Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 27

KIỂM TRA VẬT LIỆU BẰNG

CHỤP ẢNH PHÓNG XẠ


(RADIOGRAPHIC TESTING LEVEL II)

CHƯƠNG 4: RT SỐ
FLUOROSCOPY

FLUOROSCOPY là quá trình kiểm tra biến tia x thành ánh


sáng thấy được, tạo ra ảnh của vật kiểm tra trên màn huỳnh
quang, là một dạng kiểm tra real time (quan sát hình ảnh
ngay khi kiểm tra).

Ảnh vật kiểm tra được chiếu lên trên màn huỳnh quang và
người kiểm tra quan sát mẫu từ mặt bên kia của màn huỳnh
quang.

Your Partner in Professional NDT & Inspection Services 2


FLUOROSCOPY

ẢNH CỦA FLUOROSCOPY LÀ ẢNH DƯƠNG BẢN,


NGƯỢC LẠI VỚI PHIMX QUANG

Your Partner in Professional NDT & Inspection Services 3


FLUOROSCOPY

 Màn huỳnh quang nhận năng lượng bức xạ, giải phóng
electron tự do có tốc độ cao, electron này lại va chạm
truyền động năng cho các electron khác trong màn huỳnh
quang. Tất cả các electron này trở về trạng thái cân bằng
đều phát ra ánh sáng.

 Màn huỳnh quang thường sử dụng phôtpho, có khả năng


phát sáng sau khi ngắt bức xạ.

Your Partner in Professional NDT & Inspection Services 4


FLUOROSCOPY

 Hiệu suất phát huỳnh quang phụ thuộc vào tỷ lệ tia X được
màn hấp thu, hiệu suất chuyển đổi năng lượng tia X thành
ánh sáng và hiệu suất phát ra ánh sáng.

 Độ không sắc nét của màn huỳnh quang tỷ lệ thuận với cỡ


hạt của phôtpho và chiều dày màn, thường từ (0,5 - 1,0)
mm.

Your Partner in Professional NDT & Inspection Services 5


FLUOROSCOPY

 Màn chụp ảnh neutron: thành phần và cấu trúc màn quan
trọng do cường độ neutron thấp và màn phải hấp thu đủ
neutron để tạo độ tương phản cần thiết.

 Màn năng lượng cao: Tia X năng lượng cao tạo ra trong
vật liệu các electron tự do nhạy với huỳnh quang hơn tia X
nên có thể sử dụng filter vật liệu nặng trước màn huỳnh
quang (giống màn chì trong chụp ảnh phóng xạ thông
thường).

Your Partner in Professional NDT & Inspection Services 6


FLUOROSCOPY

 Tấm đếm nhấp nháy: Vật liệu nhấp nháy nhận tia X phát ra
ánh sáng tương tự huỳnh quang nhưng trong suốt chứ
không hấp thu ánh sáng như vật liệu huỳnh quang. Do phát
ra ánh sáng nhanh nên lượng ánh sáng phát ra tỷ lệ với
năng lượng tới.

Your Partner in Professional NDT & Inspection Services 7


CHẤT LƯỢNG HÌNH ẢNH

 Độ tương phản: Có nhiều yếu tố ảnh hưởng và một trong


số đó là cấu hình của hệ thống.

 Tán xạ làm giảm độ tương phản, tăng độ sáng nền, do đó


cần phải hạn chế bằng cách sử dụng collimator, che chắn
tán xạ từ tường, sàn, mái, lọc chùm tia để giảm phần
năng lượng thấp trong phổ tia X, dùng filter giữa mẫu và
màn hay tăng khoảng cách giữa màn và mẫu.

Your Partner in Professional NDT & Inspection Services 8


CHẤT LƯỢNG HÌNH ẢNH

 Độ nét: tương tự như RT thông thường, lưu ý vật đang


chuyển động, sự lưu ảnh của màn phôtpho, tốc độ quét
để thay ảnh mới của màn hình.

 Màn hình có thể bị lốm đốm (độ sáng thay đổi ngẫu nhiên)
do sự tạo ra và hấp thu ngẫu nhiên của tia X. Điều này
đặc biệt quan trọng khi màn có độ sáng thấp như khi sử
dụng chùm tia neutron.

 Nguồn và năng lượng bức xạ: mẫu tốt nhất (3-5) HVL

Your Partner in Professional NDT & Inspection Services 9


REAL TIME IMAGING

 Là quá trình kiểm tra bằng bức xạ quan sát hình ảnh
chi tiết ngay khi kiểm tra như đã mô tả ở phần trên.

 Hiện nay, với sự phát triển của kỹ thuật số, các hệ


thống real time có thể truyền và xử lý dữ liệu bằng máy
tính.

