền Trung nước Anh, lúc này 45 tuổi cùng gia đình nhỏ sống ở
Hồng Kong.
• 2 học giả William Duiker tác giả cuốn tiểu sử đồ sộ: «HCM – Một cuộc đời (HCM – A Life) năm 2001, và Sophie Quinn-Judge
tác giả của «HCM – Những năm tháng chưa biết (HCM – The messing years) năm 2003.
• Ngày 31/7/1931: Ls Loseby đã giúp TVS làm đơn kiện Habeas Corpus Thống đốc các trại giam đã ko xét xử mà tống giam TVS.
• Bản Đại Hiến chương – Magna Carta, bản thỏa thuận có 64 điều ký giữa Vua John vương quốc Anh với các lãnh chúa ngày
trưa 15/6/1215. Thực ra nó là những thỏa thuận của các đời vua trước với lãnh chúa nhưng chưa thành văn. Đặt nền tảng
nhất định cho sự ra đời và hình thành của một quyền con người quan trọng có ý nghĩa lịch sử lớn lao. Sau hàng trăm năm đã
cứu mạng Nguyễn Ái Quốc.
LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM

Về phương diện lý thuyết ngành luật


 Luật Hiến pháp là một ngành luật
chủ đạo trong hệ thống pháp luật
(còn gọi là Luật Nhà nước)
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LUẬT
HIẾN PHÁP VIỆT NAM

Về phương diện thực tiễn


 Luật Hiến pháp là một VBQPPL
thực định, là đạo luật cơ bản của Nhà
nước; ngoài ra, Luật Hiếp pháp còn
bao gồm cả các VBQPPL khác có chứa
các QPPL điều chỉnh các quan hệ xã
hội mà Luật Hiến pháp điều chỉnh.
1. Khái niệm
Luật Hiến pháp là ngành luật chủ đạo
trong hệ thống pháp luật VN, là tổng
thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh
các quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng
nhất trong tổ chức nhà nước.
Tại sao nói:
Luật Hiến pháp là
ngành luật chủ
đạo trong HTPL
Vì:

LHP là cơ sở của hệ thống pháp luật;


các văn bản pháp luật khác đều là sự cụ thể
hoá Hiến pháp.
LHP có hiệu lực pháp lý cao nhất trong
hệ thống pháp luật.
LHP điều chỉnh những quan hệ XH cơ
bản nhất, quan trọng nhất như: tổ chức
quyền lực nhà nước, về chế độ chính trị, KT
VH, XH, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân….
2. Đối tượng điều chỉnh

Nói đến đối tượng điều chỉnh của


ngành luật là nói đến những quan
hệ XH nhất định được các quy
phạm pháp luật của ngành luật đó
điều chỉnh.
Đối tượng
điều chỉnh của
Luật Hiến pháp
gồm những quan
hệ xã hội nào ?
Luật Hiến pháp điều chỉnh nhiều loại quan
hệ xã hội trên tất cả các lĩnh vực hoạt động
của Nhà nước nói chung.
 Ở nước ta Luật Hiến pháp điều chỉnh
các quan hệ xã hội trên tất cả các lĩnh vực
hoạt động của Nhà nước CHXHCN Việt
Nam.
 Đó là những quan hệ XH quan trọng nhất,
gắn liền với việc xác định chế độ chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng;
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân;
những nguyên tắc tổ chức, hoạt động của bộ
máy nhà nước…
 Cụ thể:
Nhóm QHXH cơ bản trên các lĩnh
Đối vực CT, KT, VH, XH, AN, QP, ĐN
tượng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN
điều
chỉnh
của Nhóm quan hệ xã hội cơ bản
ngành giữa nhà nước và cá nhân
Luật
Hiến Nhóm quan hệ cơ bản trong
pháp tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước
Thứ nhất: Nhóm QHXH cơ bản trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa
- xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.

