BG - Chuong3 - TLH Lâm Sàng

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

BÀI GIẢNG

TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG


Chương 3: Mối quan hệ hỗ trợ
(30 tiết: LT: 08; BT: 22)
Ngày dạy: 29/12/2022 – 06/4/2023

Họ và tên giảng viên: TS. Mã Ngọc Thể


Đơn vị: Khoa TLGD và CTXH
Lớp dạy: ĐH Tâm lý học CQ K1 (khóa 2020-2024)

Trường Đại Học Tân Trào


ĐHTT Tan Trao University
Địa chỉ: Km6, Trung Môn, Yên Sơn, Tuyên Quang
Adress: Km6, Trung Mon Commune, Yen Son District, Tuyên Quang Province
Tài liệu học tập
1. Bài giảng Tâm lý học Lâm sàng, Trường Đại học Tân
Trào biên soạn
Tài liệu tham khảo:
[1] Nguyễn Thị Minh Hằng, (chủ biên) (2020), Giáo trình
Tâm lý học lâm sàng, NXBĐH Quốc gia Hà Nội.
[2] Lê Văn Luyện (2002), Từ điển Tâm lý lâm sàng Pháp -
Anh – Việt, NXB Thế giới.

ĐHTT

4/8/23
2
NỘI DUNG
Chương 3
3.1. Qui trình trị liệu nâng đỡ,
học tập, hành động
3.2. Những giai đoạn trong
cuộc gặp gỡ và kỹ thuật cơ bản
trong quan hệ hỗ trợ.
3.3. Can thiệp đối với trẻ em
và thiếu niên bị xâm hại tình dục
3.4. Can thiệp đối với một gia
đình có nguy cơ

ĐHTT

4/8/23
3
3.1. Qui trình trị liệu nâng đỡ, học tập, hành động

1. Thiết lập mối quan hệ lâm sàng


2. Chẩn đoán và đánh giá lâm sàng
3. Định hình vấn đề của thân chủ
4. Lập kế hoạch can thiệp
5. Thực hiện can thiệp

ĐHTT

4/8/23
4
Thực hiện can thiệp

Nhấn mạnh việc giúp đỡ thân chủ xem xét cách thức mà họ
tạo dựng hay hiểu biết về bản thân và thế giới của họ (nhận
thức) và thực nghiệm các cách thức mới mẻ để đáp ứng (hành
vi).
Điều chỉnh hoạt động và học tập xã hội để giúp thân chủ thay
đổi các hành vi bất thường.
Sử dụng các kỹ năng tâm lý giáo dục và tìm cách cung cấp
cho thân chủ những kỹ năng để đối phó với các cảm giác lo âu,
trầm cảm, giận giữ, hay cảm giác tội lỗi khi chúng xuất hiện.
Giúp thân chủ có thể thay đổi các cảm xúc tiêu cực và hành
động một cách thích ứng.
 Huấn luyện các kỹ năng xã hội, huấn luyện thư giãn và các
bài tập kiểm soát sự giận dữ

ĐHTT

4/8/23
5
3.1. Qui trình trị liệu nâng đỡ, học tập, hành động

6. Đánh giá hiệu quả can thiệp


7. Kết thúc ca và theo dõi sau can thiệp
8. Báo cáo tâm lý lâm sàng (Phúc trình ca)

ĐHTT

4/8/23
6
3.2. Những giai đoạn trong cuộc gặp gỡ và kỹ thuật cơ
bản trong quan hệ hỗ trợ
+ Xác lập cuộc hẹn để tiếp xúc với nhau
+ Xác định mối bận tâm, quan tâm, nhu cầu của thân chủ.
+ Xác định động cơ của thân chủ và mức độ hợp tác tích cực
tham gia vào tiến trình hỗ trợ.
+ Xác định rõ vai trò và vị thế của hai đối tác: người hỗ trợ và
thân chủ.
+ Tạo lập mối quan hệ thân thiện: tạo lòng tin, sự thấu cảm,
chân thành, sự lưu tâm chăm sóc, tôn trọng, chấp nhận,
trung thực, sự phó thác và nương tựa lẫn nhau.
+ Duy trì quá trình giao tiếp qua lại thường xuyên có tính thấu
cảm và hiệu quả.
ĐHTT +
4/8/23
7
Kỹ thuật cơ bản trong mối quan hệ hỗ trợ

Xác định các hướng tiếp cận, phương pháp trị liệu trong
hỗ trợ.
Sử dụng hiệu quả các kỹ năng trị liệu bao gồm: lắng
nghe, chú ý, thấu cảm, khích lệ, nâng đỡ, trung thực, lưu
tâm, tôn trọng, chia sẻ, biểu cảm, chấp nhận và không phê
phán.
 Những hành vi nên làm và không được làm trong khi
làm việc với thân chủ: Ngôn ngữ, Phi ngôn ngữ.

