Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 78

GÂY MÊ HỒI SỨC NHI

TS. Phạm Quang Minh


Bộ môn GMHS – ĐHY Hà Nội
Đặt vấn đề

 Trẻ em là đối tượng đặc biệt


 Gây mê trẻ em là gây mê khó
 Dự trữ kém nên dễ mất bù
 Để đảm bảo an toàn cần phải có hiểu biết về giải phẫu, sinh lý
bệnh, dược động học thuốc và tâm lý trẻ em
Một vài con số kỷ lục
 Bé sơ sinh nặng nhất nặng 18kg (4/6/2015 tại
Bệnh viện King Edward Memorial, Ấn Độ), mẹ
nặng 272kg
 Ngày 14-10-2017, BVĐK Vĩnh Tường, Vĩnh
Phúc, sản phụ Nguyễn Thị Kim Liên sinh mổ
bé trai 7,1kg. 
 Bé sơ sinh nhỏ nhất nặng 258g, sinh mổ vào
tuần thứ 24 tại Nhật, đã sống và ra viện ngày
20/4/2019 sau 10 tháng, nặng 3kg
Nghiên cứu Epipage 2 - 2011

Giai đoạn non Số tuần vô kinh Tỷ lệ % trẻ ra khỏi khoa sơ sinh


tháng (TVK) sống không có bệnh lý sơ sinh
nặng (biến chứng nặng)
Cực non tháng Trước 24 TVK 0.7% 0%
(n=2205) 24 TVK 31% 12%
25 TVK 59% 30%
26 TVK 75% 48%
Rất non tháng 27-31 TVK 94% 81%
(n=3257)
Non tháng vừa 32-34 TVK 99% 97%
(n=1234)
 Sơ sinh: 0–1 tháng
 Nhũ nhi: 1–24 tháng
 Tập đi: 1–2 năm
 Trẻ nhỏ: 2–10 năm
 Thành niên: 10–18
Tại sao?
 Phương thức giao tiếp
 Mức độ trưởng thành các cơ quan
 Sự phát triển về sinh lý, tâm lý
 Các thuốc sử dụng
 Các bệnh lý đặc biệt ở từng độ tuổi
 Các xét nghiệm cần chỉ định
Các vấn đề ở trẻ em
1. Các thay đổi về hô hấp, tuần hoàn, thần kinh.
2. Liên quan đến sử dụng thuốc
3. Vấn đề thăm khám và nhịn ăn trước mổ
4. Tiền mê
5. Khởi mê
6. Truyền dịch, truyền máu
7. Một số vấn đề trong mổ
8. Giảm đau sau mổ
9. Gây mê cho một số trường hợp đặc biệt
10. Một số vấn đề về hồi sức trẻ em
1. Thay đổi hô hấp

 Thở cánh mũi là bắt buộc: < 5 tháng.


 Lưỡi to tương đối so với khoang miệng
 Đường kính phế quản nhỏ, tăng sức cản,
tăng công thở: viêm nhiễm, kích thước NKQ
 Khí quản ngắn: đặt chọn lọc, rút vô tình
 Lồng ngực mềm, không hạn chế được co
nhu mô phổi, dễ xẹp phổi
Thay đổi hô hấp

