Mr. Quang - Xác Định Fs ở VN - Cập Nhật Moi

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 45

Nghiên cứu, khảo sát và đề xuất ban đầu về

định mức chi phí tái chế Fs cho sản phẩm,


bao bì

Nguyễn Đức Quảng, Đinh Quang Hưng, Hà Vĩnh Hưng


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
NỘI DUNG CHÍNH

1. Giới thiệu chung


2. Nghiên cứu xây dựng định mức chi phí tái chế
3. Kết quả khảo sát và đề xuất ban đầu đối với định mức chi phí tái chế
4. Kết luận
1. GIỚI THIỆU CHUNG

Luật Bảo vệ Môi trường 2020, Điều 54. Trách nhiệm tái chế của tổ chức, cá nhân sản
xuất, nhập khẩu quy định:
 4. Việc đóng góp, sử dụng đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì quy định tại điểm b
khoản 2 Điều này phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Mức đóng góp tài chính và mức kinh phí hỗ trợ tái chế được xác định theo khối lượng hoặc đơn
vị sản phẩm, bao bì;
b) Đóng góp tài chính được sử dụng để hỗ trợ cho hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì quy định tại
khoản 1 Điều này;
c) Việc tiếp nhận, sử dụng đóng góp tài chính phải công khai, minh bạch, đúng mục đích theo quy
định của pháp luật.
1. GIỚI THIỆU CHUNG

Nghị định 08/2022/NĐ-CP, Điều 81. Đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ Môi trường
Việt Nam quy định:
1. Đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam của từng loại sản phẩm, bao bì
(F) được xác định theo công thức: F = R x V x Fs, trong đó:
Fs là định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì,
bao gồm chi phí phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế sản phẩm, bao bì và chi phí quản lý
hành chính hỗ trợ thực hiện trách nhiệm tái chế của nhà sản xuất, nhập khẩu (đơn vị tính:
đồng/kg).
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Fs cho từng sản phẩm,
bao bì và điều chỉnh Fs theo chu kỳ 03 năm một lần.
=> Yêu cầu phải ban hành danh mục Fs cho các sản phẩm trong phụ lục XXII, Nghị định
08/2022/NĐ-CP trước thời điểm 1/1/2024.
DÒNG CHẤT THẢI SINH HOẠT CÓ THỂ TÁI CHẾ TẠI VIỆT NAM
DÒNG CHẤT THẢI SINH HOẠT CÓ THỂ TÁI CHẾ TẠI VIỆT NAM

Dòng phế liệu hiện nay đang được


kiểm soát chủ yếu bởi mạng lưới thu
gom tư nhân
Các phế liệu nội địa chủ yếu chảy về
các nhà tái chế tư nhân vừa và nhỏ, và
mới chỉ tập trung vào một số loại
nguyên liệu phổ biến như kim loại (sắt,
đồng, nhôm, chì), giấy và nhựa các loại
và sản phẩm chủ yếu là nguyên liệu
thô cho các ngành sản xuất và các sản
phẩm có chất lượng không cao.

Nguồn: INEST, VEA và sưu tầm trên internet


DÒNG CHẤT THẢI TẠI VIỆT NAM

Các cơ sở tái chế chính quy ở Việt Nam


phụ thuộc nhiều vào nguồn phế liệu nhập
ngoại, do có mức cung lớn và ổn định,
thành phần và chất lượng đảm bảo cho
quá trình tái chế, có các giải pháp bảo vệ
môi trường được thẩm định.
Thực tế nhập khẩu phế liệu nhựa đã tăng
từ 1,14 triệu tấn năm 2016 lên 2,3 triệu
tấn năm 2019. Lượng thép phế liệu nhập
khẩu thực tế tăng từ 2,92 triệu tấn năm
2015 lên 5,697 triệu tấn năm 2019. Con
số này với ngành giấy là 1.12 triệu tấn
năm 2016 và 2.73 triệu tấn năm 2019.
HIỆN TRẠNG THU GOM VÀ TÁI CHẾ SẢN PHẨM, BAO BÌ

