Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 73

Chương V

CẤU TRÚC VĂN HOÁ VIỆT NAM


1. VĂN HOÁ MƯU SINH

* Văn hoá mưu sinh là thành tố cơ bản nhất trong văn


hoá vật thể của các tộc người, bao gồm các nghề
nghiệp, người lao động, đối tượng lao động, công cụ
lao động, tri thức, kỹ năng và phương thức lao động,
và các sản phẩm, giá trị được tạo ra, nhằm đáp ứng
nhu cầu sinh tồn và phát triển của tộc người.

* Văn hoá mưu sinh có tương quan rất mật thiết với văn
hoá ẩm thực, văn hoá tín ngưỡng và các thành tố khác
của văn hoá tộc người.
* Đặc điểm chung trong văn hoá mưu sinh của người
Việt và nhiều tộc người thiểu số (Thái, Mường, Tày,
Nùng, Chăm, Khmer, v.v.): phát triển nông nghiệp lúa
nước như cơ sở kinh tế chính yếu, và hiện nay đang cố
gắng cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh sản
xuất nông sản hàng hoá, kết hợp với phát triển các
dịch vụ nông nghiệp.
* Ngày nay, ở Việt Nam đã có nhiều nghề nghiệp mới có
giá trị kinh tế cao được hình thành và phát triển, làm
hình thành cấu trúc văn hoá mưu sinh hiện đại: công
nghiệp - thương nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp - ngư
nghiệp - thủ công nghiệp.

* Tuy nhiên, các nghề mưu sinh truyền thống như sản
xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp vẫn
tiếp tục là nguồn sống của đại bộ phận cư dân: Do hình
thành từ rất lâu đời, những nghề mưu sinh truyền
thống ấy đã kéo theo sự thích nghi về cư trú, tổ chức
cộng đồng, tín ngưỡng, phong tục, lễ hội, v.v., hợp
thành một mô hình kinh tế - xã hội đặc trưng, một thứ
bản sắc của văn hoá Việt Nam.
* Văn hoá đo lường: liên quan mật thiết như một thành
tố của văn hoá mưu sinh. Tương ứng với truyền thống
nông nghiệp trồng lúa, trong hệ thống đo lường cổ
truyền của người Việt và các tộc người thiểu số, các
đơn vị cơ bản để đo cự ly, diện tích, dung tích và trọng
lượng là những đại lượng lấy chuẩn mực từ kích cỡ cơ
thể, sức lao động của con người, và các vật dụng dùng
đong lường lúa gạo.

* Quá trình quy chuẩn hoá đo lường: Trong thời tự chủ,


người Việt đã có các nghề thủ công, thương mãi, dịch
vụ, nên đã hình thành nhu cầu cân đo chính xác và
thống nhất, dựa trên những quy chuẩn được nhà nước
từng thời kỳ quy định. Trong thời Pháp thuộc, để thống
nhất đo lường, chính quyền thực dân đã quy đổi thống
nhất các đơn vị đo lường của dân gian.
2. VĂN HOÁ ẨM THỰC

* Văn hoá ẩm thực là một thành tố cơ bản trong văn


hoá vật thể của các tộc người, bao gồm các kiểu ẩm
thực thường nhật và ẩm thực lễ hội, các loại nguyên
liệu ẩm thực tự nhiên và sơ chế, các cách thức chế
biến, các món ăn, thức uống, các chất kích thích, đối
tượng thụ hưởng, cách thức trình bày và cách thức ăn
uống, nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, duy trì sức
khoẻ, và nhu cầu hưởng thụ của con người.

* Văn hoá ẩm thực có tương quan rất mật thiết với văn
hoá mưu sinh, văn hoá tín ngưỡng và các thành tố
khác của văn hoá tộc người.
* Cơ cấu bữa ăn thường nhật phổ biến của người Việt:
cơm - canh - rau - cá, thịt. Tuy nhiên, do điều kiện địa lý
đặc thù và do giao lưu tiếp biến văn hoá, cũng có sự
khác biệt đáng kể về văn hoá ẩm thực giữa các vùng
miền. Mỗi vùng miền, mỗi địa phương lại có những đặc
sản ẩm thực riêng.
* Ẩm thực lễ hội của người Việt: trước hết là các thức
ăn, thức uống dâng cúng, thay đổi tuỳ theo tôn giáo,
thần linh, nhưng tất cả đều phải làm theo quy thức, tinh
khiết, và sắp xếp quy củ, trang trọng ở nơi thờ tự, sau
khi cúng mới đưa ra mời khách: “Trước cúng, sau ăn”.

* Những món ăn đặc trưng trong ẩm thực lễ hội: bánh


chưng, bánh giầy và xôi, làm bằng gạo nếp, là những
món ăn đặc trưng dùng để cúng tổ tiên và dùng trong
ngày Tết, trong lễ hội đền Hùng của đồng bằng Bắc Bộ
- Bắc Trung Bộ. Ở Trung Bộ và Nam Bộ, những món ăn
đặc trưng dùng để cúng là bánh tét, bánh ú và xôi, làm
bằng gạo nếp. Trong lễ cúng Kỳ Yên ở đình làng, người
Việt chỉ hiến tế heo, bò vừa giết mổ, để nguyên con,
tuyệt đối không cúng thịt trâu, thịt chó.
* Chế biến thực phẩm: Người Việt theo phương châm
bảo đảm sự quân bình âm dương trong cơ thể và giữa
con người với môi trường. Phân loại các nguyên liệu
theo tứ tính: ôn - lương - hàn - nhiệt, và sử dụng cả ngũ
vị: chua - ngọt - mặn - cay - đắng trong chế biến để bảo
đảm cân bằng âm dương trong từng món ăn và trong
cả bữa ăn. Phối hợp các nguyên liệu và các món ăn
theo ngũ hành tương sinh tương khắc để bảo đảm sự
tiêu hoá và thẩm mỹ.
* Cách chế biến thực phẩm của người Việt chịu ảnh
hưởng của người Hoa và nhiều nền văn hoá khác:
Trong bối cảnh hội nhập, cách chế biến thực phẩm của
người Việt càng đa dạng với những nguyên liệu và
cách chế biến do người nước ngoài đem đến, và đã kết
hợp với các tri thức khoa học về dinh dưỡng, tăng
cường thành phần rau trái và hạn chế chất béo.
3. VĂN HOÁ PHỤC SỨC

* Văn hoá phục sức là một thành tố cơ bản trong văn


hoá vật thể của các tộc người, bao gồm các loại phục
sức nam giới và phục sức nữ giới, phục sức thường
nhật và phục sức lễ hội, phục sức truyền thống và
phục sức hiện đại, môi trường sử dụng, mục đích sử
dụng và cách thức sử dụng, nhằm đáp ứng nhu cầu
giữ gìn sức khoẻ thích ứng với thời tiết, nhu cầu an
toàn trong hoạt động, nhu cầu thẩm mỹ, và nhu cầu
phân biệt giới tính, nghề nghiệp, địa vị xã hội của con
người.

* Văn hoá phục sức có tương quan rất mật thiết với văn
hoá mưu sinh, văn hoá tín ngưỡng và các thành tố
khác của văn hoá tộc người.
* Tuỳ theo mục đích sử dụng và giới tính mà người Việt
chọn dùng một trong hai loại trang phục truyền thống
và hiện đại: Trong các nghi lễ, lễ hội, những người trực
tiếp điều hành phải dùng lễ phục theo truyền thống;
những người tham dự có thể tuỳ theo sở thích và hoàn
cảnh mà ăn mặc theo truyền thống hay hiện đại.