• Thanh quản hình trụ


ở người lớn, hình
nón ở trẻ em
• Hẹp giải phẫu ở mức
sụn nhẫn
• Trước 6 tuổi: nguy cơ
cao chấn thương
vùng dưới thanh
môn, không cần cuff.
Thay đổi hô hấp
 Trung tâm kiểm soát hô hấp chưa hoàn thiện
 Giảm dự trữ oxy do FRC thấp
Tăng oxy mô ở trẻ sơ sinh
 Võng mạc chưa trưởng thành < 32 tuần
 Phân bố mạch máu của võng mạc: 40-42
 FiO2 cao = nguy cơ bệnh lý võng mạc do tái cấu trúc mạch
máu vô trật tự (xơ hóa võng mạc) +++ ở trẻ non tháng
 Nguy cơ khác:
 Loạn sản phế quản phổi
 Co thắt mạch máu não nặng
 Phòng ngừa:
 Tránh thông khí với FiO2 cao (< 40 %) nhưng cũng tránh hạ oxy mô…
 Hồi sức với khí trời tại phòng sinh
 Mục tiêu SpO2 trẻ sơ sinh : 93-95 % (báo động cao hơn)
 Lưu ý: thở oxy chỉ khi cấp cứu – được kiểm soát +++ (lưu lượng kế phù hợp)
Các hội chứng ở TE gây ĐT khó
 Hội chứng Pierre Robin
Là bất thường bẩm sinh gồm tam chứng:
hàm dưới nhỏ; lưỡi to; tắc nghẽn đường
thở trên, có thể kèm theo khe hở hàm ếch
hoặc không
Hội chứng Down
Là rối loạn di truyền 3 NST 21
Vấn đề gặp phải: lưỡi to, giảm trương lực
cơ vùng họng, trào ngược dạ dày thực quản
 Dùng lưỡi đèn thẳng, đèn soi video, đặt
nội khí quản qua mask thanh quản
Thay đổi tuần hoàn
Sinh lý tim mạch của trẻ sơ sinh
 Cơ tim chưa thành thục (1 tuổi)
 Tính đàn của thất yếu hơn
 Co bóp kém hơn

Cung lượng tim phụ thuộc +++ vào tần số tim


 Tần số tim cơ bản cao 130 +/- 20 l/ph
 < 60 l/ph : ngưng tim tuần hoàn -> Xoa bóp tim
 > 200: nhịp tim nhanh

Kém dung nạp với tăng-giảm thể tích tuần hoàn


Các tham số huyết động theo độ tuổi

Tuổi Tần số tim HAtt HAttr


Sinh non 150 (±20) 50 30
Sơ sinh 130 (±20) 73 50
6 tháng 120 (±20) 90 60
1 tuổi 115 (±20) 96 66
5 tuổi 90 (±10) 95 55
10 tuổi 80 (±15) 110 58
15 tuổi 75 (±10) 122 75
Hệ thần kinh trung ương
 Não phát triển đầy đủ khi sinh, trừ sinh non
 Tổ chức thần kinh nhiều mỡ hơn, MAC↑
 Tự điều hoà lưu lượng máu não chưa đầy đủ,
mạch máu dễ vỡ
 Tính thấm của hàng rào máu não chưa hoàn
thiện cho phép nhiều chất đi qua
 Cảm thụ đau có ngay khi sinh: đau sau mổ
Sự ổn định nội môi: Đh, Calci
 Sơ sinh thiếu tháng hoặc nhẹ cân : nguy cơ HẠ Đh
 Ít dự trữ glycogen
 Tăng tiêu thụ glucose ++ trong tình huống stress

Do đó cần:
 Test đường huyết ++
 Cung cấp glucose nếu <1 tuổi : RL250 + 1 ống G30
 Giảm thời gian nhịn

 Hậu quả thần kinh nặng nề+++


 Tăng đường huyết: Kém dung nạp với cung cấp glucide lượng nhiều ở trẻ sinh non/thiếu hụt tương đối
bài tiết insuline
 Hạ cacil huyết đễ gây co giật, tăng trương lực cơ, co cứng...
2.Thuốc mê hô hấp
 N2O
 Halothan
 Servoflurane
 Desflurane
 Isoflurane
Sevoflurane
 Khởi mê nhẹ nhàng và nhanh
 Duy trì mê ổn định
 Ít kích thích đường thở, gây giãn cơ,
giãn phế quản
 Sản phẩm chuyển hóa gây độc
 Khởi mê và những cuộc mổ ngắn
 Tác dụng phụ:
 Ít gây giảm co bóp cơ tim ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ
 Chậm nhịp tim : hiếm
 Kích động sau mổ
Desflurane

 Kích thích đường thở: co thắt thanh quản mạnh (50%) khi sử
dụng để khởi mê
 Lưu ý: ngộ độc tiềm tàng CO
 Tăng huyết áp và mạch nhanh
 Ưu tiên: duy trì mê cho trẻ thừa cân

Isofluran
N2O
Thuốc mê hô hấp (MAC, 100%O2)

