Tập huấn đề cương nghiên cứu 2023

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 76

TẬP HUẤN VIẾT ĐỀ

CƯƠNG NGHIÊN CỨU


TS. Nguyễn Thành Đạt
datnt@due.edu.vn

02/2023
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Giới thiệu
2. Tổng quan về nghiên cứu và các bước tiến hành nghiên
cứu
3. Đề cương nghiên cứu
4. Hỏi đáp
GIỚI THIỆU DIỄN GIẢ
• Lĩnh vực nghiên cứu: Kinh tế học, kinh tế học tài chính
• Số công trình nghiên cứu: 29 công trình.
• 14 bài báo quốc tế. Tác giả chính của 10 bài.
• 5 Q1, 3 A*.
• Phản biện cho một số tạp chí uy tín quốc tế như: Energy
Economics, Econmic Modelling, Emerging Markets Finance
and Trade, International Review of Finance and Economic…
• Lý lịch khoa học: http://scv.udn.vn/datnt
• Google scholar:
https://scholar.google.com/citations?user=dyV0y1wAAAAJ&
hl=en&oi=ao
• Ai đã và đang làm nghiên cứu?
• Vấn đề khó khăn nhất gặp phải khi làm nghiên cứu
của bạn là gì?
• Bạn đã giải quyết được vấn đề này chưa? Bằng cách
nào?
XẾP HẠNG TẠP CHÍ
XẾP HẠNG TẠP CHÍ
XẾP HẠNG TẠP CHÍ