* Sự đan cài và tranh chấp giữa các kiểu phục sức


phản ánh sự chuyển đổi không đồng bộ của văn hoá
vật thể và giữa văn hoá vật thể với văn hoá phi vật thể
trong tiến trình đổi mới văn hoá ở Việt Nam: Nó làm
cho văn hoá phục sức ở Việt Nam và ở từng tộc người
rất phồn tạp và khác biệt rất xa giữa các vùng miền,
giữa các môi trường đô thị với nông thôn.
4. VĂN HOÁ CƯ TRÚ

* Văn hoá cư trú là một thành tố cơ bản trong văn hoá


vật thể của các tộc người, bao gồm các loại hình nhà ở,
cách thức tổ chức các không gian nhà ở, cách thức
chọn vị trí, hướng nhà, và cách thức quần cư, nhằm
đáp ứng nhu cầu sinh sống an toàn và hạnh phúc của
con người, thích nghi, đối phó hữu hiệu với môi trường
tự nhiên và xã hội.

* Văn hoá cư trú có tương quan rất mật thiết với văn
hoá kiến trúc, văn hoá tổ chức cộng đồng và các thành
tố khác của văn hoá tộc người.
* Đặc điểm chung về cư trú của người Việt là cư trú
trong nhà đất, với quy mô phù hợp với hình thức tiểu
gia đình: Nội thất căn nhà khác nhau tuỳ theo diện tích,
có thể mở rộng theo chiều ngang từ một đến ba gian
hoặc năm gian. Gian trước, gian giữa luôn được dành
để đặt bàn thờ ở chính giữa, bên trên thờ các đấng tối
cao hoặc đất nước ông bà, bên dưới thờ gia tiên, phía
trước bàn thờ là một bộ bàn ghế hoặc thêm một bộ ván
gỗ để tiếp khách. Hai bên bàn thờ là cửa buồng trổ
xuống nhà sau gồm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp.

* Hướng nhà: được ưu tiên là hướng phù hợp với khí


hậu, phong thuỷ và tuổi của chủ nhà.

* Việc làm nhà, mua nhà: rất được người Việt coi trọng,
xem là tiêu chuẩn lập thân hàng đầu, đặc biệt đối với
đàn ông.
* Cách thức quần cư gồm hai kiểu cơ bản là kiểu quần
cư nông thôn đồng bằng và kiểu quần cư đô thị: Do
hình thành trong những không gian văn hoá khác nhau
và tiếp biến văn hoá khác nhau, văn hoá cư trú của
người Việt có nhiều điểm khác nhau giữa các vùng
miền. Và do các dòng chuyển cư từ đồng bằng lên
miền núi, từ Bắc vào Nam, ngày nay văn hoá cư trú của
tất cả các tộc người Việt Nam đang trải qua một thời kỳ
xáo động.
* Văn hoá cư trú nơi đô thị: Văn hoá cư trú của các đô
thị Việt Nam rất khác nhau, và khác nhau ngay trong
từng đô thị. Gồm ba loại hình:

- Các thành thị: từ thời Bắc thuộc đến hết thời phong
kiến, phụ thuộc vào các lỵ sở hành chính, doanh trại
lớn: Cổ Loa, Hoa Lư, Tây Ðô, Lam Kinh...

- Các đô thị công thương nghiệp: hình thành từ TK


XVII, với cư dân là thương nhân, thợ thủ công, nông
dân cùng gia quyến, tự tồn tại nhờ chức năng kinh tế:
Phố Hiến, Hội An, Nông Nại Đại Phố, Sài Gòn, Mỹ Tho
Đại Phố…

- Các đô thị hiện đại: ra đời từ cuối TK XIX, cư dân là


thương nhân, thợ thủ công, nông dân, viên chức, công
nhân: Sài Gòn, Chợ Lớn, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng…
5. VĂN HOÁ KIẾN TRÚC

* Văn hoá kiến trúc là một thành tố cơ bản trong văn


hoá vật thể của các tộc người, bao gồm các loại hình
kiến trúc (cư trú, kinh doanh, hành chính, quân sự, tôn
giáo, nghệ thuật…), cách thức tổ chức các không gian
bên trong và bên ngoài kiến trúc, cách thức chọn vị trí,
phương hướng, nhằm đáp ứng các nhu cầu cư trú,
sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt tôn giáo, thưởng thức
nghệ thuật, và nhu cầu trị an, tự bảo vệ của các tộc
người.

* Văn hoá kiến trúc có tương quan rất mật thiết với văn
hoá cư trú, văn hoá tổ chức cộng đồng và các thành tố
khác của văn hoá tộc người.
* Đặc điểm chung về văn hoá kiến trúc của Việt Nam là
có rất nhiều thành tựu kiến trúc, thuộc đủ các loại hình:
kiến trúc cư trú, kiến trúc tôn giáo, kiến trúc nghệ thuật,
kiến trúc hành chính, kiến trúc quân sự. Tuy nhiên, thời
gian, khí hậu, chiến tranh, đặc biệt là sự huỷ diệt có
chủ ý của giặc ngoại xâm đã tàn phá hầu hết các di sản
ấy. Hầu hết các nhà cổ, thành trì, đình chùa… còn lại
ngày nay đều là tàn tích hoặc là những sản phẩm được
tôn tạo, phục chế, tồn tại xen kẽ với các kiểu kiến trúc
cư trú, kiến trúc hành chính gốc phương Tây được xây
dựng từ cuối thế kỷ XIX đến nay, và các kiến trúc tôn
giáo, kiến trúc nghệ thuật phát triển mạnh trong thời
hội nhập.
* Kiến trúc nhà ở của người Việt: Hình thức nhà ở
thường được phân biệt theo vật liệu làm nhà, theo quy
mô, và theo chức năng. Mặt bằng ngôi nhà ở truyền
thống thường được bố cục theo hình chữ nhất 一 ,
gồm một gian nhà đơn lẻ, hoặc ba gian, năm gian, có
thể thêm hai chái hai bên. Hoặc được phát triển thành
các kiểu nhà chữ nhị 二 , gồm hai nếp nhà song song,
cái trước cái sau, cách nhau một dải sân hẹp; hoặc nhà
chữ tam 三 , gồm ba nếp nhà song song, cùng nằm
trên một trục đối xứng; hoặc nhà chữ đinh 丁 , gồm hai
nếp nhà vuông góc, đầu nhà sau đấu vào giữa nhà
trước. Đặc điểm chung về kiến trúc gia cư của người
Việt là hướng đến phương châm: “Nhà cao, cửa rộng”;
“Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”.
* Kiến trúc của các đền, chùa, đình và dinh thự nhà
quan: theo bố cục chữ công 工 (còn gọi là nội công
工 , ngoại quốc 国 ), gồm hai nếp nhà song song, nối
với nhau bằng một nhà khác, với các công trình phụ
vây quanh. Hoặc theo bố cục chữ môn 門 , gồm một
nhà chính nằm ngang ở giữa, hai nhà phụ đấu thẳng
góc hai bên. Đình, chùa, đền, miễu cỡ nhỏ làm theo bố
cục chữ đinh 丁 , chữ nhị 二 , chữ Tam 三 . Phía trước
có bậc tam cấp lên xuống và cổng tam quan, cửa chính
ở giữa chỉ mở ra khi tiếp khách quý hoặc tổ chức lễ lạt.
Số lượng các gian nhà, bậc thang lên xuống và cửa,
cổng đều theo số lẻ để tạo ra “dương khí” cho kiến
trúc, kiêng theo số chẵn đặc biệt là số bốn là số biểu
trưng cái chết (“sinh - lão - bệnh - tử”). Về sau, các gia
đình khá giả cũng làm theo các kiểu nhà này.
* Sáu di tích kiến trúc được UNESCO công nhận là di
sản văn hoá thế giới ở Bắc Bộ và Trung Bộ:

- Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long: di sản


VHVT thứ tư của VN được UNESCO công nhận là
DSVHTG (2010).
- Quần thể danh thắng Tràng An: bao gồm cố đô Hoa
Lư, là di sản hỗn hợp văn hoá và thiên nhiên thế giới
được UNESCO công nhận (2014).
- Thành nhà Hồ: di sản VHVT thứ năm của VN được
UNESCO công nhận là DSVHTG (2011).
- Quần thể di tích cố đô Huế: di sản VHVT đầu tiên của
VN được UNESCO công nhận là DSVHTG (1993).
- Đô thị cổ Hội An: di sản VHVT thứ hai của VN được
UNESCO công nhận là DSVHTG (1999).
- Thánh địa Mỹ Sơn: di sản VHVT thứ ba của VN được
UNESCO công nhận là DSVHTG (1999).
* Các di tích lịch sử - văn hoá lớn ở Nam Bộ:

- Miễu Bà Chúa Xứ núi Sam: Lập 2 kỷ lục Việt Nam năm


2008: “Ngôi miếu lớn nhất Việt Nam” và “Tượng Bà
bằng đá sa thạch xưa và lớn nhất Việt Nam”.
- Chùa Phật Lớn: Nổi tiếng với pho tượng Phật Di Lặc
bằng bê tông cốt thép cao 36m, hoàn thành và được
đưa vào sách kỷ lục Guinness vào năm 2006.
- Chùa Phật Bốn Tay: Nổi tiếng với hai bia đá và pho
tượng Phật bốn tay ở tư thế đứng, lập kỷ lục Việt Nam
năm 2009.
6. VĂN HOÁ GIAO THÔNG

* Văn hoá giao thông là một thành tố cơ bản trong văn


hoá vật thể của các tộc người, bao gồm các loại hình
giao thông, liên lạc, các phương tiện, kỹ thuật, cách
thức tổ chức giao thông, liên lạc, nhằm đáp ứng các
nhu cầu di chuyển, liên lạc, giao tiếp, vận chuyển của
các tộc người, thích nghi, đối phó hữu hiệu với sự
cách trở không gian.

* Văn hoá giao thông có tương quan rất mật thiết với
văn hoá mưu sinh, văn hoá giao tiếp và các thành tố
khác của văn hoá tộc người.
* Đặc điểm chung về văn hoá giao thông của người Việt
là nghèo nàn về giao thông đường bộ, thành thạo về
vận chuyển đường sông: Xưa kia, tuyến đường bộ duy
nhất kết nối các vùng miền là con đường cái quan đắp
đất, bị đèo núi và các dòng sông chia cắt. Nên việc vận
chuyển hàng hoá ở đồng bằng và từ đồng bằng lên
miền núi phải dựa vào đường thuỷ. Do đó người Việt
cũng rất giỏi thuỷ chiến như lịch sử đã chứng minh.
Việc đi lại, vận chuyển bằng đường sông, đường biển
giúp chuyển tải được nhiều người và hàng hoá nhưng
rất chậm chạp và bị động vì lệ thuộc vào gió mùa, con
nước, luồng lạch.
* Kể từ thời Pháp thuộc, tình hình đã thay đổi với sự
hình thành và phát triển các mạng lưới giao thông
đường bộ, đường sắt, hàng không, viễn dương và viễn
thông: Mạng lưới các đường quốc lộ, liên tỉnh lộ, tỉnh
lộ, đường sắt xuyên Việt, các đèo, hầm xuyên núi, cầu
bắc qua sông lớn, v.v. đã làm giảm tính biệt lập của các
đồng bằng nhỏ ở miền Trung, giảm khoảng cách giữa
đồng bằng và miền núi, tạo thuận lợi cho các luồng di
dân và chuyển dịch lao động từ đồng bằng lên vùng
núi Tây Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, và từ Bắc vào
Nam.
7. VĂN HOÁ TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

* Văn hoá tổ chức cộng đồng thành tố cơ bản nhất


trong văn hoá phi vật thể của các tộc người, bao gồm
các chế độ gia đình, các hình thức gia đình, các hình
thức tổ chức cộng đồng, tất cả các mối liên kết làm nên
sức mạnh quần thể, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh tồn và
phát triển của cộng đồng, giúp cộng đồng thích nghi,
đối phó hiệu quả với môi trường tự nhiên và với các
cộng đồng người khác.

* Văn hoá tổ chức cộng đồng có tương quan rất mật


thiết với văn hoá mưu sinh, văn hoá phong tục và các
thành tố khác của văn hoá tộc người.
* Do quá trình tiếp biến văn hoá, bao gồm cả sự áp đặt
mô hình từ những tộc người mạnh hơn, văn hoá tổ
chức cộng đồng của các tộc người Việt Nam biến đổi
rất sâu xa: Ngày nay, trong chế độ gia đình của các tộc
người Việt Nam có đủ các loại hình phụ hệ, song hệ,
mẫu hệ, chuyển tiếp; trong hình thức gia đình có đủ
các loại hình công xã thị tộc, công xã láng giềng, đại
gia đình, tiểu gia đình; và trong hình thức tổ chức cộng
đồng có đủ các loại hình buôn, liên buôn, nhà nước.
* Chế độ gia đình: Người Việt và phần lớn các tộc
người thiểu số (Tày, Nùng, Hmôngz, Yao, Thái, Mường,
Thổ, Chứt, Brũ, Pakóh, Katu, Mạ, Hoa, Chăm Islam…)
theo chế độ gia đình phụ hệ. Người Việt theo chế độ gia
đình phụ hệ muộn nhất là từ thời Bắc thuộc. Trong thời
tự chủ, chế độ phong kiến đã làm cho vai trò của phụ
nữ trong gia đình và xã hội ngày càng mờ nhạt. Từ
Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay, sự cân bằng nam
nữ đã từng bước được hình thành, nhưng nam giới
vẫn có ưu thế hơn trong đời sống gia đình và xã hội.
* Hình thức gia đình: Người Việt theo hình thức tiểu gia
đình, coi trọng quan hệ láng giềng đồng thời vẫn duy trì
quan hệ dòng họ qua tộc phả, giỗ họ, nhà thờ họ,
ruộng hương hoả. Tuy nhiên, quan hệ dòng họ đã suy
yếu dần trong quá trình Nam tiến, nhất là ở Nam Bộ.

* Hình thức tổ chức cộng đồng: Người Việt ở đồng


bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vẫn duy trì truyền thống
quần cư thành các làng quê, ở đó quan hệ dòng họ vẫn
tồn tại bên cạnh quan hệ láng giềng. Nhưng ngày nay,
tính tự trị của làng quê không còn nữa, tình đoàn kết
cộng đồng của mỗi làng và luỹ tre làng cũng đã biến
mất ở nhiều nơi. Sự suy yếu của tổ chức làng càng
hiện rõ trong các vùng đất phía nam, nhất là ở Nam Bộ.
8. VĂN HOÁ TÍN NGƯỠNG

* Văn hoá tín ngưỡng là một thành tố cơ bản trong văn


hoá phi vật thể của các tộc người, bao gồm các hình
thức tín ngưỡng, tôn giáo, niềm tin vào các thần linh,
các nghi lễ, không gian hành lễ để thực hiện niềm tin
ấy, và có thể có thêm giáo lý, giáo luật, cơ quan lãnh
đạo và tổ chức tín đồ, nhằm đáp ứng nhu cầu được
che chở, bảo vệ về mặt tinh thần cho con người trong
cuộc sống hiện tại và sau khi chết.