Tuổi Servoran Desfluran Isofluran

Nhũ nhi 3.3% 9,2% 1,6%

0 - 6 tháng 3,1% 9,4% 1,9%

6 - 12 th 2,7% 9,9% 1,8%

36 - 60 th 2,5% 8,6% 1,6%

Người lớn 1,7 – 2% 6% 1,15%


Protocole 2016, MAPAR Editions
Thuốc mê tĩnh mạch
 Thiopental
 Ketamin
 Propofol
 Etomidate
Kétamine
+:
 Tăng cung lượng tim
 Không làm nặng nề thêm shunt phải - trái
 Gây giãn phế quản
 Bảo tồn tự thở
 Giảm đau bề mặt, chống tăng đau +
-:
 Tăng tiết nước bọt (atropine 10 μg/kg ?)
 Kích động/ảo giác khi tỉnh (midazolam)
Chỉ định ưu tiên:
 Gây mê cho trẻ có bệnh lý tim tím
 Khởi mê chuỗi nhanh Huyết động không ổn định
 An thần khi băng vết bỏng

(Phối hợp với Antropin và


Propofol
 Tăng liều < 3 tuổi : 5mg/kg sau đó 2-5mg/kg
 TCI: mô hình đặc hiệu
 Pha loãng : < 10 kg: 0,5 %
-:
 Liệt mạch không gây nhịp tim nhanh (↘ phản xạ áp lực), tụt HA ++
 Đau khi tiêm +++ ở trẻ (lidocaïne)
 Giấy phép lưu hành : 1 tháng
 Hội chứng truyền propofol (PRIS)
+:
 Đặt NKQ có thể không dùng giãn cơ (liều cao)
 Tác dụng nhanh (thời gian tiềm phục 30 giây)
Chỉ định:
 Khởi mê chuỗi nhanh ở trẻ có huyết động ổn định
 Bơm tiêm điện duy trì mê nếu chống chỉ định với sevo (tăng thân nhiệt
ác tính/bệnh lý cơ)
 Co thắt thanh quản (tăng độ sâu gây mê nhanh chóng)
Etomidate
 Ít sử dụng
 Chống chỉ định : bệnh porphyria, động kinh, suy
tuyến thượng thận, tuổi < 2 tuổi
Thuốc mê tĩnh mạch
< 1 tháng 1 tháng – 3 năm > 3 năm
(mg/kg) (mg/kg) (mg/kg)

Thiopental 3–5 5 – 10 8 – 10

Propofol Không 5 5

Etomidat Không Không (< 2 năm) 0,2 – 0,4

Ketamin
2 2–4 3–4
•TM
5 5 – 10 10
•TB or HM

Antropin 0,02 0,02 0,02


Protocole 2016, MAPAR Editions
Thuốc giảm đau
Giấy phép lưu hành và liều lượng khi khởi mê ở trẻ em
Thuốc Giới hạn dưới của giấy phép Liều lượng
lưu hành
Fentanyl « Trẻ em » 2-4 μg/kg
Sufentanil Không đề cập 0,2-0,5 μg/kg
Alfentanil Không khuyến cáo ở « trẻ 10-20 μg/kg
rất nhỏ »
Rémifentanil 1 tuổi - Sơ sinh,nhũ nhi < 1 tuổi : không được
bolus ban đầu,
truyền liên tục ban đầu : 0,125-0,25
μg/kg/phút
- Trẻ > 1 tuổi : 1-3 μg/kg