Hệ thống thu gom tư nhân hiệu quả, hiệu lực, bao phủ rộng, có kinh nghiệm, cung cấp phế
liệu ở các mức độ khác nhau cho các nhà tái chế khác nhau (mức độ phân loại, sơ chế thấp)
=> nên được hợp pháp hóa và hỗ trợ nhằm duy trì và phát triển hoạt động.
Đa phần các sản phẩm, bao bì trong phụ lục XXII Nghị định 08/2022/NĐ-CP đều đã và
đang được thu gom, tái chế tại Việt Nam (trừ một số loại sản phẩm khó tái chế hoặc tái chế
hiệu quả thấp, như đèn huỳnh quang, pin) cả ở khu vực phi chính quy và khu vực chính quy,
trong đó, khu vực phi chính quy chiếm ưu thế.
Có một số công nghệ tái chế tiên tiến với các sản phẩm thải đặc thù đã được đầu tư, lắp
đặt và đăng ký hoạt động, tuy nhiên chưa có đầu vào từ dòng chất thải rắn sinh hoạt mà
chủ yếu là dòng chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại, ví dụ như tái chế chất thải điện
tử, pin thải.
=>Trừ một số sản phẩm đặc thù, năng lực tái chế của Việt Nam có thể đáp ứng lượng thải nội
địa, với điều kiện có hệ thống phân loại tại nguồn và sơ chế phế liệu.
2. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TÁI CHẾ

Nhìn chung, có 2 cách tiếp cận chính trong xác định đinh mức chi phí tái chế:
 Xác định chi phí tái chế cơ bản
 Xác định chi phí tái chế nâng cao thông qua đặc tính sản phẩm thải.
Xác định chi phí tái chế cơ bản, thường bao gồm các chi phí thu gom, vận chuyển (logistic)
và tái chế một loại vật liệu (áp dụng đồng loạt và thường ở giai đoạn khởi đầu).
Xác định chi phí tái chế nâng cao thông qua đặc tính sản phẩm: (1) thông qua khối lượng
sản phẩm, (2) vật liệu của sản phẩm, và (3) khả năng tái chế của sản phẩm. Cách tính này áp
dụng cho từng loại sản phẩm.
2. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TÁI CHẾ

Về mặt nguyên tắc, chi phí tái chế cơ bản bao gồm toàn bộ chi phí thu gom, vận chuyển,
phân loại và tái chế (Monier, et al., 2014). Cách tính này thống nhất ở đa phần các quốc gia
(OECD, Đài loan, EU), tuy nhiên có thể có sự khác biệt trong cách tính tỷ lệ chi phí tương
ứng với thực tế quản lý. Chi phí này có thể không phản ánh chi phí tái chế thực tế
(Anurodh et.al, 2021).
Tại một số quốc gia, chỉ áp dụng cách tính này với các sản phẩm gia dụng, còn các thiết bị
chuyên dụng thì chưa được quy định, hoặc chỉ phải trả chi phí hành chính của hệ thống nói
chung (Bỉ, Recupel 2019)
Nhìn chung, các thành phần của chi phí tái chế cơ bản ít khi được quy định ở cấp độ khung
chính sách quốc gia mà phụ thuộc chủ yếu vào các PROs.
2. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TÁI CHẾ

Chi phí thu gom: thường được xác định theo mô hình quản lý chất thải và tách biệt với hệ
thống vận chuyển tái chế. Tại hầu hết các quốc gia phát triển, việc phân loại và thu gom từ
hộ gia đình, công sở hoặc doanh nghiệp đều được luật hóa là trách nhiệm của chủ nguồn
thải, còn việc thiết lập điểm/hệ thống thu gom thuộc các cơ quan quản lý địa phươngvà do
vậy, phụ thuộc vào thỏa thuận giữa các cơ quan này với PROs (Italia, Julian Ahlers et.al.,
2021, Bỉ, Recupel, 2019, Tây Ban Nha~36.5%, Ecoembes, 2021, Thụy Sĩ ~ 13%, INOBAT,
2021).
Chi phí vận chuyển: thông thường được xác định từ điểm thu gom đến cơ sở tái chế (Italia,
Croci et al. 2018).
2. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TÁI CHẾ