* Văn hoá tín ngưỡng có tương quan rất mật thiết với
văn hoá mưu sinh, văn hoá phong tục và các thành tố
khác của văn hoá tộc người.
* Sự phức tạp của tôn giáo Việt Nam: Sự hình thành
các tôn giáo hiện đại và sự dung hợp các tôn giáo nội
sinh và ngoại sinh khiến cho bức tranh tôn giáo và việc
phân loại tôn giáo Việt Nam vô cùng phức tạp.

* Theo tiêu chí nguồn gốc hình thành, có thể phân chia
các tôn giáo ở Việt Nam thành hai loại:

- Các tôn giáo nội sinh: phần lớn là tôn giáo đa thần,
bao gồm các tôn giáo nguyên thuỷ, các tôn giáo dân
tộc, các tôn giáo thờ cúng nhiên thần, các tôn giáo thờ
cúng nhân thần.
- Các tôn giáo ngoại sinh: có cả tôn giáo đa thần và tôn
giáo độc thần, bao gồm các tôn giáo thế giới, một số
tôn giáo thờ cúng nhiên thần, một số tôn giáo thờ cúng
nhân thần.
* Theo tiêu chí đối tượng thờ cúng, có thể phân chia
các tôn giáo ở Việt Nam thành hai loại:

- Các tôn giáo đa thần: có cả hai nguồn gốc nội sinh và


ngoại sinh, bao gồm ba nhóm:

Thờ cúng nhiên thần: vật tổ giáo, vật linh giáo (Tây Bắc
- miền núi Bắc Trung Bộ, Trường Sơn - Tây Nguyên);
Ngọc Hoàng, Thiên Quan Tứ Phước, Môn Thần, Thổ
Địa Bản Gia, Táo Quân (Hoa); Preach Khe, Ne-ak Ta
(Khmer)…
Thờ cúng nhân thần: Pô Klong Ḳirai, Pô Rame (Bà
Chăm)…
Một số tôn giáo dân tộc: thờ cúng tổ tiên, phi bản (Tày);
Bà Chăm (gốc Ấn giáo), Bà Ni (gốc Hồi giáo), thờ cúng
tổ tiên, thần làng, thần đất, Thần Mẹ Xứ Sở (Chăm)…
- Các tôn giáo độc thần: phần lớn có nguồn gốc ngoại
sinh, được dân tộc hoá ở những mức độ khác nhau,
bao gồm hai nhóm:

Một số tôn giáo dân tộc: Cao Đài, Hoà Hảo, Tứ Ân Hiếu
Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương.
Các tôn giáo thế giới: Phật giáo Đại thừa, Công giáo,
Tin Lành, Phật giáo Nguyên Thuỷ, Hồi giáo.
* Các tôn giáo lớn của người Việt:

- Thờ cúng tổ tiên: tồn tại dưới hai hình thức: lồng
ghép vào niềm tin, giáo lý và nghi lễ của các tôn giáo
lớn, và tồn tại độc lập như tôn giáo riêng trong nhận
thức và trong sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của dân
gian: đạo Ông Bà.

- Phật giáo Đại Thừa: dung hợp với các hình thức tôn
giáo bản địa: tạo ra và du nhập các Phật Bà (Phật Mẫu
Man Nương, Quan Âm Thị Kính, Quan Âm Diệu Thiện,
Phật Bà Quan Âm); vừa thờ Phật vừa thờ cúng tổ tiên,
thờ các anh hùng dân tộc.
- Công giáo: Từ năm 1963-1965, khi Công đồng
Vaticano II mở ra đường lối hội nhập văn hoá, cho phép
tín đồ các nước phương Đông trong đó có Việt Nam
được thờ kính tổ tiên, anh hùng dân tộc và tham dự
một số lễ hội truyền thống, việc truyền đạo và hành đạo
của Công giáo Việt Nam đã trở nên thuận lợi hơn.

- Đạo Cao Đài: chủ trương “quy nguyên tam giáo”,


“hiệp nhứt ngũ chi”. Thờ Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát
Ma Ha Tát làm đấng chí tôn, cũng gọi là Trời, với biểu
tượng là Thiên Nhãn; thờ các đấng đứng đầu tam giáo:
Thích Ca, Khổng Phu Tử, Lão Tử, Lý Thái Bạch, Quan
Âm, Quan Thánh Đế Quân; thờ các đấng đứng đầu ngũ
chi: Giáo Tông, Chưởng Pháp, Đầu Sư (Nhơn đạo),
Khương Thượng (Thần đạo), Chúa Jésus Christ (Thánh
đạo), Lý Thái Bạch (Tiên đạo), Thích Ca (Phật đạo),
Diêu Trì Kim Mẫu (Cao Đài Tây Ninh).
- Đạo Hoà Hảo: chủ trương tu hành tại gia, kết hợp đạo
Phật với đạo Ông Bà. Tín đồ vừa “học Phật” vừa “tu
nhân” theo “tứ ân hiếu nghĩa”: ân tổ tiên cha mẹ, ân
đất nước, ân đồng bào nhân loại, ân tam bảo Phật -
Pháp - Tăng; thờ cúng ba ngôi hương án tại nhà: ngôi
Cửu Huyền Thất Tổ (thờ cúng tổ tiên); ngôi Tam Bảo
(thờ Thập phương Phật, Pháp, Tăng, có đặt một tấm vải
Trần Dà màu nâu tượng trưng cho sự thoát tục và sự
đoàn kết); ngôi Thông Thiên (đặt ngoài trời).

- Đạo Tin Lành: không chấp nhận sự lồng ghép với các
tín ngưỡng và phong tục bản địa, nhưng đem đến lối
sống hiện đại cho các tín đồ, và xem việc truyền bá Tin
Mừng là bổn phận của tín đồ, nên đã phát triển rất
nhanh, đặc biệt ở Tây Nguyên.
- Đạo Thánh Mẫu: dựa trên nền tảng của các tôn giáo
thờ cúng nữ thần, Đạo giáo, Phật giáo. Tín đồ lập ra các
phủ thờ, thờ Mẫu Tam Phủ: Bà Trời, Bà Đất, Bà Nước;
và Mẫu Tứ Phủ: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng
Ngàn, Mẫu Thoải (Thuỷ), Mẫu Liễu Hạnh. Đóng vai trò
nổi bật trong tôn giáo này là Liễu Hạnh Thánh Mẫu,
tương truyền là con gái Ngọc Hoàng Thượng Đế, nhiều
lần giáng thế, về sau quy y Phật giáo và được suy tôn
là “Mẫu nghi thiên hạ”, trở thành một trong bốn vị
thánh bất tử của người Việt được cúng tế hằng năm.