 Lưu ý:
Cứng lồng ngực : nguy cơ khó thông khí +:- co thắt thanh quản
Bất kể là phân tử gì Rapi>Remi>Suf
Thuốc giãn cơ
 Có một sự thay đổi nhỏ về liều lượng và thời
gian tác dụng so với người lớn
 Với trẻ sơ sinh nên ưu tiên thuốc giãn cơ
nhóm atracurium
 Giải giãn cơ nên sử dụng khi T4/T1 < 0,9:
 Neostigmin 30mcg/kg sau khi dùng Antropin
20mcg/kg khi có 4 đáp ứng
 Sugamadex khi có 2 đáp ứng với liều 2 mg/kg
Succinylcholine
 Viện quốc gia về an toàn sử dụng thuốc ASNM 2018 : khởi mê
chuỗi nhanh – đặt NKQ khó – liệu pháp sốc điện
 Liều hiệu quả ED95 cao hơn, độ thanh thải nhanh hơn ở trẻ sơ
sinh
 Rung cơ hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi
 Liều lượng:
 Nhũ nhi -> 3 tuổi: 2 mg/kg
 Trẻ nhỏ: 1 mg/kg
 Tiêm bắp : 4mg/kg
 Tác dụng kéo dài nếu thiếu hụt men pseudo cholinesterase
Atracurium
 Rất tốt cho những phẫu thuật ngắn
 Đặc biệt ưu thế trên trên trẻ non tháng hoặc
trẻ có bệnh gan thận
 Liều: 0.3 – 0.5 mg/kg
 Thời gian tác dụng > 30 min
Vecuronium (norcuron)
 Vecuronium rất tốt cho những
phẫu thuật ngắn ở trẻ em
 Không giải phóng histamine
 Liều: 0.1mg/kg
 Thời gian tác dụng: 20 – 30min
Rocuronium
 Rocuronium có giá trị tương tự vecuronium
hoặc atracurium
 Thời gian chờ: 60 - 90 giây
 Thuốc thay thế cho khởi mê chuỗi nhanh nếu chống chỉ
định với succinylcholine: 0,9 - 1,2 mg/kg
 Giãn cơ kéo dài 20 - 30 phút với liều 0,6 mg/kg, kéo dài
ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ
 Thời gian bán hủy kéo dài nếu suy gan hoặc suy thận

 Ưu điểm: có thể dùng đường tiêm bắp


 Thuốc giải giãn cơ: Sugamadex
Liều lượng thuốc giãn cơ
Giấy phép lưu hành và liều lượng để đặt NKQ ở trẻ em
Thuốc Giới hạn dưới của giấy Liều lượng
phép lưu hành
Atracurium Sơ sinh 0,5 mg/kg
Cisatracurium >1 tháng 0,1 mg/kg
Rocuronium >1 tháng Trẻ em : 0,6 mg/kg
Mivacurium >2 tháng 0,2 mg/kg
Succinylcholine « Trẻ em » Sơ sinh, nhũ nhi : 2 mg/kg
Chỉ dùng khi dạ dày đầy - Trẻ em : 1,5 mg/kg
Đặt NKQ khó – liệu pháp >3 tuổi : 1 mg/kg
sốc điện (ASNM 2018)
3. Chuẩn bị trước mổ

 Thăm khám trước mổ và chuẩn bị cho phẫu


thuật quan trọng hơn thuốc tiền mê
 Bảng kiểm, khám tâm sinh lý, dự trù thời
gian cũng như độ dài phẫu thuật
Chuẩn bị trước mổ
 Đánh giá tình trạng bệnh
 Giải thích chi tiết các việc mà bố mẹ trẻ và
trẻ phải thực hiện để ca mổ an toàn
 Một số xét nghiệm không cần phải làm một
cách hệ thống: đông máu
 Thực tế tại Pháp, Úc
Nhịn ăn uống
 Sữa và thức ăn đặc: 6 giờ
 Dịch trong: 2-3 giờ
 Trẻ đang bú sữa mẹ, bữa sữa cuối cùng 4
giờ trước khi gây mê

NPO guidelines
Nhịn ăn uống trước mổ

Tuổi Thức ăn đặc và sữa Dung dịch


trong
< 6 tháng 4 giờ sữa mẹ/sữa 1 giờ
công thức 1 tuổi đầu
6 giờ thức ăn đặc
> 6 tháng 6 giờ 1 giờ

Pediatric Anesthesia fev 2018


Siêu âm dạ dày +++
4. Tiền mê
 Sự cần thiết của thuốc tiền mê phụ thuộc vào
từng cá thể: tình trạng bệnh lý ngoại khoa, thời
gian phẫu thuật, cách khởi mê, tình trạng tâm lý
của trẻ và gia đình
 Thuốc tiền mê không cần thiết khi trẻ dưới 6
tháng tuổi, cân nhắc khi trẻ từ 10 – 12 tháng tuổi
do trẻ xa bố mẹ
Tiền mê
 Uống midazolam là cách phổ biến nhất.
liều 0.25 to 0.33 mg/kg (tối đa 20 mg)
 Có thể sử dụng đường uống, tiêm bắp, tĩnh
mạch, hậu môn trực tràng, ngậm dưới lưỡi
hoặc qua mũi.
Thuốc tiền mê: Midazolam
 Midazolam tan trong nước nên không đau khi tiêm tĩnh mạch.