• 2693: 650 A, 199 A*


NGHIÊN CỨU LÀ GÌ?
NGHIÊN CỨU ĐỂ LÀM GÌ?
MỤC TIÊU CỦA NGHIÊN CỨU
1. Mô tả
2. Giải thích
3. Dự đoán
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
NGHIÊN CỨU
1. Xác định được câu hỏi nghiên cứu (research question)
cần được trả lời.
2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây.
3. Thiết lập mô hình nghiên cứu.
4. Thu thập dữ liệu.
5. Giải quyết mô hình để tìm ra kết quả.
6. Thảo luận kết quả.
7. Đưa ra lời khuyên và tư vấn chính sách.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
• Câu hỏi nghiên cứu là gì?
• Điều tra nghiên cứu một thành phần CHI TIẾT của
một chủ đề lớn.
• Là câu hỏi mà bạn muốn trả lời khi nghiên cứu về
một chủ đề.
• Ví dụ:
• Môi trường thể chế có tác động như thế nào đến
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?
YÊU CẦU CHO
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
• Khả thi
• Kĩ năng nghiên cứu, thời gian, tính cập nhật,
nguồn lực, DỮ LIỆU…
• Phù hợp
• Liên kết với lý thuyết, hiểu biết mới, kết quả
đồng nhất…
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÌM ĐƯỢC
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
• Tìm câu hỏi nghiên cứu là một quá trình và nó tốn thời gian.
• Thường bạn sẽ được giáo viên hướng dẫn giao cho một đề
tài, hoặc bạn có thể chọn một đề tài mà bạn thích.
• Nhưng tại thời điểm này, đề tài bạn có thường rất rộng và
khó để nghiên cứu.
• Ví dụ: bạn được giao tìm hiểu về sự tương tác giữa chính
sách tài khóa (fiscal policy) và chính sách tiền tệ (monetary
policy).
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÌM ĐƯỢC
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
• Cách tốt nhất là tìm hiểu sơ lược những tài liệu nghiên cứu về đề tài
này.
• Làm quen và thu thập kiến thức.
• Trong quá trình này, các bạn nên ghi chép tóm tắt những nghiên cứu
này. Bao gồm, mô hình và kết quả.
• Khi bạn đã hiểu rõ về đề tài nghiên cứu, hãy chọn một khía cạnh mà
bạn quan tâm nhất.
• Bạn muốn biết gì mới về đề tài này?
• Ví dụ: tương tác chính sách.
• Dài hạn? Ngắn hạn? Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế? Khủng
hoảng nợ công? Nền kinh tế mở? Ngân hàng trung ương độc lập?
ĐÁNH GIÁ LẠI CÂU HỎI
NGHIÊN CỨU
• Khi tìm tài liệu nghiên cứu để trả lời cho câu hỏi của mình,
bạn nên đánh giá lại câu hỏi của mình.
• Quá rộng? Quá hẹp?
• Không có nghĩa là bạn phải đặt một câu hỏi mới.
• Hãy tìm cách điều chỉnh câu hỏi mà không phải thực hiện lại
các bước nghiên cứu từ đầu.
• Nếu tìm được quá nhiều dữ liệu, hoặc mô hình và không thể
giảm bớt được.
• Có thể câu hỏi nghiên cứu của bạn vẫn quá rộng!
CÁCH THU HẸP CÂU HỎI
NGHIÊN CỨU
• Có một số cách mà bạn có thể dùng.
1. Giới hạn thời gian.
• Từ năm 2000? Sau khủng hoảng toàn cầu 2008? Sau hiệp
định TPP (Trans Pacific Partnership)?
2. Giới hạn không gian và đối tượng nghiên cứu.
• Việt Nam? Mỹ? Châu Âu? Đà Nẵng? Hà Nội?...
• Nam? Nữ? Doanh nhân trên 30 tuổi? Doanh nghiệp vừa và
nhỏ? Ngân hàng trên sàn chứng khoán?...
 Chú ý: bạn có thể mở rộng câu hỏi nghiên cứu bằng cách
thực hiện ngược lại các bước trên.
THẢO LUẬN
• Ai có thể nêu đề tài nghiên cứu của mình?
• Câu hỏi nghiên cứu của bạn là gì?
• Các bạn khác có ý kiến về câu hỏi này? Có thể phát triển
hơn nữa không?
THIẾT LẬP MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU
• Thông qua phần khảo sát các nghiên cứu trước đây
(literature review), các bạn có thể chọn cho mình một (hay
nhiều hơn) mô hình tiêu biểu phù hợp với câu hỏi nghiên
cứu của mình.
• Có một số cách để tìm ra mô hình nghiên cứu.
THIẾT LẬP MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU
1. Lấy một mô hình đã được sử dụng trước đây (replicate),
và tiến hành khảo sát với dữ liệu được cập nhật mới nhất
(extended data) để kiểm chứng sự thay đổi.
2. Sử dụng chính mô hình đấy và thay đổi đối tượng nghiên
cứu (nước, tỉnh, trường khác…) để so sánh.
3. Điều chỉnh mô hình để phù hợp với nghiên cứu của mình.
Ví dụ: khi áp dụng mô hình phản ứng của lãi suất trung
ương ở Mỹ cho Việt Nam, các bạn phải kể đến tác động
của tỷ giá (Fed điều hành tỷ giá theo cơ chế thả nổi –
floating exchange rate regime).
SỬ DỤNG MỘT MÔ HÌNH ĐÃ
THÀNH CÔNG TRƯỚC ĐÓ
VÀ ÁP DỤNG ĐỂ TRẢ LỜI CÂU
HỎI NGHIÊN CỨU CỦA MÌNH…
THU THẬP DỮ LIỆU
• Dựa trên mô hình nghiên cứu được thiết lập, các bạn thu thập dữ
liệu tương ứng.
• Có 2 cách để tìm dữ liệu:
• Dữ liệu có sẵn trên internet (tổng cục thống kê, world bank, IMF,
UN…).
• Dữ liệu thông qua khảo sát trực tiếp. Nếu dùng cách này các bạn phát
nêu rõ phần phương pháp khảo sát và đối tượng khảo sát.