Luật Hiến pháp xác lập các thể chế pháp lý


cơ bản của chế độ nhà nước gồm: thể chế
chính trị, thể chế kinh tế, thể chế VH-XH, các
chính sách QP-AN và đối ngoại, bảo vệ Tổ
quốc VN XHCN.
Cụ thể:
- Xác định bản chất của nhà nước
CHXHCNVN, bản chất và nguồn gốc của
quyền lực nhà nước.
 Bản chất của nhà nước ta là sự thống
nhất giữa tính chất giai cấp công nhân,
tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc.
 Về nguồn gốc: tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là
liên minh giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và đội ngũ trí thức.
• Chữ này gốc Hán. Chữ Dân viết theo lối Kim
Văn thì phía trên là hình một con mắt, dưới là
một cái giống như cái dùi chọc vào con mắt
đó. Nó dùng để chỉ những người bị bắt làm nô
lệ thời xưa bên Tàu, vì ở bên đó nô lệ thoạt kỳ
thủy khi bắt về phải chọc mù một mắt, để
phân biệt với những người khác. Chữ này viết
theo lối Khải thư có biến hóa cách điệu, nhưng
vẫn còn dáng dấp na ná như ban đầu.
• Khái niệm Dân biến hóa theo sự biến hóa chính trị. Từ
chỗ dùng để chỉ người nô lệ chột mắt, tiến một bước
dùng để chỉ hạng người khốn khó nhất trong xã hội (dân
đen), tiến thêm một bước nữa dùng để chỉ những người
không phải là vua không phải là quan. Nhưng ở giữa hai
loại người này có một loại khác cũng không phải dân
không phải vua quan, đó là tầng lớp trí thức quý tộc
không làm quan. Những người "cao quý" này không gọi
là Dân mà gọi là Nhân. Khái niệm Nhân còn biến hóa
thêm một bước để bao gồm cả vua quan trong đó nữa.
Đến thời bình quyền bình đẳng, hai chữ Nhân và Dân
được ghép lại thành Nhân Dân, để chỉ tất cả những
người sống trong một nước.
• Từ khinh miệt đến “Dĩ dân vi bản”, rồi đến “Dân vi quý, xã
tắc thứ chi, quân vi khinh” (Mạnh Tử) hay “Phúc chu thủy
tín dân do thủy” (Nguyễn Trãi), đều là những lời đe dọa giới
cầm quyền, nhưng mơ hồ về nội dung. Minh quân không lấy
đó làm thiết thực, hôn quân không lấy đó làm sợ hãi.
• Chữ Dân hay Nhân Dân ngày nay tương đương với chữ
People trong tiếng Anh, dùng để chỉ một tập hợp không
định lượng những người sống trong một nước. Nó là số
nhiều không xác định của chữ Person (cá nhân). “We The
People…” mở đầu của bản Hiến pháp Mỹ là 3 từ "khét
tiếng" nhất trong lịch sử thế giới. Dù People vẫn là khái
niệm mơ hồ, song 3 chữ đặt ở vị trí đặc biệt này không mơ
hồ tí nào.
• Cũng như ngày xưa, Dân ngày nay là một khái niệm chính
trị, không phải là thực thể. Người Việt chúng ta chào đời
nhiều nhất 1 tháng tuổi đã có tên. Đất nước ta bao gồm
gần 97 triệu cá nhân có cha có mẹ có tên có tuổi đàng
hoàng. 97 triệu người là 97 triệu cá tính, hoàn cảnh,
nguyện vọng, sở thích, xu hướng khác nhau… Những cá
thể đó thay đổi từng ngày từng giờ, khi tương tác với
nhau lại tiếp tục “tự diễn biến tự chuyển hóa”, không có
tài thánh nào nắm bắt thâu tóm được. Xã hội là một trật
tự tự phát, không có thứ khoa học nào có thể khám phá
nổi.
• Cũng như ngày xưa, Dân ngày nay là một khái niệm
chính trị, không phải là thực thể. Người Việt chúng ta
chào đời nhiều nhất 1 tháng tuổi đã có tên. Đất nước ta
bao gồm gần 97 triệu cá nhân có cha có mẹ có tên có
tuổi đàng hoàng. 97 triệu người là 97 triệu cá tính,
hoàn cảnh, nguyện vọng, sở thích, xu hướng khác
nhau… Những cá thể đó thay đổi từng ngày từng giờ,
khi tương tác với nhau lại tiếp tục “tự diễn biến tự
chuyển hóa”, không có tài thánh nào nắm bắt thâu tóm
được. Xã hội là một trật tự tự phát, không có thứ khoa
học nào có thể khám phá nổi.
• Cái gì không biết thì tốt nhất là thuận theo.
Adam Smith là người đầu tiên thấu hiểu cái
trật tự tự phát bất khả tri của xã hội để khai
sinh môn kinh tế học: Hãy để cho mỗi cá nhân
tự do theo đuổi những lợi ích riêng của mình,
sẽ có một “bàn tay vô hình” điều tiết biến
những lợi ích riêng đó thành sự thịnh vượng
của xã hội.
• Tự do cho mỗi cá nhân, miễn là tự do của cá nhân
này không gây hại cho tự do của cá nhân khác, đó là
tiền đề của văn minh và thịnh vượng, nhưng giới trí thức nước ta chưa
bao giờ hiểu nổi. Gộp những cá nhân khác nhau lại để câu

