Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 93

TÓM TẮT

Bài nghiên cứu “Lướt sóng làn sóng toàn cầu hoá: Châu Á
và toàn cầu hóa tài chính dưới góc độ Bộ ba bất khả thi”
của Aizenman và cộng sự (2010) nghiên cứu các cấu trúc
chính sách ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế vĩ mô, tập
trung vào các nền kinh tế trong khu vực châu Á.
“Chỉ số bộ ba bất khả thi” đo lường mức độ đạt được trong
từng mục tiêu chính sách. Đó là:
❖ Độc lập tiền tệ
❖ Ổn định tỷ giá
❖ Hội nhập tài chính
TÓM TẮT
Việc lựa chọn 3 chính sách này có liên quan đến mức độ
bất ổn định trong tăng trưởng và mức độ lạm phát trung
hạn
- Chính sách tiền tệ càng độc lập thì mức độ bất ổn định
trong tăng trưởng càng thấp.
- Tỷ giá hối đoái càng ổn định thì mức độ bất ổn định trong
tăng trưởng càng cao, mức độ bất ổn này có thể được
giảm nhẹ nếu mức dự trữ ngoại hối của quốc gia vượt quá
một ngưỡng nào đó (thường vào khoảng 20% GDP).

www.themegallery.com
TÓM TẮT

- Độc lập tiền tệ càng lớn thì tỷ lệ lạm phát càng cao,
- Tỷ giá hối đoái càng ổn định và thị trường tài chính hội
nhập càng sâu thì càng góp phần làm giảm mức độ lạm
phát.
- Cấu trúc bộ ba bất khả thi và tài trợ nước ngoài tác
động đến mức độ bất ổn định trong tăng trưởng thông
qua đầu tư hoặc kênh thương mại dựa trên mức độ hội
nhập của các nền kinh tế.

www.themegallery.com
TÓM TẮT
Các kết quả của tác giả chỉ ra rằng các nhà tạo lập chính
sách trong một nền kinh tế mở thích theo đuổi mục tiêu ổn
định tỷ giá hơn khi có một lượng lớn dự trữ ngoại hối.
Các nền kinh tế mới nổi ở khu vực châu Á được trang bị
các cấu trúc chính sách vĩ mô giúp các nền kinh tế này làm
giảm sự biến động của tỷ giá hối đoái thực. Lượng dự trữ
ngoại hối đáng kể của các nền kinh tế này củng cố hiệu
ứng ổn định của việc lựa chọn chính sách bộ ba.

www.themegallery.com
GIỚI THIỆU
❖ Năm 2008, nhiều nước trên toàn thế giới đã bị ảnh
hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng Đại Suy
thoái kéo dài. Trong khi các nền kinh tế tiên tiến rơi vào
tình trạng yếu ớt cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu năm
2010 thì các nền kinh tế mới nổi ở châu Á đã bắt đầu
cho thấy việc phục hồi vững chắc

www.themegallery.com
GIỚI THIỆU
Các quốc gia châu Á có sự phục hồi ổn định trong khi
những quốc gia tiên tiến khác không làm được là do các
quốc gia châu Á, hầu hết có nền kinh tế hội nhập giao
thương quốc tế về hàng hóa và tài sản tài chính, đều có
bước chuẩn bị tốt hơn để đối phó với khủng hoảng kinh tế
trong một môi trường toàn cầu hóa cao.

www.themegallery.com
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
Mô hình Mundell – Fleming (mô hình IS – LM - BP)
Mô hình IS LM BP dùng để xem xét trạng thái cân bằng
tổng quát của nền kinh tế mở, nhỏ, trong điều kiện chu
chuyển vốn quốc tế tự do
- Đường IS chỉ ra các điểm mà tại đó tổng lượng hàng hóa
được sản xuất bằng tổng lượng cầu về hàng hóa
- Đường LM bao gồm các điểm thỏa mãn điều kiện cân
bằng là lượng cầu tiền bằng lượng cung tiền
- Đường BP là đường thể hiện sự kết hợp giữa sản lượng
và lãi suất tương ứng với cân bằng cán cân thanh toán của
các giá trị khác nhau của tỷ giá hối đoái.

www.themegallery.com
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

www.themegallery.com
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

www.themegallery.com
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

www.themegallery.com
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
LM(DC0, FX0)
H C LM(DC0, FX1)
r2 r2 B
r1 J r1
IS(G1)
r0 A
r0
G
FF(y1)
FF(y2) IS(G0)
FF(y0)
y0 y1
y2
𝑆 (a) (b)
TT
D y1
y1
F y2
y2
y0
y0
E
45O
𝑆 (d)
www.themegallery.com
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
Các kết luận rút ra từ mô hình IS LM BP
❖ Khi tỷ giá thả nổi trong mô hình IS LM BP, chính sách
tiền tệ có tác dụng lên sản lượng
❖ Khi tỷ giá thả nổi trong mô hình IS LM BP, chính sách tài
khóa có tác dụng không đáng kể lên sản lượng
❖ Khi tỷ giá cố định trong mô hình IS LM BP, chính sách
tiền tệ hoàn toàn không có tác dụng lên sản lượng
❖ Khi tỷ giá cố định trong mô hình IS LM BP, chính sách
tài khóa có tác dụng mạnh lên sản lượng

