Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 41

Chương 9

ĐỘNG LƯỢNG VÀ VA CHẠM


Động lượng
Giả sử một chất điểm khối lượng m chịu tác dụng của một lực
hay nhiều lực. Theo định luật II Newton, ta có:

Nếu m là hằng số
Đặt
Động lượng là đại lượng véc tơ được xác định bằng tích số giữa
khối lượng và véc tơ vận tốc
Trong SI, đơn vị của nó là kg.m/s.
Nếu chất điểm chuyển động theo hướng bất kỳ. Xét trong
không gian 3 chiều ,
Các định lý về động lượng
Định lý 1:
Đạo hàm động lượng của một chất điểm đối với thời gian có giá trị
bằng lực (hay tổng hợp các lực) tác dụng lên chất điểm đó
Định lý 2 :
Độ biến thiên động lượng của một chất điểm trong một khoảng
thời gian nào đó có giá trị bằng xung lượng của ngoại lực tác
dụng lên chất điểm trong khoảng thời gian đó.

Từ pt
Suy ra

Nếu F = const thì


là một đại lượng vectơ có độ lớn bằng diện tích bên dưới đường cong
thời gian – lực tác dụng, như mô tả trên hình 9.3a

Xung lực không phải là một thuộc tính của chất điểm, mà nó
là độ đo mức độ làm thay đổi động lượng của chất điểm của
ngoại lực.
Định lý xung lượng-động lượng
Độ biến thiên động lượng của một chất điểm thì bằng xung
lượng của hợp lực tác dụng lên chất điểm.

⃗𝐼 =∆ ⃗
𝑝
Ý nghĩa của động lượng:
Khi khảo sát về mặt động lực học chất điểm ta không thể chỉ xét vận
tốc mà phải đề cập đến khối lượng.

Nghĩa là vận tốc không đặc trưng cho chuyển động về phương diện
động lực học. Do đó mà động lượng mới đặc trưng cho chuyển động
về phương diện động lực học.

Khi hai vật va chạm đàn hồi với nhau thì kết quả va chạm được thể
hiện bằng động lượng của các vật.
Vậy động lượng đặc trưng cho khả năng truyền chuyển động.
Ý nghĩa của xung lượng

Về mặt động lực học thì kết quả tác dụng của lực không những
phụ thuộc cường độ lực tác dụng mà còn phụ thuộc thời gian tác
dụng của lực.

Nếu cùng một lực tác dụng nhưng thời gian tác dụng khác nhau
thì kết quả tác dụng sẽ khác nhau.
Định luật bảo toàn động lượng
Nếu tổng các ngoại lực tác dụng lên hệ triệt tiêu thì tổng động
lượng của hệ chất điểm không cô lập cũng được bảo toàn
Nếu tổng các ngoại lực tác động lên hệ theo phương triệt tiêu thì tổng
động lượng của hệ chất điểm theo phương đó cũng được bảo toàn
Hệ chất điểm – Vật rắn

Chất điểm hoặc khối điểm là một khái niệm vật lý lý thuyết chỉ


những vật có khối lượng đáng kể nhưng kích thước có thể bỏ qua
trong quá trình khảo sát các tính chất vật lý của chúng.

Chất điểm là một đối tượng của vật lý, khác với "điểm" trong
toán học vì ngoài tính chất hình học như một điểm, nó còn gắn
với các tính chất vật lý như khối lượng.
Hệ chất điểm – Vật rắn

Hệ chất điểm là tập hợp gồm nhiều chất điểm.

Vật rắn là hệ chất điểm, nhưng là một hệ chất điểm đặc biệt


trong đó khoảng cách giữa các chất điểm luôn luôn giữ nguyên
không đổi trong quá trình chuyển động của vật rắn
Nội lực
Lực tác dụng bên trong hệ chất điểm: nội lực

Theo định luật 3 Newton, tổng nội lực trong 1 hệ bằng 0

Tổng động lượng các nội lực trong 1 hệ chất điểm được bảo
toàn
Ngoại lực
Lực tác dụng từ bên ngoài lên hệ chất điểm: ngoại lực
Va chạm
Va chạm là một hiện tượng thường gặp trong đời sống và trong kỹ thuật.

Việc áp dụng các định luật động lực học để giải bài toán va chạm thường
gặp nhiều khó khăn do thời gian va chạm giữa các vật thường rất ngắn,
cường độ tác dụng của các lực lên các vật thường rất lớn.

Áp dụng các định luật bảo toàn để giải bài toán va chạm cho ta kết quả
nhanh chóng hơn nhiều mà không cần quan tâm đến các quá trình quá độ
xảy ra trong khi va chạm
Xét hệ gồm 2 vật.

Xét thời điểm ngay trước và ngay sau va chạm, nếu ta bỏ qua ma sát ( do
lực ma sát rất nhỏ hơn lực tương tác giữa hai vật ), thì:
• Các lực tương tác tuy rất lớn như là nội lực. Tổng nội lực trong 1
hệ thì bằng 0 ( định luật 3 Newton)
• Ngoại lực tác dụng vào hệ: Trọng lực và phản lực cân bằng nhau

Do đó hệ hai vật va chạm là hệ kín (hệ cô lập) => động lượng của hệ được
bảo toàn
TRONG BÀI TOÁN VA CHẠM, ÁP DỤNG ĐỊNH LUẬT
BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG CHO HỆ VẬT VA CHẠM.