• Không phải lúc nào dữ liệu cũng được trình bày theo cách mà bạn
mong đợi.
• Có thể phải tốn thời gian để sắp xếp cách trình bày.
• Định tính và định lượng?
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH THU
THẬP DỮ LIỆU KHẢO SÁT
• Mục tiêu khảo sát.
• Xác định được ngân sách (quỹ thời gian dành cho việc khảo sát)
• Chọn mẫu khảo sát.
• Phương pháp khảo sát.
• Thiết kế bảng câu hỏi.
• Khảo sát thử.
• Cải tiến bảng khảo sát.
• Thực hiện khảo sát.
• Nhập dữ liệu.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH THU THẬP
DỮ LIỆU KHẢO SÁT (SURVEY)
• Mục tiêu khảo sát gắn liền với câu hỏi nghiên cứu của bạn
và đối tượng mà bạn muốn nghiên cứu.
• Các bạn phải xác định được ngân sách và thời gian dùng để
khảo sát.
• Phương pháp này tốn kém hơn việc tìm dữ liệu trên internet.
CHỌN MẪU KHẢO SÁT
• Xác định đối tượng mà bạn nghiên cứu.
• Ví dụ: doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đà Nẵng.
• Vì không thể khảo sát toàn bộ đối tượng nghiên cứu, bạn
phải chọn mẫu.
• Độ lớn của mẫu cũng phải được tính toán để đảm bảo ngân
quỹ dành cho nghiên cứu.
• Sau đây là một số phương pháp chọn mẫu.
PHƯƠNG PHÁP CHỌN
MẪU KHẢO SÁT
1. Chọn bất kỳ.
2. Chọn theo tính chất chung của đối tượng khảo sát (sinh viên, giảng viên, nam,
nữ…).
3. Chọn theo hệ thống. Theo danh sách, sau mỗi n đối tượng bạn sẽ chọn để khảo
sát (10, 20, 30…).
4. Chọn theo sự thuận tiện. Mẫu được chọn là những ai có thể tham gia khảo sát.
5. Chọn theo quota. Giống như cách 2, nhưng bạn chọn cho mỗi nhóm một số
lượng đối tượng khảo sát giống nhau.
6. Chọn dựa trên mục đích. Chọn mẫu dựa trên một số tiêu chuẩn mà bạn đưa ra.
 Ngoài ra còn có nhiều cách chọn mẫu khảo sát khác để đảm bảo tính khách
quan của nghiên cứu.
PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
• Khi đã có mẫu khảo sát, bạn sẽ chọn phương pháp khảo sát
phù hợp với đối tượng trong mẫu.
CÁC PHƯƠNG PHÁP
KHẢO SÁT
• Khảo sát qua phiếu câu hỏi trực tiếp.
• Tỷ lệ phản hồi cao, nhưng tốn thời gian.
• Gọi điện thoại.
• Khảo sát qua mạng (online survey) hoặc bưu điện.
• Tỷ lệ phản hồi không cao.
• Phỏng vấn trực tiếp.
• Tỷ lệ phản hồi cao, cung cấp nhiều thông tin hơn các phương
pháp khác.
• Tốn kém.
THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI
• Có một bộ câu hỏi tốt không có nghĩa là việc khảo sát của
bạn sẽ thành công.
• Việc trình bày các câu hỏi này cũng rất cần thiết để đạt
được mục tiêu của việc khảo sát.
• Bảng câu hỏi phải ngắn gọn tránh dài dòng.
TRANG GIỚI THIỆU
(COVER PAGE)
• Trang giới thiệu này có mục đích làm tăng động lực và sự
sẵn lòng tham gia của người được khảo sát.
• Làm cho họ có cảm thấy mình quan trọng trong quá trình
dẫn đến thành công của bài nghiên cứu.
TRANG GIỚI THIỆU
• Trang giới thiệu nên có những phần sau:
1. Tiêu đề của cuộc khảo sát hoặc nghiên cứu.
2. Giới thiệu về cuộc khảo sát, và mục đích của nó.
3. Hướng dẫn trả lời.
4. Tên của tổ chức thực hiện khảo sát.
• Các bạn thường điền tên của mình. Tuy nhiên sẽ tốt hơn nếu
các bạn điền “Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Khoa …”
• Và bạn là người thực hiện khảo sát.
5. Người tài trợ (nếu có).
TRANG HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
• Giải thích thêm về mục đích của cuộc khảo sát.
• Cung cấp những hướng dẫn NGẮN GỌN và CHI TIẾT để
người tham gia có thể trả lời khảo sát.
• Đề cập đến hạn trả lời (nếu chọn hình thức gởi qua bưu
điện hoặc qua mạng).
• Để đảm bảo vấn đề bảo mật thông tin, bạn phải cung cấp
địa chỉ liên lạc (số điện thoại, email) để người được khảo sát
có thể liên hệ.
CHỌN CÂU HỎI HỢP LÝ
• Khi lập bảng câu hỏi, thứ tự của chúng phải được sắp xếp
hợp lý.
• Từ câu hỏi chung đến câu hỏi chi tiết.
• Câu hỏi đầu tiên nên là một câu hỏi chung chung (nhưng liên
quan đến đề tài nghiên cứu).
• Có thể dễ dàng trả lời để tránh gây chán nản từ đầu.
• Dần dần thu hút người được khảo sát vào việc trả lời câu hỏi.
• Câu hỏi được nhóm lại dựa trên nội dung được hỏi.
• Phải đảm bảo kiểu font, cỡ chữ… thống nhất xuyên suốt bảng
câu hỏi.
PHẦN ĐỊNH HƯỚNG
• Phần định hướng phải đơn giản và dễ hiểu.
• Các bạn có thể dùng lời.
• Đi đến câu hỏi số 3, tiếp tục ở trang tiếp theo…
• Dùng số.
• Trang 1, 2…
• Dùng ký hiệu.
• ↓, hay các ký hiệu khác
• Chỉ dùng một cách định hướng duy nhất.
CÁC LOẠI CÂU HỎI KHẢO
SÁT
1. Câu hỏi đóng.
• Người được khảo sát chọn câu trả lời được bạn cung cấp sẵn. Đúng hay sai, A, B, C,
đánh giá theo thang 1,2,3,4,5…
• Trả lời nhanh. Tuy nhiên lựa chọn có thể không phản ánh đúng câu trả lời chính xác.