 Đường dùng:

 Tĩnh mạch: 0.05 to 0.08 mg/kg, tối đa 0.8mg (10kg)


 Tiêm bắp: 0.1 to 0.15 mg/kg, tối đa 7.5 mg
 Uống: 0.25 to 1.0 mg/kg, tối đa 20 mg
 Trực tràng: 0.75 to 1.0 mg/kg, tối đa 20 mg
 Mũi: 0.2 mg/kg
 Dưới lưỡi: 0.2 mg/kg
Tiền mê
 Tiêm bắp ketamine (3 to 5 mg/kg) phối hợp
với atropine (0.02 mg/kg) và midazolam
(0.05 mg/kg) sẽ cho an thần đủ sâu
 Liều cao tiêm bắp ketamine (10 mg/kg)
phối hợp với atropine và midazolam có thể
sử dụng cho bệnh nhân khó làm đường
truyền tĩnh mạch
Chuẩn bị: T-MSMAID/SOAPME
 Table  Suction
 Machine  Oxygen
 Suction  Airway
 Monitors  Pharmacy
 Airway  Monitors
 IV  Equivement
 Drugs
5. Khởi mê
Cách khởi mê tùy thuộc vào một số yếu tố
như sau:
 Tình trạng bệnh lý
 Loại phẫu thuật
 Mức độ lo lắng của trẻ
 Khả năng phối hợp: tuổi, bệnh, ngôn ngữ
 Có hay không dạ dày đầy
Khởi mê qua đường trực tràng
 Thuận lợi: trẻ có thể ngủ trên cánh tay bố
mẹ chúng, tránh được thương tổn tâm lý khi
xa người thân.
 Bất lợi: hấp thu của thuốc có thể rất chậm
hay rất nhanh
Khởi mê đường tiêm bắp
 Rất nhiều thuốc như ketamine (2 to 10
mg/kg phối hợp với atropine và midazolam),
hoặc midazolam duy nhất (0.15 to 0.2
mg/kg) có thể được sử dụng đường tĩnh
mạch cho tiền mê và khởi
 Thuận lợi chính: dễ áp dụng
 Bất lợi chính: đau
Khởi mê đường hô hấp
 Thuốc mê hô hấp: Halothane, Servo
 Khởi mê nhanh
 Khởi mê chậm
Khởi mê đường tĩnh mạch
 Là kỹ thuật nhiều ưu điểm nhất
 Là kỹ thuật tốt khi mà khởi mê đường hô
hấp bị chống chỉ định (ví dụ: bệnh nhân có
dạ dày đầy)
 Bất lợi chính: gây đau và hoảng sợ cho trẻ
Trẻ có dạ dày đầy
 Giống như người lớn
 Trẻ có thể không hợp tác hoặc chống đối
lại việc sử dụng oxy qua mask lúc khởi mê
 Xả oxy lưu lượng cao ra môi trường
 Trong khi thở oxy thêm atropine (0.02
mg/kg tối đa 0.6 mg) tĩnh mạch
 Ấn sụn nhẫn
Gây tê vùng cho trẻ em

 Mục đích chính là giảm đau sau mổ


 Tất cả các phương pháp đều có thể áp dụng
 TTS: chỉ định cho trẻ < 1 tuổi, mổ dưới rốn,
khi có nguy cơ về hô hấp
 Tê NMC, tê caudal: giảm đau trong và sau mổ
 Chống chỉ định như với người lớn
Tê ngoài màng cứng
Tê tủy sống

Epidural block procedures: sacral intervertebral approach (1), lumbar approach


(i.e., midline route) (2), and thoracic approach (i.e., midline route) (3).
Tê caudal

