Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 33

HÀ VINH

TÍNH TOÁN NHÀ NHIỀU TẦNG BẰNG THÉP


CHỊU ĐỘNG ĐẤT THEO TIÊU CHUẨN
VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG & CÔNG NGHIỆP

MÃ SỐ: 60.58.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

CBHD: TS. ĐINH VĂN THUẬT


1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Những năm gần đây, nhu cầu về nhà ở và văn phòng không
ngừng tăng cao.

 Đòi hỏi một công nghệ xây dựng nhà nhiều tầng có tốc độ thi
công nhanh.

 Kết cấu thép có độ tin cậy cao, khả năng kháng chấn dẻo dai,
độ chính xác trong chế tạo tại các nhà máy cao, tốc độ lắp ráp
nhanh và kích thước gọn nhẹ.

 Kinh nghiệm về thiết kế và thi công nhà nhiều tầng bằng


thép ở Việt Nam còn quá mới mẻ.
2. MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN
 Học hỏi kinh nghiệm thiết kế, cấu tạo chi tiết kết cấu thép
nhà nhiều tầng của Nhật Bản.
 So sánh phương pháp tính lực động đất theo tiêu chuẩn Việt
Nam và Nhật Bản.
 So sánh mức độ chịu ảnh hưởng của động đất của hai đất
nước Việt Nam và Nhật Bản.
 Đánh giá sơ bộ về chi phí vật liệu cho hai công trình tương
đương về quy mô được xây dựng tại Nhật Bản và Việt Nam

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


 Phương pháp phân tích lý thuyết kết hợp sử dụng phân tích bằng
phần mềm tính toán.
NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN VĂN
Chương 1: Tổng quan về nhà nhiều tầng kết cấu thép

Chương 2: Xác định tải trọng động đất theo tiêu


chuẩn Việt Nam và Nhật Bản

Chương 3: Kết cấu nhà thép tám tầng được thiết kế


xây
dựng ở Nhật Bản

Chương 4: Kết cấu nhà thép tám tầng được thiết kế


xây
dựng ở Việt Nam
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ NHIỀU TẦNG KẾT CẤU THÉP

Quá trình phát triển nhà nhiều tầng kết cấu thép trên thế giới

 Năm 1801, ngôi nhà đầu tiên cao 7 tầng làm bằng kết cấu
khung dầm - cột thép được xây dựng trong nhà máy dệt ở
Manchester Anh Quốc.

 Sau năm 1883, ở Chicago và một số nơi khác ở Hoa Kỳ, người
ta xây dựng những ngôi nhà từ 10 tầng trở lên bằng thép.

 Ở Nhật Bản, 100 ngôi nhà cao nhất đều làm bằng kết cấu
thép.
Quá trình phát triển nhà nhiều tầng kết cấu thép tại Việt Nam

 Tại Việt Nam, từ trước tới giờ thường chỉ dùng kết cấu thép
cho khung nhà công nghiệp. Vài năm gần đây, vấn đề sử dụng
khung thép cho nhà nhiều tầng mới được bàn luận và nghiên
cứu nhiều hơn, một số chủ đầu tư và đơn vị thiết kế đã mạnh
dạn đưa kết cấu thép vào để xây dựng nhà nhiều tầng.

 Showroom Toyota Biên Hòa, khai trương tháng 9/2010.

 Nhà hoạt động đa năng 169 Nguyễn Ngọc Vũ, đang thi công.

 Dự án Khu chung cư Vĩnh Hưng – 409 Lĩnh Nam, đang thi


công phần móng.
Showroom Toyota Biên Hòa, khai trương tháng 9/2010
Chung cư Vĩnh Hưng – 409 Lĩnh Nam
Nhận xét chương 1:

 Kết cấu thép có độ tin cậy cao, khả năng kháng chấn dẻo dai,
độ chính xác trong chế tạo tại các nhà máy cao, tốc độ lắp ráp
nhanh và kích thước gọn nhẹ.

