Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 73

ĐIỀU TRỊ CẮN KHỚP

RHM19-25B
1. Mài điều chỉnh sơ khởi
Có thể thực hiện ngay sau lần khám cắn khớp đầu tiên, gồm:
1.1. Mài răng trồi
1.2. Mài múi chui
1.3. Điều chỉnh gờ bên
1.4. Điều chỉnh răng nghiêng, xoay, sai vị trí
1.5. Mài các cạnh răng sắc, múi nhọn bất thường
1.6. Mài để cải thiện thẩm mỹ
1.7. Mài thu hẹp bản nhai và cải tạo diện mòn

2
1.1. Mài răng trồi
● Nguyên nhân: thường do răng đối diện mất,
mọc trễ, bị mất chất lớn hoặc sai vị trí/ răng
sữa thay sớm
● Hậu quả:
○ Ở răng sau: R16 trồi do mất răng đối diện

- Cản trở ra trước, lui sau, sang bên


- Sai lệch hình thể và chức năng của phục
hình.
○ Ở răng trước:
- Cản trở ra trước.
- Mất thẩm mỹ
3
1.1. Mài răng trồi
● Mục đích: tái lập đường cong Spee và đường cong Wilson.
● Mài điều chỉnh:
○ Là một trong những thủ thuật cơ bản có thể phải thực hiện trước mọi phục
hồi (phục hình, trám).
○ Phải tôn trọng và tái lập hình thể giải phẫu răng.
○ Bệnh nhân cần được giải thích rõ ràng trước khi mài.
○ Mài có thể làm răng nhạy cảm, gây đau, thậm chí phải lấy tủy để mài.

4
1.2. Mài múi chui
● Múi chui (múi nhồi) là múi răng nhô
cao bất thường, chui vào vùng kẽ
hoặc phần mất chất của răng đối
diện.
● Gây nhồi nhét thức ăn hoặc ảnh
hưởng đến hình thể, khối lượng
miếng trám răng đối diện.
● Thường xuất hiện ở vùng răng cối
lớn.

Hay bị giắt thức ăn vào vùng kẽ răng, rất khó chịu hoặc gây đau
âm ỉ kéo dài.
1.2. Mài múi chui
● Mài điều chỉnh:
○ Làm thấp và mài tròn múi chui
○ Điều chỉnh vùng kẽ răng và gờ bên
các răng đối diện.
○ Cần mài thận trọng, có thể phải làm
nhiều lần.

6
1.3. Điều chỉnh gờ bên

Gờ bên: là phần múi chịu của răng đối diện đặt


vào, góp phần ổn định khớp cắn
→ nếu gờ bên bị lệch → cần mài chỉnh
7
1.3. Điều chỉnh gờ bên
● Một vùng gờ bên - kẽ răng đúng:
○ Các mặt bên tạo thành một mái đối xứng
○ Các gờ bên không có sự chênh lệch về độ cao
○ Các mặt bên có điểm tiếp xúc đúng với nhau
○ Khoang mặt bên được lấp đầy bởi nhú nướu
○ Gờ bên có sườn bên ngắn hơn sườn nhai
1.3. Điều chỉnh gờ bên
● Hình thể gờ bên bị biến dạng:
○ Mất sườn bên của gờ bên
○ Có sự chênh lệch về độ cao của
các gờ bên
○ Vùng tiếp xúc không đúng

● Hậu quả: Nhồi nhét thức ăn

Teo nướu vùng kẽ răng


9
1.3. Điều chỉnh gờ bên
● Trường hợp răng đối diện mất
- Mài gờ bên dễ vì không liên quan
đến múi chịu
● Trường hợp còn răng đối diện,
múi chịu đặt vào vùng gờ bên
- Cần cân nhắc đến sự di chuyển
trong tương lai của răng đối diện và
răng được mài
- Tính toán mài ở phía ngoài hay phía
trong của gờ bên

