Cơ Chế Sanh Ngôi Chỏm

You might also like

Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 42

NGÔI CHỎM VÀ

CƠ CHẾ SINH NGÔI CHỎM


THS. BS. NGUYỄN THÁI ĐÔNG NHI
MỤC TIÊU

1.MÔTẢ ĐƯỢC HIỆN TƯỢNG LỌT VÀ XUỐNG TRONG QUÁ TRÌNH


CHUYỂN DẠ SINH NGÔI CHỎM
2.MÔTẢ ĐƯỢC HIỆN TƯỢNG XOAY TRONG VÀ TƯỢNG SỔ CỦA QUÁ
TRÌNH CHUYỂN DẠ SINH NGÔI CHỎM
3.MÔTẢ ĐƯỢC CÁCH ĐỠ ĐẦU VÀ ĐỠ VAI TRONG MỘT CUỘC SINH
NGÔI CHỎM
1. ĐẠI CƯƠNG

 Ngôi chỏm là ngôi dọc, đầu ở dưới. Đầu thai nhi cúi
tốt với xương chẩm trình diện trước eo trên. Điểm
mốc là thóp sau
 Chiếm 95% trường hợp các ngôi thai.
 Lọt qua eo trên theo 2 đường kính chéo phải và trái.
 Ngôi chỏm có 2 thế (phải và trái), tương ứng với 6
kiểu thế lọt và 2 kiểu thế sổ.
Thóp sau (lambda)

Đường khớp dọc giữa

Thóp trước (bregma )


https://
www.youtube
.com/watch?
v=dYu-
0rOnLpA&t=2
s
https://
www.youtub
e.com/
watch?
v=jFdXx35V
R-o
CÁC CHUYỂN ĐỌNG CỦA
NGÔI THAI
4 hiện tượng chính: lọt, xuống, xoay và sổ.

Thì lọt và xuống, xảy ra ở các vị trí cao


Thì xoay và sổ, xảy ra ở các vị trí thấp
Trong đó, ngôi thai:
Qua eo trên gọi là thì lọt
Đi từ eo trên xuống eo dưới gọi là thì xuống và xoay
Qua eo dưới gọi là thì sổ
SỰ BÌNH CHỈNH

Điều kiện về mẹ
- Khung chậu bình thường.
- Thành bụng, đáy chậu .
-Tử cung bình thường.
Điều kiện về thai nhi
Thai sống và phát triển bình thường
Điều kiện về phần phụ của thai
- Nước ối trung bình khoảng 500ml
- Cuống rau bình thường, dài 40-60cm
- Rau bám ở thân tử cung
Hiện tượng bình chỉnh và thu
hình
Bình chỉnh gồm:
Bình chỉnh của ngôi về ngôi đầu, xảy ra vào các tuần cuối của thai kỳ
Bình chỉnh từ ngôi đầu thành ngôi chỏm, xảy ra trong chuyển dạ
Đồng thời với hiện tượng cúi đầu, vai của thai sẽ thu gọn lại để chuẩn bị
cho cuộc sinh, gọi là hiện tượng thu hình (postural change).
=> đưa phần thai có kích thước nhỏ nhất trình trước eo trên.
=> Nếu sự bình chỉnh không tốt dẫn đến thai trình diện với đường kính
lớn hơn gây chuyển dạ kéo dài.
Trái: Ngôi thóp trước do đầu cúi không tốt, phải: Ngôi chỏm
(“Flexion”, William Obstetrics 25th ed.)
Lọt (engagement)
 Ngôi gọi là lọt khi đường kính lọt của ngôi đi qua được mặt phẳng của eo
trên.
 Đường kính lọt lý thuyết của ngôi chỏm là đường kính hạ chẩm-thóp
trước.
Thì lọt
-Trước chuyển dạ:đầu cao,cúi không tốt
-Chuyển dạ :cơn co tử cung làm đầu cúi hơn để đường kính hạ chẩm - thóp
trước = 9,5 cm song song với đường kính chéo trái của mặt phẳng eo trên
(Khám âm đạo sờ được rãnh dọc của đầu trùng với đường kính này).
 Khi đường kính hạ chẩm thóp trước vượt qua khỏi bình diện của eo trên.
Khi đầu cúi tối đa, ngôi sẽ đưa đường kính hạ chẩm thóp trước: 9,5cm
 Đường kính lọt trên lâm sàng: đường kính lưỡng đỉnh.
Lọt Lọt : đường kính lớn của ngôi trùng vào mặt phẳng eo trên
(hay phần thấp nhất của đầu ngang vị trí -0- hai gai tọa)