2. Câu hỏi mở.


• Người được hỏi tự cung cấp câu trả lời của mình.
• Thông tin chính xác nhưng tốn thời gian.

3. Bảng câu hỏi dạng ma trận.


• Giống như dạng 1 nhưng được xếp liên tiếp theo dạng bảng.

4. Câu hỏi liên tiếp.


• Bạn phải trả lời câu hỏi trước để tiếp tục ở câu sau.
• Ví dụ: bạn có hút thuốc hay không. Nếu có, bạn hút bao nhiêu điếu 1 ngày?...
ĐẶT CÂU HỎI KHẢO SÁT
• Câu hỏi khảo sát nên:
1. Tập trung vào mục tiêu và đối tượng nghiên cứu.
2. Nêu rõ thông tin cần được biết.
3. Chọn loại câu hỏi phù hợp (đóng hay mở).
4. Chọn phương án trả lời. Có hoặc không,…
5. Kiểm tra độ tin cậy của câu hỏi và câu trả lời.
• Người khảo sát có hiểu đúng câu hỏi không?
• Họ có trả lời đúng theo thực tế hay không? Ví dụ: khi được hỏi về thu nhập,
rất ít người muốn đưa ra con số chính xác
 Nên thực hiện khảo sát đối với một nhóm nhỏ trước, sau đó thu nhập
nhận xét và cải thiện bảng câu hỏi của mình.
Sau khi có được bảng câu hỏi, các bạn có thể thực hiện
khảo sát và nhập số liệu.
GIẢI QUYẾT MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU
• Mô hình lý thuyết được giải quyết bằng các phương pháp
đại số.
• Kết quả chỉ ra mối liên hệ giữa các biến trong mô hình và
biến phụ thuộc. Nó được biểu diễn dưới dạng mệnh đề
(proposition) đại số.
• Ví dụ: Mô hình hàng hóa có điểm cân bằng:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
• Mô hình thực nghiệm được giải quyết bằng các phương
pháp thống kê và kinh tế lượng.
• Kết quả chúng ta sẽ có mô hình với các tham số được ước
lượng.
• Ví dụ:

• Các phương pháp này rất phức tạp. Tuy nhiên chúng được
giải quyết đơn giản bằng các phần mềm như Eviews, Stata,
SPSS…
Table 3. Regression results