- Sự suy tàn của Đạo giáo và Nho giáo: Từ đầu TK XX,


Đạo giáo và Nho giáo đã suy tàn trong văn hoá Việt.
Ngày nay, Đạo giáo còn lại tàn dư là phương pháp
chữa bệnh bằng ma thuật của dân gian. Nho giáo còn
lại tàn dư trong phong tục và nghi lễ.
* Đặc trưng cơ bản của văn hoá tín ngưỡng Việt Nam:

- Tính đa dạng: Do tiếp biến tôn giáo của các tộc


người khác nhau trong lịch sử, tôn giáo Việt Nam có
đặc tính đa dạng chứ không thuần nhất giữa các
vùng miền và giữa các tộc người. Hầu hết các hình
thức tôn giáo từ nguyên thuỷ đến hiện đại đều có mặt
ở Việt Nam: tôn giáo nguyên thuỷ, tôn giáo dân tộc,
tôn giáo thế giới, tôn giáo thờ cúng nhiên thần, tôn
giáo thờ cúng nhân thần, tôn giáo đa thần, tôn giáo
độc thần.
- Tính dung hợp: Do tiếp biến tôn giáo của nhiều tộc
người bản địa và ngoại lai, tôn giáo của người Việt và
tôn giáo Việt Nam có đặc tính dung hợp rất cao. Vào
đầu thời phong kiến, ba tôn giáo Nho - Phật - Đạo đã
chấp nhận lẫn nhau và song tồn tạo thành trạng thái
“Tam giáo đồng quy”. Khi Nho giáo được độc tôn,
tục thờ cúng tổ tiên - Thành Hoàng - quốc tổ đã song
tồn cùng Nho giáo và Phật giáo, Đạo giáo. Và từ thời
Pháp thuộc, các tôn giáo lớn ở Việt Nam như Phật
giáo Bắc Tông, Công giáo, Cao Đài, Hoà Hảo đều ít
nhiều dung hợp với những tôn giáo hoặc phong tục,
nghi lễ sẵn có của người Việt Nam.
- Tính hệ thống: Văn hoá tín ngưỡng Việt Nam không
tồn tại riêng rẽ mà luôn có tương quan rất mật thiết
với văn hoá mưu sinh, văn hoá phong tục và các
thành tố khác của văn hoá tộc người. Hoạt động tôn
giáo của các tộc người gắn bó và thể hiện qua các
hoạt động văn hoá khác nhau như thế giới quan,
nhân sinh quan, mưu sinh, tổ chức cộng đồng,
phong tục, lễ hội, truyền thuyết, diễn xướng nghệ
thuật, trong hệ thống văn hoá tộc người. Trong mối
tương quan ấy, vai trò của tín ngưỡng tôn giáo là
nâng cao giá trị của văn hoá, vì nó “tạo ra thế giới
tâm linh, từ đó tạo nên linh hồn của văn hoá. Thế giới
tâm linh ấy thánh thiện, lâu bền. Tất cả những giá trị
văn hoá lớn của nhân loại đều gắn với tâm linh”
[Phạm Đức Dương, 2011].
- Tính dân tộc: Do gắn bó mật thiết với văn hoá tộc
người, các tín ngưỡng tôn giáo của các tộc người Việt
Nam đều dần dần được dân tộc hoá ít hoặc nhiều. Các
tộc người, các nhóm địa phương dễ dàng nhận ra nhau
qua các hoạt động tôn giáo chung. Do đó, sự biến đổi
tôn giáo và bất đồng tôn giáo thường tạo ra nguy cơ
chia tách các tộc người thành các nhóm địa phương.
9. VĂN HOÁ PHONG TỤC
* Văn hoá phong tục là thành tố cơ bản trong văn hoá
phi vật thể của các tộc người, bao gồm các loại phong
tục vòng đời người, phong tục vòng đời cây trồng,
phong tục bảo vệ đạo đức và trật tự cộng đồng, phong
tục bảo vệ môi trường sinh thái. Các phong tục ấy kéo
theo những tập quán kiêng cữ nhằm tránh xúc phạm
đến thần linh, ngăn ngừa rủi ro, giữ bình an cho con
người. Hai mục đích chính của các phong tục truyền
thống là điều hoà quan hệ nội bộ của cộng đồng và
điều hoà quan hệ giữa con người với thiên nhiên.

* Văn hoá phong tục có tương quan rất mật thiết với
văn hoá mưu sinh, văn hoá tín ngưỡng và các thành tố
khác của văn hoá tộc người. Người Việt đã tích hợp
một số phong tục vào luật pháp nhà nước. Một số tộc
người thiểu số đã đúc kết phong tục thành luật tục.
* Đặc điểm chung của phong tục người Việt: chịu ảnh
hưởng của văn hoá Trung Hoa với các tôn giáo như
Phật giáo, Nho giáo… trước đây, và ngày nay thì chịu
ảnh hưởng của văn hoá phương Tây với các tôn giáo
như Công giáo, Tin Lành…, và sự phát triển của luật
pháp nhà nước, của văn hoá đô thị.