Chi phí tái chế: gồm các chi phí nhà tái chế phải chi trả đối với một khối lượng quy định sản
phẩm tái chế. Tại các quốc gia phát triển, chi phí này phụ thuộc nhiều vào giá thành vật liệu
tái chế đầu ra (Italia, Julian Ahlers et.al., 2021, Tây Ban Nha ~53% với CTĐT, Ecoembes,
2021, Thụy Sĩ, 71% với pin, INOBAT, 2021)
Chi phí xử lý an toàn chất thải phát sinh: (EU, Đài Loan)
Chi phí khác: chủ yếu là chi phí quản lý, hoạt động và chi phí truyền thông của các PRO
(Italia: 10-12% tổng chi phí tái chế, Personal Communication 2021, Bỉ: 7.4%, Recupel,
2020, Tây Ban Nha ~ 2%, Thụy Sĩ, chi phí quản lý ~5%, chi phí truyền thông tối đa 25%,
INOBAT, 2021)
2. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TÁI CHẾ

Các chi phí tái chế nâng cao tại các mô hình trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất
được xác định tùy thuộc vào quy định tại mỗi quốc gia:
• Tại Pháp, các chai thủy tinh có nắp phi từ tính (không phải là kim loại) bị tăng 10% chi phí EPR,
các bao bì đa lớp/đa vật liệu bị tính thêm 50% phí EPR và trong trường hợp sản phẩm làm từ
vật liệu không tái chế được hoặc chai PET màu đục với trên 4% chất độn sẽ được áp phí gia
tăng đến 100% (Frithjof et.al, 2021). Chi phí EPR của nhà sản xuất đối với chai PET không màu
là 200 EUR/tấn, trong khi với chai PET có màu là 470 EUR/tấn.
• Tiêu chí xem xét đến sự có mặt của các chất nguy hại được áp dụng cho chất thải điện tử và
bao bì tại Pháp.
• Tiêu chí xem xét đến tỷ lệ vật liệu có thể tái chế trong sản phẩm được áp dụng cho bao bì tại
Pháp, Đức, nhóm hàng bao bì giấy, giấy than, dệt may và da giày tại Pháp.
=> Càng dễ thu gom, vận chuyển và tái chế thì đinh mức chi phí tái chế càng thấp
2. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TÁI CHẾ

Đơn vị: PET HPDE LDPE PP PS PVC Hạt nhựa tái sinh
EUR/tấn
Chi phí tái chế 400 450 500 450 500 400 450

Deloitte 2016. Increased EU Plastics Recycling Targets:


Environmental, Economic and Social Impact Assessment Final
Report

  Thu gom Tiền xử lí Vận chuyển Tái chế Thu hồi năng lượng Chôn lấp
Chi phí 151 185 7,5 446 74 73
(EUR/tấn)  
TỔNG       936,5    
2. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TÁI CHẾ

Ví dụ ở Đài Loan:
Cách tính chi phí tái chế lúc khởi động chương trình EPR, 1998:
R = C × W × α × (1 + p)/S
Trong đó:
R: phí tái chế ($/đơn vị sản phẩm)
C: chi phí thu gom và xử lý trên mỗi sản phẩm ($/đơn vị sản phẩm) (~Fs)
W: số lượng thải bỏ (sản phẩm)
α: Tỷ lệ thu gom mục tiêu (%)
p: tỷ lệ chi phí quản lý trên chi phí vận hành tái chế (%)
S: số lượng sản phẩm dự kiến đưa ra thị trường hàng năm (sản phẩm)
2. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TÁI CHẾ

Điều chỉnh cách tính chi phí tái chế năm 2001:
R = [C × α + E × (1 - α) ± F] × β
Trong đó:
E: chi phí môi trường trung bình cho các sản phẩm thải không được tái chế ($/sản phẩm)
F: khấu hao số dư quỹ ($)
β: tỷ lệ giữa số sản phẩm được bán ra và số sản phẩm được thải bỏ, hoặc W/S (%)
2. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TÁI CHẾ

Công thức tính chi phí tái chế năm 2005:


R = [C×W×α + E1×W× α1 + E2×W×α2 + L − F]/S
Trong đó:
α1: Tỷ lệ ước tính của số lượng sản phẩm thải bỏ không được thu gom tái chế, nhưng
được thu gom xử lý theo quy định (chôn lấp, đốt) trên lượng thải bỏ chung (%)
α2: Tỷ lệ ước tính của số lượng sản phẩm thải bỏ không được thu gom tái chế, và cũng
không được thu gom xử lý theo quy định trên lượng thải bỏ chung (%)
E1: Chi phí môi trường trung bình chi trả cho các sản phẩm thải bỏ không được thu gom
tái chế, nhưng được thu gom xử lý theo quy định (chôn lấp, đốt) ($/sản phẩm).
E2: Chi phí môi trường trung bình chi trả cho các sản phẩm không được thu gom tái chế,
và cũng không được thu gom xử lý theo quy định (tái chế phi chính thức hoặc thải bỏ không
kiểm soát) ($/sản phẩm).
2. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TÁI CHẾ