thúc trong cái gọi là Nhân Dân, đất nước mãi mãi là nhược tiểu. Buông
nhau ra, mỗi cá nhân sẽ vươn tới những chân trời…
Bản chất và nguồn gốc của quyền lực nhà nước luôn được
thể hiện trong Hiến pháp nước ta qua các thời kỳ  Cụ
thể như sau:

Hiến pháp 1946: “Tất cả quyền bính trong


nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam,
không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu
nghèo, giai cấp, tôn giáo”.
Hiến pháp 1959: “Tất cả quyền lực trong
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đều thuộc
về nhân dân…”;
Hiến pháp 1980: “Người chủ tập thể là
nhân dân lao động bao gồm giai cấp công
nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức
xã hội chủ nghĩa và những người lao
động khác, mà nòng cốt là liên minh công
nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo”.
Hiến pháp 1992: Tất cả quyền lực
nhà nước thuộc về nhân dân mà nền
tảng là liên minh giữa giai cấp công
nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ
trí thức…”
Thầy Đăng Dung: Dũng cảm,đi đầu trong
nghiên cứu
• Hiến pháp 80: Hp của NN
• HP 2013: HP của ND
• HP, PL tách khỏi chính sách và chính trị. VN đang trong hài hòa giữa
Chính sách, giữa Chính trị.
• Thế giới: trên 100 năm đã đong đo đc NN Pháp quyền. Vn cần xây
dựng được bộ tiêu chí đánh giá về NN PQ có đuôi. Ko n/c dưới dạng
tính chất nữa.
• Để lại ý tưởng khoa học là rất quan trọng.
• Con người khoa học Nguyễn Đăng Dung.
• Con người tiên phong, đột phá. Nay gọi là người sáng tạo, khởi
nghiệp.
• Đặc sản của N Đ Dung là Phân quyền.
Thầy Đăng Dung

Phân quyền trong NNPQ: Quyền lực NN là thống


nhất, ở bất kỳ quốc gia nào. Đây là phân công quyền
lực chứ ko phải là phân chia như cắt miếng bánh.
Nổi bật lên quyền con người, quyền công dân.
Tạo ra đam mê NC cho người khác.
Hiến pháp 2013 tiếp tục khẳng định:
Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân
mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công
nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. 
 Như vậy: trải qua nhiều thời kỳ khác nhau
nhưng trong Hiến pháp của nước ta luôn
khẳng định nguồn gốc quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân.
- Xác định cơ chế làm chủ của nhân dân: trên
cơ sở thể chế hóa mối quan hệ giữa Đảng lãnh
đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý.
+ Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng chủ trương,
đường lối.
+ Nhà nước thể chế hóa các chủ trương, đường
lối đó thành các văn bản pháp luật để làm công
cụ quản lý xã hội.
+ Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của
mình thông qua hoạt động bầu cử ra cơ
quan quyền lực Nhà nước cao nhất là Quốc
hội
+ Quốc hội thực hiện sự ủy quyền của nhân
dân để bầu, thành lập nên các chức danh,
các cơ quan nhà nước; thông qua việc tham
gia đóng góp ý kiến xây dựng pháp luật, đề
xuất, kiến nghị để nhà nước xây dựng hoàn
chỉnh hệ thống pháp luật…
Điều 3 , Hiến pháp 2013 xác định

Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền


làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn
trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con
người, quyền công dân; thực hiện mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh, mọi người có
cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có
điều kiện phát triển toàn diện.
- Xác định nguyên tắc tổ chức quyền
lực nhà nước:
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có
sự phân công, phối hợp, kiểm soát
giữa các cơ quan nhà nước trong việc
thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp
- Xác định các phương thức và bảo đảm
thực thực hiện quyền lực của nhà nước
thông qua chế độ dân chủ đại diện, dân
chủ trực tiếp, bằng việc phát huy hiệu lực,
hiệu quả của các tổ chức chính trị - xã hội.
- Xác định hình thức chính thể của nhà
nước ta