Your Partner in Professional NDT & Inspection Services 10


REAL TIME IMAGING

Ống tia chuyển hình ảnh trên màn huỳnh quang sang
electron, sau đó chùm electron được hội tụ trên màn nhỏ hơn
để quan sát trực tiếp hay chiếu lên tv monitor.
Your Partner in Professional NDT & Inspection Services 11
REAL TIME IMAGING

Ống tia chuyển hình ảnh trên màn huỳnh quang sang
electron, sau đó chùm electron được hội tụ trên màn nhỏ hơn
để quan sát trực tiếp hay chiếu lên tv monitor.
Your Partner in Professional NDT & Inspection Services 12
REAL TIME IMAGING

 Bức xạ không quá 300 KV có thể sử dụng trực tiếp, trên


1MeV có thể làm hỏng các chi tiết điện tử nên phải sử
dụng gián tiếp qua gương.

 Lưu ý thuỷ tinh có thể phát huỳnh quang khi bị chiếu xạ


mạnh, ngoài ra còn có thể có nhiễu của thiết bị điện tử
làm tăng bức xạ điện từ.

Your Partner in Professional NDT & Inspection Services 13


REAL TIME IMAGING

• Đèn khuếch đại hình ảnh chuyển photon sang electron, gia
tốc electron rồi chuyển thành ánh sáng, thường khuếch đại
(30 - 10 000) lần, đường kính đầu vào thường từ (100 –
400) mm.

• Kênh nhân điện tử / channel electron multiplier hay


microchannel plate MCP sử dụng điện thế cao để gia tốc
electron và electron này tiếp tục tạo thêm các electron thứ
cấp. Độ lợi tuỳ thuộc điện thế và tỷ số chiều dài/đường kính
MCP (hình 6.4).
Your Partner in Professional NDT & Inspection Services 14
REAL TIME IMAGING

Your Partner in Professional NDT & Inspection Services 15


PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH REAL TIME

 Là quá trình xử lý dữ liệu ảnh real time bằng máy tính.

 Có thể phân giải đến 512x512 tức 262 144 điểm ảnh
(pixel), mỗi pixel đến 0,25mm.

 Có 512 cấp tương phản để đánh giá cường độ, tuy nhiên
kết quả đánh giá còn phụ thuộc nhiễu, tán xạ và phần
mềm.

Your Partner in Professional NDT & Inspection Services 16


CAMERATIA X VÀ CCD

 Các camera mới thường dùng CCD thay cho đèn khuếch
đại hình ảnh hay màn huỳnh quang

 CCD charge couple devices khi hấp thu năng lượng


photon tạo ra cặp electron/lỗ trống và được tích luỹ dưới
dạng điện thế tỷ lệ thuận với năng lượng đến CCD.

 Bóng đèn hình: được sử dụng rộng rãi trong real time, có
thể là vidicon, silicon intensifier targets, image isocon và
bóng đèn nhạy với tia X.

Your Partner in Professional NDT & Inspection Services 17


CHỤP ẢNH SỐ DIGITAL IMAGE
 Ảnh số là bộ dữ liệu nhị phân lưu trong máy tính

 Có nhiều ưu điểm như giảm thời gian chiếu, tăng cường


được khả năng phân tích và giải đoán dữ liệu, giảm thiểu
không gian lưu trữ, tăng thời gian lưu trữ.

 Có thể lấy dữ liệu trực tiếp từ cảm biến hay gián tiếp qua
tấm phôtpho kích thích bằng ánh sáng hay scan trực tiếp
từ phim thông thường.

 3 yêu cầu cơ bản: độ phân giải, độ tương phản và tỷ số


tín hiệu – nhiễu
Your Partner in Professional NDT & Inspection Services 18
CHỤP ẢNH SỐ DIGITAL IMAGE
 Độ phân giải: Số lượng điểm ảnh pixel quyết định độ phân
giải của hệ thống. Độ phân giải thường được đánh giá
bằng micromet hay số cặp hàng trên mm, ký hiệu lp/mm
(1 lp/mm = 0,25 mm)

 1 cặp hàng gồm 1 đường quét của tia X và 1 đường có


chiều rộng bằng với nó kế bên.

 Bit depth là số tín hiệu riêng rẽ cho từng pixel nên hình 16
bit sẽ phân giải cao hơn hình 12 bit và sẽ có độ tương
phản cao hơn.
Your Partner in Professional NDT & Inspection Services 19
CHỤP ẢNH SỐ DIGITAL IMAGE
 Kích thước pixel trên 3048 mm không thể phát hiện bất
liên tục nhỏ hơn nó, không thể đạt độ nhạy 2% nhưng vẫn
có thể đạt độ đen, độ tương phản nhưng độ phân giải
(liên quan đến bất liên tục nhỏ nhất phát hiện được) cũng
phụ thuộc độ tương phản

 Nhiễu đôi khi lớn hơn tín hiệu, do đó cần chú ý trong kỹ
thuật phân tích hình ảnh

 Cần phải chú ý hiển thị của thiết bị điện tử, thí dụ 5000 x
6000 quyết định độ phân giải của hình ảnh.
Your Partner in Professional NDT & Inspection Services 20
CHỤP ẢNH SỐ DIGITAL IMAGE

 Màn hình chỉ hiển thị một phần dữ liệu trong từng điểm
ảnh pixel, thí dụ như dữ liệu 12 hay 16 bit nhưng màn
hình chỉ có 8 bit, do đó có thể làm giảm độ tương phản.