* Do đó, các loại phong tục vòng đời người, phong tục
vòng đời cây trồng đều đã biến đổi rất nhiều, và khác
biệt rất xa giữa thành thị với nông thôn, giữa các cộng
đồng tôn giáo khác nhau. Còn các phong tục bảo vệ
đạo đức và trật tự cộng đồng, phong tục bảo vệ môi
trường sinh thái thì được tích hợp một phần vào luật
pháp nhà nước, phần còn lại thì suy yếu, nên ít có tác
dụng điều chỉnh đạo đức và hành vi của cư dân.
* Phong tục hôn nhân của người Việt: Ngày xưa, trước
khi tiến hành hôn lễ, đôi bên gia đình phải trực tiếp
hoặc thông qua mai mối thoả thuận về các điều kiện
đáp ứng quyền lợi của đôi hôn phối và của đôi bên gia
đình, làng xã. Quyền lợi của đôi hôn phối được bảo
đảm bằng các tiêu chuẩn chọn vợ chọn chồng. Quyền
lợi của đôi bên gia đình, làng xã được bảo đảm bằng
các tiêu chuẩn “Môn đăng, hộ đối”, “Trâu ta ăn cỏ đồng
ta”. Ngày nay, vai trò của gia đình và làng xã trong hôn
nhân đã giảm nhiều, thậm chí không còn trong phong
tục hôn nhân của cư dân thành thị. Tục nộp tiền cheo
không còn, sính lễ cho nhà gái cũng chỉ tượng trưng,
ngoại trừ những trường hợp “gả bán”.
* Hôn lễ: Xưa kia, hôn lễ của quý tộc, quan lại, nho sĩ
thường làm theo “lục lễ”: nạp thái - vấn danh - nạp cát -
nạp tệ - thỉnh kỳ - thân nghinh (rước dâu). Còn dân gian
thường làm theo bốn lễ: dạm, hỏi, cưới, lại mặt (nhị hỉ,
phản bái). Nay cơ bản chỉ còn ba lễ: dạm, hỏi và cưới.
Trong lễ cưới, quan trọng nhất, thiêng liêng nhất là
nghi thức kính cáo cuộc hôn nhân trước thần linh hoặc
tổ tiên, để được thần linh hoặc tổ tiên chứng giám và
phù trợ cho hạnh phúc bền lâu của đôi hôn phối. Ngày
nay, nghi thức này vẫn được tiến hành lần lượt ở hai
bên gia đình của cô dâu và chú rể, và tại nhà thờ nếu
cô dâu hoặc chú rể là tín đồ Công giáo, Tin Lành.
Nhưng trong lễ cưới, bên cạnh nghi thức mẹ chồng
đeo hoa tai cho nàng dâu, đã có thêm nghi thức chàng
rể đeo nhẫn cho nàng dâu, bắt chước phương Tây.
* Phong tục tang ma của người Việt: chịu ảnh hưởng
của các tôn giáo. Khi trong gia đình có người lâm
chung thì báo cho làng xã và mời chức sắc tôn giáo
đến, tiến hành các nghi thức: đặt tên cúng cơm; lau rửa
thi hài; rồi bỏ ba đồng tiền và một nhúm gạo vào miệng
người chết để làm của ăn đường. Sau đó báo tang,
thân nhân mặc tang phục. Các khách viếng tuỳ theo
quan hệ thân sơ, có thể thắp nhang và lạy hay xá trước
linh cữu, và phúng điếu, phân ưu với tang gia. Hình
thức an táng là thổ táng. Sau ba ngày, thân nhân làm lễ
mở cửa mả để kết nối vong hồn người mất với tổ tiên.
Sau đó là các kỳ cúng thất 49 ngày, 100 ngày và giáp
năm để cầu siêu (Phật giáo) hay cầu nguyện (Công
giáo) cho người mất, cho đến khi mãn tang. Sau khi xả
tang, thân nhân sẽ làm giỗ kỵ hằng năm, và con cháu
người mất mới được phép dựng vợ gả chồng.
* Giỗ kỵ: Xưa kia, hàng quý tộc, quan lại, phú hộ làm
giỗ kỵ cho ông bà đến hết năm đời (đời của người mất
tính là đời thứ nhất). Thường dân chỉ làm giỗ kỵ đến
hết ba đời. Sau đó thì thờ cúng người mất chung với tổ
tiên. Giỗ kỵ trong gia đình thì người chủ đám là con
trai, cháu trai trực hệ với người mất. Còn giỗ họ thì
người chủ đám là người đàn ông được giao làm
trưởng tộc, thường cũng là người thừa kế của hương
hoả của dòng họ hay nhánh họ. Vì lý do này mà nhiều
người Việt sợ “tuyệt tự”, tức là không có con trai thờ
cúng sau khi mất.
* Các phong tục vòng đời cây trồng của người Việt: Từ
thời Bắc thuộc, các phong tục vòng đời cây trồng của
cư dân Việt-Mường đã được tích hợp vào các lễ tết tiếp
biến từ văn hoá Hán: Tết Nguyên Đán, Tết Khai Hạ (7/1);
Tết Thượng Nguyên (15/1); Tết Hàn Thực (3/3); Tết
Thanh Minh (tháng 3); Tết Đoan Ngọ (5/5); Tết Ngâu
(7/7); Tết Trung Nguyên (15/7); Tết Trung Thu (15/8); Tết
Hạ Nguyên (15/10); Tết Ông Táo (23/12). Đến thời tự
chủ, một số phong tục vòng đời cây trồng của người
Việt đã được điển chế hoá thành các nghi lễ nông
nghiệp: lễ Tịch Điền do nhà vua thực hiện; các lễ Hạ
Điền, lễ Thượng Điền, lễ Kỳ Yên do các làng tổ chức.
Do đó, khi chế độ phong kiến không còn, lễ Tịch Điền
cũng biến mất trong văn hoá phong tục Việt.
* Lịch pháp: Tất cả các phong tục và nói chung là toàn
bộ nền văn hoá Việt Nam đều được vận hành theo một
trình tự thời gian nhất định. Do đó, các phong tục đều
gắn liền với lịch pháp tức phép tắc làm lịch để đo đếm
thời gian. Do tiếp biến văn hoá khác nhau, tôn giáo
khác nhau, lịch pháp của các tộc người Việt Nam vô
cùng phức tạp và rất không thống nhất. Các hệ thống
lịch pháp đang được lưu hành Việt Nam gồm có Âm
lịch, Âm Dương lịch và Dương lịch.
* Âm lịch gốc Ả Rập: lưu hành trong người Chăm theo
đạo Bà Ni và đạo Islam ở Việt Nam, bắt nguồn từ âm
lịch Ả Rập, từ năm 622 là Hồi lịch, bộ lịch chung của thế
giới Hồi giáo. Công thức chung của các hệ Âm lịch là
mỗi năm có 12 tháng, mỗi tháng bình thường có trung
bình 29,5 ngày, mỗi năm bình thường có 354 ngày, và
định kỳ bổ sung ngày nhuận sao cho thời lượng bình
quân mỗi tháng ăn khớp với một chu kỳ trăng tròn
khuyết là 29 ngày 12 giờ 44,0496 phút, và thời lượng
bình quân mỗi năm được nâng lên tương ứng với 12
vòng xoay của mặt trăng trên quỹ đạo của nó là
354,36708 ngày.
* Âm Dương lịch gốc Trung Hoa: sử dụng trong nông
nghiệp, tôn giáo và lễ hội cổ truyền của người Việt,
người Hoa, bắt nguồn từ Âm Dương lịch Trung Hoa, từ
năm 1280 là Thụ Thời lịch, được đưa đến Việt Nam vào
thời nhà Nguyên. Công thức của Thụ Thời lịch quy định
mỗi năm có 365,2425 ngày. Đây là bộ lịch ưu tú nhất
của Trung Hoa và là bộ lịch tiên tiến nhất của thế giới
đương thời, đi trước Dương lịch Gregorian (ban hành
năm 1582) của phương Tây 302 năm.
* Âm Dương lịch gốc Ấn Độ: lưu hành trong người
Chăm ở Ninh Thuận - Bình Thuận và người Khmer Nam
Bộ, bắt nguồn từ lịch Shakas Ấn Độ, lấy ngày 3/3 năm
78 Dương lịch làm ngày khởi nguyên. Lịch Shakas quy
định 12 tháng hợp thành một năm, 12 năm thành một
chu kỳ; mỗi tháng trong năm và mỗi năm trong chu kỳ
12 năm tương ứng với tên một loài động vật - tương
ứng với 12 con giáp của Âm Dương lịch Việt Nam và
Trung Quốc, chỉ khác ở chỗ thay Mèo bằng Thỏ. Mỗi
tuần trăng chia làm tuần sáng (banun) tức thượng tuần
và tuần tối (ranam) tức hạ tuần. Mỗi tuần lễ có 7 ngày,
mang tên của 7 thiên thể trong Thái dương hệ: Adit
(Mặt trời, Chủ nhật), Sôm (Mặt trăng, Thứ hai), Anar hay
Bhauma (Hoả tinh, Thứ ba), But hay Vuddha (Thuỷ tinh,
Thứ tư), Jib (Mộc tinh, Thứ năm), Suk (Kim tinh, Thứ
sáu), Sanchar hay Saura (Thổ tinh, Thứ bảy).
* Dương lịch gốc Ai Cập: bộ lịch thông dụng của Việt
Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực hành chính, ngoại
giao, ngoại thương, hàng hải, hàng không, bắt nguồn
từ Dương lịch Ai Cập cổ đại, từ năm 1582 là Dương lịch
Gregorian. Công thức: lấy ngày 1/1 năm 1 Dương lịch
làm ngày khởi nguyên, mỗi năm có 365 ngày và 400
năm nhuận 97 ngày (thêm một ngày vào tháng 2). Tổng
số ngày bình quân một năm chỉ chậm hơn một năm mặt
trời 0,00301 ngày, và phải sau 4.000 năm mới chậm hơn
chu kỳ mặt trời 1,204 ngày. Từ đầu TK XX, Dương lịch
Gregorian đã dần dần đẩy lùi các hệ Âm lịch và Âm
Dương lịch của các tộc người Việt Nam trên phần lớn
các lãnh vực xã hội.
10. VĂN HOÁ LỄ HỘI

* Văn hoá lễ hội là một thành tố cơ bản trong văn hoá


phi vật thể của các tộc người, bao gồm các loại hình lễ
hội truyền thống và các loại hình lễ hội hiện đại, khác
nhau về mục đích và đặc trưng.
* Các lễ hội truyền thống (lễ hội dân gian, lễ hội cổ
truyền) bao gồm 04 loại hình: lễ hội nghề nghiệp, lễ hội
tưởng niệm danh nhân - anh hùng dân tộc, lễ hội tín
ngưỡng - tôn giáo, lễ hội hỗn hợp các loại hình trên.
Mục đích chung là tri ân và cầu an, gắn kết các cá nhân
với cộng đồng, truyền lưu ý thức cộng đồng, ý thức tộc
người và lòng yêu nước, đáp ứng nhu cầu giao tiếp với
thần linh và nhu cầu vui chơi, giải trí, tái tạo sinh lực
cho con người sau một chu kỳ lao động. Đặc trưng
chung là tính cộng đồng (tự nguyện) về tổ chức, và tính
thiêng liêng (tâm linh) về mục đích, đối tượng.
* Các lễ hội hiện đại bao gồm 03 loại hình: sự kiện du
lịch (festival), sự kiện thương mại (commercial event),
hội chợ thương mại (fair, trade fair). Mục đích chung là
kinh doanh hoặc tuyên truyền quảng bá, phục vụ trước
hết cho lợi ích của các nhà tổ chức, nên không thể có
tính cộng đồng và càng không thể có tính thiêng liêng.