Caudal block procedure. A, Insertion of the needle at right angles to the


skin in relation to the coccyx (1) and the sacrococcygeal membrane (2). B,
Cephalad redirection of the needle after piercing the sacrococcygeal
membrane.
Phối hợp gây mê + gây tê vùng
Lợi ích Nhưng cẩn thận …
Nhu cầu thuốc gây mê • Che dấu các dấu hiệu cảnh
trong mổ báo ngộ độc thuốc tê …. ->
Nhu cầu thuốc phiện ĐẢM BẢO thao tác
– Dụng cụ/liều phù hợp
Nhu cầu giảm đau sau – Kiểm soát đường thở +++
mổ • Hạ oxy và tăng thán khí làm
Độ sâu gây mê -> tỉnh tăng ngộ độc thuốc tê
– Đường truyền ngoại biên hoạt
lại nhanh động
Bất động hoàn toàn -> Phản ứng nhanh nếu rối loạn nhịp
an toàn tim
Không thể hợp tác nếu DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM
tỉnh (đạt được sơ đồ cơ
thể) • Tránh đâm kim nhiều lần
Stress do phẫu thuật
Ổn định huyết động
6.Tính dịch cơ bản + các yếu tố khác
• Nguyên tắc: luật 4/2/1
• Tính đến:
 Dịch mất vào khoang thứ 3
 Những rối loạn liên quan đến tăng hay
giảm thân nhiệt
 1 ml/kg/h cho phẫu thuật nhỏ, 10 ml/kg/h
cho phẫu thuật lớn ổ bụng
• 50% truyền trong giờ đầu, mỗi 25% còn
lại trong mỗi h tiếp theo.
Thành phần dịch truyền tĩnh mạch

 Trẻ có tổn thương não do thiếu oxy:

 Thường có đường máu cao

 Khuyến cáo không sử dụng dung dịch có chứa


glucose, nhất là cho những can thiệp ngắn
 Tất cả các mất nước ở khoang thứ 3:

 Dung dịch muối cân bằng (ví dụ: Lactated Ringer)

 Dịch duy trì:

 5% đường trong 0.45% muối sinh lý

 Hạn chế tối đa những thay đổi về đường máu


Tính lượng máu có thể mất

EBV×(Hct ban đầu – Hct đích)


Máu có thể mất =

Hct ban đầu


• Nhũ nhi non tháng: 100 -
EBV : lượng máu dự kiến 120 ml/kg
• Nhũ nhi đủ tháng: 90 ml/kg
• Từ 3 – 12 tháng: 80 ml/kg
• Trên 1 tuổi: 70 ml/kg
Mục tiêu Hct :
Trẻ dưới 3 tháng: > 35%
Trẻ trên 3 tháng: 25%-30%
Dịch thay thế hay truyền máu
 Máu mất < 1/3 Máu có thể mất:
dịch cân bằng
dịch cân bằng : máu mất = 3:1
 Máu mất > 1/3 Máu có thể mất:
dịch keo
dịch keo : máu mất = 1:1
 Máu mất > 1 Máu có thể mất:
truyền máu
Quy tắc truyền máu và các sp máu
 Tiểu cầu: ngưỡng truyền 50 or 100 G/l
 Plasma: truyền khi PT < 40%, INR > 1,5
 Hồng cầu:
 ml hồng cầu khối = 3-4 x (Hb mong muốn –
Hb đo được) x cân nặng
 Sơ sinh: 4ml/kg hồng cầu khối sẽ làm tăng
Hb 1g/dl
7. Vấn đề xẩy ra trong mổ
Co thắt thanh quản
 Khởi mê: 45%, Trong mổ: 10%, Htỉnh: 45%
 Tiềm tàng: thiếu oxy, ngừng tim, phù phổi sau co
thắt, xẹp phổi sau co thắt
 Yếu tố nguy cơ:
• Nhiễm khuẩn hô hấp trên
• Trẻ nhỏ
• Tiền sử
• Hút thuốc lá thụ động
• Thiếu kinh nghiệm
Co thắt thanh quản
Xử trí:
Dự phòng là chủ yếu: tránh can thiệp lúc chưa ngủ đủ,
khí dung 30phút trước PT
Điều trị thực thụ:
Ngừng lập tức tất cả kích thích đau
Nâng hàm, CPAP O2 100%
Ngủ sâu bằng propofol, giãn cơ ngắn, antropin
Nếu không có IV: truyền qua xương
Co thắt hoàn toàn: CPAP 25 – 30 cmH2O
Co thắt phế quản
 Nguy cơ: tương tự co thắt thanh quản. Rất chú ý
khi bệnh nhân có tiền sử hoặc viêm phế quản từ
trước đó 3 – 4 tuần
 Chẩn đoán: hoàn toàn hay không (EtCO2)
 Xử trí:
 Dự phòng là chính
 Điều trị:
• Tránh bóp bóng áp lực cao
• Salbutamol tĩnh mạch hiệu quả hơn xịt
Sốt cao ác tính
 Lâm sàng: co cứng cơ, tăng CO2, sốt, M, HA
 CLS: toan chuyển hóa, tiêu cơ vân, tăng Kali
 Điều trị:
 Thay dây máy
 Tăng thông khí
 Điều trị triệu chứng: toan, Kali…
 Dantrolene: 2,5mg/kg sau đó 1mg/kg/5ph cho đến khi
kiểm soát được triệu chứng
 Theo dõi hồi sức 24 – 48h
8. Các chăm sóc sau mổ
 Dự phòng biến chứng sau rút NKQ, Mask: thời
điểm, chuẩn trước khi rút…
 Giảm đau sau mổ
Bảng điểm đánh giá đau FLACC hoặc CHEOPS
> 9 tuổi, PCA
< 9 tuổi, Điều dưỡng kiểm soát đau (NCA)
morphine: 20µg/kg/h or tiêm dưới da or tiêm bắp
Ưu tiên giảm đau vùng dưới siêu âm
Buồn nôn – nôn sau mổ
• Biến chứng sau mổ thường gặp nhất ở trẻ em
• Tần suất cao
30 % nhưng có thể ước lượng thấp (thể hiện thấp
hơn thực tế)
• Thang điểm Apfel không thể chuyển đổi được
:VPOP
• Sinh lý bệnh chưa được rõ ràng
• Yếu tố nguy cơ chưa được biết rõ
Yếu tố nguy cơ Điểm Số yếu tố (n) Tỷ lệ buồn nôn – nôn
sau mổ (%)