Hiện tượng lọt của ngôi chỏm xảy ra khi đường kính lưỡng đỉnh trùng với
mặt của eo trên (mặt phẳng chứa đường kính mỏm nhô- hậu vệ). (Gabbe’s
Obs. Essentials Normal and problem pregnancies 7th ed., tr. 247
Xác định độ lọt của ngôi thai

 Khám âm đạo.

Chẩn đoán độ lọt qua khám âm đạo dựa vào việc xác định vị trí của phần thấp nhất của xương sọ
thai so với mức của hai gai hông (thuộc eo giữa).
Thai lọt được qui ước có vị trí 0: Ngang với mức hai gai hông.
Khám bụng xác định độ lọt

Khám ngoài
 Nắn đầu: đặt năm ngón đặt trên khớp vệ, tuỳ số ngón tay
chạm được đến đầu thai :
+Cao (5 ngón- 5/5)
+Chúc (4 ngón-4/5)
+Chặt (3 ngón-3/5)
+Lọt (2 ngón- 2/5 )
LỌT

- Lọt thực sự: khi đường kính của ngôi đi qua mặt phẳng eo
trên. dấu hiệu lâm sàng khi đầu đã lọt như sau:
+ Qua khám bụng, chỉ có thể sờ thấy 2/5 đầu thai nhi
+ Khám âm đạo cho thấy phần thấp nhất của chỏm nằm
ngang mặt phẳng gai hông của thai phụ(0).
LỌT

Hai Kiểu lọt:


+ Lọt đối xứng
+ Lọt không đối xứng
Kiểu lọt không đối xứng kiểu sau thường hay gặp hơn kiểu lọt
không đối xứng kiểu trước.
LỌT
Xuống (descent)

Thì xuống :
Di chuyển của ngôi từ mặt phẳng eo trên đến mặt phẳng
eo dưới ra phía âm đạo, khi đầu thai nhi xuống thấp
làm tầng sinh môn căng phồng.
Thì Xoay :
Khi đầu thai nhi chạm vào lớp cân cơ đáy chậu thì bắt đầu
quay để đường kính hạ chẩm - thóp trước song song
với đường kính trước sau của eo dưới.
Xoay trong (internal rotation)

 ngôi sẽ chịu các lực cản khác nhau từ các hướng khác nhau của thành
ống sinh. Các thành không cao bằng nhau, nơi rộng nơi hẹp … =>
hệ mô-men lực, gây nên hiện tượng xoay trong.
 Hệ quả của xoay trong là ngôi hướng được đường kính sổ của mình
trùng với đường kính trước sau của eo dưới.
XOAY TRONG
- Ngôi chỏm kiểu thế trước thì đầu sẽ quay 45độ ra trước.
- Ngôi chỏm kiểu thế sau thì đầu sẽ quay 45o ra phía sau, hoặc có thể quay
135o ra trước.

Cơ chế xoay trong của ngôi chẩm chậu phải sau: xoay thêm 135 độ theo chiều kim
đồng hổ để chẩm tì dưới khớp vệ)
Ngôi đầu - A.Chẩm trái trước B.Chẩm
trái sau
Sổ (Extention)

 Hiện tượng sổ thai qua eo dưới có điểm tựa bờ dưới khớp vệ. Ngôi sẽ
thực hiện động tác sổ trên điểm tựa này.
 Khi hạ chẩm ra đến bờ dưới khớp vệ thì hạ chẩm sẽ tựa vào đó để thực
hiện động tác ngửa đầu. Đầu thai sẽ ngửa dần để sổ từng phần một, lần
lượt là đỉnh, trán, rồi mặt.

