Phan Tich CV

You might also like

Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 17

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC

I. Khái niệm công việc


II. Phân tích công việc
I. Khái niệm công việc

2
I. Khái niệm công việc (tiếp)
• Nhiệm vụ: Biểu thị từng hoạt động lao động riêng biệt với
tính mục đích cụ thể mà mỗi người lao động phải thực hiện
• Công việc: Là tất cả những nhiệm vụ được thực hiện bởi 1
người LĐ hoặc tất cả những nhiệm vụ giống nhau được
thực hiện bởi một số người LĐ
• Nghề: Là tập hợp tất cả những công việc tương tự về nội
dung và có liên quan với nhau ở mức độ nhất định với
những đặc tính vốn có, đòi hỏi người LĐ có những hiểu biết
đồng bộ về chuyên môn nghiệp vụ, có những kỹ năng, kỹ
xảo và kinh nghiệm cần thiết để thực hiện

3
II. Phân tích công việc
1. Khái niệm
Phân tích công việc là quá trình thu thập các tư liệu và
đánh giá một cách có hệ thống các thông tin quan trọng
có liên quan đến các công việc cụ thể trong tổ chức
nhằm làm rõ bản chất của từng công việc.
 Thông tin cần thu thập bao gồm:
• Thông tin về các nhiệm vụ, trách nhiệm, các hoạt động, các
mối quan hệ cần thực hiện thuộc CV.
• Thông tin về các máy móc, thiết bị, công cụ, nguyên vật liệu
cần phải sử dụng
• Thông tin về các điều kiện làm việc, an toàn lao động, thời
gian làm việc
• Thông tin về các yêu cầu của công việc với người thực hiện
về kiến thức, kỹ năng, khả năng, kinh nghiệm
• Thông tin về tiêu chuẩn thực hiện công việc
4
2. Tác dụng của phân tích công việc
• Thiết kế lại công việc
• Hoạch định nhân lực
• Tuyển dụng nhân lực
• Đào tạo
• Đánh giá thực hiện công việc
• Thù lao
• ….

5
3. Nội dung phân tích công việc
a. Bản mô tả công việc
b. Bản yêu cầu của công việc với người thực hiện
c. Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc

6
a. Bản mô tả công việc
• Là văn bản giải thích những nhiệm vụ, trách nhiệm, điều
kiện làm việc và những vấn đề có liên quan đến một công
việc cụ thể.
• Bản mô tả công việc bao gồm 3 nội dung:
o Những thông tin chung về công việc
o Bản chất của công việc
o Các điều kiện làm việc

7
a. Bản mô tả công việc (tiếp)
o Những thông tin chung về công việc
- Tên và mã số công việc
- Cấp bậc công việc
- Bộ phận/ địa điểm THCV
- Người lãnh đạo/ giám sát
- ...
o Bản chất của công việc
- Các nhiệm vụ, trách nhiệm thuộc công việc
- Các mối quan hệ
- Phạm vi quyền hạn
o Điều kiện làm việc
- Máy móc, công cụ, trang bị cần sử dụng
- Thời gian làm việc
- Vệ sinh an toàn LĐ
- Các điều kiện khác
8
b. Bản yêu cầu của công việc với người thực hiện
Là bản liệt kê các đòi hỏi của công việc đối với người thực
hiện như: kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ giáo
dục và đào tạo cần thiết, các đặc trưng về thể lực tinh thần
và các yêu cầu cụ thể khác.
c. Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc
Là văn bản liệt kê các chỉ tiêu, tiêu chí phản ánh các yêu
cầu về số lượng và chất lượng của sự hoàn thành các
nhiệm vụ được quy định trong bản mô tả công việc

9
4. Các phương pháp thu thập thông tin PTCV
• Quan sát
• Ghi chép các sự kiện quan trọng
• Nhật ký công việc (tự ghi chép)
• Phỏng vấn
• Sử dụng bảng hỏi được thiết kế sẵn
• Hội thảo chuyên gia

