Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 34

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC


VỀ TÀI NGUYÊN &
MÔI TRƯỜNG

THẠC SỸ . VŨ THỊ NHUNG


CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỒNG THÁP
PHẦN I

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC


VỀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG
GIẢI THÍCH MỘT SỐ
THUẬT NGỮ
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo
bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất,
sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật

Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường
như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh
thái và các hình thái vật chất khác

Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường
trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với
môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy
thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp
lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học
Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của
thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng
nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt
chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội
và bảo vệ môi trường

Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số
về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của
chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ
môi trường

Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi
trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh
hưởng xấu đến con người, sinh vật
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Mục tiêu cơ bản của quản lý môi trường

Mục tiêu cơ bản của QLMT là hướng tới sự phát triển bền
vững bảo đảm sự cân bằng giữa phát triển KT-XH và BVMT

Mục tiêu cơ bản của BVMT ở nước ta trong giai đoạn công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay là: ''Ngăn ngừa ô
nhiễm môi trường, phục hồi và cải thiện môi trường ở những
nơi, những vùng đã bị suy thoái, từng bước nâng cao chất lượng
môi trường ở các khu công nghiệp, đô thị, nông thôn, góp phần
phát triển KT - XH bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống
nhân dân, tiến hành thắng lợi sự CNH - HĐH đất nước”
Nội dung Quản lý Nhà nước về môi trường

1. Ban hành hệ thống tiêu chuẩn về môi trường

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến
cao su thiên nhiên

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại
nặng trong đất

Các tiêu chuẩn về môi trường nước, không khí, quản lý chất
thải rắn và tiếng ồn và rung
Nội dung Quản lý Nhà nước về môi trường

2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính


sách và pháp Luật môi trường

Định kỳ đánh giá về hiện trạng môi trường với cơ quan


cấp trên các chiến lược, chính sách và pháp luật môi trường
vừa là định hướng, vừa là công cụ, phương tiện giúp
nhà nước QLMT có hiệu quả.

Đồng thời, trên cơ sở báo cáo các hiện trạng môi trường,
các dự báo diễn biến tình hình môi trường, các cơ quan nhà
nước có thể chủ động trong việc tìm ra các giải pháp tích
cực để giải quyết các vấn đề môi trường đang và sẽ đặt ra
Nội dung Quản lý Nhà nước về môi trường

3. Xây dựng và quản lý các công trình BVMT; hệ thống


quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng, dự báo môi trường

Công trình bảo vệ môi trường, đê điều, rừng phòng hộ,


Vườn Quốc gia

Công trình liên quan tới bảo vệ môi trường (hệ thống xử
lý các loại chất thải)

Hệ thống quan trắc (cung cấp các số liệu về thành phần


môi trường, nguồn gây ô nhiễm, mức độ ô nhiễm, nguồn
lan truyền,…)
Nội dung Quản lý Nhà nước về môi trường

4. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Kết luận về thẩm định cùng với các kết luận khác là cơ sở để
cơ quan thẩm quyền nhà nước có thẩm quyền xét duyệt dự án,
hoặc cho phép thực hiện dự án, quyết định tiếp tục cho phép
hay có những biện pháp xử lý khác, thậm chí phải đình chỉ
hoạt động

Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn môi trường, cấp, thu hồi các
giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường
Nội dung Quản lý Nhà nước về môi trường

5. Giám sát, thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm và giải quyết


tranh chấp, khiếu nại, tố cáo có liên quan tới môi trường

Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật
về BVMT

Xử lý vi phạm pháp luật về BVMT

Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong


lĩnh vực BVMT
Nội dung Quản lý Nhà nước về môi trường

6. Nguồn nhân lực để QLMT và công tác tuyên truyền


giáo dục luật MT

- Hợp tác quốc tế về BVMT: thông qua các dự án,


chương trình, tài trợ… để nâng cao năng lực quản lý
Môi trường.