Tổng hợp về
mức đóng góp
tài chính để tái
chế một số loại
bao bì nhựa của
một số quốc gia
2. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TÁI CHẾ

Các yếu tố ảnh hưởng đến định mức chi phí tái chế:
Chi phí logistic: thu gom, vận chuyển, lưu giữ, tiền xử lý/sơ chế.
Chi phí tái chế: nguyên nhiên vật liệu, hóa chất, điện năng và nước sử dụng, khấu hao trang
thiết bị, chi phí xử lý chất thải, chi phí nhân công, quản lý, không tính chi phí quảng cáo,
phân phối sản phẩm.
Khả năng tái chế của sản phẩm
Loại vật liệu
Thành phần vật liệu (có/không chất nguy hại)
Nhu cầu thị trường của vật liệu tái chế (giá thị trường)
2. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TÁI CHẾ

Quan điểm:
Xác định định mức chi phí tái chế thông qua loại sản phẩm, bao bì được liệt kê
trong phụ lục XXII, Nghị định 08/2022/NĐ-CP chứ không xác định theo loại vật
liệu được tái chế. Liệu nên xem xét để chi tiết hóa cho các loại?
ÞHai tiếp cận: (1) Xác định Fs thông qua chi phí tái chế cơ bản của vật liệu, và (2),
xác định Fs thông qua chi phí tái chế cơ bản và các hệ số điều chỉnh liên quan đến
hiện trạng thu gom và hiệu quả tái chế. Liệu có nên xem xét đến cách tính khác không
qua chi phí tái chế không, ví dụ giá thành vật liệu tái chế?
Tại thời điểm hiện tại, Fs là chi phí tái chế cơ bản dựa trên điều kiện hiện có tại Việt
Nam (tiếp cận 1). Liệu có nên áp dụng ngay tiếp cận 2?
2. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TÁI CHẾ

Xác định định mức chi phí tái chế trên cơ sở chi phí tái chế cơ bản
Công thức tính:
Fs = 1.05*[(T + Cv) + R] (VNĐ/kg)
Trong đó:
T: chi phí thu gom, được tính theo giá bán của các đại lý/công ty mua bán phế liệu đến đơn vị tái
chế (thay đổi theo loại, chất lượng phế liệu, nhà cung cấp, khoảng cách địa lý, v.v.)
CV: Chi phí vận chuyển, tính cho các loại vật liệu, từ đại lý/công ty phế liệu đến cơ sở tái chế
(thường được ẩn trong T, phụ thuộc vào mức độ tiền xử lý, ép, nén kiện).
R: chi phí của hoạt động tái chế, bao gồm chi phí nhân công, thiết bị, tiêu hao năng lượng, nguyên
nhiên liệu, hóa chất, nước, chi phí quản lý, chi phí môi trường (thay đổi theo công nghệ, trình độ công
nghệ, vị trí địa lý và đặc thù hoạt động sản xuất). Chi phí này thường chỉ được ước tính.
1.05: Chi phí quản lý hành chính hỗ trợ hoạt động tái chế.
2. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TÁI CHẾ

Chi phí tái chế R có thể được tính cụ thể trên cơ sở khảo sát như sau:
R = N + H + W + M + D + T + L + Q (VND/kg sản phẩm, bao bì)
Trong đó:
N: chi phí nguyên liệu khác, nếu có, trên 1 kg sản phẩm, bao bì đầu vào
H: chi phí hóa chất phục vụ hoạt động tái chế
W: Chi phí nước sản xuất trên mỗi kg sản phẩm, bao bì
M: Chi phí môi trường trên mỗi kg sản phẩm, bao bì (thuê xử lý CTR, xử lý nước thải, khí thải)
D: Chi phí điện sản xuất trên mỗi kg sản phẩm, bao bì
T: Chi phí khấu hao trang thiết bị (sửa, thay linh kiện?)
L: Chi phí nhân công
Q: Chi phí quản lý
TRƯỜNG HỢP SẢN XUẤT HẠT NHỰA TÁI SINH VÀ SẢN PHẨM KHÁC
TT Nguyên Định mức Ghi chú Phế liệu nhựa
liệu/phụ liệu
1. Sản xuất hạn nhựa tái sinh