Chính thể là gì ?
 Chính thể là mô hình tổ chức tổng thể của bộ
máy quyền lực nhà nước.
 Từ hình thức chính thể cho ta thấy rõ:
+ Nguồn gốc của quyền lực nhà nước
+ Vị trí vai trò của các chủ thể quyền lực
nhà nước, ai đóng vai trò là người chủ?
+ Mức độ dân chủ trong tổ chức và thực thi
quyền lực nhà nước
 Việc xác định hình thức chính
thể sẽ là nền tảng quy định nguyên
tắc tổ chức hoạt động của nhà
nước.
HÌNH THỨC
CHÍNH THỂ

CHÍNH THỂ CHÍNH THỂ


QUÂN CHỦ CỘNG HÒA

CHÍNH THỂ CHÍNH THỂ CHÍNH THỂ CHÍNH THỂ


QUÂN CHỦ QUÂN CHỦ CỘNG HÒA CỘNG HÒA
TUYỆT ĐỐI HẠN CHẾ DÂN CHỦ QUÝ TỘC
Bộ máy quyền lực của
nhà nước ta được tổ
chức theo hình thức
chính thể nào?
 Hình thức chính thể của Nhà nước ta được thể
hiện, ghi nhận trong Hiến pháp

Cụ thể :
Hiến pháp 1946: “Nước Việt Nam là một nước dân
chủ cộng hoà.”
Hiến pháp 1959: “là một nước dân chủ nhân dân”
Hiến pháp 1980: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là Nhà nước chuyên chính vô
sản…”.
Hiến pháp 1992: "Nhà nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Hiến pháp năm 2013 "Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân"
 Nhà nước ta là nhà nước có hình
thức chính thể cộng hòa dân chủ
(Quyền lực của Nhà nước thuộc về cơ
quan bầu cử ra là Quốc hội; quyền
bầu cử được trao cho mọi công dân).
- Xác định hệ thống các nguyên tắc tổ chức và
hoạt động của nhà nước như:

• Nguyên tắc Đảng lãnh đạo


• Nguyên tắc tập trung dân chủ
• Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân
• Nguyên tắc pháp chế XHCN
- Xác định hệ thống chính sách cơ bản của
nhà nước về đối nội, đối ngoại  Gồm:
+ Chính sách phát triển kinh tế thị trường định
hướng XHCN;
+ Chính sách văn hóa – xã hội;
+ Chính sách QP-AN- Đối ngoại;
+ Chính sách xây dựng và phát triển lực lượng
vũ trang, chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển
công nghiệp quốc phòng…
Thứ hai: Nhóm quan hệ xã hội cơ bản giữa
nhà nước và cá nhân

Luật Hiến pháp quy định các nguyên tắc


xác lập và củng cố mối quan hệ giữa nhà
nước và cá nhân
 Gồm 05 nguyên tắc cơ bản sau:
• Nguyên tắc quyền con người về chính trị, dân sự,
kinh tế, VH, XH được nhà nước và xã hội tôn
trọng, quy định trong HP, luật
• Nguyên tắc đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa lợi
ích nhà nước, lợi ích của tập thể và lợi ích của cá
nhân.
• Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước PL
• Nguyên tắc mọi công dân nam, nữ đều có quyền
ngang nhau về mọi mặt
• Nguyên tắc về sự thống nhất giữa quyền và nghĩa
vụ, quyền công dân
Trò chơi Ô chữ
Q U Y Ề N
1 2 3 4 5

c 6 o 7 n 8 n 9 g ư ơ
10 11 12 i 13

Đây là một trong những vấn đề được


đề cập đến trong Hiếp pháp năm 2013
Điều 14 Hiến pháp 2013 khẳng định:

 “Ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, các


quyền con người, quyền công dân về chính
trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được
công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo
Hiến pháp và pháp luật”.
 Quy định này thể hiện sự phát triển quan
trọng về nhận thức và tư duy trong việc ghi
nhận quyền con người, quyền công dân
trong Hiến pháp.  
Hiến pháp 1992 thừa nhận "quyền con
người" thông qua quy định “quyền con người
về chính trị, dân sự và kinh tế, văn hóa, xã
hội được thể hiện trong quyền công
dân”(Điều 50).
 Hiến pháp 2013 đã có sự phân biệt 
“quyền con người” và “quyền công dân”.
Quyền con người
và quyền công dân
khác nhau như
thế nào ?
Quyền con người là các quyền tự nhiên vốn
có của con người từ lúc sinh ra (kể cả đối
với người quốc tịch nước ngoài, người không
quốc tịch, người có quốc tịch Việt Nam đã bị
tước hoặc hạn chế một số quyền công dân);
Quyền công dân, cũng là quyền của con
người, nhưng việc thực hiện quyền công
dân luôn gắn với quốc tịch, tức là gắn với vị
trí pháp lý của công dân trong quan hệ với
nhà nước.
Trên cơ sở các nguyên tắc  Hiến pháp 2013 đã
cụ thể hóa các quyền con người, quyền và nghĩa
vụ cơ bản của công dân tại Chương II gồm:

- Các quyền cơ bản:


+ Nhóm quyền về chính trị - hành chính.
+ Nhóm quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội.
+ Nhóm quyền tự do cá nhân.
- Các nghĩa vụ cơ bản của công dân:

+ Trung thành với Tổ quốc.


+ Bảo vệ Tổ quốc.
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây
dựng nền quốc phòng toàn dân.
+ Tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia
bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội
và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công
cộng.
+ Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và
xã hội; không được xâm phạm lợi ích quốc
gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của
người khác.
+ Nghĩa vụ nộp thuế theo luật định.
+ Nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
Để đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của con
người, của công dân được thực hiện trên thực tế
 Luật Hiến pháp quy định về cơ chế thực hiện
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân như sau:
Quy định thành chế độ trách nhiệm
phục vụ nhân dân
 Cơ quan nhà nước, cán bộ, viên chức
nhà nước phải tôn trọng nhân dân, phục
vụ dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân,
lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của
nhân dân; đấu tranh chống tham nhũng,
lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách
dịch, cửa quyền.
Quy định các bảo đảm về mặt pháp lý:
 Các chính sách, chế độ bảo hộ lao động, bảo
hiểm xã hội, bảo hộ quyền sở hữu và quyền thừa
kế, chính sách học phí, học bổng, chế độ viện phí,
miễn giảm học phí, viện phí, chính sách việc làm,
bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp…
Quy định các bảo đảm về kinh tế, vật chất và
phương tiện để tạo điều kiện cho công dân thực
hiện quyền và nghĩa vụ.
Quy định các quyền ưu tiên đối với những đối
tượng đặc biệt: trẻ em, trẻ em khuyết tật, trẻ em
có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng khác…
Thứ ba: Nhóm quan hệ cơ bản trong
tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
 Quy định các nguyên tắc hình thành, mối
quan hệ giữa các đơn vị hành chính lãnh thổ.
 Quy định cơ cấu bộ máy nhà nước, trình tự
hình thành, các nguyên tắc tổ chức và hoạt
động, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các
mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước.
 Các bảo đảm để các cơ quan nhà nước thực
hiện được chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
mình.
- Về nguyên tắc hình thành, mối quan hệ giữa
các đơn vị hành chính lãnh thổ
Hiến pháp 1946: Đất nước Việt Nam là một khối
thống nhất Trung Nam Bắc không thể phân chia
(Điều 2).
 Nguyên tắc này tiếp tục được kế thừa, cụ thể hóa
trong các HP 1959, 1980, 1992
Hiến pháp 2013: Nước CHXHCN Việt Nam là một
nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển
và vùng trời ( Điều 1)
- Về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước

 Được quy định trong Hiến pháp


của nước ta qua các thời kỳ
Cụ thể như sau:
Sơ đồ bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp 1946
Chính phủ
Nghị viện ND Tòa án tối cao
Chủ Tịch nước
Nhân dân

UBHC Bộ Tòa phúc thẩm

HĐND Tỉnh
UNHC Tỉnh Tòa đệ nhị cấp

UBHC Huyện Tòa sơ cấp

HĐND Xã
UBHC Cấp xã Ban tư pháp xã
Sơ đồ bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp 1959

Quốc hội Chủ tịch Tòa án ND Viện trưởng


HĐ Chính phủ
UB TV nước tối cao VKS ND TC
Quốc hội
Nhân dân

UBHC Tỉnh Tòa án ND Viện trưởng


HĐND Tỉnh
Tỉnh VKS ND Tỉnh

HĐND Huyện Tòa án Viện trưởng


UBHC Huyện
ND Huyện VKS ND Huyện

HĐND Xã UBHC Xã
Sơ đồ bộ máy Nhà nước
theo Hiến pháp năm 1980

Quốc hội
Viện trưởng
Hội đồng HĐ Bộ trưởng TAND
Nhà nước Tối cao VKS ND TC
Nhân dân

