Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

BÀI MỞ ĐẦU:

HẢI QUAN VÀ MÔN HỌC NGHIỆP VỤ HẢI


QUAN
MỤC TIÊU

Hiểu được chức năng, nhiệm vụ của hải quan Việt Nam
Hiểu được đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên
cứu môn học nghiệp vụ hải quan
Hiểu được một số khái niệm trong môn học nghiệp vụ hải
quan
NỘI DUNG

KHÁI QUÁT VỀ HẢI QUAN VIỆT NAM


ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU MÔN HỌC
CÁC THUẬT NGỮ CƠ BẢN CỦA MÔN HỌC
1.KHÁI QUÁT VỀ HẢI QUAN VIỆT NAM
1.1. KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ VIỆT NAM
Ngày 10/9/ 1945 thành lập Sở thuế quan và thuế gián thu
Ngày 29/5/1946 thành lập Nha thuế quan và thuế gián thu
trực thuộc bộ Tài chính
Ngày 15/11/1954 ngành thuế xuất nhập khẩu chuyển từ Bộ
Tài chính sang Bộ Công thương
Ngày 6/4/1955 thành lập Sở Hải quan đặt dưới sự quản lý của
Bộ Công thưong
Ngày 17/2/1962 Bộ Ngoại thương ra quyết định đổi tên Sở
hải quan thành Cục Hải quan
Ngày 30/8/1984 Hội đồng nhà nước ra Nghị quyết thành lập
Tổng cục Hải quan trực thuộc sự quản lý của Hội đồng Bộ
trưởng
Ngày 4/9/2002 Thủ tướng ra quyết định chuyển Tổng cục hải
quan về Bộ Tài chính
1. KHÁI QUÁT VỀ HẢI QUAN VIỆT NAM

1.2 TỔ CHỨC HẢI QUAN VIỆT NAM


 Tổng cục Hải quan
 Cục Hải quan tỉnh, thành phố: 35
 Chi cục Hải quan: 154
 Đội tuần tra: 35
1.KHÁI QUÁT VỀ HẢI QUAN VIỆT NAM

1.3 VAI TRÒ, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA HẢI QUAN


VIỆT NAM
a/ VAI TRÒ CỦA HẢI QUAN
Tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế và các mối quan
hệ giao lưu hợp tác quốc tế phát triển
Ngăn chặn buôn lậu, gian lận thương mại, góp phần phát triển
kinh tế, văn hóa, bảo vệ lợi ích chủ quyền kinh tế và an ninh
quốc gia
Là người gác cổng nền kinh tế
Là công cụ của nhà nước để bảo vệ lợi ích chủ quyền kinh tế và
an ninh quốc gia, bảo hộ và thúc đẩy sản xuất trong nước phát
triển, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng và bảo đảm nguồn thu ngân
sách.
Bảo đảm thực hiện chính sách của Nhà nước về phát triển kinh
tế, văn hóa với nước ngoài. Thực hiện chức năng quản lý nhà
nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu
1.KHÁI QUÁT VỀ HẢI QUAN VIỆT NAM
1.3 VAI TRÒ, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA HẢI QUAN VIỆT
NAM
b/ CHỨC NĂNG CỦA HẢI QUAN
Chức năng được quy định trong điều 70 của Luật Hải quan Việt Nam
1 Xây đựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển Hải quan
Việt nam.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hải
quan
3. Hướng dẫn, thực hiện và tuyên truyền pháp luật hải quan
4. Quy định về tổ chức hoạt động của hải quan
5. Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ công chức hải quan
6. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, phương pháp quản lý
hải quan hiện đại
7. Thống kê nhà nước về hải quan
8. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật
về hải quan
9. Hợp tác quốc tế về hải quan
1.KHÁI QUÁT VỀ HẢI QUAN VIỆT NAM
1.3 VAI TRÒ, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA HẢI QUAN VIỆT
NAM
c/ NHIỆM VỤ CỦA HẢI QUAN

Theo điều 11 Luật Hải quan, Hải quan Việt nam có nhiệm vụ sau:
1. Thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải;
2. Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua
biên giới;
3. Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu;
4. Thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối
với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá
cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. GIỚI THIỆU MÔN HỌC NGHIỆP VỤ HẢI QUAN

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:


Hệ thống thủ tục, chế độ hải quan do nhà nước quy định
Cách thức tổ chức, triển khai thực hiện các thủ tục, chế độ hải
quan
Hệ thống văn bản luật pháp về hải quan được cập nhật thường
xuyên
Hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện xuất nhập cảnh, hành
lý xuất nhập cảnh
Hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ theo xu hướng đơn giản
hóa thủ tục hải quan nhưng vẫn bảo đảm quản lý và kiểm soát
có hiệu quả của Nhà nước đối với các hoạt động của các đối
tượng hải quan
Cải tiến các hoạt động nghiệp vụ
2. GIỚI THIỆU MÔN HỌC NGHIỆP VỤ HẢI QUAN

2.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:


Là môn học nghiệp vụ nên phạm vi nghiên cứu của môn học
không đi sâu vào nghiên cứu bản chất của hải quan để chỉ ra
thực chất hải quan là gì? Mà chỉ nghiên cứu hình thức của thủ
tục và chế độ hải quan là phải làm gì, làm thế nào để có thể
xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh phương
tiện vận tải, hành lý…đúng theo quy định của nhà nước. Từ
đó đẩy nhanh hoạt động giao lưu buôn bán, rút ngắn thời gian
làm thủ tục giấy tờ về hải quan. Đồng thời giúp cho công
chức hải quan kịp thời ngăn chặn những hành vi vô tình hay
cố tình làm trái các quy định nhà nước về hải quan.
2. GIỚI THIỆU MÔN HỌC NGHIỆP VỤ HẢI QUAN

2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC


Môn học nghiệp vụ hải quan sử dụng kết hợp các phương
pháp phân tích đánh giá, điển cứu, thống kê, thảo luận
nhóm…một cách linh hoạt sao cho người học có thể nhanh
chóng nắm bắt được những nội dung cơ bản của nghiệp vụ hải
quan từ đó có thể tác nghiệp một cách độc lập từ hai phương
diện là công chức hải quan hoặc là các tổ chức cá nhân thực
hiện các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc các hoạt
động xuất nhập cảnh…
2. GIỚI THIỆU MÔN HỌC NGHIỆP VỤ HẢI QUAN

2.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU MÔN HỌC


 CHƯƠNG I:
HẢI QUAN VÀ MÔN HỌC NGHIỆP VỤ HẢI QUAN
 CHƯƠNG II:
CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ HÀNG
NHẬP KHẨU THEO GATT/WTO
 CHƯƠNG II:
PHÂN LOẠI HÀNG HÓA, XÁC ĐỊNH XUẤT XỨ, THUẾ SUẤT,
TÍNH THUẾ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ
 CHƯƠNG IV:
HỒ SƠ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU
 CHƯƠNG V:
THỦ TỤC HẢI QUAN
2. GIỚI THIỆU MÔN HỌC NGHIỆP VỤ HẢI QUAN

2.5. MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG MÔN HỌC


NGHIỆP VỤ HẢI QUAN
Theo Luật H¶i quan, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hàng hóa bao gồm hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
hành lý, ngoại hối, tiền Việt Nam của người xuất cảnh, nhập
cảnh; vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh,
quá cảnh; kim khí quý, đá quý, cổ vật, văn hóa phẩm, bưu phẩm,
các tài sản khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc lưu giữ
trong địa bàn hoạt động hải quan.
2. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh bao gồm tất cả
động sản có mã số và tên gọi theo quy định của pháp luật được
xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt
động hải quan.
.
2. GIỚI THIỆU MÔN HỌC NGHIỆP VỤ HẢI QUAN

3. Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh là vật dụng


cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt hoặc mục đích chuyến đi
của người xuất cảnh, nhập cảnh, bao gồm hành lý mang
theo người, hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi.

4. Phương tiện vận tải bao gồm phương tiện vận tải đường
bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường
sông xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
2. GIỚI THIỆU MÔN HỌC NGHIỆP VỤ HẢI QUAN

2.5. MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG MÔN HỌC NGHIỆP VỤ HẢI


QUAN
Theo Luật H¶i quan, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
5. Vật dụng trên phương tiện vận tải bao gồm tài sản sử dụng trên phương
tiện vận tải; nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ hoạt động của phương tiện
vận tải; lương thực, thực phẩm và các đồ dùng khác trực tiếp phục vụ
sinh hoạt của người làm việc và hành khách trên phương tiện vận tải.

6. Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công
chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng
hóa, phương tiện vận tải.
7. Người khai hải quan bao gồm chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải
hoặc người được chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải ủy quyền.