www.themegallery.com
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
Tóm lại: theo mô hình IS LM BP
❖ Nếu một quốc gia có chu chuyển vốn quốc tế hoàn toàn
mà thả nổi tỷ giá thì quốc gia đó có độc lập tiền tệ.
❖ Nếu một quốc gia có chu chuyển vốn quốc tế hoàn toàn
mà cố định tỷ giá thì quốc gia đó không có độc lập tiền
tệ.
=> Đây là tiền đề của bộ ba bất khả thi

www.themegallery.com
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
❖ II. 1: Từ mô hình IS và LM đến mô hình Mundell-
Fleming
❖ 1) Đường IS : biểu thị tập hợp các mức lãi suất và thu
nhập cân bằng trên thị trường hàng hóa vĩ mô.
❖ 2) Đường LM : biểu diễn một tập hợp các điểm cân
bằng trên thị trường tiền tệ.
❖ Mundell và Fleming (1958) đã đưa mô hình IS và
LM với quan niệm đơn giản là nền kinh tế vĩ mô cân
bằng trên thị trường hàng hóa;
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
❖ IS là đường tổng cầu của nền kinh tế, các quyết định
của nền kinh tế thông qua các quyết định của người dân
là quyết định tiêu dùng và tiết kiệm;
❖ Mundell và Fleming dùng mô hình IS và LM để mô tả
nền kinh tế sẽ đánh đổi như thế nào giữa tiết kiệm và
đầu tư khi tăng lãi suất;
❖ Mundell và Fleming (1958) đã đưa ra mô hình IS và LM
để mô tả nền kinh tế đạt đến trạng thái cân bằng tổng
quát trong dài hạn
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
❖ 1979 (Krugman)và 1999 (Frakel) đã dùng mô hình
đường IS và LM phân tích tác động của chính sách tiền
tệ và tài khóa của nền kinh tế, đi đến 1 kết luận vô cùng
quan trọng : Chính phủ hay ngân hàng TW của 1 quốc
gia không bao giờ đạt được cùng 1 lúc 3 mục tiêu sau
đây:
❖ Độc lập tiền tệ
❖ Ổn định tỷ giá
❖ Hội nhập tài chính
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
❖ II.2 : Bộ ba bất khả thi là gì:
❖ Bộ ba bất khả thi là 1 mô hình lý thuyết rất phổ biến,
được phát triển bởi Robert Mundell và Marcurs những
năm 1960, và được mở rộng bởi Krugman (1979) và
Frankel (1999) và có thể phát biểu như một định đề,
một quốc gia không thể đồng thời thực hiện cùng một
lúc ba chính sách kinh tế vĩ mô : đạt được tỷ giá cố
định, hội nhập tài chính và độc lập tiền tệ
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

❖ Bộ ba bất khả thi được minh họa như hình 11.1 là 1 hình
tam giác.
❖ Ba cạnh của tam giác là độc lập tiền tệ, ổn định tỷ
giá và hội nhập tài chính mô tả mục tiêu mong muốn
tiềm năng, không thể cùng một lúc đạt được ba cạnh
của tam giác, Ví dụ: Đỉnh của tam giác là “thị trường vốn
đóng” kết hợp với việc tự chủ trong chính sách độc lập
tiền tệ và tỉ giá hối đoái cố định nhưng không hội nhập
tài chính.

TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
❖ 1) Chính sách Độc lập tiền tệ: Giúp cho chính phủ chủ
động sử dụng các công cụ, chính sách tiền tệ phản chu
kỳ kinh tế,
❖ - Chẳng hạn , nếu nền kinh tế có dấu hiệu phát triển
nóng , chính phủ sẽ tăng lãi suất hoặc thắt chặt cung
tiền và ngược lại
❖ - Trong các trường hợp này chính phủ không quan
tâm đến tỷ giá tăng hay giảm và các biến số kinh tế vĩ
mô khác, qua đó giúp cho nền kinh tế tăng trưởng bền
vững;
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2) Hội nhập Tài chính:
❖ -       Theo Shepherd (1994) Hội nhập tài chính được
giả thích dựa trên quan điểm điều chỉnh giá Tài sản, vốn
Chứng khoán và dòng tiền. Nói cách khác, hội nhập tài
chính là sự thay thế Tài sản nhờ vào sự tiếp cận thông
tin bình đẳng, cân xứng thông tin, mở cửa hội nhập tài
chính, xu thế C.M C.N.H, mở cửa cho dòng vốn chảy
vào, chảy ra. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, đầu
tư gián tiếp FII, các khoản vốn, nợ dài hạn ODA...
❖- Cho phép các cá nhân tự bảo hiểm chống lại sự
phát triển không đối của nền kinh tế nước chủ nhà,
bằng cách đa dạng hóa đầu tư và khai thác thị trường
toàn cầu để làm dịu đi sự suy giảm tạm thời trong thu
nhập
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
❖ Tuy nhiên, trong một thế giới mà giá cả và tiền lương
tương đối cứng nhắc, độc lập tiền tệ quá mức có thể là
một cái cớ để tăng trưởng méo mó trong ngắn hạn, vì
vậy dẫn đến sự bất ổn trong tăng trưởng và tiềm ẩn lạm
phát.
❖ Hơn thế nữa, nhà hoạch định chính sách tiền tệ có
thể lạm dụng sự độc lập trong chính sách tiền tệ để tiền
tệ hóa chi tiêu chính phủ bằng cách phát hành tiền trang
trải cho thâm hụt ngân sách, hậu quả là nền kinh tế rơi
vào tình trạng mất ổn định và lạm phát cao
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
❖ Độc lập tiền tệ nhiều hơn dễ dẫn đến bất ổn trong
tăng trưởng và tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao
2- Hội nhập Tài chính:
     Theo Shepherd (1994) Hội nhập tài chính được giải
thích dựa trên quan điểm điều chỉnh giá Tài sản, vốn
Chứng khoán và dòng tiền. Nói cách khác, hội nhập tài
chính là sự thay thế Tài sản nhờ vào sự tiếp cận thông tin
bình đẳng, cân xứng thông tin,
❖- Hội nhập tài chính cho phép các cá nhân tự bảo
hiểm chống lại sự phát triển không đổi của nền kinh tế
nước chủ nhà, bằng cách đa dạng hóa đầu tư và khai
thác thị trường toàn cầu để làm dịu đi sự suy giảm tạm
thời trong thu nhập
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
❖- Hội nhập toàn cầu có thể thúc đẩy đầu tư ở các
nước đang phát triển bằng cách giải bài toán tiết kiệm
và đầu tư ở 1 quốc gia
❖ - Lịch sử đã chỉ ra rằng hệ thống tài chính quốc tế cố
gắng để đạt được sự kết hợp 2 trong 3 mục tiêu chính
sách, như là hệ thống Gold Standard – hội nhập tài
chính và ổn định tỷ giá; Hệ thống Bretton Woods - với
chính sách độc lập tiền tệ & ổn định tỷ giá.
❖ Mỗi sự lựa chọn trong 3 chính sách có thể là sự lựa
chọn đúng đắn hoặc sai lầm trong điều kiện kinh tế vĩ
mô có quản lý.
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
3- Tỷ giá hối đoái cố định (TGHĐCĐ) là tỷ giá hối đoái
mà được giữ cố định trong một thời gian dài với biên độ
dao động nhỏ ở mức cho phép.
Thông thường, đồng nội tệ sẽ được xác định
TGHDCD với một đồng ngoại tệ mạnh
(USA,GBP.JPY,CAD.....) hoặc với vàng và được giữ cố
định trong một khoảng thời gian dài
Ổn định tỷ giá giúp tạo ra cái Neo danh nghĩa để chính
phủ tiến hành các biện pháp ổn định giá cả.4 Cái Neo này
làm cho nhận thức của các nhà đầu tư đối với rủi ro của
nền kinh tế giảm đi, làm tăng thêm niềm tin của công
chúng vào đồng nội tệ. Tất cả giúp làm cho môi trường đầu
tư tốt lên.
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
❖ Tuy nhiên, tỷ giá quá ổn định sẽ làm cho chính phủ
mất đi một công cụ để hấp thụ các cú sốc bên ngoài
truyền dẫn vào nền kinh tế.
❖ Prasad (2008) chứng minh rằng tính quá cứng nhắc
của tỷ giá còn ngăn cản không cho những nhà làm
chính sách sử dụng công cụ chính sách phù hợp với
thực tế diễn biến của nền kinh tế, nhất là khi nền kinh tế
đang có dấu hiệu bong bóng tài sản.
❖ Nhìn chung, tỷ giá quá cứng nhắc chẳng những có
khả năng dẫn đến bất ổn trong tăng trưởng, rủi ro lạm
phát cao mà còn dẫn đến phân bổ sai nguồn lực và tăng
trưởng không bền vững.
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
❖ Tự do hóa tài chính có lẽ là một vấn đề được tranh
luận sôi nổi nhất và là chính sách được cân nhắc nhiều
nhất trong bộ ba bất khả thi.
❖ Một mặt thị trường tài chính mở có thể đem lại sự
phát triển kinh tế bằng cách mở đường cho sự phân bổ
nguồn lực hiệu quả, làm giảm sự bất cân xứng thông
tin, nâng cao/bổ sung quỹ tiết kiệm nội địa, và giúp
chuyển giao công nghệ hoặc kinh nghiệm quản trị.
❖ Tiếp cận thị trường vốn dễ dàng hơn, giúp ổn định
kinh tế nhờ vào việc chia sẻ rủi ro và đa dạng hóa danh
mục đầu tư.
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
❖ Mặt khác, tự do hóa tài chính gây ra bất ổn định trong
nền kinh tế,
❖ Dựa trên quan điểm này, hội nhập tài chính cũng có
thể làm bốc hơi các dòng vốn xuyên biên giới, kết quả
là sự dừng lại đột ngột hoặc đảo ngược dòng vốn, làm
cho nền kinh tế bị tổn thương dẫn đến phá sản
(Kaminsky và Schmukler, 2006)
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
❖ Vì vậy, học thuyết chỉ ra rằng mỗi sự lựa chọn chính
sách bộ ba có thể là con dao hai lưỡi, cần được giải
thích mở rộng và tiến hành điều tra thực nghiệm trên
mỗi sự lựa chọn trong bộ ba chính sách.7
❖  Hơn nữa, có 3 cách để kết hợp 2 chính sách trong bộ
ba chính sách, hiệu  quả của mỗi sự lựa chọn chính
sách có thể khác nhau phụ thuộc vào cách lựa chọn
chính sách nào sẽ đi với nó. Vì vậy, quan trọng là cần
có những phân tích thực nghiệm về sự kết hợp của 3
loại chính sách này một cách có hệ thống và toàn diện.
 