1.1 Nhựa phế liệu 1,11 tấn/tấn hạt nhựa tái Phế liệu nhập khẩu: Phân loại, làm sạch Bụi
sinh 78,21%
Phế liệu mua trong
nước: 21,79%
Nước Máy nghiền Chất thải rắn, tiếng ồn
2.Túi nilong màng mỏng
2.1 Hạt nhựa tái sinh 1,1 tấn/tấn sản phẩm
2.2 Bột màu 0,0098 tấn/tấn sản phẩm
3. Bao bì nhựa Bể rửa Nước thải, CTR
3.1Hạt nhựa tái sinh 1,11 tấn/tấn sản phẩm
3.2Bột màu 14,749 kg/tấn sản phẩm
3.3Mực in 0,129 kg/tấn sản phẩm Tiếng ồn, nhiệt độ, mùi
Máy đùn nhựa nhựa
Phụ liệu, điện, nước
Dầu mỡ bôi trơn 990 kg/tháng
Cloramin B Xử lý nước thải
42 kg/tháng Nước Máng làm mát Nước làm mát
PAC 38 kg/tháng
Dinh dưỡng 15,5 kg/tháng
Xử lý khí thải Máy cắt hạt Chất thải rắn, tiếng ồn
Than hoạt tính 22 kg/tháng
Chung cho các dây
Điện 21.885 kWh/tháng chuyền
Nước 255 /tháng Hạt nhựa thành phẩm
2. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TÁI CHẾ

Ưu điểm:
Tính đúng, tính đủ chi phí liên quan đến hoạt động tái chế (Cần bổ sung chi phí hợp lý, hợp lệ
không?)
Nhược điểm:
Công thức với càng nhiều biến số thì càng khó xác định chi tiết.
Chưa xem xét đến quyền sở hữu giá trị vật liệu tái chế. Nếu không xem xét đến thì nhà sản
xuất đang gánh chịu chi phí lớn.
2. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TÁI CHẾ

Phụ lục XXII, Nghị định


08/2022/NĐ-CP
2. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TÁI CHẾ

Một số vấn đề:


Các chi phí sản xuất khó được ước tính riêng vì nhiều trường hợp đơn vị tái chế kết hợp
sản xuất => giảm chi phí hơn so với chỉ tái chế đơn thuần, ví dụ hạt nhựa).
Khó xác định chi phí sản xuất thực tế thông qua định mức được điều tra, khảo sát.
Các biến đầu vào, đặc biệt là giá mua phế liệu dao động lớn ảnh hưởng đến Fs, trong khi
chưa có quy định về sản phẩm đầu ra (Liệu có nên ban hành tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
tái chế ngay?).
Chưa xem xét đến hiệu quả thu gom và tái chế thực tế. Điều này dẫn đến các sản phẩm
đang được tái chế hiệu quả lại có Fs tương tự sản phẩm ít được tái chế hoặc không được
tái chế có hiệu quả.
=>Chỉ ước tính ở mức độ trung bình, và có thể ảnh hưởng đến mức độ tham gia của các
doanh nghiệp trong hệ thống
2. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TÁI CHẾ

Xác định định mức chi phí tái chế trên cơ sở chi phí tái chế cơ bản và hệ số điều
chỉnh (hệ thống thu gom và hoạt động tái chế)
Công thức tính đề xuất:
Fs = 1.05*(a*(T + CV) + b*R) (VND/kg sản phẩm, bao bì)
Trong đó:
T: chi phí thu gom, CV: Chi phí vận chuyển
a: hệ số xem xét đến việc hỗ trợ hoạt động làm sạch, phân loại và tiền xử lý phế liệu của
hệ thống thu gom.
b: hệ số xem xét đến việc hiệu quả hoạt động tái chế.
R: chi phí tái chế
2. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TÁI CHẾ

a có giá trị 0,2 tương ứng với hệ thống thu gom đã có hoạt động sơ chế, làm sạch và phân
loại phế liệu (sẵn có, ví dụ như chai PET), a có giá trị 0,5, tương ứng với hệ thống thu gom
đã có hoạt động thu gom, nhưng các hoạt động sơ chế và phân loại được tiến hành sơ bộ
không hiệu quả và a=1 với các sản phẩm không được sơ chế, làm sạch.
Đối với các sản phẩm được tái chế có hiệu quả, b có giá trị = lợi nhuận kỳ vọng của nhà tái
chế với sản phẩm tái chế/tổng giá bán sản phẩm tái chế (0.05-0.25, trong trường hợp tái
chế nhựa).
Đối với các sản phẩm chưa được tái chế có hiệu quả, b = 1
2. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TÁI CHẾ