10
1.4. Điều chỉnh răng nghiêng, xoay, sai vị trí
● Mục đích:
○ Chuẩn bị cho các phục hồi
○ Cải thiện thẩm mỹ:
- Thường thực hiện đối với răng
trước
- Có thể làm độc lập hay trước
một phục hồi
● Phương pháp:
○ Chỉnh hình
○ Mài chỉnh
11
1.5. Mài cạnh sắc, múi nhọn bất thường
● Các múi nhọn cạnh sắc thường
gặp ở những người lớn tuổi hoặc
có thói quen cận chức năng
(nghiến răng)
● Mục đích: Không gây khó chịu
cho lưỡi, môi má

12
1.6 Mài để cải thiện thẩm mỹ:
● Thường thực hiện đối với các răng trước. Khi có một răng trồi, xoay
hoặc răng lớn quá mức.
● Việc mài vì lí do thẩm mỹ có thể thực hiện độc lập hoặc trước một phục
hồi.
● Thường được thực hiện theo yêu cầu của bệnh nhân, tuy vậy, cần khám
xét các vận động ra trước và sang bên trước khi điều chỉnh.

13
1.7. Mài thu hẹp bản nhai và thu hẹp diện mòn

Bản nhai bị mở rộng quá mức hoặc có những diện mòn do mòn răng bất thường
(thường là do nghiến răng).
1.7. Mài thu hẹp bản nhai và thu hẹp diện mòn
Sự mòn và mở rộng quá mức của bản nhai hoặc xuất hiện các diện mòn bất thường có
thể gây ra hậu quả:
● Khớp cắn không ổn định
● Mất các điểm chịu
● Gây quá tải
● Lộ ngà
● Thân răng ngắn đi
● Dễ bị sâu cổ răng, sâu xê măng
● Các răng di gần, mất gờ bên, cung răng ngắn lại

15
1.7. Mài thu hẹp bản nhai và thu hẹp diện mòn
Có 2 loại nghiến răng tương ứng với 2 loại diện mòn:
● Nghiến răng trung tâm:
○ Múi chịu và trũng giữa răng đối diện: mòn nhiều
○ Múi hướng dẫn: ít mòn hơn
● Nghiến răng ngoại tâm
○ Răng mòn gần như phẳng
○ Tuỳ mức độ mòn, có khi để lại bờ múi hướng dẫn sắc bén

16
1.7. Mài thu hẹp bản nhai và thu hẹp diện mòn
Kỹ thuật mài thu hẹp bản nhai:
● Xác định điểm chịu/chặn bằng giấy cắn trên cả 2 hàm ở lồng múi tối đa.
● Mài ngoại phần các múi
● Mài tạo lại trũng và rãnh chính (để lại 1 vùng không được xâm phạm trên
ngoại phần múi chịu và những vùng này tạo sự liên hệ liên tục với nhau)
● Thường xuyên kiểm tra các điểm chịu bằng giấy cắn (tránh làm mất điểm
chịu và thành phần hướng dẫn)

17
2.
MÀI ĐIỀU CHỈNH KHỚP CẮN
2.1. Nguyên tắc mài điều chỉnh
khớp cắn
Chìa khóa 1: trước khi mài, bệnh nhân phải được thông báo và phải được sự
đồng ý của bệnh nhân.
● Bệnh nhân phải được giải thích cặn kẽ lý do của công việc và kết quả của
nó.
● Thầy thuốc phải có thái độ thông cảm với bệnh nhân và được bệnh nhân
thông cảm.
Chìa khóa 2: phải nhớ đến và thực
hiện việc mài điều chỉnh sơ khởi trước
mọi phục hồi (chữa răng, phục hình)

Chìa khóa 3: trước khi mài điều chỉnh


cần phải tính toán để đảm bảo việc mài
chỉnh không gây ra những hậu quả tiêu
cực cho bộ răng.

Luôn nhớ rằng mài mô răng thật là một


can thiệp không hoàn nguyên.