TAND Viện trưởng


HĐND Tỉnh UBND Tỉnh
Tỉnh VKS ND Tỉnh

TAND Viện trưởng


HĐND Huyện UBND Huyện
Huyện VKS ND
Huyện

HĐND Xã UBND Xã
Sơ đồ bộ máy Nhà nước
theo Hiến pháp năm 1992
Sơ đồ bộ máy Nhà nước
theo Hiến pháp năm 2013

Quốc hội
Chủ tịch nước

TAND VKSND
Chính phủ
tối cao tối cao

TAND UBND VKSND


HĐND tỉnh tỉnh
tỉnh tỉnh

TAND HĐND UBND VKSND


huyện huyện huyện Huyện

HĐND UBND
xã xã
Nghị quyết quy định một số điểm
thi hành Hiến pháp 2013
1/ Chủ tịch nước, Chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối
cao, Kiểm toán NN tiếp tục hoạt động cho đến khi Quốc
hội khóa XIV bầu ra các cơ quan mới theo quy định của
Hiến pháp (sửa đổi).
2/ HĐND, UBND tiếp tục hoạt động cho đến khi được
thành lập theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa
phương phù hợp với Hiến pháp (sửa đổi).
3/ Những công việc đang được cơ quan nhà nước giải
quyết theo quy định của Hiến pháp năm 1992 mà thẩm
quyền này được giao cho cơ quan nhà nước khác thực
hiện theo quy định của Hiến pháp (sửa đổi) thì phải
chuyển giao cho cơ quan nhà nước đó để tiếp tục giải
quyết, kể từ ngày Hiến pháp này có hiệu lực.
4/ Các luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp
luật khác được ban hành trước ngày Hiến pháp (sửa đổi)
có hiệu lực phải được rà soát lại để sửa đổi, bổ sung hoặc
ban hành mới phù hợp với Hiến pháp (sửa đổi).
5/ Việc sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Quốc hội, Luật
tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức TAND, Luật tổ chức
VKSND, Luật Kiểm toán Nhà nước, Luật bầu cử đại
biểu Quốc hội và đại biểu HĐND và ban hành mới Luật
tổ chức chính quyền địa phương phải được trình Quốc
hội xem xét, thông qua chậm nhất là vào kỳ họp thứ 10
(tháng 10 năm 2015).
3. Phương pháp điều chỉnh
 Luật Hiến pháp kết hợp sử dụng các
phương pháp như:

- Định nghĩa
- Mệnh lệnh, quyền uy
- Cho phép
- Giáo dục, thuyết phục…
II. HIẾN PHÁP - LUẬT CƠ BẢN CỦA
NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1. Lịch sử, nguồn gốc hình thành của HP

 Lịch sử quá trình phát triển của Hiến


pháp thế giới có thể chia làm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất: Xuất hiện bản HP
đầu tiên của nhà nước tư sản trong thế kỷ
thứ XVIII  Các bản HP giai đoạn này
chủ yếu giới hạn về tổ chức quyền lực nhà
nước và quyền chính trị, dân sự, quyền tự
do của con người, công dân.
- Giai đoạn thứ hai: Sau chiến tranh
thế giới thứ nhất đến kết thúc Chiến
tranh thế giới thứ II.  Ngoài việc quy
định các chế định về tổ chức quyền lực
nhà nước và quyền chính trị, dân sự,
quyền tự do của con người, công dân,
còn mở rộng sang lĩnh vực kinh tế, văn
hóa, xã hội.
- Giai đoạn thứ 3: Sau Chiến tranh thế giới
thứ II, đến những năm 1980. Các quốc gia ở
cả khu vực châu Âu, châu Á, châu Phi, châu
Mỹ lần lượt ban hành các bản hiến pháp. VD
Trung Quốc (1954), Ba Lan (1948), Cu Ba
(1976)..
 Trong giai đoạn này Hiến pháp nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa (1946) đã chính thức
ra đời
- Giai đoạn thứ tư: Từ những năm 1990
đến nay. Là thời kỳ khủng hoảng của hệ
thống XHCN. Trong giai đoạn này thì hầu
hết các nước trên thế giới đều đã có Hiến
pháp.  Sự hiện diện của HP được xem là
dấu hiệu pháp lý không thể thiếu của một
nước dân chủ hiện đại.
2. Bản chất của Hiến pháp
- Hiến pháp là sản phẩm của cuộc đấu
tranh giai cấp; thể hiện tập trung ý chí
của giai cấp cầm quyền.
- Hiến pháp ghi nhận và thể hiện những
lợi ích tương hợp của các tầng lớp xã hội
- Tính dân tộc, tính thời đại là thuộc tính
cơ bản của Hiến pháp
 Hiến pháp XHCN là đạo luật cơ bản
thể hiện tập trung ý chí thống nhất của
giai cấp công nhân, giai cấp nông dân,
đội ngũ trí thức và mọi tầng lớp xã hội
3. Nội dung cơ bản của Hiến pháp