Ưu điểm:
Tính đúng, tính đủ chi phí
Xem xét đến mức độ tái chế và hoạt động thu gom
Nhược điểm:
Vẫn phải tính chi phí tái chế cơ bản, và từ đó các nhược điểm của cách tính này vẫn còn tồn
tại
2. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TÁI CHẾ

Trường hợp bỏ qua chi phí cơ bản, áp dụng theo giá thị trường????
Công thức tính đề xuất, đối với sản phẩm, bao bì:
Fs = 1.05*S*(1-K)*c (VND/kg sản phẩm, bao bì)
Trong đó:
S = [Ʃ(Pi/ßi)] (VND/kg sản phẩm, bao bì) doanh thu từ sản phẩm tái chế
Pi: Giá bán 1 kg vật liệu tái chế thứ i trong sản phẩm, bao bì trên thị trường
ß: Tỷ lệ vật liệu tái chế thứ i/khối lượng sản phẩm, bao bì thải
K: Lợi nhuận quy định đối với sản phẩm, bao bì trên doanh thu từ sản phẩm tái chế.
c: hệ số xem xét hiệu quả tái chế, c=1 với sản phẩm, bao bì chưa được tái chế, c=0.5 với sản
phẩm, bao bì đang được tái chế nhưng hiệu quả thấp, c=0.2 với sản phẩm, bao bì được tái chế hiệu
quả
2. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TÁI CHẾ

Ưu điểm:
Xem xét đến khả năng tái chế của sản phẩm, bao bì.
Cập nhật nhanh chóng (năm) theo giá thị trường của sản phẩm tái chế
Ít biến số cần tính toán, trong đó bỏ qua được chi phí thu gom, vận chuyển, tiền xử lý.
Phù hợp với phương thức báo giá đấu thầu
Nhược điểm:
Cần có sự thống nhất giữa nhà tái chế, nhà sản xuất.
Cần có sự cập nhật giá cả thị trường theo giai đoạn ngắn.
3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TÁI CHẾ

- Điều tra chi tiết tại một số doanh nghiệp tái chế nhựa tại Việt Nam nhằm xác
định định mức tiêu hao nguyên nhiên liệu, hóa chất của các công nghệ tái chế
chất thải nhựa được lựa chọn.
- Xác định các chi phí biên và chi phí khác, nếu có.

 Nguyên liệu nhiên liệu, hóa chất, công nghệ


sản xuất
 Thiết bị sản xuất, thiết bị công nghệ chung
Doanh nghiệp
 Sản phẩm, thị trường
 Phạm vi khảo sát: 3 miền (Bắc, Trung, Nam)  Hoạt động bảo vệ môi trường

 Đối tượng: các doanh nghiệp vừa và nhỏ  Chi phí sản xuất khác (nhân công, quản lý)
3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TÁI CHẾ

Hình thức khảo sát


 Lựa chọn ngẫu nhiên: 45 doanh nghiệp
 18 doanh nghiệp chấp nhận chia sẻ thông tin cả trực tiếp và gián tiếp
- Miền Bắc: 13 doanh nghiệp (72,3 %);
- Miền Trung: 2 doanh nghiệp (11,1 %);
- Miền Nam: 3 doanh nghiệp (16,7%).
3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TÁI CHẾ
3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TÁI CHẾ

(1) Đặc điểm nguyên liệu sử dụng

Nguồn phế liệu nhựa Số lượng Tỷ lệ %


doanh nghiệp

Nhựa phế liệu trong


nước 13 72,22

Nhựa phế liệu trong


nước + nhập khẩu 3 16,67

Nhựa phế liệu nhập khẩu 2 11,11


là chính
Tổng số 18 100
3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TÁI CHẾ