21
Chìa khóa 4: Mài điều chỉnh sơ khởi trước khi mài điều chỉnh tiếp
xúc ở các tư thế

22
Chìa khóa 5: Các nguyên tắc khi mài điều chỉnh các khớp cắn ở các tư thế
- Mài múi hướng dẫn trước khi mài múi chịu
- Mài sâu trũng răng đối diện trước khi mài thấp múi chịu
- Mài múi chịu răng trên trước, mài múi chịu răng dưới sau
- Tôn trọng các điểm chịu cắn khớp

23
2.2. MÀI ĐIỀU CHỈNH TƯƠNG QUAN
TRUNG TÂM

24
2.2 Điều chỉnh khớp cắn ở tương quan trung tâm
Tương quan trung tâm (TQTT) là một
tương quan hàm-sọ, hay gần hơn là tương
quan giữa lồi cầu và hõm khớp, là vị trí
tương đối của hai hàm, trong đó, các lồi
cầu xương hàm dưới ở vị trí tương quan
đúng với hõm khớp, nghĩa là ở cao nhất, và
hàm dưới cân xứng trên đường giữa.
Vị trí của TQTT còn có tên gọi khác: Vị trí
lui sau, vị trí bản lề, vị trí bản lề tận cùng.
2.2 Điều chỉnh khớp cắn ở tương quan trung tâm
2.2.1. Mục tiêu của điều trị:
● Loại bỏ tiếp xúc sớm ở tư thế tiếp
xúc lui sau
● Cho phép hàm dưới trượt từ tương
quan trung tâm đến lồng múi tối đa
không có cản trở.

26
2.2 Điều chỉnh khớp cắn ở tương quan trung tâm
2.2.2 Kỹ thuật mài điều chỉnh:

KỸ THUẬT MÀI TRƯỜNG HỢP NGUYÊN TẮC MÀI

Hàm dưới Vùng răng cối nhỏ. Mài theo nguyên tắc MUDL:
trượt ra trước Phía gần nội phần múi Mài sườn gần múi răng trên
chịu RCNT và sườn trước và/ hoặc sườn xa múi răng
xa múi ngoài răng dưới.
dưới.

27
2.2 Điều chỉnh khớp cắn ở tương quan trung tâm
2.2.2 Kỹ thuật mài điều chỉnh:

KỸ THUẬT MÀI

Hàm dưới trượt thẳng


ra trước

28
2.2 Điều chỉnh khớp cắn ở tương quan trung tâm
2.2.2 Kỹ thuật mài điều chỉnh:
KỸ THUẬT MÀI TRƯỜNG HỢP NGUYÊN TẮC MÀI

Hàm dưới trượt theo Tiếp xúc sớm ở: ● Mài nội phần múi hướng
hướng trước bên về phía ● Nội phần múi hướng dẫn dẫn
răng trên với ngoại phần
mặt phẳng dọc giữa
múi chịu răng dưới.
● Nội phần múi hướng dẫn
răng dưới và ngoại phần
múi chịu răng trên.

29
2.2 Điều chỉnh khớp cắn ở tương quan trung tâm
2.2.2 Kỹ thuật mài điều chỉnh:
KỸ THUẬT MÀI

Hàm dưới trượt theo


hướng trước bên về phía
mặt phẳng dọc giữa

30
2.2 Điều chỉnh khớp cắn ở tương quan trung tâm
2.2.2 Kỹ thuật mài điều chỉnh:

KỸ THUẬT MÀI TRƯỜNG HỢP NGUYÊN TẮC MÀI

Hàm dưới trượt theo Tiếp xúc sớm ở: ● Mài theo quy tắc BULL (mài sườn
hướng trước bên Nội phần các múi ngoài của múi răng trên hoặc sườn
chịu. trong của múi răng dưới).
ngoài mặt phẳng dọc
giữa

31
2.2 Điều chỉnh khớp cắn ở tương quan trung tâm
2.2.2 Kỹ thuật mài điều chỉnh:

KỸ THUẬT MÀI

Hàm dưới trượt


theo hướng trước
bên ngoài mặt
phẳng dọc giữa

32
2.2 Điều chỉnh khớp cắn ở tương quan trung tâm
2.2.2 Kỹ thuật mài điều chỉnh:

33
2.3. MÀI ĐIỀU CHỈNH
KHỚP CẮN TRUNG TÂM
Mục tiêu của mài điều chỉnh:
● Loại bỏ tiếp xúc quá mức ở khớp cắn trung tâm
● Đạt được tư thế khớp cắn trung tâm với sự tiếp xúc đồng thời cùng cường
độ

35
Làm sao để phát hiện có điểm tiếp xúc quá
mức tại lồng múi tối đa?
● Xác định sự sai biệt trung tâm qua quan
sát đường đóng hàm
● Khám các đường cong bù trừ
● Nghe tiếng chạm khớp
● Khám sự lung lay răng
● Ghi dấu điểm chịu cắn khớp bằng giấy
cắn hoặc silicon

36
37
38
KĨ THUẬT MÀI ĐIỀU CHỈNH

A. Xét trong sự liên hệ với các


đường cong bù trừ: B. Xét trong các vận động sang
- Đường cong Spee bên của hàm dưới
- Đường cong Wilson

39
A. XÉT TRONG SỰ LIÊN HỆ VỚI CÁC
ĐƯỜNG CONG BÙ TRỪ

40
A. XÉT TRONG SỰ LIÊN HỆ VỚI CÁC
ĐƯỜNG CONG BÙ TRỪ

41
A. XÉT TRONG SỰ LIÊN HỆ VỚI CÁC
ĐƯỜNG CONG BÙ TRỪ
ĐƯỜNG CONG SPEE

● Khi sự tiếp xúc quá mức nằm


ở múi của một răng trồi
=> mài múi răng trồi trước
khi mài răng đối diện

42
A. XÉT TRONG SỰ LIÊN HỆ VỚI CÁC
ĐƯỜNG CONG BÙ TRỪ
ĐƯỜNG CONG SPEE

● Khi sự tiếp xúc quá mức nằm ở múi


của một răng sụt
=> Mài trũng răng đối diện

43
A. XÉT TRONG SỰ LIÊN HỆ VỚI CÁC
ĐƯỜNG CONG BÙ TRỪ
ĐƯỜNG CONG SPEE

● Khi sự tiếp xúc quá mức liên quan


đến một múi chui
=> Mài múi chui

44
A. XÉT TRONG SỰ LIÊN HỆ VỚI CÁC
ĐƯỜNG CONG BÙ TRỪ
ĐƯỜNG CONG WILSON

● Đối chiếu với đường cong


Wilson: nếu tiếp xúc quá mức
diễn ra trên nội phần múi trong
răng dưới (do múi này quá cao),
mài múi này để điều hòa đường
cong Wilson.

45
B. XÉT TRONG CÁC VẬN ĐỘNG SANG
BÊN CỦA HÀM DƯỚI
Khi các đường cong bù trừ bình thường, việc điều chỉnh một tiếp xúc quá mức ở
khớp cắn trung tâm chỉ có thể thực hiện được sau khi khám chức năng sang bên.
Việc khám chức năng sang bên cho phép quyết định phải mài trũng răng trên hay
mài múi chịu răng dưới.

46
B. XÉT TRONG CÁC VẬN ĐỘNG SANG
BÊN CỦA HÀM DƯỚI

● Tiếp xúc quá mức diễn ra ở múi chịu


hàm dưới với trũng răng trên và khi
khám chức năng sang bên, không có cản
trở bên làm việc cũng như bên không
làm việc
=> Mài sâu trũng răng trên

47
B. XÉT TRONG CÁC VẬN ĐỘNG SANG
BÊN CỦA HÀM DƯỚI

(ảnh)
● Có cản trở bên làm việc
nhưng không có cản trở
bên không làm việc
=> Mài sâu trũng răng trên

48
B. XÉT TRONG CÁC VẬN ĐỘNG SANG
BÊN CỦA HÀM DƯỚI

(ảnh)
● Không có cản trở bên làm
việc nhưng có cản trở bên
không làm việc
=> Mài sâu trũng răng trên

49
B. XÉT TRONG CÁC VẬN ĐỘNG SANG
BÊN CỦA HÀM DƯỚI

● Có cản trở bên làm việc


và cả bên không làm việc:
=> Mài thấp múi chịu
răng dưới

50
B. XÉT TRONG CÁC VẬN ĐỘNG SANG
BÊN CỦA HÀM DƯỚI
Tóm lại: khi có tiếp xúc quá mức ở khớp cắn trung tâm, ưu tiên mài
trũng răng trên. Chỉ mài thấp múi chịu răng dưới khi nào tiếp xúc này
gây cản trở cả bên làm việc lẫn bên không làm việc.