- Thường xuyên tiến hành các hoạt động nâng Cao


nhận thức cho cộng đồng bằng nhiều hình thức,
Phương tiện.
Nội dung Quản lý Nhà nước về môi trường

7. Thực hiện và điều hành công tác bảo vệ môi trường

Cơ cấu và trách nhiệm

Để tạo thuận lợi cho công tác BVMT có hiệu quả, cơ quan QLNN về BVMT
cần thường xuyên báo các hoạt động cho lãnh đạo hoặc những người có
trách nhiệm để xem xét và làm cơ sở cho các cải tiến các hoạt động BVMT

Đào tạo, nhận thức và năng lực

Các thành viên chủ chốt tham gia các hoạt động của công tác BVMT cần
được đào tạo thích hợp nhằm có đủ năng lực vận động, tham gia và nâng cao
ý thức BVMT của cộng đồng
MỘT SỐ LĨNH VỰC QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG Ở CÁC
NGÀNH & ĐỊA PHƯƠNG
CÁC LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BVMT
Ở CÁC NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG

Lồng ghép vấn đề dân số vào chính sách môi trường và


phát triển của địa phương

Lồng ghép mục tiêu giới vào các dự án phát triển

Kế hoạch hóa công tác bảo vệ môi trường

Xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường


PHƯƠNG HƯỚNG,
NHIỆM VỤ TRONG
THỜI GIAN TỚI
Triển khai các văn bản quy phạm pháp
luật
về BVMT
Phổ biến các văn bản PL mới ban hành cho cán bộ
Phòng TN&MT các Huyện, Thị, Thành phố và các đối
tượng là chủ Doanh nghiệp, Công ty, cơ sở SX – KD trên
địa bàn Tỉnh

Rà soát các văn bản QPPL về BVMT để đề nghị Bộ


TN&MT và UBND Tỉnh kịp thời sửa đổi, bổ sung phù
hợp với điều kiện thực tế ở địa phương

Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính về môi
trường theo qui định của pháp luật nhằm đáp ứng yêu
cầu của các Doanh nghiệp, chủ cơ sở SX – KD trên địa
bàn Tỉnh
PHẦN II

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC


VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC
VÀ KHOÁNG SẢN
Khái niệm về tài nguyên nước

Tài nguyên nước theo quy định của Luật TN nước bao
gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước
biển thuộc lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam, thuộc sở hữu
toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý.

Nguồn nước: là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân


tạo có thể khai thác, sử dụng được, bao gồm sông, suối, kênh,
rạch; biển, hồ, đầm, ao; các tầng chứa nước dưới đất; mưa,
băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác.

Nước mặt: là nước tồn tại trên mặt dất liền hoặc hải đảo.

Nước dưới đất (còn gọi là nước ngầm): là nước tồn tại trong
các tầng chứa nước dưới mặt đất.
HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ, KHAI THÁC, SỬ
DỤNG TN NƯỚC VÀ
KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
Về tài nguyên nước

Nguồn nước đang sử dụng trên


địa bàn Tỉnh chủ yếu là nước mặt
từ sông Tiền và sông Hậu và nước
dưới đất ( nước ngầm)

Để thực hiện phương hướng mục


tiêu quản lý, bảo vệ TN nước,
Tỉnh đã đầu tư kinh phí thực hiện
các dự án:
Về tài nguyên nước

Về quy trình cấp phép; thẩm quyền quản lý TN nước; về


quyền và nghĩa vụ của chủ thể hoạt động TN nước được quy
định cụ thể trong:

Quyết định số 17/2006/QĐ-UB ngày 14/03/2006 của UBND


tỉnh Đồng Tháp, về việc quy định cấp phép thăm dò, khai thác,
sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trên địa
bàn tỉnh Đồng Tháp

Quyết định số số 59/2007/QĐ-UB ngày 21/12/2007 của UBND


tỉnh Đồng Tháp quy định về thủ tục và trình tự giải quyết công
việc theo cơ chế "một cửa" “một cửa liên thông” ngành Tài
nguyên và Môi trường
Về tài nguyên khoáng sản

Về điều tra quy hoạch: Năm


2002 UBND tỉnh Đồng Tháp có
quyết định số 26/2002/QĐ.UB
ngày 23/5/2002 phê duyệt đề án
quản lý nhà nước về tài nguyên
khoáng sản tỉnh Đồng Tháp.