ĐHTT

4/8/23
8
Những hành vi nên làm - Ngôn ngữ

- Dùng từ dễ hiểu
- Phản hồi và làm rõ lời của thân chủ
- Diễn giải ý một cách phù hợp
- Tóm tắt nội dung giúp cho thân chủ
- Đáp ứng với thông điệp ban đầu
- Dùng những tác động củng cố bằng lời (à à, vâng, tôi hiểu...)
- Gọi thân chủ bằng tên, xưng hô phù hợp
- Cung cấp thông tin phù hợp
- Trả lời những câu hỏi về bản thân
- Thỉnh thoảng hài hước để làm giảm căng thẳng
- Không phê phán
- Bổ sung những hiểu biết vào lời nói của thân chủ
- Dùng những đọan câu diễn giải một cách chừng mực để giúp thân
chủ phản hồi một cách thật lòng những gì họ cảm thấy

ĐHTT

4/8/23
9
Những hành vi nên làm - Phi ngôn ngữ

- Giọng nói đồng điệu với thân chủ


- Duy trì sự tiếp xúc qua ánh mắt
- Thỉnh thoảng gật đầu
- Khích lệ qua nét mặt
- Thỉnh thoảng mỉm cười
- Thỉnh thoảng ra điệu bộ bằng tay
- Giữ khoảng cách ở gần thân chủ
- Tốc độ nói trung bình
- Thân người hơi nghiêng về phía trước hướng về thân
chủ

ĐHTT

4/8/23
10
Những hành vi không nên làm - Ngôn ngữ

- Cho lời khuyên


- Thuyết giảng
- Xuê xoa, “nói vuốt”
- Khiển trách
- Dỗ dành
- Thúc giục
- Cật vấn, tra hỏi (sử dụng nhiều câu hỏi tại sao?)
- Chỉ đạo, đòi hỏi
- Thái độ kẻ cả, bề trên
- Diễn giải quá nhiều
- Dùng những từ thân chủ không hiểu
- Nói đi lạc chủ đề
- Duy lý trí
- Phân tích quá nhiều
- Nói về bản thân mình quá nhiều
ĐHTT

4/8/23
11
Những hành vi không nên làm - Phi ngôn ngữ

- Không nhìn vào thân chủ


- Ngồi cách xa thân chủ hoặc xoay đi hướng khác
- Cười khẩy, nhếch mép
- Cau mày
- Vẻ mặt cau có
- Mím môi
- Vung vẩy ngón tay trỏ
- Cử chỉ huyên náo
- Ngáp
- Nhắm mắt
- Giọng điệu nói không vui
- Tốc độ nói quá chậm hoặc quá nhanh.

ĐHTT

4/8/23
12
3.3. Can thiệp đối với trẻ em và thiếu niên bị xâm hại tình dục

3.3.1. Các vấn đề trọng tâm:


 Trẻ sẽ không tự nói về việc bị lạm dụng tình dục. Do đó, NTL cần quan sát
biểu hiện: phàn nàn về sự suy nhược, thái độ tự hủy hoại và những khó khăn
trong các mối quan hệ.
 Trẻ sẽ đến cùng với bố mẹ hoặc người giám hộ và có biểu hiện giảm sút
lòng tự trọng, ghét bỏ bản thân, sợ hãi bị giết hại. Trẻ phàn nàn về những suy
sụp, thiếu lòng tự trọng, cố gắng tự vẫn, các vấn đề về tình dục hoặc sự thiếu
khả năng bảo vệ bản thân.
Trẻ nghi ngờ vào người lớn nên NTL cần tạo được sự tin cậy để trẻ chia
sẻ. Do đó, NTL không được phán xét trẻ.
 Xây dựng lòng tự trọng và giúp trẻ nhận thức được rằng chúng ta có thể
tìm được sức mạnh để cùng ngồi làm việc với nhau và vượt qua tổn thương.
NTL có thể nói với trẻ rằng sau những sự kiện kinh khủng như vậy, trẻ vẫn
tồn tại.
 Trẻ đã chịu đựng một mất mát lớn lao, là kết quả của sự lạm dụng. Trẻ đã
mất đi niềm tin, mất đi cảm giác an toàn, có thể tham vấn nhóm cho các trẻ
có cùng vấn đề bị lạm dụng.
ĐHTT

4/8/23
13
3.3. Can thiệp đối với trẻ em và thiếu niên bị xâm hại tình dục

3.3.2 Bảo vệ trẻ khỏi xâm hại tình dục bằng cách phòng ngừa:
- Khuyến khích trẻ kể thêm với ai đó nếu có người lớn tuổi hơn động
chạm vào chúng dưới sắc thái tình dục.
- Nói với trẻ rằng chúng được yêu thương, chúng rất hữu ích và
chúng xứng đáng được an toàn
- Dạy trẻ tên của các bộ phận trên cơ thể để chúng có thể nói chuyện
được một cách rõ ràng
- Cơ thể của chúng là của chúng và không ai có quyền động chạm
hay làm tổn thương
- Trẻ có thể nói “không” với một yêu cầu của người lớn – dù là họ
hàng hay người lạ mà làm trẻ cảm thấy khó chịu
- Trẻ em nên nói với bố mẹ chúng nếu có người lớn nào yêu cầu
chúng giữ một điều gì đó bí mật.
- Có thể nói với trẻ rằng chúng có thể tin tưởng dựa vào bạn nếu
chúng nói với bạn về bất cứ sự lạm dụng nào.