 Công nghệ xây dựng nhà nhiều tầng bằng kết cấu thép đã
phát triển rất mạnh trên thế giới.

 Hệ thống lý thuyết để thiết kế kết cấu thép nhà nhiều tầng đã


phát triển khá hoàn thiện.

 Ứng dụng kết cấu thép cho nhà nhiều tầng ở Việt Nam còn
quá mới mẻ.

 Cần có các nghiên cứu và mạnh dạn đưa kết cấu thép vào xây
dựng nhà nhiều tầng ở Việt Nam.
CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG ĐỘNG ĐẤT
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCXDVN 375 : 2006
 Phương pháp phân tích tĩnh lực ngang tương đương:
Lực căt đáy: Fb = Sd(T1).m.
Phân phối lực cắt cho các tầng theo công thức sau:
si mi
Fi  Fb
 s jmj
 Phương pháp phân tích phổ phản ứng:
Lực căt đáy ứng với dạng dao động thứ k:
Fbk = Sd(Tk).mk.
Tổ hợp các phản ứng dạng dao động:

EE   Ei
E 2
 Phổ thiết kế đối với thành phần nằm ngang được xác định:
 2 T  2.5 2 
0  T  TB : Sd (T )  ag .S     
 3 TB  q 3 
2, 5
TB  T  TC : S d (T )  a g .S .
q
 2, 5 TC
  a g .S q . T
TC  T  TD : S d T  
   .a
 g

 2, 5 TC .TD
  a g .S  q  T 2
TD  T : S d T  
   .a
 g
Theo tiêu chuẩn Nhật Bản (AIJ)

 Lực căt ngang tại tầng thứ i được xác định theo công thức
sau:

Qi = CiWi
 Hệ số lực cắt ngang tại tầng thứ i:

Ci = zRtAiCo
 Hệ số phân phối lực cắt ngang
1 2T cao nhà:
theo chiều
Ai  1  (  i )
i 1  3T
 Hệ số α được xác định như sau:

αi = Wi/W
 Hệ số đặc trưng dao động của nền đất được xác định:

T < Tc Rt = 1

Tc ≤ T ≤ 2Tc T
Rt  1  0.2(  1) 2
Tc

1, 6.Tc
T > 2Tc Rt =  0, 25
T
CoRt
0.25

0.20

0.15 Nền loại 1


Nền Loại 2 Sd/g
0.12
Nền loại 3
0.10 0.10

0.08 Nền loại A


Nền loại B
0.06
Nền Loại C
0.05 Nền Loại D
0.04

0.02

0.00 0.00
T(s)
0 0.4 0.8 1.2 1.6 2 2.4 2.8 3.2 3.6 4 4.4 4.8

0 0.4 0.8 1.2 1.6 2 2.4 2.8 3.2 3.6 4 4.4 4.8 T(s)

Phổ thiết kế theo tiêu chuẩn Nhật Bản Phổ thiết kế theo tiêu chuẩn Việt Nam
Nhận xét chương 2:
 Lý thuyết tính toán lực tĩnh ngang tương đương của Nhật Bản sử
dụng hệ số C0 = 0,2 cho động đất trung bình cấp 4, 5 theo thang đo
JMA của Nhật Bản (tương đương cấp 7, 8 theo thang MSK). Tiêu
chuẩn Việt Nam tính toán lực động đất cho trường hợp động đất lớn
nhất có thể xảy ra nhưng có kể đến hệ số ứng xử của công trình.

 Phân phối lực động đất cho các tầng theo tiêu chuẩn Nhật Bản chỉ
phụ thuộc vào chu kỳ dao động và trọng lượng tầng, không phụ
thuộc vào hình dạng của dao động. Công thức phân bố lực động đất
nằm ngang của Việt Nam phụ thuộc vào khối lượng tầng và hình
dạng của dạng dao động.