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


𝑅𝑂𝐴 𝑖,𝑡 = 𝛽 0+ 𝛽1 𝐸𝑆𝐺𝑖 ,𝑡 + 𝛽 𝑗 𝐶𝑂𝑁𝑇𝑅𝑂𝐿 𝑖,𝑡 +𝛼𝑖 + 𝛿𝑡 + 𝜀𝑖,𝑡
Variables ROA ROA ROA ROA
ESG -0.105***  
[-3.290]  
EN -0.072***  
[-3.076]  
SO   -0.042*  
  [-1.833]  
GO     -0.020
    [-1.072]
SIZE -0.031** -0.037** -0.035** -0.041***
[-2.210] [-2.549] [-2.349] [-2.880]
LEV -0.142** -0.150*** -0.154** -0.159**
[-2.463] [-2.617] [-2.505] [-2.491]
BM 0.008 0.009 0.010 0.008
[1.029] [1.101] [1.134] [0.964]
CA 0.089 0.049 0.066 0.007
[1.248] [0.701] [0.864] [0.108]
DIV 1.488*** 1.338*** 1.324*** 1.360***
[3.137] [2.887] [2.742] [2.784]
Constant 0.651*** 0.744*** 0.703*** 0.797***
[2.826] [3.116] [2.885] [3.398]
Adj. R2 0.787 0.784 0.776 0.773
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
THẢO LUẬN KẾT QUẢ
• Trình bày kết quả mô hình bằng lời. Càng chi tiết càng tốt.
LỜI KHUYÊN VÀ TƯ VẤN
CHÍNH SÁCH
• Thứ nhất, các cơ quan quản lý nước về lĩnh vực chứng khoán và các nhà đầu tư tổ chức cần
thúc đẩy hoạt động tích cực của cổ đông trong lĩnh vực CSR đối với quản lý doanh nghiệp. Các
cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán có thể làm điều đó bằng cách yêu cầu các công ty
đại chúng tích hợp chỉ số ESG vào hoạt động kinh doanh của họ. Thứ hai, việc chính phủ các
nước quản lý tốt về ổn định chính trị có thể ảnh hưởng đến các hoạt động CSR. Do đó, các tổ
chức mang tính toàn cầu như Liên Hợp Quốc, Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Thương mại Thế
giới nên tạo động lực cho các nhà hoạch định chính sách thực hiện các biện pháp mạnh mẽ
trong việc cải cách thể chế, từ đó trách nhiệm giải trình và tính minh bạch sẽ không bị thỏa
hiệp. Các lĩnh vực chính cần tập trung vào chính là sự hiệu quả của hệ thống cơ quan công
quyền, tham nhũng và thể chế dân chủ. Thứ ba, với trường hợp sự biến động của giá dầu có
chiều hướng tăng lên (biến động nhiều), các công ty thuộc ngành dầu khí có xu hướng cắt giảm
các khoản đầu tư CSR, các nhà chính sách có thể xem xét việc bổ sung các điều kiện ràng buộc
về mức duy trì các chỉ số ESG ở mức độ chấp nhận được. Điều này góp phần duy trì tính hiệu
quả, một cách gián tiếp, của các chỉ số ESG đến sự phát triển bền vững của xã hội, đặc biệt
trong ngành dầu khí, vốn có lượng khí thải ra môi trường không hề nhỏ.
THẢO LUẬN
• Ai đã hoàn thành các bước này?
• Kết quả và tư vấn rút ra từ bài nghiên cứu của bạn là gì?
CÁCH THỨC TRÌNH BÀY
MỘT BÀI NGHIÊN CỨU
• Tùy từng lĩnh vực, một bài nghiên cứu có thể dài ngắn khác
nhau.
• Trong lĩnh vực kinh tế (tài chính, ngân hàng, quản trị…),
thường một bài nghiên cứu sẽ theo thứ tự các bước tiến
hành nghiên cứu đã được nêu trước đây.
• Về mặt trình bày, một bài nghiên cứu thường bao gồm các
phần sau.
CÁCH THỨC TRÌNH BÀY
MỘT BÀI NGHIÊN CỨU
1. Giới thiệu.
2. Tóm tắt các bài nghiên cứu liên quan (literature review).
3. Mô hình nghiên cứu.
4. Giới thiệu tổng quan về dữ liệu sử dụng. (cho nghiên cứu
thực nghiệm).
5. Giải quyết mô hình nghiên cứu.
6. Thảo luận kết quả và đưa ra tư vấn.
7. Kết luận.
Nguồn: Elsivier
First, I find this study has no significant contribution to the current literature. A
numerous number of literatures have been done to investigate the effect of COVID-
19 pandemic on financial markets around the globe. Hence, narrowing the topic to
financial sector need to associated with a strong argument. Unfortunately, this is not
provided in the paper. The contributions of the paper are also weak. Considering
using dummy variables of the event instead of the traditional window selection as a
contribution is insufficiently convincing.
Second, the literature review is incomprehensive. The number of literatures
that are mentioned to support the research hypotheses and results are very limited.
Moreover, there is no hypothesis development.
Third, the author did not provide any explanation or discussion about their
choice of regression model. In addition, I recommend the author to add more
robustness tests.
Nguồn:
APEA