ĐỘNG LƯỢNG HỆ NGAY TRƯỚC VA CHẠM


=
ĐỘNG LƯỢNG HỆ NGAY SAU VA CHẠM
Va chạm một chiều
Các vật luôn chuyển động trên một phương trước và sau khi va
chạm. Đó là va chạm trực diện (hoặc xuyên tâm)
Va chạm hoàn toàn đàn hồi
Người ta gọi va chạm giữa hai vật là hoàn toàn đàn hồi nếu trong
quá trình va chạm không có hiện tượng chuyển một phần động năng
của các vật trước va chạm thành nhiệt và công làm biến dạng các
vật sau va chạm. Nói cách khác, sau va chạm đàn hồi các quả cầu
vẫn có hình dạng như cũ và không hề bị nóng lên.

Lưu ý rằng va chạm xảy ra trong mặt phẳng nằm ngang tức là độ
cao so với mặt đất của các quả cầu không thay đổi nên thế năng của
chúng không thay đổi trong khi va chạm, vì vậy bảo toàn cơ năng
trong trường hợp này chỉ là bảo toàn động năng.
Va chạm hoàn toàn đàn hồi
Xét tại vị trí 2 vật tại thời điểm ngay trước và ngay sau va chạm.

Chọn gốc thế năng tại đó, ta thấy không có sự thay đổi thế năng
của hệ.

Vì vậy bảo toàn cơ năng trong trường hợp va chạm hoàn toàn đàn
hồi thành chỉ là bảo toàn động năng.
Trong Va chạm hoàn toàn đàn hồi, động
năng hệ được bảo toàn

ĐỘNG NĂNG HỆ NGAY TRƯỚC VA CHẠM


=
ĐỘNG NĂNG HỆ NGAY SAU VA CHẠM
Va chạm không đàn hồi

Va chạm không đàn hồi là va chạm mà tổng động năng của hệ


trước và sau khi va chạm là không như nhau (mặc dù động lượng
của hệ được bảo toàn).

Năng lượng hệ vật ngay sau va chạm < Năng lượng hệ vật ngay
trước va chạm
Khi các vật va chạm nhưng không dính vào nhau, nhưng một
phần năng lượng bị chuyển thành dạng năng lượng khác hoặc
bị truyền ra xa thì va chạm được gọi là không đàn hồi

Khi các vật dính vào nhau sau khi va chạm, gọi là hoàn toàn
không đàn hồi (va chạm mềm ).
Va chạm mềm
Ngay sau va chạm, hai vật sẽ dính vào nhau và chuyển động
với cùng một vận tốc

Năng lượng hệ vật ngay sau va chạm < Năng lượng hệ vật
ngay trước va chạm
Va chạm hai chiều
Động lượng của hệ hai chất điểm được bảo toàn khi hệ là cô
lập.

Đối với va chạm bất kì của hai chất điểm, điều này có nghĩa là
động lượng theo mỗi hướng x, y, z được bảo toàn.
Xem thêm
https://vatlypt.com/threads/va-cham-dan-hoi-la-gi-va-cham-me
m-la-gi-bai-toan-va-cham.50.html
http://www4.hcmut.edu.vn/~huynhqlinh/VLDC1/Chuong%20
03_011.htm
Khối tâm của một vật
Khối tâm của một vật thể hay một hệ các vật thể là điểm trung
bình theo phân bố khối lượng của vật thể.

Khối tâm giúp con chim


đồ chơi cân bằng trên
ngón tay
Công thức tính vị trí khối tâm của hệ chất điểm
Công thức tính vị trí khối tâm của vật rắn
Vận tốc khối tâm

trong đó là vận tốc của chất điểm thứ i.


Gia tốc khối tâm

𝑑 ⃗𝑣𝐶𝑀 1 𝑑 ⃗𝑣𝑖 1
⃗𝑎𝐶𝑀= = ∑ 𝑚𝑖 = ∑ 𝑚𝑖 ⃗𝑎𝑖
𝑑𝑡 𝑀 𝑖 𝑑𝑡 𝑀 𝑖
Lực tổng hợp tác dụng lên hệ chỉ do các ngoại lực.
Tổng ngoại lực tác dụng lên hệ chất điểm bằng tổng khối lượng
của hệ nhân với gia tốc khối tâm.

Điều này cho thấy mô hình hệ chất điểm có thể được mô tả dưới
dạng khối tâm:
Khối tâm của hệ các chất điểm có tổng khối lượng M chuyển
động giống như một chất điểm tương đương có khối lượng M
chuyển động dưới ảnh hưởng của tổng ngoại lực tác dụng lên
hệ.
Động lượng toàn phần của hệ

động lượng toàn phần của hệ bằng tổng khối lượng nhân với
vận tốc khối tâm của hệ.

Nói cách khác, động lượng toàn phần của hệ bằng động lượng
của một chất điểm duy nhất có khối lượng bằng M chuyển
động với vận tốc .

You might also like