 So sánh phổ thiết kế của hai thành phố Hà Nội và Tokyo nhận thấy:
ảnh hưởng của động đất lên các công trình tại Hà Nội nhỏ hơn khá
nhiều so với tại Tokyo. Ví dụ cùng ở chu kỳ dao động tự do của công
trình là 2s thì C1=0,13 và Sd/g=0.04, chênh lệch 3,25 lần. Giá trị C1 nằm
trong khoảng từ 0,05 đến 0.2; giá trị Sd/g nằm trong khoảng từ 0,02
đến 0,1.
CHƯƠNG 3: KẾT CẤU NHÀ THÉP TÁM TẦNG ĐƯỢC THIẾT KẾ
XÂY DỰNG Ở NHẬT BẢN
 Công trình được xem xét là một tòa nhà gồm 08 tầng sử dụng
và 01 tầng kỹ thuật thang máy. Công trình đã được thiết kế và
thi công tại Tokyo – Nhật Bản.

 Chiều cao tầng 1 là 4,1m; tầng tum là 4m và các tầng còn lại
cao 3,7m.

 Vật liệu sử dụng cho công trình theo tiêu chuẩn JIS-
G3136:2005
- thép dầm sử dụng thép SN400B có fy = 2350 daN/cm2;
- thép cột sử dụng thép SN490B có fy = 3550 daN/cm2.
Mô hình khung không gian bằng phần mềm ETABS
Tầng wi Wi ai Ai Ci Qi Fi
  kN kN       kN kN
2 3650.27 29246.38 1.00 1.00 0.18 5335.82 183.68
3 3629.01 25596.11 0.88 1.10 0.20 5152.14 283.95

Bảng tính lực động đất 4 3619.30 21967.10 0.75 1.21 0.22 4868.19 387.32
5 3619.30 18347.80 0.63 1.34 0.24 4480.87 496.63

theo phương X tại các 6 3607.15 14728.50 0.50 1.48 0.27 3984.24 612.53

tầng 7 3597.16 11121.35 0.38 1.66 0.30 3371.71 744.53


8 3597.16 7524.19 0.26 1.91 0.35 2627.18 919.74
Mái 3561.50 3927.03 0.13 2.38 0.43 1707.45 1323.21
Mái 2 365.54 365.54 0.01 5.76 1.05 384.23 384.23

Tầng wi Wi ai Ai Ci Qi Fi
  kN kN       kN kN
2 3650.27 29246.38 1.00 1.00 0.18 5123.78 169.80
3 3629.01 25596.11 0.88 1.10 0.19 4953.98 267.50
Bảng tính lực động đất 4 3619.30 21967.10 0.75 1.22 0.21 4686.48 368.20
5 3619.30 18347.80 0.63 1.34 0.24 4318.28 474.66
theo phương Y tại các tầng 6 3607.15 14728.50 0.50 1.49 0.26 3843.62 587.57
7 3597.16 11121.35 0.38 1.67 0.29 3256.05 716.14
8 3597.16 7524.19 0.26 1.93 0.34 2539.90 886.78
Mái 3561.50 3927.03 0.13 2.40 0.42 1653.12 1279.82
Mái 2 365.54 365.54 0.01 5.83 1.02 373.30 373.30
Nhận xét chương 3:

 Trong thiết kế của Nhật Bản, khả năng chống uốn và chống
cắt được tăng cường bằng hai biện pháp sau:
- Bố trí bản bụng của các cột biên nằm trong mặt phẳng
khung biên.
- Bổ sung thêm các cột phụ cho khung biên.

 Kết quả phân tích động (chu kỳ dao động, chuyển dịch tương
đối) theo hai phương tương đối đều nhau nên kết quả lực
động đất theo hai phương cũng xấp xỉ nhau.

 Lực động đất tĩnh tương đương càng lên cao càng tăng với
tốc độ nhanh hơn (trừ tầng mái 2), giá trị lực động đất khá lớn,
lớn nhất là tại tầng mái. Lực động đất tại tầng mái theo
phương X là 1323,21 kN; theo phương Y là 1279,82 kN.
CHƯƠNG 4: KẾT CẤU NHÀ THÉP TÁM TẦNG ĐƯỢC THIẾT KẾ
XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM
 Công trình có quy mô tương đương nhà tám tầng được thiết
kế tại Nhật Bản đã trình bày ở Chương 3 nhưng được xây dựng
tại quận Hai Bà Trưng – Hà Nội và được thiết kế theo tiêu
chuẩn Việt Nam.