(2) Loại doanh nghiệp


Số lượng doanh
Loại sản phẩm Tỷ lệ %
nghiệp
Sản xuất hạt nhựa tái sinh
6 33,3
Sản xuất sản phẩm từ nhựa phế
liệu 4 22,2

Sản xuất sản phẩm từ nhựa phế


liệu và nhựa nguyên sinh
4 22,2
Dịch vụ thu gom xử lý (chất thải
sinh hoạt, chất thải công nghiệp) 4 22,2
Tổng số 18 100
3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TÁI CHẾ

(3) Chi phí sản xuất


 Chi phí nguyên liệu
 Chi phí nguyên liệu phụ
 Chi phí hóa chất
 Chi phí nước
 Chi phí môi trường
 Chi phí điện
 Chi phí khấu hao trang thiết bị
 Chi phí nhân công
 Chi phí quản lý
3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TÁI CHẾ

(3) Chi phí sản xuất


Hạng mục Tỷ lệ %
Lợi nhuận + Thuế 36,691
Chi phí nguyên liệu 56,0
Chi phí hóa chất 0,001
Chi phí nước 0,0002
Chi phí điện 0,128
Chi phí môi trường 0,100
Chi phí nguyên liệu phụ 5,600
Chi phí khấu hao thiết bị 0,056
Chi phí nhân công 1,356
Chi phí quản lý 0,068
3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TÁI CHẾ

Sản xuất hạt nhựa Sản xuất hạt nhựa tái Sản xuất hạt nhựa Sản xuất hạt nhựa tái
tái sinh 1 sinh 2 tái sinh 3 sinh 4
Đầu tư thiết 6.860 15.300 6.500 12.500
bị, triệu
Công suất 60.000 66.000 900 1.000
thiết kế ,
tấn/năm
Loại nhựa PE, PS, TPU, POM, PE, PS, ABS, PA. PC, PP PE
nguyên liệu PP, PC, PET, ABS HIPS, PP, PPS, PET,
PMMA, PBT
Nhựa phế 26.967 13.565 900 1.000
liệu,tấn
3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TÁI CHẾ

Định mức chi phí tái chế Fs Sản xuất hạt nhựa Sản xuất hạt Sản xuất hạt Sản xuất hạt
tái sinh 1 nhựa tái sinh 2 nhựa tái sinh 3 nhựa tái sinh 4
Chi phí phế liệu T 13.324,12 25.000,00 15.000 19.000
Chi phí tái chế R 2.235,09 1.583,63 2.630,88 2.788,50
Chi phí nguyên liệu khác N, VNĐ/kg 1,28 81,09 25,20 27,50
Chi phí hóa chất tái chế H, VNĐ/kg 0,00 0,00
Chi phí nước W, VNĐ/kg 32,14 480,35 252,00 275,00
Chi phí môi trường M, VNĐ/kg 7,32 12,25 10,08 11,00
Chi phí điện D, VNĐ/kg 415,38 92,35 378,00 330,00
Chi phí khấu hao T, VNĐ/kg 12,72 56,39 0,00 0,00
Chi phí quản lý Q, VNĐ/kg 26,70 122,37 756,00 825,00
Nhân công L, VND/kg 213,59 122,37 252,00 275,00
Thuế VND/kg 25,96 48,80 252,00 275,00
Chi khác VND/kg 1.250,00 405,45 579,60 632,50
Nhà xưởng VND/kg 250,00 162,18 126,00 13
Định mức tái chế VNĐ/kg 16.337,17 27.912,81 18.677,93 22.877,93
3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TÁI CHẾ

STT A.3. Bao bì nhựa Chi phí sản Giá phế liệu Chi phí sản xuất và chi phí Công nghệ tái chế
xuất (VNĐ/kg) (VNĐ/kg) mua phế liệu (VNĐ/kg)
1A.3.1. Bao bì PET cứng 1600-2300 13000-250000 17000-28000 Xay nghiền – Rửa (khô/ướt) -
Tạo hạt
2A.3.2. Bao bì HDPE, PP: 2600 3000-5000, PP 19000 Xay nghiền – Rửa (khô/ướt) -
LDPE, PP, PS cứng PP: 16000 Tạo hạt
3A.3.3. Bao bì EPS cứng 1900-2800 10000-25000 12000-27000 Xay nghiền – Rửa (khô/ướt) -
Tạo hạt
4A.3.4. Bao bì PVC cứng 2000-2200 3000-25000 5500-27000 Xay nghiền – Rửa (khô/ướt) -
Tạo hạt
5A.3.5. Bao bì cứng khác PE 2800 3000-17000 PE 23000 Xay nghiền – Rửa (khô/ướt) -
Tạo hạt
6A.3.6. Bao bì đơn vật 1600-2000 4000-17000 6000-19000 Xay nghiền – Tạo hạt
liệu mềm Xay nghiền – Ép nhiệt tạo sản
phẩm
7A.3.7. Bao bì đa vật liệu 2300-2800 ???? ???? Xay nghiền – Phân tách - Tạo
hạt
3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TÁI CHẾ