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
❖ 4- Dự trữ ngoại hối là gì :
❖ Dự trữ ngoại hối nhà nước, còn gọi tắt là dự trữ
ngoại hối hoặc dự trữ ngoại tệ, mà ngân hàng TW hoặc
cơ quan hữu trách tiền tệ của một quốc gia hay lãnh thổ
nắm giữ
❖ Nói dự trữ ngoại hối của Việt Nam năm 2017 là 68 tỉ $,
có nghĩa là : Số dư cuối kỳ trong cán cân thanh tóan
quốc tế của Việt Nam cộng dồn đến cuối năm 2017, cán
cân chung, ròng là 68 tỷ $
❖ Trung Quốc hiện là quốc gia có dự trữ lớn nhất thế giới,
gần 4 ngàn tỉ $
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
❖ Dự trữ ngoại hối gia tăng, một phần do chính phủ các
nước đang phát triển phải đối phó với dòng vốn mang
tính đầu cơ;
❖ Dòng tiền nóng từ đầu cơ rất dễ đảo chiều, vì vậy tích
lũy dự trữ ngoại hối là phương thức mà các quốc gia
đang phát triển hướng đến như một tấm nệm vào thị
trường ngoại hối
❖ Nhân tố thương mại giảm dần trong việc tích lũy dự trữ
ngoại hối, thay vào đó là nhân tố tài chính
❖ Chính vì tầm quan trọng ngày càng tăng của Hội nhập
tài chính như một nhân tố quyết định đối với dự trữ
ngoại hối, nên các nghiên cứu sâu hơn về mức độ thay
đổi giữa cấu trúc bộ ba bất khả thi và dự trữ ngoại tệ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
❖ Nghiên cứu cách thức các cấu trúc chính sách dựa trên nền
tảng bộ ba bất khả thi tác động đến hiệu quả kinh tế vĩ mô, tập
trung ở những nước châu Á mới nổi
❖ Nghiên cứu tập trung vào sự bất ổn trong tăng trưởng và cố
gắng chỉ ra các kênh mà các lựa chọn chính sách bộ ba tác
động đến độ bất ổn trong tăng trưởng
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
THƯỚC ĐO BỘ BA BẤT KHẢ THI
❖ Sử dụng các chỉ số bộ ba để đo lường mức độ hiệu quả của
từng mục tiêu chính sách.
❖ Xem xét cách thức các cấu trúc chính sách dựa trên bộ ba ảnh
hưởng đến hiệu quả kinh tế vĩ mô, chẳng hạn như: mức độ bất
ổn của tăng trưởng, mức độ bất ổn định của lạm phát và tỷ lệ
lạm phát trung hạn đối với các nước đang phát triển
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các tác giả đã tạo ra chỉ số bộ ba cho hơn 170 nền kinh tế trong
khoảng từ năm 1970 đến 2007
❖ Chỉ số độc lập tiền tệ (MI) được dựa trên sự tương quan giữa
lãi suất của quốc gia sở tại với lãi suất của quốc gia cơ sở
❖ Chỉ số ổn định tỷ giá (ERS) là đối nghịch với chỉ số thả nổi tỷ
giá
❖ Mức độ hội nhập tài chính được đo lường bằng chỉ số độ mở
tài khoản vốn (KAOPEN) của Chinn – Ito (2006, 2008)
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ĐỘC LẬP TIỀN TỆ (MI)
❖ Mức độ độc lập tiền tệ được đo lường bằng hàm nghịch đảo
của mức tương quan hàng năm của lãi suất hàng tháng giữa
quốc gia sở tại và quốc gia cơ sở
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
MI = 1-