ĐHTT

4/8/23
14
3.3. Can thiệp đối với trẻ em và thiếu niên bị xâm hại tình dục

3.3.3 Các nguyên tắc lần đầu tiên làm việc với trẻ bị xâm hại tình
dục:
- Trẻ em thường ít khi nói dối về lạm dụng tình dục
- Đừng hoảng sợ khi bạn nghe về sự lạm dụng tình dục. Hãy bình tĩnh và
cảm thông với trẻ.
- Đừng gây áp lực buộc trẻ phải nói về sự lạm dụng. Hãy để trẻ tự kể bằng
nhịp độ của bản thân chúng.
- Đừng đối chất người phạm tội trước mặt trẻ.
- Không bao giờ đổ lỗi cho trẻ. Lạm dụng tình dục không bao giờ là lỗi của
trẻ em
- Nói với trẻ là bạn cảm thấy vui mừng và thậm chí tự hào vì chúng đã dũng
cảm nói ra sự thật
- Lắng nghe một cách hết sức tận tâm và trả lời những câu hỏi của trẻ một
cách chân thực và nhẹ nhàng.
- Tôn trọng sự riêng tư của trẻ. Tuân thủ nguyên tắc bí mật, nên thảo luận
trước với trẻ khi định nói cho ai đó biết (Cảnh sát, các cơ quan chính quyền
bảo vệ trẻ em, v.v..)
ĐHTT

4/8/23
15
3.4. Can thiệp đối với một gia đình có nguy cơ

Nguy cơ:
+ Là các vấn đề có thể làm rạn nứt mối quan hệ của các
thành viên trong gia đình với nhau.
+ Nguy cơ thường tập trung ở mối quan hệ vợ chồng (bất
đồng, khác biệt văn hóa, ngoại tình….)
+ Nguy cơ thường gặp ở xung đột giá trị giữa các thế hệ
trong gia đình.
+ Nguy cơ xuất phát từ hạn chế nhận thức, giáo dục gia
đình, gia đình ly tán (trình độ, lễ giáo, xa cách..)
+ Nguy cơ nguyên nhân kinh tế
+ Nguy cơ do vấn đề thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ.

ĐHTT

4/8/23
16
3.4. Can thiệp đối với một gia đình có nguy cơ

Thực hiện các bước tham vấn và trị liệu:


1. Thu thập thông tin, thực hiện thủ tục hành chính.
2. Xác định vấn đề cần hỗ trợ.
3. Xác định các phương pháp hỗ trợ tâm lý
4. Lập kế hoạch hỗ trợ
5. Thực hiện kế hoạch hỗ trợ tâm lý
6. Lượng giá:
+ Đánh giá kết quả và phương pháp.
+ Đánh giá sự hỗ trợ
7. Kết thúc và hẹn gặp lại.

ĐHTT

4/8/23
17
BÀI TẬP

1. Hãy xác định các hướng tiếp cận, phương pháp trị
liệu trong hỗ trợ trong tình huống.

2. Giả định buổi làm việc với thân chủ để sử dụng các
kỹ năng trị liệu bao gồm: lắng nghe, chú ý, thấu cảm,
khích lệ, nâng đỡ, trung thực, lưu tâm, tôn trọng, chia
sẻ, biểu cảm, chấp nhận và không phê phán vào trong
tình huống tham vấn, trị liệu.

ĐHTT

4/8/23
18
Bài tập
 Tập viết các câu hỏi soi sáng nhận thức cho thân chủ là
trẻ em bị xâm hại tình dục.
 Tập viết câu hỏi làm rõ hành vi trong tham vấn cho trẻ bị
xâm hại tình dục.
 Tập viết câu thấu cảm trong tham vấn cho trẻ bị xâm hại
tình dục.
 Tập viết câu thấu cảm trong tham vấn cho thân chủ có
vấn đề về gia đình có nguy cơ rạn nứt.
 Nghiên cứu hồ sơ tại cơ sở thực hành, áp dụng các kỹ
năng: Nghe, đặt câu hỏi, phản hồi tích cực trong tham
vấn, trị liệu cho thân chủ.

ĐHTT

4/8/23
19
Câu hỏi, hướng dẫn học tập

1, Phân tích quy trình nâng đỡ, học tập, hành động.
2. Phân tích các giai đoạn gặp gỡ và kỹ thuật cơ bản trong
mối quan hệ hỗ trợ.
Sinh viên trả lời câu hỏi và gửi vào email của giảng viên:
mangocthe@gmail.com trước ngày 15/4/2023.

ĐHTT

4/8/23
20

You might also like