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
MỤC TIÊU CỦA
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
• Trình bày và giải thích sự cần thiết phải nghiên cứu một
vấn đề nghiên cứu.
• Trình bày những cách thức mà nghiên cứu đề xuất cần
được tiến hành.
• Bao gồm:
• Các đánh giá tài liệu liên quan (literature review).
• Bằng chứng thuyết phục cho tính cấp thiết.
• Cấp cơ sở lý luận, mô tả phương pháp luận.
• Kết quả dự kiến ​và/hoặc lợi ích thu được từ việc hoàn thành
nghiên cứu.
CÁCH TIẾP CẬN
• Phải giải quyết các câu hỏi sau:
• Bạn dự định hoàn thành điều gì?
• Xác định rõ ràng và ngắn gọn vấn đề nghiên cứu.
• Tại sao phải nghiên cứu về đề tài đó?
• Xem xét kỹ lưỡng tài liệu và đưa ra bằng chứng thuyết phục
rằng đó là một chủ đề đáng để nghiên cứu.
• Trả lời câu hỏi "Vậy thì sao?".
• Thực hiện nghiên cứu như thế nào?
CÁCH TIẾP CẬN
Những sai lầm phổ biến cần tránh
• Không có ý thức rõ ràng về mục đích.
• Không trích dẫn các tài liệu quan trọng trong phần tổng quan
tài liệu nghiên cứu trước đây.
• Không xác định được phạm vi nghiên cứu.
• Không lập luận được mạch lạc và thuyết phục cho nghiên
cứu đề xuất.
• Không tập trung vào vấn đề nghiên cứu.
• Hình thức kém.
• Quá tập trung vào các vấn đề nhỏ.
CẤU TRÚC VÀ
HÌNH THỨC TRÌNH BÀY
Nói chung, đề xuất của bạn nên bao gồm các phần sau:
1. Giới thiệu
2. Bối cảnh và ý nghĩa
3. Tổng quan tài liệu nghiên cứu trước đây
4. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu
5. Kết quả sơ bộ và hàm ý
6. Phần kết luận
GIỚI THIỆU
• Phần giới thiệu cần khái quát cho người đọc toàn bộ nội
dung nghiên cứu.
• Một đến ba đoạn văn trả lời ngắn gọn bốn câu hỏi sau:
1. Vấn đề nghiên cứu trọng tâm là gì?
2. Chủ đề nghiên cứu liên quan đến vấn đề đó là gì?
3. Cần sử dụng những phương pháp nào để phân tích vấn đề
nghiên cứu?
4. Tại sao nghiên cứu này lại quan trọng, ý nghĩa của nó là gì
và tại sao lại phải quan tâm đến kết quả của nghiên cứu
được đề xuất?
GIỚI THIỆU
TÁC ĐỘNG CỦA BẤT ỔN CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐẾN TRÁCH
NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
Đầu tư vào hoạt động CSR có ba đặc điểm sau, đó là không thể thay đổi, không chắc chắn về lợi ích
mong đợi trong tương lai và sự linh hoạt về thời gian [1]. Tuy nhiên, liệu các doanh nghiệp có được
hưởng lợi từ khoản đầu tư CSR của họ hay không vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi cho cả doanh nghiệp và
các bên có liên quan. Có thể thấy rằng đầu tư CSR giống như một khoản chi phí chìm không thể tái đầu tư
cho các mục đích sử dụng khác, ví dụ như quyên góp tiền cho người nghèo [2]. Mặt khác, với vai trò như
một tín hiệu thiết yếu, hoạt động CSR giúp công ty có được lợi thế cạnh tranh bền vững bằng cách tạo ra
giá trị lâu dài. Chẳng hạn như việc phối hợp với các bên hữu quan rồi từ đó có thể tận dụng lại mối quan
hệ này cho các mục đích công việc khác [3]. Như vậy, với các đặc điểm của khoản đầu tư CSR bao gồm
chi phí chìm và lợi ích không chắc chắn khiến một công ty cần ước tính chênh lệch lợi nhuận giữa các
khoản đầu tư hiện tại và tương lai. Vì vậy, việc tìm ra thời điểm đầu tư CSR là cần thiết [4]. Trong bài
báo này, chúng tôi xem xét tác động của các giai đoạn bất ổn định, được đo lường bằng chỉ số bất ổn
chính sách kinh tế, đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các công ty.
BỐI CẢNH VÀ Ý NGHĨA
• Có thể được kết hợp vào phần giới thiệu của bạn hoặc tách
biệt.
• Thường nằm trong phần giới thiệu.
• Giải thích bối cảnh của đề xuất của mình và mô tả chi tiết tại
sao nó lại quan trọng.
• Hướng đến người đọc.
• Người đọc không biết nhiều về vấn đề nghiên cứu.
BỐI CẢNH VÀ Ý NGHĨA
Một số điểm chính:
• Giải thích chi tiết hơn về mục đích nghiên cứu.
• Trình bày cơ sở lý luận của nghiên cứu.
• Mô tả các vấn đề chính hoặc vấn đề cần giải quyết trong
nghiên cứu.
• Giải thích cách tiến hành nghiên cứu (methodology).
• Đặt ra phạm vi nghiên cứu.
• Nếu cần, hãy cung cấp định nghĩa về các khái niệm hoặc
thuật ngữ chính.
GIỚI THIỆU

