Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 26

Tuần 9

- Đoản ngữ tiếng Việt


- Câu tiếng Việt
Bài 1: Xác định các danh ngữ và trung tâm danh ngữ có trong đoạn
thơ sau:

Ôi những cánh đồng quê chảy máu


Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu

Từ những năm đau thương chiến đấu


Đã ngời lên nét mặt quê hương
Từ gốc lúa bờ tre hiền hậu
Đã bật lên những tiếng căm hờn.
Nguyễn Đình Thi
• Những cánh đồng quê
• Dây thép gai; trời chiều
• Những đêm dài hành quân nung nấu
• Mắt người yêu
• Những năm đau thương chiến đấu
• Nét mặt quê hương
• Gốc lúc; bờ tre hiền hậu
• Những tiếng căm hờn
Bài 2: Xác định các danh ngữ, động ngữ (và trung tâm của danh
ngữ, động ngữ đó) trong đoạn thơ sau:

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ


Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn, ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa

Bằng Việt
- Mấy chục năm (danh ngữ)
- Đến tận bây giờ (động ngữ)
- Vẫn giữ thói quen dậy sớm (động ngữ)
+ thói quen dậy sớm (danh ngữ)
+ dậy sớm (động ngữ)
- Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm (động ngữ)
+ bếp lửa ấp iu nồng đượm (danh ngữ)
- Nhóm niềm yêu thương khoai sắn, ngọt bùi (động ngữ)
+ khoai sắn ngọt bùi (danh ngữ)
- Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui (động ngữ)
+ gạo mới (danh ngữ)
+ sẻ chung vui (động ngữ)
- Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ (động ngữ)
+ tâm tình tuổi nhỏ (danh ngữ)
CÂU

1 Định nghĩa

2 Phân loại
1. Định nghĩa
- Về mặt hình thức: có cấu tạo ngữ pháp tự lập và có ngữ điệu kết
thúc.
- Về mặt nội dung: mang một tư tưởng tương đối trọn vẹn có
kèm thái độ của người nói hoặc chỉ biểu thị thái độ của người
nói.
- Về mặt chức năng: giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư
tưởng, tình cảm với tư cách là đơn vị thông báo nhỏ nhất.
2. Các thành phần câu

Thành phần câu


Thành phần Thành phần phụ
nòng cốt
- Chủ ngữ - Trạng ngữ
- Vị ngữ - Đề ngữ
- Phụ chú ngữ
- Tình thái ngữ
- Chuyển tiếp ngữ
- Định ngữ
- Bổ ngữ
Chủ ngữ
Vị ngữ
Các thành phần phụ

Nhóm sinh viên làm việc và đưa ví dụ


trước lớp
3. Phân loại

a. Phân loại theo mục đích nói


Câu tường Câu nghi vấn Câu mệnh lệnh Câu cảm thán
thuật

Hôm qua, trời Anh đã làm Các em yên Em bé xinh


mưa. xong bài tập lặng nào! quá!
chưa?
b. Phân loại theo mối quan hệ với hiện thực

Câu khẳng định Câu phủ định

Xác nhận sự có mặt của Xác nhận sự vắng mặt của sự


sự vật, sự kiện hay đặc vật, sự kiện hay đặc trưng
trưng của chúng. của chúng.

VD: Tôi muốn đi chơi. VD: Tôi không muốn đi chơi.

Đâu phải như thế!


Các phương tiện phủ định

Các phụ từ Không, chẳng, chưa…

Các tổ hợp từ Không hề, chẳng hề, làm gì có,


đời nào, không đời nào, đâu
phải, đâu có…
Các kết hợp mang ý Chẳng…đâu; có… đâu; chưa…
phủ định đâu; đã… đâu v.v

Các tổ hợp từ chứa từ Không phải, chẳng phải…


phải
Phân loại hiện tượng phủ định

1. Yếu tố phủ định làm thành - Đi chơi đi.


câu đặc biệt - Không.
2. Câu có vị ngữ bị phủ định - Tôi không tin.
3.Câu có chủ ngữ bị phủ định - Không phải tôi nói điều đó
(mà là nó).
4. Toàn bộ nòng cốt câu bị PĐ - Chẳng phải họ đến muộn
(mà ta bắt đầu hơi sớm).
5. Câu có thành phần phụ của - Nó viết không đẹp
từ và thành phần phụ của câu bị - Chẳng ở đâu người ta làm
PĐ như thế cả.
6. Hiện tượng phủ định ở câu - Trên trời không một vì
đơn đặc biệt sao.
c. Phân loại theo cấu tạo

Câu đơn Câu ghép


CĐ 2 thành phần CG đẳng lập
CĐ đặc biệt CG chính phụ
(Câu dưới bậc) CG qua lại
CG chuỗi
CG lồng
CÂU ĐƠN