10
4. Các phương pháp thu thập thông tin PTCV (tiếp)
4.1. Quan sát
Người nghiên cứu quan sát người lao động THCV và ghi lại
các nội dung:
o Hoạt động LĐ nào được thực hiện
o Tại sao phải thực hiện
o Được thực hiện như thế nào
 Thu được thông tin phong phú, thực tế về CV
 Kết quả quan sát bị ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan
 Không dễ dàng quan sát với một số ngành nghề đặc biệt

11
4. Các phương pháp thu thập thông tin PTCV (tiếp)
4.2. Ghi chép các sự kiện quan trọng
Người nghiên cứu ghi lại các hành vi THCV có hiệu quả và
không có hiệu quả của người LĐ, từ đó khái quát và phân
loại đặc trưng của công việc và đòi hỏi của CV
 PP này cho thấy tính linh động trong THCV của mỗi người
 Tốn thời gian quan sát, khái quát, phân loại
 Khó xây dựng các hành vi trung bình

12
4. Các phương pháp thu thập thông tin PTCV (tiếp)
4.3. Nhật ký công việc (Tự ghi chép)
Người LĐ tự ghi chép các lại các hoạt động của mình để
THCV.
 Thu được thông tin theo sự kiện thực tế
 Độ chính xác thông tin bị hạn chế
 Khó đảm bảo việc ghi chép liên tục và nhất quán

13
4. Các phương pháp thu thập thông tin PTCV (tiếp)
4.4. Phỏng vấn
• Áp dụng với các CV người nghiên cứu không có điều kiện
quan sát sự THCV của người LĐ
• Phỏng vấn liên quan đến các thông tin:
o Nhiệm vụ nào cần phải thực hiện
o Tại sao phải thực hiện nhiệm vụ đó
o Phải thực hiện như thế nào
 Giúp so sánh các câu trả lời của những người khác nhau về
cùng 1 CV
 Tốn thời gian

14
4. Các phương pháp thu thập thông tin PTCV (tiếp)
4.5. Sử dụng bảng hỏi được thiết kế sẵn
• Người LĐ điền vào danh mục các câu hỏi về nhiệm vụ,
hành vi, kỹ năng, điều kiện làm việc liên quan đến CV.
• Mỗi nhiệm vụ hay hành vi được đánh giá theo các giác độ:
o Có được thực hiện hay không
o Tầm quan trọng
o Mức độ phức tạp
o Thời gian thực hiện
o Quan hệ với sự THCV chung
 Lượng hóa được thông tin, dễ dàng xử lý trên máy tính
 Thiết kế bản câu hỏi tương đối phức tạp
 Thông tin thu được đôi khi không chính xác vì người LĐ có
thể chưa hiểu rõ câu hỏi
15
4. Các phương pháp thu thập thông tin PTCV (tiếp)
4.6. Hội thảo chuyên gia
Các chuyên gia trao đổi ý kiến và làm sáng tỏ, bổ sung
thêm những chi tiết người nghiên cứu không tìm ra từ các
phương pháp trên.
 Thông tin thu được có thể phục vụ cho nhiều mục đích
 Tốn thời gian và chi phí.

16
5. Các phương pháp thiết kế CV
• Phương pháp truyền thống: xác định các nhiệm vụ và
trách nhiệm thuộc công việc dựa trên các yếu tố chung của
công việc được thực hiện ở các tổ chức khác
• Nghiên cứu hao phí thời gian và chuyển động: phân tích
chuyển động của bàn tay, cánh tay, thân thể người LĐ trong
quá trình làm việc nhằm hợp lý hóa thao tác, động tác lao
động
• Mở rộng công việc: tăng thêm số lượng các nhiệm vụ và
trách nhiệm tương tự với nội dung công việc trước đó.
• Luân chuyển công việc: Người LĐ thực hiện một số công
việc khác nhau nhưng tương tự nhau
• Làm giàu công việc: tăng thêm các yếu tố hấp dẫn và thỏa
mãn bên trong công việc. (Thêm vào các yếu tố thuộc về
công việc của cấp quản lý cao hơn)
17

You might also like