  Loại nguyên liệu


Hạt nhựa phế
  PP PE ABS PC POM
Giá hạt nhựa tái sinh, nghìn đồng 15-18 15-23 35-40 55-60 40-50
Chi phí mua nguyên liệu , % 30-40 30-40 30-40 30-40 30-40
Chi phí điện, 10-15% 10-15% 10-15% 10-15% 10-15%
Chi phí hóa chất -  -  -  -  - 
Chi phí khác 3% 3% 3% 3% 3%
Khấu hao thiết bị 5% 5% 5% 5% 5%
Thuế 10% 10% 10% 10% 10%
Chi phí trả công lao động 10% 10% 10% 10% 10%
Chi phí vận chuyển mua nguyên vât liệu 40% 40% 40% 40% 40%
Chi phí vận chuyển bán sản phẩm 1-2% 1-2% 1-2% 1-2% 1-2%
Chi phí thuê nhà xưởng 10% 10% 10% 10% 10%
Lợi nhuận trung bình 10 - 15%
Lợi nhuận thấp nhất có thể chấp nhập được 3 - 5%
NHẬN XÉT

Chi phí dao động rất lớn giữa các đơn vị tái chế (lớn, nhỏ, nông thôn, thành thị, công nghệ
tiên tiến, trung bình, thiết bị công suất lớn, chất lượng sản phẩm đầu vào, hệ thống rửa và
loại sản phẩm đầu ra cung cấp cho thị trường quen thuộc) và theo thời gian.
Hoạt động nghiền và nhiệt độ tái chế các sản phẩm nhựa là khác nhau, dẫn đến chi phí điện
khác nhau trong dải 15-40%.
Phụ gia sử dụng đáp ứng yêu cầu sản phẩm là khác nhau, như chất độn (bột đá), copolymer,
phụ gia kháng UV (thông thường là không).
Đối với các doanh nghiệp có dây chuyền sản xuất sản phẩm nhựa, tương đối khó ước tính
chi phí dành riêng cho sản xuất hạt nhựa (trước khi đưa vào sản xuất sản phẩm).
Khó xác định mức độ trung bình (công nghệ, sản phẩm), vì ngoài giá cả, còn cần xem xét
đến tỷ lệ các đơn vị tái chế áp dụng mức độ tái chế nào.
=> Chi phí tái chế dao động khá lớn phụ thuộc chủ yếu vào giá mua phế liệu.
4. KẾT LUẬN

Định mức chi phí tái chế được xây dựng cơ bản trên nền tảng tính chi phí EPR của nhà sản
xuất trong hệ thống EPR tại nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng chỉ tập trung vào chi phí tái
chế cơ bản.
Hai tiếp cận xây dựng định mức chi phí tái chế được trình bày: (1) dựa trên chi phí tái chế
cơ bản và (2) dựa trên các hệ số điều chỉnh đối với hệ thống thu gom và mức độ hiệu quả
tái chế.
Các khảo sát tại một số cơ sở tái chế nhựa cho thấy sự sai khác trong cùng cách tính, do
liên quan đến nhiều biến số như giá thu mua phế liệu, công nghệ sơ chế, phụ gia sử dụng,
loại chất lượng sản phẩm đầu ra.
Tiếp cận thứ ba được đưa ra trên cơ sở khảo sát thực tế, dựa trên doanh thu từ việc bán
sản phẩm, vật liệu tái chế, có đưa các hệ số xem xét đến mức độ hiệu quả của hệ thống thu
gom đã được đề xuất, trên cơ sở xác định giá thành thu gom, chi phí vận chuyển và chi phí
tái chế của sản phẩm, bao bì thải bỏ thực tế tại Việt Nam.
XIN CẢM ƠN!

You might also like