51
2.4. ĐIỀU CHỈNH KHỚP CẮN Ở VẬN
ĐỘNG SANG BÊN
1. Mục tiêu
● Loại bỏ cản trở bên làm việc và/hoặc bên không làm việc.
● Tạo vận động sang bên trơn tru, không có cản trở.

53
2. Kỹ thuật mài điều chỉnh:
2.1. Đối với cản trở bên làm việc:
● Cản trở bên làm việc thường diễn ra ở:
○ Nội phần múi ngoài răng sau hàm trên với ngoại phần múi ngoài răng sau
hàm dưới
○ Nội phần của múi trong răng dưới với ngoại phần múi trong răng trên.
● Nguyên tắc mài: mài sườn múi hướng dẫn.

54
Tôn trọng điểm chịu cắn khớp khi loại bỏ các cản trở bên làm việc và bên
không làm việc. Trước khi mài, phải đánh dấu lại các điểm chịu cắn khớp ở
lồng múi tối đa bằng giấy cắn khác màu để tránh xâm phạm đến các điểm chịu
này khi loại cản trở.

55
Khi mài một cản trở bên làm việc, phải tính được sau khi mài, hướng dẫn
sang bên sẽ diễn ra trên những răng nào. Thường đạt được hướng dẫn chức
năng nhóm sau khi loại bỏ cản trở bên làm việc. Trong những trường hợp có
răng lệch lạc, dịch chuyển sự hướng dẫn càng ra phía trước càng tốt.

56
2.2. Đối với cản trở bên không làm việc:
Diễn ra ở nội phần các múi chịu trên và dưới.
Nguyên tắc mài: Ưu tiên mài răng trên trước, răng dưới sau
Một vài lưu ý:
● Với sự tích tuổi, răng có sự mòn sinh lý, độ dốc của múi giảm, khớp cắn có thể
chuyển từ hướng dẫn chức năng răng nanh thành chức năng nhóm để thích nghi. Khi
đó, không nên mài chỉnh để chuyển về chức năng răng nanh.
● Nên tạo điều kiện để xây dựng một chức năng sang bên càng gần về phía trước càng
tốt.
● Có điểm tiếp xúc bên không làm việc là bình thường (tuy hiếm) trên bộ răng thật.
Tuy nhiên, ở những người có rối loạn chức năng.

58
2.5. Điều chỉnh khớp cắn ở vận động
đưa hàm ra trước
A. Mục tiêu

● Loại trừ các cản trở ra trước


ở vùng răng trước và vùng
răng sau
● Tạo đường trượt để mặt
trong của hai răng cửa trên
tham gia hướng dẫn ra trước
B. Mục đích
Tạo sự nhả khớp lập tức và toàn bộ răng sau, hàm dưới trượt tốt ra trước
trên mặt phẳng dọc giữa

61
C. KỸ THUẬT MÀI ĐIỀU CHỈNH
Đối với cản trở ra trước ở vùng trước
● Thường diễn ra giữa mặt trong răng cửa trên với rìa cắn răng cửa dưới
● Trường hợp răng mọc sai chỗ hay răng mọc chen chúc.

62
C. KỸ THUẬT MÀI ĐIỀU CHỈNH
Đối với cản trở ra trước ở vùng trước
● Nguyên tắc mài: mài mặt trong răng cửa trên,
không mài rìa cắn răng cửa dưới.
● Phải tôn trọng điểm chịu ở vùng rìa cắn răng
cửa dưới.
● Loại trừ cản trở ra trước quá mức ⇒ gây nên
các cản trở ra trước ở một răng khác hoặc mất
hướng dẫn ra trước

63
C. KỸ THUẬT MÀI ĐIỀU CHỈNH
Đối với cản trở ra trước ở vùng răng sau
● Diễn ra giữa: sườn xa của múi ngoài răng sau hàm trên với sườn
gần múi ngoài răng sau hàm dưới.
● Nguyên tắc: tôn trọng múi chịu răng dưới, mài răng trên.