Thì sổ : Sau khi xuống và quay, đầu sẽ cúi thêm do:


+ Sức đẩy của cơn co tử cung
+ Sức đẩy của cơn co thành bụng lúc rặn SINH.
+ Sức cản của đáy chậu.
SỔ
- Sổ thực sự: Khi hạ chẩm đã cố định ở bờ dưới khớp mu, dưới tác động
của sức rặn và cơn co tử cung đầu thai nhi ngửa dần, âm hộ nở to để lần
lượt trán, mặt, cằm chui ra và hướng lên trên.
- Sau khi sổ xong đầu thai nhi sẽ quay 45 độ để trở về kiểu thế cũ.
Giúp đầu ngửa
CẮT TSM

 https://www.youtube.com/watch?v=JG4tkpKI1Xc
Xoay ngoài (external
rotation)
 Sau khi đầu thai đã sổ, nó sẽ tự động quay về vị trí nguyên thủy của
nó đã có trước khi xảy ra xoay trong. Hiện tượng này gọi là hiện
tượng xoay ngoài thì thứ nhất
 Khi vai xoay, thì ở ngoài đầu cũng di chuyển theo, tạo ra xoay ngoài
thì thứ hai.
SINH vai

+ Sau khi sổ đầu quay về vị trí cũ, đường kính lưỡng mõm
vai thu hẹp từ 12 cm còn 9,5 cm và lọt theo đường kính
chéo.
+Sau khi lọt, vai sổ theo đường kính trước sau của eo dưới,
vai trước sổ đến bờ dưới cơ Delta thì dừng lại để vai sau sổ.
SINH vai
SINH mông

+đường kính lớn của mông là đường kính lưỡng ụ đùi bằng
9 cm (đường kính cùng chày 11 cm) sẽ thu nhỏ còn 9 cm.
Do đó SINH mông không là trường hợp khó.
Đánh giá 4P
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

 Để giúp xác định kiểu thế , phần nào của


ngôi chỏm được dùng để chẩn đoán mối
liên quan với khung chậu người mẹ
a. cằm
b. xương cùng
c. thóp sau
d. thóp trước
e. xương chẩm
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

 Thóp sau của ngôi chỏm ở vị trí 9 giờ,


kiểu thế là gì?
a. chẩm chậu trái trước
b. chẩm chậu phải trước
c. chẩm chậu trái ngang
d. chẩm chậu phải sau
e. chẩm chậu phải ngang
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

 Thủ thuật Leopold thứ hai nhằm mục đích :


a. xác định cực thai nhi ở vùng đáy tử cung
b. xác định cực thai nhi ở đoạn dưới tử cung
c. xác định thế của thai nhi
d. xác định ngôi thai nhi đã lọt chưa
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

 Khi đường kính lưỡng đỉnh của đầu thai đi qua mặt phẳng
eo trên , hiện tượng này được gọi là:
a. lọt
b. xuống
c. quay
d. sổ
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

 Ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước , sổ kiểu chẩm vệ.
Đầu thai phải xoay :
a. 45 độ ngược chiều kim đồng hồ
b. 135 độ ngược chiều kim đồng hồ
c. 45 độ cùng chiều kim đồng hồ
d. 135 độ cùng chiều kim đồng hồ
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

 Phân chia độ lọt theo Delle


a. Thường lấy đường liên gờ vô danh làm vị trí 0
b. Thường lấy đường liên ụ ngồi làm vị trí 0
c. Thường lấy đường liên gai hông làm vị trí 0
d. Thường lấy đường liên mào chậu làm vị trí 0
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

 Ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước , sổ kiểu chẩm vệ,
đến thì sổ vai, vai phải xoay :
a. 45 độ ngược chiều kim đồng hồ
b. 135 độ ngược chiều kim đồng hồ
c. 45 độ cùng chiều kim đồng hồ
d. 135 độ cùng chiều kim đồng hồ
e. Vai sổ tự nhiên,không qua hiện tượng xoay
TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Williams Obstetrics, 21 edition ,2001


 Sản phụ khoa . Bộ môn phụ sản trường ĐHYD TPHCM ,
2001
 Thực hành sản phụ khoa . Bộ môn phụ sản trường ĐHYD
TPHCM 2007
 Sản phụ khoa . Bộ y tế 2007
 Nguồn hình : Pratique de l’accouchement, 2 edition, SIMEP

You might also like