Trong đó
• i: quốc gia sở tại
• J: quốc gia cơ sở
Quốc gia cở sở được định nghĩa như là quốc
gia mà chính sách tiền tệ của quốc gia sở tại có
sự gắn kết
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ỔN ĐỊNH TỶ GIÁ (ERS)
❖ Độ ổn định tỷ giá được đo lường bằng độ lệch chuẩn của tỷ
giá, được tính theo năm dựa trên dữ liệu tỷ giá hàng tháng
giữa quốc gia sở tại và quốc gia cơ sở. Độ ổn định tỷ giá nằm
giữa 0 và 1
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
HỘI NHẬP TÀI CHÍNH (KAOPEN)
❖ Mức độ hội nhập tài chính được đo lường bằng chỉ số độ mở
tài khoản vốn được phát triển bởi Chinn và Ito (2006, 2008)
❖ KAOPEN dựa trên thông tin trong Báo cáo hàng năm về cơ
chế tỷ giá và những hạn chế ngoại hối (AREAER) do IMF
phát hành
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
VAI TRÒ CỦA DỰ TRỮ NGOẠI HỐI
❖ Biểu đồ kim cương được sử dụng để theo dõi các mô hình
thay đổi của cấu trúc bộ ba bất khả thi kết hợp với nắm giữ
ngoại hối
❖ Cấu trúc của mỗi nước được tóm tắt bằng một mô hình kim
cương tổng quát, có bốn đỉnh đo lường độc lập tiền tệ, ổn
định tỷ giá, tỷ lệ dự trữ ngoại hối trên GDP và hội nhập tài
chính
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
PHÂN TÍCH HỒI QUY
Mô hình dự báo được đưa ra như sau:

Trong đó
❖ TLMit là một vecto của bất kỳ 2 trong số 3 chỉ số của bộ ba bất khả thi
❖ IRit là mức dự trữ ngoại hối dưới dạng tỉ số trên GDP
❖ Xit là một vecto của các biến kiểm soát kinh tế vĩ mô
❖ Zt là vecto chỉ những cú sốc toàn cầu
❖ Dt là một bộ biến giả đặc trưng
❖ εit là một dạng sai số
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
❖ Mô hình dự báo cũng được mở rộng bằng cách thêm vào một
vecto, ExtFinit, về tài trợ bên ngoài, bao gồm các dòng vốn
vào bởi đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng (FDI), các dòng vốn
vào của danh mục đầu tư ròng, các dòng vốn vào khác, nợ
ngắn hạn và tổng dịch vụ nợ
❖ Bộ dữ liệu được tổ chức thành các kỳ 5 năm 1972-1976,
1977-1981, 1982-1986, 1987-1991, 1992-1996, 1997-2001,
2002-2006. Tất cả các biến thay đổi theo thời gian được gộp
thành bình quân 5 năm
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
❖ Mô hình dự báo tăng trưởng kinh tế được dựa theo mô hình
mà KOSE và cộng sự (2009) đã áp dụng, được gọi là mô hình
bình phương cực tiểu thông thường sử dụng dữ liệu bảng với
hiệu ứng cố định và hệ thống GMM
❖ Mô hình đo lường sự bất ổn sản lượng, sự bất ổn lạm phát và
mức độ lạm phát được dựa theo Aizenman và cộng sự (2008)
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH

❖ Các tranh luận của nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá kết
quả hồi quy về biến động sản lượng và mức độ lạm phát vì
đây là hai mối quan tâm chủ yếu của các nhà làm chính sách
❖ Kết quả trong một thử nghiệm sơ bộ kiểm tra sự tác động của
các cấu hình bộ ba chính sách lên mức tăng thu nhập bình
quân đầu người là có sự tương quan yếu giữa các biến bộ 3
bất khả thi và thu nhập bình quân đầu người ở các nước đang
phát triển và ở các nền kinh tế thị trường mới nổi
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH

SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA SẢN LƯỢNG


Các kết quả dự báo được thể hiện trong bảng 1-1 và 1-2:
❖ Mức thu nhập càng cao (ở Mỹ) thì biến động của sản lượng
càng giảm, mặc dù ảnh hưởng là phi tuyến
❖ Biến động sản lượng có thể tăng cùng với 1 sự thay đổi trong
tỷ lệ lãi suất thực tế
❖ Cú sốc về thanh khoản thương mại lớn thì biến động sản
lượng càng cao
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH

❖ Các quốc gia với chính sách tài khóa thuận chu kỳ có khuynh
hướng trải qua những biến động của sản lượng nhiều hơn
trong khi quốc gia với thị trường tài chính phát triển hơn có
xu hướng trải qua biến động sản lượng thấp hơn
❖ Chính sách tiền tệ càng độc lập thì mức độ biến động của sản
lượng càng giảm
❖ Nền kinh tế có tỷ giá hối đoái càng ổn định thì mức độ biến
động của sản lượng càng cao và ngược lại. Tuy nhiên, dự trữ
ngoại hối cao có thể làm giảm mức độ biến động của sản
lượng
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH

Khi mô hình được mở rộng để kết hợp với tài trợ nước ngoài
❖ Độc lập tiền tệ vẫn là 1 trong những nhân tố chủ yếu làm
giảm mức độ biến động của sản lượng
❖ Các hiệu ứng phi tuyến của ổn định tỷ giá trong tương tác với
dự trữ ngoại hối vẫn tồn tại
❖ Các quốc gia có tài khoản vốn càng mở thì mức độ biến động
của sản lượng càng thấp
❖ Tuy nhiên các quốc gia có tỷ lệ dự trữ ngoại hối cao thì mức
biến động của sản lượng có thể tăng cao do theo đuổi mục
tiêu hội nhập tài chính sâu
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH

❖ Trong các biến tài trợ nước ngoài, sự gia tăng dòng tiền vào
khác làm tăng khả năng nền kinh tế đối mặt với mức biến
động sản lượng cao hơn
❖ Tổng nợ dịch vụ là 1 trong những nhân tố làm tăng biến động
sản lượng trong khi nợ ngắn hạn dường như không có ảnh
hưởng
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH

SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT


❖ Các mô hình hồi quy về mức độ biến động của lạm phát
không đạt được ý nghĩa thống kê
❖ Các mô hình hồi quy về mức lạm phát trung bình có mức độ
phù hợp thực tế tương tự như mô hình về mức biến động sản
lượng
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH

MỨC LẠM PHÁT TRUNG BÌNH


❖ Mức độ biến động lạm phát càng cao thì mức tăng cung tiền
M2 càng cao và cú sốc giá dầu có liên quan đến mức độ tăng
cao của lạm phát
❖ Tỷ giá càng ổn định thì mức độ lạm phát càng giảm
❖ Mức độ hội nhập tài chính càng sâu thì mức độ lạm phát càng
thấp
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH

❖ Việc mở rộng mô hình hồi quy có sự kết hợp chặt chẽ với
nhân tố phản ánh các dòng tiền tài chính từ bên ngoài vẫn có
những đặc điểm tương tự
❖ Tuy nhiên, đối với các nên kinh tế mới nổi, sự tương tác giữa
ổn định tỷ giá và dự trữ ngoại hối có tác động thuận chiều đối
với tỷ lệ lạm phát
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH

❖ Hội nhập tài chính sâu có thể làm giảm lạm phát nhưng cũng
chỉ đối với trường hợp các quốc gia có tỷ lệ dự trữ ngoại hối
không quá cao
❖ Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI được xem như là 1 nhân tố
làm giảm lạm phát. Tổng nợ dịch vụ cao là 1 trong những
nhân tố gây ra lạm phát cao ở những nước đang phát triển
ÞSự gia tăng của áp lực lạm phát cung cấp bằng chứng cho thấy
các nhà hoạch định chính sách không thể tránh khỏi sự đánh đổi
của lý thuyết bộ ba bất khả thi
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH
NHỮNG GỢI Ý ĐỐI VỚI CHÂU Á
- Ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến mức biến động sản
lượng cung cấp hiểu biết về sự phát triển của khu vực Châu
Á.
- Có thể triệt tiêu sự bất ổn trong sản lượng bởi việc ổn định tỷ
giá bằng cách duy trì mức dự trữ ngoại hối ở mức tối thiếu
(13~15%GDP).
- Làm sáng tỏ cách mà dự trữ ngoại hối và chế độ tỷ giá hối
đoái tương tác với nhau, theo hình sau:
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH
- Nhóm quốc gia mới nổi chia làm 3 nhóm:
(1) Nhóm các quốc gia mới nổi ở Châu Á.
(2) Nhóm các quốc gia mới nổi ở Châu Mỹ La tinh.
(3) Nhóm các quốc gia mới nổi còn lại.
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH
Các biểu đồ trên cho thấy:
(1) Giai đoạn 1992-1996 và 2002-2006, nhiều quốc
gia, đặc biệt trong khu vực Đông Á và Đông Âu gia
tăng mức dự trữ ngoại hối vượt mức.
(2) sự dịch chuyển nằm quanh mức ngưỡng, nơi mà
sự ổn định tỷ giá không ảnh hưởng hưởng đến độ biến
động của sản lượng.
(3) Chỉ có một số ít nền kinh tế thành công trong
việc làm giảm sự biến động của sản lượng từ việc kết
hợp ERS và IR.
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH
Ngoài ra
Nếu một quốc gia có mức dự trữ ngoại hối lớn hơn
24% GDP, nó sẽ vô hiệu hóa tác động làm giảm mức
biến động sản lượng của ổn định tỷ giá đang theo đuổi,
và cho rằng sự can thiệp tỷ giá sẽ gây ra lạm phát tiềm
ẩn.
Thực tế, nhiều quốc gia Châu Á mới nổi có mức dự
trữ ngoại hối vượt mức 24% như trong hình 6, Trung
quốc là một trong những số đó.
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU THÊM SỰ BẤT ỔN TRONG TĂNG
TRƯỞNG VÀ LỰA CHỌN BỘ BA BẤT KHẢ THI
 Các tình huống bất ổn trong thị trường
• Mức biến động trong đầu tư và trong tỷ giá hối đoái
• Các kết quả hồi quy về các khía cạnh khác của hiệu quả kinh
tế vĩ mô
 Các kênh truyền dẫn và những gợi ý chính sách cho khu
vực Châu Á
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH
-Nghiên cứu hiện tại tình hình kinh tế thế giới =>
củng cố các kết quả ước lượng về độ biến động của sản
lượng.
-Các nhân tố tác động lên sản lượng bằng con
đường nào?
Ước lượng các mô hình tương tự đối với biến động
sản lượng nhưng thay biến phụ thuộc bằng mức độ ổn
định của tỷ giá hối đoái thực, và sự bất ổn của đầu
tư.
=> giúp xác định liệu lựa chọn của chính sách bộ ba
có thay đổi phụ thuộc vào mức độ hội nhập nền kinh tế,
và nếu có thì chúng tác động lên cái gì.
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH
-Đối với ước lượng về mức độ ổn định tỷ giá thực
+ Thay đổi trong tỷ lệ lãi suất thực của Mỹ, chính
sách tài khóa thuận chu kỳ, và sự phát triển tài chính đã
bị loại bỏ khỏi mô hình, và được thay thế bằng các biến
gồm biến động lạm phát và sự khác biệt trong biến động
lạm phát giữa quốc gia sở tại và quốc gia cơ sở.
+ Sau khi so sánh các kết quả thu được với các biến
phụ thuộc khác nhau nhận thấy rằng:
(1) Độc lập tiền tệ có thể làm giảm mức độ bất ổn
trong đầu tư tương tự mức độ bất ổn trong sản lượng ở
các mô hình hồi quy trước.
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH
(2) Bên cạnh việc mang đến sự ổn định cao trong tỷ giá
thực, sự ổn định cao trong tỷ giá hối đoái danh nghĩa cũng
có thể làm cho việc đầu tư bất ổn hơn.
(3) Hội nhập tài chính có tác động tiêu cực đối với sự ổn
định tỷ giá thực và sự bất ổn trong đầu tư.
=> Kết luận được rút ra: tự do hóa tài chính có thể làm
giảm sự biến động của sản lượng bằng cách làm cho cả tỷ
giá hối đoái thực và đầu tư được ổn định hơn.
Cuối cùng, các hồi quy biến động đầu tư cho thấy danh
mục đầu tư ròng và dòng vốn cho vay của ngân hàng có thể
gây ra sự bất ổn, mặc dù dòng vốn có thể cho vay của ngân
hàng có thể làm cho tỷ giá thực ổn định hơn.
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH
- Xét khía cạnh khác của hiệu quả kinh tế vĩ mô: sự biến động
của chi tiêu – gồm tiêu dùng cá nhân và chi tiêu của chính phủ, sự
biến động của tổng thu nhập quốc gia (GNI) và tỷ lệ của chúng.
+ Liệu có tồn tại một kênh nào khác, ngoài kênh đầu tư và kênh
xuất khẩu ròng, mà cấu hình bộ ba sử dụng để tác động đến sự biến
động của sản lượng.
+ Thứ hai, tỷ lệ bất ổn trong thu nhập quốc nội so với bất ổn
trong tổng chi tiêu về cơ bản là một thước đo chia sẻ rủi ro. (tỷ lệ
cao hơn đồng nghĩa việc thấp hơn trong sự bất ổn của tổng chi tiêu
so với độ bất ổn của tổng thu nhập quốc nội, mà chúng có thể phát
sinh khi các nhân tố kinh tế thành công trong việc đa dạng hóa rủi ro
và kích cầu nền kinh tế.
Do đó, nếu lựa chọn bộ ba có thể làm giảm tỷ lệ này, thì đây
được hiểu là bằng chứng về sự chia sẻ rủi ro quốc tế thành công.
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH
- Các kết quả hồi quy cho sự biến động trong tổng chi tiêu là
không vững không chỉ đối với các biến kiểm soát vĩ mô mà còn đối
với biến bộ ba. Mặc dù vậy vẫn cho thấy rằng kênh tổng chi tiêu có
thể bị loại trừ.
- Cấu hình bộ ba tác động đến sự biến động của sản lượng
thông qua kênh đầu tư hoặc là kênh xuất khẩu ròng.
Trong khi các kết quả ước lượng cho tổng thu nhập quốc nội là
khá tương đồng với ước lượng sự biến động của sản lượng, ước
lượng liên quan đến tỷ lệ biến động của GNI so với biến động trong
tổng chi tiêu cũng không có giá trị.
Kết quả hồi quy cũng không có ý nghĩa về mặt thống kê đối với
tình trạng bảo hộ nội địa phổ biến ở các nước đang phát triển. Các
quốc gia này không chỉ thu được lợi ích từ việc chia sẻ rủi ro quốc tế
mà còn có thể gặt hái được những lợi ích từ việc tự do hóa tài chính.
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH
Sự ảnh hưởng của các cấu trúc chính sách kinh tế vĩ mô quốc tế
khác nhau tùy thuộc vào trọng tâm mà các nhà hoạch định chính sách
đặt ra giữa 2 mục tiêu chính sách (trong 3 mục tiêu thuộc bộ ba)
VD: Đặt nặng ổn định tỷ giá thực hơn => tốt hơn nên theo đổi
chính sách ổn định tỷ giá hối đoái và hội nhập tài chính sâu hơn (có
nghĩa là hạn chế mức độ độc lập tiền tệ)
Thị trường
vốn đóng
ập