64
C. KỸ THUẬT MÀI ĐIỀU CHỈNH
Đối với cản trở ra trước ở vùng răng sau
● Răng 8 hàm dưới: thường là một răng gây cản trở ra trước ở vùng răng sau nên
cần phải xem xét kỹ có nhổ hay không.
● Cần phải cân nhắc mối liên quan giữa hình thái, bệnh lý của các răng lân cận và
răng đối diện.
● Chức năng ra trước đôi khi chỉ có thể tái lập bằng chỉnh hình hoặc phục hình.

65
Lượng giá
1. Trong nguyên tắc khi mài điều chỉnh các khớp cắn ở các tư thế :
(1) Mài múi chịu rồi mài múi hướng dẫn
(2) Mài múi chịu răng dưới trước rồi mài múi chịu răng trên
A. (1) đúng, (2) đúng
B. (1) sai, (2) sai
C. (1) đúng, (2) sai
D. (1) sai, (2) đúng
Câu hỏi lượng giá
2. Sai lệch khớp cắn ở vị trí KCTT có bao nhiêu yếu tố làm chuẩn để mài
điều chỉnh:
A. Đường cong Spee
B. Đường cong Wilson
C. Sang bên
D. Ra trước
E. Lui sau

67
Câu hỏi lượng giá

3. Nguyên tắc mài điều chỉnh khi hàm dưới trượt theo hướng trước bên về
phía mặt phẳng dọc giữa?
A. Mài theo quy tắc MUDL
B. Mài nội phần múi hướng dẫn
C. Mài theo quy tắc BULL
D. Cả ABC đều đúng

68
Câu hỏi lượng giá

4. Quy tắc BULL nghĩa là mài sườn ... của múi răng trên hoặc sườn trong của múi
răng ...
A. gần - trên
B. xa - trên
C. trong - dưới
D. ngoài - dưới

69
Câu hỏi lượng giá
5. Đối với cản trở đưa hàm ra trước ở vùng răng trước thì nguyên tắc mài điều chỉnh:
A. Chỉ mài ở mặt trong răng cửa hàm trên
B. Mài ở mặt trong răng cửa hàm trên và rìa cắn răng cửa hàm dưới
C. Mài ở rìa cắn răng cửa hàm trên và mặt trong răng cửa hàm dưới
D. Chỉ mài ở mặt trong răng cửa hàm dưới.

70
CASE LÂM SÀNG:

6. Case lâm sàng, 1 bệnh nhân tới khám vì than phiền là cộm khi cắn lại 2 hàm ở vị trí
lồng múi tối đa, ở vùng răng sau bên phải, thăm khám lâm sàng thì thấy khi đưa hàm
vận động sang bên vùng làm việc và bên không làm việc R46 đều bị cản trở. Hỏi rằng
lúc này nên mài vị trí nào để ổn định khớp cắn cho bệnh nhận hết cộm:
(cho rằng xét liên hệ với các đường cong bù trừ trước đó đều bình thường)
Hướng xử trí trên bệnh nhân này là gì?

71
THANKS!

72
PHẦN THẮC MẮC
1. Trong mài sơ khởi ĐIỀU CHỈNH RĂNG NGHIÊNG, XOAY, SAI VỊ
TRÍ, Trong trường hợp nào thì cần điều chỉnh bằng chỉnh hình, còn
trường hợp nào thì chỉ cần mài chỉnh là đủ?
2. Trong nguyên tắc 5: Vì sao mài múi chịu răng trên trước, răng dưới
sau?
3. Trong chú ý mài chỉnh khớp cắn vận động sang bên ở cản trở bên không
làm việc: Nên tạo điều kiện để xây dựng một chức năng sang bên càng
về phía giữa càng tốt

73

You might also like