 Nhà 8 tầng sử dụng và 1 tum kỹ thuật thang máy. Chiều cao


tầng 1 là 4,1m; tầng tum là 4m và các tầng còn lại cao 3,7m.

 Vật liệu sử dụng cho công trình theo tiêu chuẩn TCVN-
5709:1993
- thép dầm sử dụng thép XCT38 có fy = 2200 – 2500 daN/cm2;
- thép cột sử dụng thép XCT52 có fy = 3500 – 3600 daN/cm2.
Tiết diện cột, dầm tính toán theo tiêu chuẩn Việt Nam:
Tầng mi si Fi Tầng mi si Fi
  kNs2/m m kN   kNs2/m   kN
2 373.24 -0.0035 31.91 2 373.24 -0.0034 23.96
3 371.25 -0.0077 69.83 3 371.25 -0.0075 52.56
4 370.26 -0.0120 108.54 4 370.26 -0.0119 83.18
5 370.26 -0.0160 144.72 5 370.26 -0.0160 111.84
6 369.02 -0.0194 174.89 6 369.02 -0.0196 136.55
7 368.01 -0.0225 202.28 7 368.01 -0.0226 157.01
8 368.01 -0.0248 222.95 8 368.01 -0.0248 172.30
Mái 364.28 -0.0261 232.27 Mái 364.28 -0.0260 178.80
Mái 2 37.49 -0.0265 24.27 Mái 2 37.49 -0.0262 18.54

Lực động đất theo phương X Lực động đất theo phương Y
ứng với dạng dao động 1
A – Lực động đất X tác động lên công trình xây dựng ở Nhật Bản
B – Lực động đất X tác động lên công trình xây dựng ở Việt Nam
C – Lực động đất X lên công trình xây dựng ở Việt Nam tính theo TC Nhật Bản
Khối lượng Diện tích Kl / m2 Khối lượng Diện tích
Tầng thép sàn sàn Tầng thép sàn Kl / m2 sàn
  T m2 T/m2   T m2 T/m2
M2 53.54 52.05 1.0286 M2 39.57 52.05 0.7602
M 354.49 473.51 0.7486 M 237.20 473.51 0.5009
8 354.50 473.51 0.7487 8 234.79 473.51 0.4959
7 354.49 473.51 0.7486 7 234.79 473.51 0.4959
6 400.56 473.51 0.8459 6 253.29 473.51 0.5349
5 399.46 473.51 0.8436 5 257.71 473.51 0.5443
4 411.48 473.51 0.8690 4 257.71 473.51 0.5443
3 466.87 473.51 0.9860 3 277.44 473.51 0.5859
2 486.41 473.51 1.0272 2 292.11 473.51 0.6169
Sum 3281.80 3840.13 0.8546 Sum 2084.61 3840.13 0.5428

Khối lượng vật liệu kết cấu cột, dầm Khối lượng vật liệu kết cấu cột, dầm
theo thiết kế của Nhật Bản theo thiết kế của Việt Nam
Nhận xét chương 4:
 Lực động đất tác động lên công trình đặt tại Hà Nội nhỏ hơn rất nhiều so
với công trình tại Tokyo. Cụ thể dạng dao động 1 (phương X) theo tiêu
chuẩn Nhật Bản tính được hệ số C0Rt=0,1824; theo tiêu chuẩn Việt Nam tính
được Sd/g=0.0413 nhỏ hơn 4,36 lần.

 Công trình xây dựng tại Hà Nội, lực động đất tính toán theo tiêu chuẩn
Nhật Bản lớn hơn khi tính theo tiêu chuẩn Việt Nam. Cụ thể theo phương
X, khi tính theo tiêu chuẩn Việt Nam thì Sd/g=0.0413 và khi tính theo Nhật
Bản thì C0Rt=0,06.