Hiến pháp 2013


được Quốc hội
thông qua ngày
28/11/2013;
 Có hiệu lực
thi hành ngày
1/1/2014
• Đây là bản Hiến pháp của thời kỳ đổi
mới toàn diện, đáp ứng yêu cầu xây
dựng, bảo vệ, phát triển đất nước và
hội nhập quốc tế của nước ta trong
thời kỳ đổi mới, đồng thời đánh dấu
bước phát triển mới của lịch sử lập
hiến Việt Nam.
Hiến pháp 2013 gồm:

• Lời nói đầu


• 11 chương
• 120 điều
- Lời nói đầu
- Các chương quy định chế độ chính
trị, chế độ KT-VH-XH, QP-AN đối
ngoại; quyền và nghĩa vụ của công
dân; trình tự hình thành, chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan
trong bộ máy nhà nước
- Chương cuối quy định Quốc kỳ, Quốc
huy, Quốc ca, thủ đô, ngày Quốc
khánh, hiệu lực của HP, sửa đổi HP.
Giảm 1 chương , 27 điều so với Hiến pháp 1992.
•Giữ nguyên 7 điều, bổ sung 12 điều mới và sửa đổi
101 điều.
•Trong đó có sự sắp xếp lại các chương, như:
- Chương 11: QUỐC KỲ, QUỐC HUY, QUỐC CA,
THỦ ĐÔ, NGÀY QUỐC KHÁNH được ghép vào
Chương 1.
- Chương 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN
CỦA CÔNG DÂN được đưa lên Chương 2 với tên
gọi QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ
CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN.
•Một chương hoàn toàn mới, đó là chương 10: HỘI
ĐỒNG BẦU CỬ QUỐC GIA, KIỂM TOÁN NHÀ
NƯỚC.
Tóm lại: Ngành luật Hiến pháp là ngành luật chủ
đạo, có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống
pháp luật Việt Nam

+ Hiến pháp là cơ sở của hệ thống pháp


luật và công tác xây dựng pháp luật.
+ Hiến pháp là văn bản QPPL có hiệu
lực pháp lý cao nhất, các văn bản quy
định trái với Hiếp pháp đều phải bãi bỏ.
3.1. Quốc hội
a. Trong lĩnh vực lập hiến, lập pháp

• Quyền lập hiến, lập pháp


• QH có quyền quyết định chương trình xây
dựng luật, pháp lệnh.
• Đại biểu QH có quyền trình dự án luật, trình
kiến nghị về luật ra trước QH.
b, Quyết định những vấn đề quan trọng của
đất nước

Trong lĩnh vực kinh tế:


• QĐ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước.
• QĐ chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia.
• QĐ dự toán ngân sách Nhà nước.
• Phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước.
• Quy định, sửa đổi hay bãi bỏ các thứ thuế.
QH quyết định các vấn đề hệ trọng đối với vận mệnh của đất nước

• QĐ vấn đề chiến tranh và hòa bình.


• Quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện
pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an
ninh quốc gia.
• QĐ chính sách dân tộc của Nhà nước.
• QĐ đại xá.
• QĐ việc trưng cầu ý dân.
QĐ chính sách cơ bản về đối ngoại, phê chuẩn
hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế đã ký kết hoặc
tham gia theo đề nghị của Chủ tịch nước.
c. Trong lĩnh vực tổ chức Nhà nước
• QH quyết định việc xây dựng, củng cố, và phát triển bộ máy
nhà nước từ trung ương xuống địa phương, các cơ quan
quyền lực nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan xét
xử, kiểm sát.
• QH bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, UBTVQH, Chính
phủ, TTCP, TAND tối cao, VKSND tối cao trái với Hiến pháp,
luật, nghị quyết của QH.
• QH còn quy định hàm, cấp trong các lực lượng vũ trang
nhân dân, hàm cấp ngoại giao và những hàm cấp Nhà nước
khác; quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh
dự Nhà nước.
d. Trong lĩnh vực giám sát tối cao toàn bộ hoạt
động của Nhà nước, giám sát việc tuân theo Hiến
pháp và pháp luật.
• QH giám sát nhằm: Bảo đảm các cơ quan nhà
nước: hoàn thành nhiệm vụ, quyền hạn
Hoạt động có hiệu lực, hiệu quả
Chống chồng chéo, biểu hiện tham nhũng
Biểu hiện hách dịch, cửa quyền
QH giám sát qua:
1. Xem xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước,
UBTVQH, Cp, TANDTC, VKSNDTC.
2. Thông qua Hội đồng dân tộc
3. Các ủy ban của QH
4. Hoạt động của bản thân các Đại biểu QH