 Khi lưu trữ thường nén dữ liệu để giảm dung lượng bộ


nhớ, thí dụ 35x43 cm phân giải thấp 200 mm cần 1780 x
2160 = 3,8 triệu pixel tương đương 7,6 MB, phân giải cao
50 mm cần 7000 x 8500 = 60 triệu pixel tương đương 120
MB.

Your Partner in Professional NDT & Inspection Services 21


SỐ HÓA
 Số hoá phim để chuyển phim thường thành dữ liệu số
để tiện lưu trữ và tăng thời gian bảo quản.

 Hệ thống số hoá dùng CCD sắp xếp cảm biến theo ô


lưới, khi nhận năng lượng ánh sáng (trong phạm vi cho
phép của từng loại CCD - không được gây bão hoà)
chuyển thành tín hiệu điện và số hoá. Do ánh sáng hội
tụ trước khi đến CCD nên độ phân giải thực tế thấp hơn
độ phân giải của CCD.

 Hệ thống số hoá dùng Laser và đèn nhân quang có tỷ


số tín hiệu - nhiễu tốt hơn, độ phân giải đồng đều hơn
Your Partner in Professional NDT & Inspection Services 22
ẢNH RT SỐ
• Có nhiều phương pháp RT số như dùng tấm phôtpho,
chuyển tia X thành ánh sáng và thành ảnh điện tử, chuyển
trực tiếp tia X thành ảnh điện tử hay các thiết bị cảm biến
khác.

• Khác với hệ thống real time là chuyển dữ liệu thành file dưới
dạng pixel. Riêng sử dụng tấm phôtpho tạo hình ảnh tiềm ẩn,
sau đó phải sử dụng scanner.

• Các loại thông dụng sẽ xem xét trong các slide sau

Your Partner in Professional NDT & Inspection Services 23


ẢNH RT SỐ

• Transistor phim mỏng (cảm biến silicon vô định hình), thường


được phủ lên một mặt tấm kính mỏng với số lượng hàng
triệu cảm biến sắp xếp theo hàng và cột. Đỉnh của cảm biến
có chứa phôtpho chuyển tia X thành ánh sáng, sau đó điôt
quang chuyển thành electron và qua transistor đến bộ phận
hiển thị. Có thể sử dụng selen vô định hình để chuyển thẳng
tia X thành electron – loại này phân giải cao hơn.

Your Partner in Professional NDT & Inspection Services 24


ẢNH RT SỐ

• CCD cơ bản phát hiện ánh sáng, tạo điện tích tỷ lệ thuận với
cường độ ánh sáng, có thể có mật độ pixel cao nhưng kích
thước nhỏ (Ø 100 đến 150 mm) thường được chế tạo từ tinh
thể silic mỏng. Do đó, CCD thường được sử dụng kết hợp
với phôtpho.

• Tấm phôtpho có kích thước và được sử dụng như phim


thường. Phôtpho được phủ lên tấm nền bằng chất dẻo, sau
đó được phủ lên một lớp trong suốt để bảo vệ. Tấm phôtpho
có thể uốn được, có thể sử dụng nhiều lần.
Your Partner in Professional NDT & Inspection Services 25
ẢNH RT SỐ

• Tấm phôtpho nhận năng lượng chuyển electron sang trạng


thái kích thích theo năng lượng tới, khi quét phát ra ánh sáng
đến đèn nhân quang khuếch đại và số hoá. Độ nét, độ nhạy
phụ thuộc vào độ hạt phôtpho, chiều dày màn và kích cỡ
pixel. Sau khi quét có thể cần phải xoá.

• Dãy detector tương tự CCD nhưng có khả năng loại bỏ tán


xạ do chùm tia phải định hướng phù hợp với detector.

Your Partner in Professional NDT & Inspection Services 26


ẢNH RT SỐ

• Chùm tia quét sử dụng mẫu thử đặt gần nguồn có kích thước
lớn, chùm tia electron được quét đến những vị trí khác nhau
của thiết bị nên tiêu vật nhỏ và có vị trí thay đổi

• Việc chọn tấm phôtpho hay các thiết bị khác ảnh hưởng đến
lượng tia X bị hấp thu, hiệu suất chuyển thành ánh sáng,
chuyển tín hiệu thành dạng số…Tỷ số tín hiệu – nhiễu và độ
tương phản sẽ quyết định khả năng phát hiện của hệ thống
kiểm tra.

Your Partner in Professional NDT & Inspection Services 27

You might also like