 Phân phối lực động đất cho các tầng theo tiêu chuẩn Việt Nam tăng gần
như tuyến tính theo chiều cao. Theo tiêu chuẩn Nhật Bản thì càng lên cao
tốc độ tăng càng nhanh hơn.

 Kích thước tiết diện của các cấu kiện thiết kế theo tiêu chuẩn Việt Nam
giảm đi đáng kể so với thiết kế của Nhật Bản. Tổng khối lượng vật liệu kết
cấu cột, dầm theo thiết kế của Việt Nam giảm 36% so với thiết kế của Nhật
Bản. khối lượng cấu kiện cột dầm trung bình trên một m2 sàn (khi thiết kế
theo tiêu chuẩn Việt Nam) là 0.5428 tấn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
 Một số nguyên tắc được áp dụng trong thiết kế của Nhật Bản:
- Bố trí hệ kết cấu sao cho độ cứng theo hai phương ngang của nhà
chênh lệch càng ít càng tốt.
- Biện pháp bổ sung các cột phụ làm tăng độ cứng của khung.

 Phương pháp tính toán lực động đất theo hai tiêu chuẩn Việt Nam
và Nhật Bản có những điểm khác biệt:
- Lý thuyết tính toán lực tĩnh ngang tương đương của Nhật Bản sử
dụng hệ số C0 = 0,2 cho động đất trung bình cấp 4, 5 theo thang đo
JMA của Nhật Bản (tương đương cấp 7, 8 theo thang MSK). Tiêu
chuẩn Việt Nam tính toán lực động đất cho trường hợp động đất lớn
nhất có thể xảy ra nhưng có kể đến hệ số ứng xử của công trình.

- Phân phối lực động đất cho các tầng theo tiêu chuẩn Việt Nam tăng
gần như tuyến tính theo chiều cao. Theo tiêu chuẩn Nhật Bản thì
càng lên cao tốc độ tăng càng nhanh hơn.
 Ảnh hưởng của động đất lên các công trình tại Hà Nội nhỏ
hơn khá nhiều so với tại Tokyo, cùng ở chu kỳ dao động tự do
của công trình là 2s thì C0Rt=0,13 và Sd/g=0.04, chênh lệch 3,25
lần.

 Công trình được xây dựng ở Hà Nội nếu tính theo tiêu chuẩn
Nhật Bản thì thu được kết quả về lực động đất lớn hơn khi tính
theo tiêu chuẩn Việt Nam. Cụ thể cùng chu kỳ dao động 1.96s
tính được C0Rt=0,06 và Sd/g=0.0413, chênh lệch 1,45 lần.

 Hai công trình tương đương nhau về quy mô (số tầng, diện
tích sàn) thì khối lượng vật liệu kết cấu thiết kế theo tiêu chuẩn
Việt Nam giảm khá nhiều (36%) so với thiết kế của Nhật Bản.
Kiến nghị:

Đề tài đã thu được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên phạm
vi nghiên cứu của đề tài còn hạn hẹp, xung quanh đề tài còn có
nhiều vấn đề cần nghiên cứu sâu hơn:

 Nghiên cứu quy trình thiết kế cấu kiện thép theo tiêu chuẩn
Nhật Bản.

 Kiểm tra phi tuyến công trình chịu động đất theo tiêu chuẩn
Nhật Bản.

 Tác động động đất lên các công trình nhiều tầng hơn nữa và
các nhà siêu cao tầng.

Ảnh hưởng của các hệ kết cấu khác đến độ cứng của công
trình.
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN !
HÀ VINH

TÍNH TOÁN NHÀ NHIỀU TẦNG BẰNG THÉP


CHỊU ĐỘNG ĐẤT THEO TIÊU CHUẨN
VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG & CÔNG NGHIỆP

MÃ SỐ: 60.58.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

CBHD: TS. ĐINH VĂN THUẬT

You might also like