Tóm lại: Để làm những nhiệm vụ trên, QH sinh hoạt


theo chế độ hội nghị, các vấn đề được thảo luận dân
chủ và quyết định theo đa số.
Cơ cấu của QH

• 1. UBTVQH
• 2. Hội đồng dân tộc
• 3. Các Ủy ban của Quốc hội
UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Gồm có:
1. Chủ tịch QH
2. Các phó chủ tịch QH
3. Các ủy viên

• Thành viên của UBTVQH không đồng thời là


thành viên của Chính phủ.
NHIỆM VỤ CỦA UBTVQH
• Công bố và chủ trì việc Bầu cử Đại biểu Quốc
hội.
• Giải thích HP, Luật, Pháp lệnh.
• Ra Pháp lệnh và các vấn đề QH giao.
• Giám sát thi hành HP, L, PL.
• Đình chỉ việc thi hành các VB của CP, TTCP,
TANDTC, VKSNDTC trái HP, L, NQ của QH và
trình QH quyết định hủy bỏ các văn bản đó.
• Thúc đẩy, chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt
động của Hội đồng dân tộc và các ủy ban của
QH, hướng dẫn và bảo đảm điều kiện hoạt
động của các Đại biểu QH.
• Giám sát, hướng dẫn hoạt động của HĐND,
bãi bỏ nghị quyết sai trái của HĐND tỉnh, giải
tán HĐND tỉnh nếu làm thiệt hại nghiêm trọng
đến lợi ích nhân dân.
• Quyết định tổng động viên hoặc động viên cục
bộ.
• Ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở
từng địa phương.
• Thực hiện quan hệ đối ngoại của QH, tổ chức
trưng cầu ý dân theo quyết định của QH.
• Phê chuẩn đề nghị của TTCP về bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức Phó TT, Bộ trưởng, và tương
đương và báo cáo với QH. QĐ việc tuyên bố tình
trạng chiến tranh khi nước nhà bị xâm lược và
trình QH phê chuẩn tại kỳ họp gần nhất.
• Để thực hiên tốt chức trách, nhiệm vụ và
quyền hạn được giao, các thành viên của
UBTVQH phải làm việc theo chế độ chuyên
trách.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
• Chủ tọa phiên họp của QH
• Bảo đảm thi hành Quy chế Đại biểu QH
• Chỉ đạo triệu tập và chủ tọa các phiên họp
UBTVQH
• Triệu tập và chủ tọa hội nghị liên tịch giữa Chủ
tịch HĐ dân tộc và các Chủ nhiệm UB của QH
để bàn chương trình hoạt động của QH, HĐ
dân tộc… khi xét thấy cần thiết.
• Theo dõi và đôn đốc các đại biểu QH báo cáo
tình hình hoạt động của mình.
• Chỉ đạo việc thực hiện công tác đối ngoại
• Chỉ đạo và tổ chức thực hiện ngân sách của
QH.
CÁC ỦY BAN CỦA QUỐC HỘI
• Ủy ban thường trực:
1. Ủy ban pháp luật
2. Ủy ban kinh tế và ngân sách
3. Ủy ban quốc phòng và an ninh
4. Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và
nhi đồng
5. Ủy ban các vấn đề xã hội
6. Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường
7. Ủy ban đối ngoại
Ủy ban lâm thời
• Là những ủy ban được Quốc
hội thành lập ra khi xét thấy
cần thiết để nghiên cứu thẩm
tra một dự án hoặc điều tra
một vấn đề nhất định.
Lưu ý:
Bài giảng chỉ phục vụ việc học tập Môn Nhà nước
và Pháp luật cho sinh viên Trường Đại học Y Hà
Nội, không nhằm làm cơ sở, căn cứ cho những
mục đích, công việc khác.

You might also like