Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

HÀ NỘI
THÀNH VIÊN

• Phùng Đào Trí Uy • Phan Huy Hoàng


• Nguyễn Quốc Minh Đức • Nguyễn Tiến Anh
• Nguyễn Lê Phong • Nguyễn Hải Yến
• Nguyễn Vũ Khôi Nguyên • Đỗ Nguyễn Minh Anh
• Đinh Đức Minh • Đỗ Ngọc Minh Châu
I, Đặc điểm vị trí

• Nằm ở trung tâm của ĐBSH.


• giáp 8 tỉnh: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hoà Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng
Yên, Phú Thọ
• S: 3344,7 km2
• Ý nghĩa:
+ Là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước.
+ Thuận lợi cho giao lưu trao đổi kinh tế, văn hóa với các vùng và các nước trong khu vực.
+ Thu hút nguồn lao động từ các tỉnh lân cận và vốn đầu tư nước ngoài mạnh mẽ.
II, Điều kiện tự nhiên
1) Địa hình

• Dạng địa hình: đồng bằng, đồi núi.


• Độ cao trung bình từ 5 - 20m so với mặt nước biển.
ÞẢnh hưởng:
+ Đồng bằng: thuận lợi cho xây dựng mặt bằng, phát triển kinh tế xã hội ->dân số tập trung
với mật độ cao, nền kinh tế xã hội phát triển nhanh
+ Đồi núi: kém thuận lợi cho dân cư sinh sống và phát triển kinh tế -> mật độ thưa và kinh
tế kém phát triển hơn.
II, Điều kiện tự nhiên
2) Thổ nhưỡng

• Các loại thổ nhưỡng:


      + Đất phù sa trong đê
      + Đất phù sa ngoài đê
      + Đất bạc màu
      + Đất đồi núi
II, Điều kiện tự nhiên
2) Thổ nhưỡng

• Đặc điếm của thổ nhưỡng.


     + Phù sa: ít chua đến trung tính, độ pH từ 6-7, hàm lượng mùn, chất dinh dưỡng khá
phong phú, thích hợp với nhiều loại cây trồng.
      + Bạc màu: chua, nghèo dinh dưỡng, không kết cấu, thành phần cơ giới nhẹ, rời rạc khi
khô hạn, kết dính khi ngập nước, cho năng suất cây trồng thấp.
      + Đồi núi tầng đất: mỏng, nhiều nơi trơ sỏi sạn, tầng mùn như không còn, đất chua, độ
pH thường dưới 4, nghèo chất dinh dưỡng.
II, Điều kiện tự nhiên
2) Thổ nhưỡng

• Phân bô thổ nhưỡng.


     + Đất phù sa ngoài đê bồi đắp thường xuyên trên các bãi bồi ven sông, hoặc các bãi giữa sông.
     + Đất phù sa trong đê do có hệ thống đê nên không được các sông bồi đắp thường xuyên.
     + Nhóm đất bạc màu phát triển chủ yếu trên đất phù sa cổ tập trung nhiều ở hai huyện Đông Anh
và Sóc Sơn.
     + Nhóm đất đồi núi tập trung ở huyện Sóc Sơn.
Þ Ý nghĩa:
   + Thổ nhưỡng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước.
+ Đất đồi núi phục vụ cho phát triển lâm nghiệp.
II, Điều kiện tự nhiên
3) Sông ngòi

• Có 7 sông chảy qua Hà Nội: sông Hồng, sông Đuống, sông Đà, sông Nhuệ, sông Cầu, sông Đáy,
sông Cà Lồ.
• Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài tới 163km (chiếm 1/3 chiều dài của con sông này chảy
qua lãnh thổ Việt Nam).
• Ngoài ra còn sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu chảy trong nội đô.
• Hà Nội còn có hệ thống hồ đầm dày đặc (trên 100 hồ lớn nhỏ).
=> Ý nghĩa:
+ Nguồn nước dùng trong sinh hoạt và hệ thống thủy lợi, giao thông truyền thống.
+ Yếu tố địa lý để phân bố dân cư ở Hà Nội.
II, Điều kiện tự nhiên
4) Khí hậu

• Tiêu biểu với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.


• Mùa hè nóng, mùa đông lạnh và ít mưa, có sự thay đổi và khác biệt giữa hai mùa nóng
lạnh.
• Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, kèm thêm mưa nhiều, nhiệt độ trung bình là
28,1 độ C.
• Mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3, nhiệt độ trung bình là 18,6 độ C.
• Có hai tháng chuyển tiếp là tháng 4 và tháng 10 và đủ bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông.
Cảm ơn vì đã theo dõi bài thuyết trình!

You might also like