TÁC ĐỘNG CỦA BẤT ỔN CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐẾN


TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
Cụ thể, trong bài báo, chúng tôi khảo sát mối quan hệ thực tiễn giữa sự bất ổn
kinh tế liên quan đến chính sách (Economic Policy Uncertainty – EPU) và việc
tham gia vào các hoạt động CSR của các công ty trong ngành dầu khí. Đặc biệt,
bài viết này nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu “Sự bất ổn có tác động như thế nào
đến hoạt động CSR của các doanh nghiệp trong ngành dầu khí?”. Những phát
hiện từ nghiên cứu này thật sự có ý nghĩa, có giá trị suy luận cao và cung cấp
những hàm ý chính sách có tính tham khảo đối với các nhà hoạch định chính sách
và cả doanh nghiệp nhằm thực hiện và thúc đẩy các hoạt động CSR, cải thiện
phúc lợi xã hội.
GIỚI THIỆU

TÁC ĐỘNG CỦA BẤT ỔN CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐẾN


TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
Kết quả hồi quy cho thấy sự gia tăng độ bất ổn trong chính sách kinh tế làm
giảm mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp. Cụ thể hơn, các
doanh nghiệp có xu hướng cắt giảm đầu tư ở các hạng mục thuộc về hoạt động xã
hội trong bối cảnh bất ổn tăng cao. Kết quả này còn được khẳng định bởi các
kiểm định bền vững.
TỔNG QUAN
NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
• Mục đích chứng minh cho người đọc thấy rằng nghiên cứu
của bạn là nguyên bản và sáng tạo (original and
innovative).
• Trình bày những câu hỏi mà các nhà nghiên cứu khác đã
đặt ra, những phương pháp họ đã sử dụng và hiểu biết của
bạn về những phát hiện và các khuyến nghị của họ.
• Đánh giá những gì bạn tin là còn thiếu và nêu rõ nghiên cứu
trước đó đã không giải quyết đầy đủ.
• Chia tài liệu thành "phạm trù khái niệm" [chủ đề] thay vì mô
tả một cách có hệ thống các nhóm tài liệu tại một thời điểm.
TỔNG QUAN
NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
TÁC ĐỘNG CỦA BẤT ỔN CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐẾN
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
Các nghiên cứu giải thích sự tác động của sự bất ổn đến việc thực hiện CSR của
doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa có kết luận rõ ràng và đưa ra hai cách lí luận trái
chiều.  Một mặt, Lý thuyết quyền chọn thực (real option theory) chỉ ra vai trò
quan trọng của sự bất định trong quyết trình đầu tư dựa trên tính đặc trưng của một
quyết định đầu tư bao gồm việc không thể thay đổi và khả năng thực hiện quyền
quyết định của nhà quản lý [5]. Cụ thể, trong trường hợp xảy ra một sự kiện bất lợi,
các công ty không thể phục hồi hoàn toàn và tái đầu tư mà không chịu bất kì một chi
phí nào khi mà các khoản đầu tư của họ là không thể thay đổi. Dòng tiền trong
tương lai do đầu tư tạo ra cũng có thể sai lệch so với ước tính ban đầu do những cú
sốc bất ngờ này.
TỔNG QUAN
NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
5C:
• Cite: Trích dẫn
• Compare (So sánh): các lập luận, lý thuyết, phương pháp luận và phát
hiện khác nhau được thể hiện trong tài liệu. Các tác giả đồng ý về điều
gì? Ai áp dụng các cách tiếp cận tương tự để phân tích vấn đề nghiên
cứu?
• Contrash (Đối chiếu): điểm bất đồng, tranh cãi hoặc tranh luận là gì?
• Critique (Phê bình): Lập luận nào thuyết phục hơn, và tại sao? Cách tiếp
cận, phát hiện, phương pháp luận nào có vẻ đáng tin cậy, hợp lệ hoặc
phù hợp nhất và tại sao?
• Connect (Kết nối) tài liệu với nghiên cứu của bạn.
PHƯƠNG PHÁP LUẬN
• Phải giải quyết chính xác vấn đề và gắn liền với các mục
tiêu cụ thể của nghiên cứu.
• Xây dựng dựa trên và rút ra các ví dụ từ đánh giá của bạn
về tài liệu. Không chỉ xem xét các phương pháp đã được sử
dụng mà còn cả các phương pháp thu thập dữ liệu chưa
được sử dụng nhưng có thể có.
• Trình bày cụ thể phương pháp mà bạn dự định thực hiện để
thu thập thông tin, các kỹ thuật bạn sẽ sử dụng để phân tích
dữ liệu.
PHƯƠNG PHÁP LUẬN
• Đảm bảo:
• Nêu rõ các bước nghiên cứu. Đừng chỉ mô tả những gì bạn
dự định đạt được khi áp dụng các phương pháp bạn chọn.
• Phương pháp luận không chỉ là một danh sách các nhiệm
vụ.
• Không có phương pháp nào là hoàn hảo!
PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Mô hình hồi quy được trình bày như sau:
(1)
trong đó, i và t lần lượt là chỉ số công ty và năm. Biến phụ thuộc là chỉ số trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp, được đo lường bằng chỉ số tổng quát ESG và ba chỉ
số con, bao gồm EN, SO và GO. Dựa vào các nghiên cứu trước đây, xem [23-26],
mô hình hồi quy còn được kiểm soát bởi các biến đặc tính của công ty như quy mô
quy mô của công ty (SIZE), tỷ lệ đòn bẩy (LEV), tỷ suất sinh lời (ROA), tỷ lệ giá trị
số sách trên giá trị thị trường (BM), tỷ lệ tiền mặt (CA), tỷ lệ cổ tức (DIV) và thu
nhập bình quân đầu người (GDP). Hơn thế nữa, các kết quả thực nghiệm được kiểm
soát với ảnh hưởng cố định công ty và ảnh hưởng cố định năm δt. Sai số tiêu chuẩn
mạnh cũng được sử dụng để kiểm soát vấn đề tương quan chéo và tương quan chuỗi
trong sai số .
PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Các biến phụ thuộc trong nghiên cứu này bao gồm chỉ số trách nhiệm xã hội tổng quát
ESG và ba chỉ số con là Môi trường (EN), Xã hội (SO) và Quản trị (GO). Các chỉ số
được phát triển bởi Thomson Reuters và được cung cấp thông qua cơ sở dữ liệu
Datastream.
Bộ dữ liệu cuối cùng của chúng tôi kéo dài từ năm 2004 đến năm 2017 và bao gồm
229 quan sát từ 24 công ty dầu khí ở 8 quốc gia châu Á,   bao gồm Trung Quốc, Ấn
Độ, Hàn Quốc, Kazakhstan, Nhật Bản, Malaysia, Pakistan và Thái Lan.  Vì sao chỉ
có 24 công ty và chỉ tại 8 quốc gia này? Cần giải thích rõ? Mẫu hiện tại là khá nhỏ
để có thể rút ra hàm ý đối với các công ty dầu khí ở châu Á như tiêu đề bài báo!
Xem lại nếu cần có thể điều chỉnh tiêu đề. Theo cơ sở dữ liệu Datastream thì đây là
mẫu lớn nhất đối với quy mô châu Á mà các tác giả có thể thu thập được.
KẾT QUẢ SƠ BỘ
• Hỏi những câu hỏi sau:
• Kết quả có thể có ý nghĩa gì đối với khung lý thuyết làm nền
tảng cho nghiên cứu?
• Những hàm ý nào cho nghiên cứu tiếp theo?
• Tác động đối với lĩnh vực Giáo dục đào tạo? Kinh tế xã
hội?...
KẾT QUẢ
• Kết quả nghiên cứu thực nghiệm thường được trình bày theo dạng bảng.
Biến ESG GO EN SO
EPU -0.058** 0.063 -0.052 -0.077***
[-1.989] [1.171] [-1.452] [-2.859]
SIZE 2.233 16.140*** -2.756 5.279
[0.579] [3.836] [-0.474] [1.138]
ROA -49.479** 4.883 -62.499*** -32.788
[-2.571] [0.220] [-2.755] [-1.251]
LEV -1.170 -31.569* 31.443 -16.045
[-0.068] [-1.906] [1.271] [-0.782]
BM -1.559 4.307 -0.835 -4.763*
[-0.676] [1.486] [-0.265] [-1.666]
CA 54.707** -64.423** 13.905 129.565***
[2.333] [-2.176] [0.443] [4.414]
DIV 339.159** 344.349*** 325.856* 322.901**
[2.510] [2.767] [1.796] [2.030]
GDP -0.001*** -0.002*** -0.001*** -0.000
-1.032 -218.489*** 83.331 -64.846
Hệ số chặn [-0.016] [-3.159] [0.890] [-0.842]