Hiện nay UBND tỉnh Đồng


Tháp đã đầu tư thực hiện quy
hoạch khảo sát thăm dò, khai
thác, chế biến và sử dụng
khoáng sản làm VLXD và than
bùn trên địa bàn tỉnh Đồng
Tháp đến năm 2020.
Về tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản tỉnh
Đồng tháp có 03 loại: cát sông, đất
sét và than bùn, chủ yếu và quan
trọng nhất là cát sông.
Về Đất sét
Tài nguyên đất sét ước tính có trữ
lượng trên 68 triệu m3 phân bố ở 12
khu vực được khảo sát và nằm phân
tán ở các nơi trong Tỉnh.
Hiện nay Tỉnh chưa cấp phép khai
thác vì việc khai thác chủ yếu là thủ
công của các hộ dân bằng cách hạ
lớp đất mặt ruộng để bán cho các lò
gạch.
PHẦN III

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ
THỰC TRẠNG MÔI
TRƯỜNG ĐỒNG THÁP
Ô nhiễm môi trường nước

Nước thải sinh hoạt, kể cả đô thị


và nông thôn thường được đổ
thẳng ra kênh, rạch, ao hồ mà
không được xử lý

Kết quả phân tích chất lượng


nước mặt ở các sông, rạch cho
thấy, ở một số nơi nước mặt bị
nhiễm vi khuẩn từ 1.500-24.000
tb/100ml, các chỉ tiêu khác
cũng vượt tiêu chuẩn cho phép
5 - 10 lần
ĐÁNH GIÁ VỀ
CHẤT LƯỢNG
MÔI TRƯỜNG
Chất lượng môi trường không khí

Môi trường không khí trong tỉnh Đồng Tháp hiện nay đang bị ô
nhiễm mang tính cục bộ. Hàm lượng bụi lơ lửng vượt tiêu chuẩn qui
định tại một số điểm quan trắc. Hàm lượng HF tại tất cả các khu vực
sản xuất gạch ngói quan trắc đều vượt tiêu chuẩn TCVN 5938-2005.

Môi trường không khí trong tỉnh chịu ảnh hưởng chủ yếu
bởi các hoạt động giao thông

Các hoạt động sản xuất công nông nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp cũng tác động đến môi trường không khí.
PHẦN IV

TÌNH HÌNH XỬ LÝ VI
PHẠM PHÁP LUẬT VỀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Theo Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005,
số lần kiểm tra, thanh tra về BVMT nhiều
nhất là 02 lần/năm đối với một cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ trừ trường hợp bị tố cáo
là đã vi phạm và có dấu hiệu vi phạm pháp
luật về BVMT
Tình hình vi phạm pháp luật về BVMTmôi trường ở Việt
Nam đang có những diễn biến phức tạp và nghiêm trọng.

Nhiều cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay


chưa chú trọng đúng mức về nhiệm vụ bảo vệ môi trường như:

Chất thải độc hại được xả thẳng ra đất, sông, suối và


không khí không được xử lý hoặc có xử lý nhưng vẫn không
đảm bảo tiêu chuẩn môi trường;

Khai thác bừa bãi tài nguyên gây tác hại nghiêm trọng về
cân bằng môi trường sinh thái...
Tình hình xử lý vi phạm pháp luật về BVMT
trong thời gian qua

Tình hình xử lý hình sự

Từ ngày 01/7/1999 - 2006: (Bộ luật hình sự năm 1999) các


cấp sơ thẩm trên toàn quốc đã thụ lý tất cả 28 vụ về môi
trường với 56 bị cáo.

Đã xét xử 22 vụ với 44 bị cáo, 2 vụ hoãn xét xử điều tra lại,


4 vụ chưa xét xử.

Trong số 22 vụ đưa ra xét xử chỉ có 2 vụ án chỉ có 2 bị cáo


bị kết án về tội gây ô nhiễm nguồn nước (1 vụ bị phạt tù và
cho hưởng án treo, 1 vụ bị phạt tù dưới 7 năm)
XIN CÁM ƠN

You might also like