* Văn hoá lễ hội có tương quan rất mật thiết với văn
hoá mưu sinh, văn hoá tín ngưỡng và các thành tố
khác của văn hoá tộc người.
* Đặc điểm chung trong văn hoá lễ hội của người Việt:
phát triển cả bốn loại hình lễ hội truyền thống ở Việt
Nam. Trong đó, các lễ tết, thuộc loại hình hỗn hợp, do
chịu ảnh hưởng chung của văn hoá Hán, nên khá
tương đồng giữa các vùng miền. Còn các loại hình lễ
hội truyền thống khác thì vô cùng đa dạng, và khác
nhau về đối tượng cầu khấn và nghi thức. Theo ngành
văn hoá, năm 2010 cả nước có tổng cộng 7.966 lễ hội
lớn nhỏ, trong đó có 7.039 lễ hội dân gian, 332 lễ hội
lịch sử, 544 lễ hội tôn giáo, 10 lễ hội du nhập từ nước
ngoài, và các “lễ hội khác” (lễ hội văn hoá, thể thao du
lịch, festival Huế, trái cây, làng nghề).
* Các lễ hội phục dựng hay mô phỏng lễ hội truyền
thống: Ngày nay, nhiều lễ hội truyền thống của các tộc
người Việt Nam đã không còn bị giới quản lý văn hoá
đánh đồng với mê tín dị đoan và bài trừ như trước.
Nhưng bên cạnh việc tổ chức các lễ hội truyền thống
đích thực, đã xuất hiện những hoạt động phục dựng
hay mô phỏng lễ hội truyền thống nhằm trục lợi.
* Các “liên hoan”, “festival” , “lễ hội” mượn màu lễ hội
truyền thống: có kịch bản na ná như nhau, do các địa
phương đua nhau bày ra và cho các công ty tổ chức sự
kiện bao thầu. Thực chất, đó là những sự kiện du lịch,
sự kiện thương mại, hay hội chợ thương mại, được
các doanh nghiệp và chính quyền tổ chức để quảng bá
và chào hàng sản phẩm, phục vụ cho các ngành du lịch
và thương mại. Nhưng nhiều “liên hoan”, “festival” , “lễ
hội” lại nhân danh hoặc mượn màu lễ hội truyền thống
trong khi hoàn toàn không có tính chất thiêng liêng và
tính chất cộng đồng là những thuộc tính làm nên linh
hồn của các lễ hội truyền thống ở Việt Nam.
11. VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

* Văn học nghệ thuật là một thành tố cơ bản trong văn


hoá phi vật thể của các tộc người, bao gồm các loại
hình văn học, nghệ thuật diễn xướng, nghệ thuật tạo
hình, nhằm đáp ứng các nhu cầu hướng tới chân thiện
mỹ, giải trí, và tái tạo nguồn sinh lực của con người.
Các loại hình văn học nghệ thuật thường được chia
thành hai dòng văn học nghệ thuật dân gian và văn học
nghệ thuật quan phương, và các trường phái văn học
nghệ thuật khác nhau. Nhưng trong văn hoá các tộc
người thiểu số, các loại hình văn học nghệ thuật
thường chỉ bao gồm dòng văn học nghệ thuật dân
gian.

* Văn học nghệ thuật có tương quan rất mật thiết với
văn hoá kiến trúc, văn hoá lễ hội và các thành tố khác
* Đặc điểm chung về văn học dân gian của người Việt:
đa dạng nhất về thể loại, phong phú nhất về số lượng,
phức tạp nhất về nội dung, và tiếp biến nhiều nguồn
nhất trong các nền văn học dân gian của các tộc người
ở Việt Nam. Bên cạnh các tầng lớp bình dân là chủ thể
sáng tạo chính, các loại hình văn học dân gian đôi khi
còn có sự tham gia của các tầng lớp trí thức, quan
chức. Do đó, về nội dung và nghệ thuật, các loại hình
văn học dân gian đôi khi cũng có màu sắc của văn hoá
quan phương, đặc biệt là ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc
Trung Bộ.
* Đặc điểm chung về nghệ thuật diễn xướng của người
Việt: sự giao thoa giữa hai dòng văn hoá dân gian và
văn hoá quan phương, thể hiện trong nội dung và trong
nghệ thuật. Bên cạnh các tầng lớp bình dân là chủ thể
sáng tạo chính, các loại hình diễn xướng dân gian còn
có sự tham gia của các tầng lớp trí thức, quan viên. Và
từ nhiều thế kỷ trước, nhiều loại hình nghệ thuật diễn
xướng đã được chuyên nghiệp hoá, phát triển thành
nghệ thuật sân khấu, thính phòng để đáp ứng nhu cầu
thưởng thức của các tầng lớp công chúng khác nhau.
* Đặc điểm chung của nghệ thuật tạo hình dân gian
người Việt: kém phát triển và đang trong quá trình hiện
đại hoá. Tương đối có tiếng là tranh dân gian Đông Hồ
(Bắc Ninh), tranh Hàng Trống (Hà Nội), tranh Kim
Hoàng (Hà Tây), tranh Quần Đót (Thanh Hoá), tranh
Nam Hoàng (Nghệ An), gốm sứ, điêu khắc gỗ, sơn mài
(Bình Dương), và một số làng nghề khác chuyên về
tiện, điêu khắc, chạm, khảm, gốm sứ, dệt chiếu, làm
nón, v.v. Xưa kia, các nghệ thuật truyền thống này đều
nuôi được một bộ phận dân cư trong các làng bán
công bán nông hoặc làng nghề chuyên nghiệp. Hiện
nay, chỉ có các nghệ thuật tạo hình được hiện đại hoá ít
nhiều mới tồn tại và phát triển tốt: gốm sứ (Bát Tràng,
Minh Long), sơn mài (Thành Lễ, Minh Long), tranh thêu,
tranh cát (Sài Gòn, Đà Lạt), v.v.
12. VĂN HOÁ GIAO TIẾP

* Văn hoá giao tiếp là một thành tố cơ bản trong văn


hoá phi vật thể của các tộc người, bao gồm các cách
thức giao tiếp, các từ ngữ giao tiếp, các phương tiện
giao tiếp, được chọn lựa vận dụng trong những hoàn
cảnh giao tiếp khác nhau, nhằm thông báo thông tin,
thắc mắc, yêu cầu, cảm xúc giữa những người tham
gia giao tiếp, đáp ứng nhu cầu kết nối, tương tác với
tha nhân và cộng đồng của các cá nhân và các tộc
người.

* Văn hoá giao tiếp có tương quan rất mật thiết với văn
hoá giao thông, văn hoá tổ chức cộng đồng và các
thành tố khác của văn hoá tộc người.
* Hoàn cảnh giao tiếp:

- Văn hoá giao tiếp chịu sự chi phối của hoàn cảnh giao
tiếp, và hiệu quả của nó tuỳ thuộc vào nhận thức về
tính chất của hoàn cảnh giao tiếp cũng như kỹ năng
chọn lựa các chiến lược giao tiếp, các nghi thức giao
tiếp, các từ ngữ giao tiếp, các phương tiện giao tiếp
phù hợp của các bên giao tiếp.