8. Kiểm tra hải quan là việc kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ liên
quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải do cơ quan hải
quan thực hiện.
2. GIỚI THIỆU MÔN HỌC NGHIỆP VỤ HẢI QUAN

2.5. MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG MÔN HỌC NGHIỆP VỤ HẢI


QUAN

Theo Luật H¶i quan, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

9. Giám sát hải quan là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để bảo đảm
sự nguyên trạng của hàng hóa, phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý hải
quan.

10. Kiểm soát hải quan là các biện pháp tuần tra, điều tra hoặc biện pháp nghiệp vụ
khác do cơ quan hải quan áp dụng để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép
hàng hóa qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan.

11. Thông quan là việc cơ quan hải quan quyết định hàng hóa được xuất khẩu, nhập
khẩu, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh.

12. Kho bảo thuế là kho của chủ hàng dùng để chứa hàng hóa nhập khẩu đã được
thông quan nhưng chưa nộp thuế.
2. GIỚI THIỆU MÔN HỌC NGHIỆP VỤ HẢI QUAN

2.5. MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG MÔN HỌC NGHIỆP VỤ


HẢI QUAN

Theo Luật H¶i quan, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
13. Kho ngoại quan là kho lưu giữ hàng hóa sau đây:
a) Hàng hóa đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu;
b) Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất ra nước ngoài
hoặc nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật.

14. Quá cảnh là việc chuyển hàng hóa, phương tiện vận tải từ một
nước qua cửa khẩu vào lãnh thổ Việt Nam đến một nước khác hoặc
trở về nước đó.
15. Tài sản di chuyển là đồ dùng, vật dụng phục vụ sinh hoạt, làm
việc của cá nhân, gia đình, tổ chức được mang theo khi thôi cư trú,
chấm dứt hoạt động ở Việt Nam hoặc nước ngoài.
2. GIỚI THIỆU MÔN HỌC NGHIỆP VỤ HẢI QUAN

2.5. MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG MÔN HỌC NGHIỆP VỤ


HẢI QUAN
Theo Luật H¶i quan, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
16. Chuyển tải là việc chuyển hàng hóa từ phương tiện vận tải nhập
cảnh sang phương tiện vận tải xuất cảnh để xuất khẩu hoặc từ
phương tiện vận tải nhập cảnh xuống kho, bãi trong khu vực cửa
khẩu, sau đó xếp lên phương tiện vận tải khác để xuất khẩu.

17. Chuyển cửa khẩu là việc chuyển hàng hóa, phương tiện vận tải
đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ cửa khẩu này tới cửa
khẩu khác; từ một cửa khẩu tới một địa điểm làm thủ tục hải quan
ngoài cửa khẩu hoặc ngược lại; từ địa điểm làm thủ tục hải quan
ngoài cửa khẩu này đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa
khẩu khác.
1.5 TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Quang Huy, Vũ Thị Minh Ngọc, Bài giảng Nghiệp vụ hải quan (Phần 1)
2. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2014, Luật Hải quan
3. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2015, Nghị định 08/2015 quy định chi tiết và biện pháp thi hành
luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
4. Bộ Tài chính, 2015, Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính Quy định về thủ
tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu
5. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2012, Nghị định số 87/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2012
của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.
6. Bộ Tài chính, Thông tư 39/2015/TT-BTC ban hành ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định về trị
giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
7. WCO, 2015, WCO guide to Customs valuation and transfer pricing
8. Hoàng Đức Thân, Nguyễn Thị Xuân Hương, 2009, Giáo trình Kinh tế hải quan 1 (chương 2, 3, 7, 8),
ĐH KTQD
9. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2018, Nghị định Số: 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định
chi tiết và biện pháp thi hành luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
10. Bộ Tài chính, 2018, Thông tư 39/2018 sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015
BÀI TẬP NHÓM

1/ Buôn lậu, trốn thuế và gian lận xuất xứ hàng hóa trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
2/ Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
3/ Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
4/ Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình gia công quốc tế
5/ Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình nhập khẩu NVL để sản
xuất hàng hóa xuất khẩu
6/ Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình XNK tại chỗ
7/ Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình Tạm nhập-tái xuất, Tạm
xuất-tái nhâp, và chuyển khẩu
8/ Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện dự án đầu tư
9/ Thủ tục hải quan đối với hàng hóa di chuyển ra vào các khu vực đặc biệt ( Kho bảo thuế,
kho ngoại quan, các địa điểm thu gom hàng lẻ (CFS), cảng trung chuyển, khu chế xuất, khu
phi thuế quan)

You might also like