R2 0.802 0.761 0.756 0.819

• Giải thích ý nghĩa của các tham số.


KIỂM TRA ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA
MÔ HÌNH (ROBUSTNESS CHECK)
• So sánh kết quả với mô hình khác.
• Bước này có thể kết hợp vào phần kết quả hoặc tách làm
một mục riêng.

Để củng cố kết quả từ mô hình hồi quy chính, các tác giả thực hiện thêm hai kiểm
định bền vững. Cụ thể, chúng tôi sử dụng: (1) chỉ số bất ổn thế giới (World
Uncertainty Index – WUI) thay thế cho chỉ số EPU và (2) giá trị lograrith của chỉ số
ESG để kiểm soát cho độ lệch của biến phụ thuộc để xem liệu sự bất ổn chính sách
có tác động đến hoạt động trách nhiệm xã hội của các công ty không.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
LÝ THUYẾT
• Kết quả nghiên cứu lý thuyết được trình bày dưới dạng
mệnh đề đại số.
• Proposition 2. (i) (Monetary-dominance) Under dynamic
monetary leadership, the high infation regime surely
does not occur in the long term if and only if the ratio of
monetary vs fiscal leadership is suffciently high (above
a threshold M),
KẾT LUẬN
• Cung cấp một bản tóm tắt ngắn gọn về toàn bộ nghiên cứu.
• Người đọc cần hiểu:
1. Tại sao nghiên cứu nên được thực hiện,
2. Mục đích cụ thể của nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu
3. Quyết định về lý do tại sao thiết kế và phương pháp nghiên
cứu được sử dụng ở những nơi được chọn thay vì các lựa
chọn khác.
4. Những tác động tiềm ẩn xuất hiện từ nghiên cứu đề xuất
của bạn về vấn đề nghiên cứu.
KẾT LUẬN
TÁC ĐỘNG CỦA BẤT ỔN CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐẾN TRÁCH
NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
Bài viết này nhằm mục đích kiểm định tác động của sự bất ổn chính sách kinh tế
đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Để phân tích tác động này, các tác giả đã
sử dụng một bộ dữ liệu bảng từ năm 2004 đến năm 2017 bao gồm 24 công ty thuộc
ngày dầu khí đến từ 8 quốc gia châu Á. Phân tích của chúng tôi sử dụng chỉ số ESG
và ba chỉ số con để đo lường cho trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và chỉ số
EPU để đại diện cho độ bất ổn trong chính sách kinh tế của các quốc gia. Nghiên
cứu này đã chỉ ra một số kết quả quan trọng.
HÀM Ý CHÍNH SÁCH
• Dựa vào phần kết quả, các bạn đưa ra những tư vấn chính sách.
• Ví dụ:
Cụ thể, các doanh nghiệp cần thận trọng khi đầu tư vào hoạt động trách nhiệm xã hộ
trong bối cảnh bất ổn định, vì đầu tư vào CSR cũng là một khoản chi phí đáng kể.
Các doanh nghiệp có thể lựa chọn đầu tư vào các hoạt động trách nhiệm xã hội
mang tính linh hoạt và có thể dễ dàng chuyển đổi nguồn lực khi có rủi ro xảy ra. Đối
với các nhà hoạch định chính sách, việc tạo dựng một thể chế và nền kinh tế ổn định
là cần thiết nếu muốn thúc đẩy trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp.

• Phần tư vấn chính sách có thể được ghép vào phần kết quả và giải
thích kết quả.
• Vì nó là phần quan trọng nhất của bài nghiên cứu, nên cần phải
được nhắc nhiều lần.
• Tránh rập khuôn để không gây nhàm chán cho người đọc.
LƯU Ý
• Văn phong của một bài nghiên cứu khoa học khác với một
tác phẩm văn học.
• Các ý phải được sắp xếp rõ ràng và theo trình tự.
• Một thuật ngữ khoa học phải được định nghĩa hoặc giải thích
trước khi đề cập đến nó.
• Không thêm vào “kịch tính” hay biện pháp tu từ.
CẢM ƠN VÌ ĐÃ LẮNG NGHE!

You might also like