 Câu đơn hai thành phần


 Định nghĩa: Là câu được làm thành từ một nhóm từ
chủ ngữ - vị ngữ tự lập.
 Ví dụ:
- Dạng tối thiểu: Mưa rơi.
- Dạng tối đa: Cuối cùng, đúng vào ngày cuối
năm, anh ấy cũng được đoàn tụ với gia đình trong
niềm vui chung của bà con chòm xóm.
Các kiểu câu đơn hai thành phần

1. Câu có từ không • VN chỉ quan hệ đồng nhất


độc lập chỉ quan hệ Vd: Anh ấy là sinh viên.
làm thành tố chính ở • VN chỉ quan hệ với vật liệu
vị ngữ Vd: Cái nồi này bằng inox.

2. Câu có vị từ làm • Câu có tính từ làm vị ngữ


vị ngữ • Câu có động từ làm vị ngữ
 Câu đơn đặc biệt

 Định nghĩa: Là một kiến trúc kín tự thân, chỉ chứa một
trung tâm cú pháp chính, không chứa hay không hàm
ẩn một trung tâm cú pháp thứ 2 có quan hệ qua lại
như chủ ngữ với vị ngữ.
 Có 2 loại câu đơn đặc biệt:
– Câu đặc biệt danh từ
VD: Mỗi ngày một cuốn sách.
– Câu đặc biệt vị từ

VD: Có trộm!
• Yếu tố phủ định làm thành câu đặc biệt

Nó lắc đầu: Em không sợ. Em làm ra tiền mà


ăn. Không đi ăn mày. Đức bảo nó: Thì tội gì mà
khổ thân. Cứ ở nhà này. – Không. – Thế thì tôi
đi với mợ. Nó sợ hãi: Không!
CÂU GHÉP
 Định nghĩa:
Là câu chứa 2 nhóm từ chủ - vị trở lên, không bao
hàm lẫn nhau, liên hệ với nhau bằng những quan hệ
ngữ pháp nhất định.

 Có 5 loại câu ghép:


– Câu ghép đẳng lập, dùng các kết từ bình đẳng
VD: Hương tưới cây, còn tôi lau nhà.
– Câu ghép chính phụ, dùng các kết từ chính phụ
VD: Vì tắc đường nên tôi bị muộn học.
– Câu ghép qua lại, dùng cặp phụ từ liên kết.
VD: Chúng ta càng nhượng bộ, thực dân Pháp càng
lấn tới.
– Câu ghép chuỗi, không dùng kết từ và cặp phụ từ
liên kết.
VD: Ông nói gà, bà nói vịt.
– Câu ghép lồng
VD: Hôm nay Quỳnh đi học đúng giờ (thật bất ngờ!)
Bài tập
Bài 1: Xác định các kiểu câu trong đoạn văn sau:
Một hôm sang nhà bếp cơ quan chơi, em thấy mẹ đang
nấu cơm. Lửa trong bếp lò rừng rực. Hơi nóng tỏa ra
hầm hập. Chảo nước sôi ùng ục. Bóng mẹ em chập
chờn. Vẫn đứng cạnh bếp lò, em thấy mẹ em đang cầm
chiếc xẻng nhỏ đảo liên tục chảo cơm sôi. Có lẽ đám hơi
nước bốc lên nghi ngút kia khiến dòng mồ hôi chảy đầm
đìa trên má mẹ em. Mẹ em không những là một cô giáo
giỏi giang, đố ai có thể giải thích được nghĩa hai chữ
đành hanh như mẹ em nào, mẹ em còn là người tốt
nhất thế gian này. Nấu cơm dẻo canh ngọt cho mọi
người là niềm vui lao động của mẹ em.
Bài 2: Xác định các kiểu câu dưới đây:
1.Một người đội mũ ca lô tiến vào quán. Anh
trật tự bến đò.
2.Một lúc sau, thằng lính gác cởi trói cho Khiêm
ra hiệu đứng dậy. À, sắp lấy cung. Khiêm
ngẩng cao đầu đi giữa những dãy nhà sàn ọp
ẹp.
3.Sáng hôm sau. Hắn thức dậy trên cái giường
của hắn.
Một ánh chớp, chân trời thấm đẫm như đồng
hun gầm lên một tiếng. Một ánh chớp thứ hai.
Đa Phúc đánh rồi! Những tảng mây đen nặng
phía chân trời ầm ù hiện lên loang loáng rồi
sôi ùng ục. Khoảng đỏ hồng le lói lan dần, đỏ
thêm, rồi bỗng tràn rộng nhanh chóng. Cháy!

You might also like