- Hoàn cảnh giao tiếp được chia thành hai hoặc ba loại:
có tính chính thức - xã hội và không có tính chính thức
- xã hội; mang tính thân mật gia đình và có tính xã hội;
long trọng, trung hoà và không long trọng. Mỗi loại đòi
hỏi một kiểu sử dụng ngôn ngữ và cách thức giao tiếp
tương ứng của các bên giao tiếp.
* Cách thức giao tiếp: Người Việt có nhiều cách thức
giao tiếp khác nhau, được vận dụng tuỳ theo hoàn
cảnh giao tiếp và quan hệ thân sơ giữa các bên:

- Trong hoàn cảnh giao tiếp không long trọng: người


Việt thường bỏ qua các nghi thức. Và bên cạnh những
mục đích khác nhau, họ có thói quen dùng những giao
tiếp loại này để tạo sự thân mật giữa đôi bên, như hỏi
thăm nhau về tên, tuổi, quê quán, chỗ ở, nghề nghiệp,
sức khoẻ, tình trạng hôn nhân gia đình…
- Trong hoàn cảnh giao tiếp long trọng: người Việt sẽ
giao tiếp theo nghi thức và có ý tứ, theo phương châm
tạo thể diện cho mình và tôn trọng thể diện của đối tác
giao tiếp. Do đó, trong những giao tiếp loại này, họ sẽ
chuẩn bị lời chào hỏi, kiểu nói năng, phục sức, thái độ,
không gian, thức ăn, thức uống…, thích hợp, nếu có
thời gian.
* Từ ngữ giao tiếp: được người Việt lựa chọn sử dụng
tuỳ theo hoàn cảnh giao tiếp và mục đích giao tiếp:

- Trong hoàn cảnh giao tiếp không long trọng: do


không có nhu cầu hoặc thì giờ trau chuốt từ ngữ,
người Việt thường sử dụng từ ngữ địa phương và từ
ngữ khẩu ngữ, lời chào hỏi thân mật tức là “chào”
bằng cách “hỏi”, và các từ xưng hô có sắc thái biểu
cảm, sắc thái địa phương.
- Trong hoàn cảnh giao tiếp long trọng: người Việt sẽ
cố gắng vận dụng từ ngữ toàn dân, từ ngữ văn hoá, lời
chào trang trọng tức là chào bằng những “động từ
ngôn hành” có nghĩa chào hỏi trang trọng, và các từ
xưng hô ít sắc thái biểu cảm, sắc thái địa phương.
* Phương tiện giao tiếp:

- Chữ viết: Từ đầu TK XX, phong trào Duy Tân - Đông


Du đã đưa chữ Quốc ngữ lên hàng văn tự của toàn
dân. Tiếp đó Cách mạng tháng Tám 1945 đưa chữ Quốc
ngữ thành văn tự chính thức của Việt Nam.
- Các phương tiện viễn thông và truyền thông hiện đại:
Điện thoại, internet, báo điện tử, truyền hình tương tác,
các mạng xã hội, v.v. giúp cho mọi người dễ dàng tiếp
cận thông tin và tương tác với nhau. Tuy nhiên, việc dễ
dàng tiếp cận thông tin và tương tác với nhau qua
trung gian cũng đồng thời làm cho quan hệ giữa cá
nhân với cá nhân và với cộng đồng trở nên lỏng lẻo
hơn, vì các bên giao tiếp không cần phải đến với nhau,
tiếp xúc trực tiếp với nhau. Cho nên, khi lạm dụng các
phương tiện ấy, người ta sẽ làm cho khoảng cách tình
cảm giữa các bên giãn rộng ra: “Xa mặt, cách lòng”.
KẾT LUẬN
1. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VĂN HOÁ VIỆT NAM

1.1. Đa dạng về không gian văn hoá: Không gian văn


hoá Việt Nam bao gồm 4 loại hình chủ yếu: núi, cao
nguyên, đồng bằng châu thổ, đồng bằng duyên hải. Do
điều kiện địa lý, các vùng núi và cao nguyên biệt lập
hơn, bảo tồn văn hoá truyền thống lâu hơn, các vùng
đồng bằng châu thổ và duyên hải thoáng mở hơn, tiếp
biến văn hoá thường xuyên và mạnh mẽ hơn.

1.2. Tiếp biến văn hoá làm biến đổi sâu sắc văn hoá tộc
người: Tiếp biến văn hoá thường xuyên và mạnh mẽ ở
các vùng đồng bằng làm biến đổi sâu sắc văn hoá các
tộc Việt, Chăm, Hoa, Khmer. Tiếp biến văn hoá trong
quá trình Nam tiến làm biến đổi sâu sắc văn hoá Việt ở
phương Nam.
1.3. Tộc Việt là chủ thể chính của văn hoá Việt Nam:
Việt Nam là một quốc gia đa tộc người và vì vậy, văn
hoá Việt Nam là một nền văn hoá đa tộc người. Trong
đó, do hình thành, sinh tụ ở đồng bằng châu thổ trù
phú và tiếp nhận nhiều tinh hoa văn hoá nội sinh lẫn
ngoại sinh, tộc Việt đã phát triển mạnh mẽ về dân số,
địa bàn và ảnh hưởng văn hoá, trở thành chủ thể chính
của văn hoá Việt Nam.

1.4. Dung hợp và bao dung văn hoá: Vị trí địa lý của
Việt Nam và quá trình giao lưu tiếp biến văn hoá không
ngừng của tộc Việt khiến cho văn hoá Việt và văn hoá
Việt Nam có đặc tính dung hợp và bao dung văn hoá rất
cao.
2. QUY LUẬT TRƯỜNG TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN
HOÁ VIỆT NAM

2.1. Sức mạnh của văn hoá Việt và văn hoá Việt Nam có
cả hai cội nguồn nội sinh và ngoại sinh: Nhờ có nội lực
văn hoá mạnh, tích hợp từ các tộc người cộng cư, tộc
người Việt đã có thể chủ động tiếp thu, cải biến các yếu
tố văn hoá ngoại sinh để làm giàu vốn liếng văn hoá
của mình, lấy đó làm điểm tựa để phát triển và bảo vệ
quốc gia dân tộc. Nếu không có nội lực văn hoá mạnh,
tộc Việt có thể đã bị diệt vong văn hoá, đặc biệt trong
những thời kỳ lịch sử khi những yếu tố văn hoá mới du
nhập đi cùng với chủ nhân của chúng là một số lượng
di dân áp đảo, có tiềm lực văn hoá, kinh tế và quân sự
mạnh, gây ra quá trình đồng hoá văn hoá cưỡng bức
rất quyết liệt.
2.2. Để có thể tồn tại và phát triển mà không bị diệt
vong văn hoá, các tộc người Việt Nam cần phải có sức
mạnh văn hoá nội tại, đồng thời phải có khả năng chọn
lọc, chuyển hoá những yếu tố văn hoá mới du nhập để
bồi bổ cho sức mạnh văn hoá nội tại của mình: Trong
bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá, sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ đất nước Việt Nam hôm nay cần gắn với
phương châm: Tiếp tục hội nhập và tiếp biến văn hoá
để đổi mới, vun bồi nội lực; và tiếp tục đổi mới, vun bồi
nội lực để giữ vững tự chủ trong hội nhập và tiếp biến
văn hoá.

You might also like