Ổn
cl
độ

đ
ị nh
tệ

Tỷ
iền

g
t


CS

Tỷ giá thả Tỷ giá cố


nổi Hội nhập tài chính định
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH
-
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH
Kết quả giải thích lý do nhiều nền
kinh tế mới nổi, đặc biệt là những thị
trường mở cửa thương mại quốc tế
mạnh mẽ, như các nền kinh tế thị
trường mới nổi Châu Á, có xu hướng
thích ổn định tỷ giá và năm giữ một số
lượng lớn dự trữ ngoại hối trong khi
cũng theo đuổi tự do hóa tài chính.
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH
Kết quả:
- Các nền kinh tế hội nhập sâu có thể làm
giảm sự biến động trong cả đầu tư và tỷ giá
hối đoái thực bằng cách theo đuổi chính sách
ổn định tỷ giá hối đoái với điều kiện họ giữ
mức độ dự trữ ngoại hối cao hơn.
- Bảng số liệu đã chỉ ra rằng nền kinh tế
châu á mới đã theo đuổi chính sách kinh tế
vĩ mô theo hướng toàn cầu hóa.
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH
Theo hình 9:
(1) Việc ổn định tỷ giá hối đoái và tương tác của nó với dự trữ ngoại
hối đã góp phần giảm thiểu biến động tỷ giá hối đoái thực qua các
năm.
(2) Vai trò độc lập tiền tệ là khác nhau giữa các nhóm.
(3) Ổn định tỷ giá và tương tác của nó với nắm giữ dự trữ ngoại hối,
góp phần giảm biến động đầu tư giữa các nền kinh tế Châu Á nhưng
chỉ trong giai đoạn 2002-2006 nhưng cũng đã từng làm tăng biến
động cho các nhóm nước khác.
(4) Mặc dù có thể thành công giữ ổn định tỷ giá hối đoái thực góp
phần làm giảm biến động đầu tư và ổn định tỷ giá hối đoái thực,
mức độ độc lập tiền tệ không đủ thấp để góp phần làm giảm bất ổn
đầu tư với mức dự trữ ngoại hối cao.
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH
Theo hình 9:
(5) Sự thúc đẩy tự do hóa tài chính có thể không liên quan với ý
định làm nhẹ đi biến động kinh tế vĩ mô qua việc mở cửa thị trường
tài chính.
(6-Cuối cùng) Cho tất cả các nhóm, gộp chung cả ba chính sách, đã
tác động nghịch biến vào biến động tỷ giá hối đoái thực, nhưng tác
động đồng biến đối với biến động đầu tư qua các năm.
Mặc dù ảnh hưởng gộp của bộ ba bất khả thi dường như không
đáng kể cho các nhóm nền kinh tế Châu Mỹ La tinh. Sự kết hợp
chính sách bộ ba bất khả thi như nhân tố tăng biến động cho đầu tư
không phải là mối quan tâm lớn đối với nền kinh tế mới nổi Châu Á,
nơi thương mại quốc tế hội nhập hoàn toàn.
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH
Theo hình 10:
- Đối với nền kinh tế mới nổi Châu Á, sự kết hợp chính sách
bộ ba bất khả thi góp phần làm giảm biến động sản lượng và tỷ
giá hối đoái thực, nhưng làm tăng biến động đầu tư.
- Đối với nền kinh tế Châu Mỹ La tinh, ảnh hưởng của sự kết
hợp chính sách bộ ba bất khả thi là bằng không mặc dù mức độ
biến động đầu tư cao. Họ đã thiết kế chính sách bộ ba theo cách
không làm tăng biến động của đầu tư hay sản lượng.
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH
Theo bảng trên
- Sự ảnh hưởng của độc lập tiền tệ lên sự ổn định của tỷ giá hối
đoái thực là không đáng kể, nên độc lập tiền tệ có thể đặt ở mức
trung tâm, phụ thuộc vào mức độ hội nhập của nền kinh tế.
- Càng hội nhập kinh tế, càng tạo cơ hội cho độc lập tiền tệ
nhích lên mức độ cao hơn, bởi vì sau đó nó có thể làm quên đi tác
động làm tăng biến động của độc lập tiền tệ lên đầu tư.
Điều này giải thích vì sao các nền kinh tế mới nổi, đa số có nền
kinh tế rất hội nhập, như là một nhóm xuất hiện sự kết hợp cân bằng
của chính sách bộ ba bất khả thi.
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH
CÁC KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ
MÔ HÌNH

You might also like