Tuổi
< 3 tuổi 0 0 6%
3-6 tuổi hoặc > 13 tuổi 1
6-13 tuổi 2
Tiền căn bản thân nôn sau mổ hoặc say tàu xe
Không 0 1 7%
Có 1
Thời gian dự kiến gây mê
> 45 phút
Không 0 2 15%
Có 1
Loại phẫu thuật
Cắt amydan 1 3 25%
Tạo hình tai giữa
Phẫu thuật điều trị lé mắt
Tiêm thuốc phiện lập lại trong mổ hoặc sau mổ
Không 0 4 39%
Có 1
TỔNG CỘNG /6 5 53%
6 69%
Buồn nôn – nôn sau mổ
• Phòng ngừa:
– Hạn chế nhịn ăn uống trước mổ đến mức tối thiểu
cần thiết
– Dexaméthasone
• 0,2 mg/kg ở trẻ > 2 tuổi, khi không có chống chỉ định, lúc
khởi mê
– Nếu cơ địa nguy cơ:
• Thêm ondansétron 0,1 mg/kg
• Điều trị
– Ondansétron
– Lưu ý : hội chứng ngoại tháp được miêu tả với
dropéridol -> chỉ dùng khi không hiệu quả với các
thuốc khác
Kích động sau mổ
• Các yếu tố ảnh hưởng:
– Sévoflurane > Desflurane >>> Propofol
– Trước tuổi đi học
• Đỉnh 2-4 tuổi
• Hiếm xảy ra sau 8 tuổi
– Vai trò của lo lắng trước mổ của trẻ và của mẹ.
– Phẫu thuật tai mũi họng và mắt
• Điều trị:
– Hiện diện của ba mẹ?
– Propofol để duy trì mê hoặc thay sevoflurane bằng Propofol 1 mg/kg
cuối cuộc gây mê
– Nubain nếu đau
– Clonidine :
• Phòng ngừa +++ (tiền mê, khởi mê) 3µg/kg
• Điều trị
9.Nhiễm trùng đường thở trên và
yếu tố nguy cơ biến chứng hô hấp
 Tait AR Anesthesiology 2001
 Loạt ca, tiến cứu, 1078 trẻ 1tháng-18 tuổi
 Phẫu thuật chương trình – 3 nhóm
 Nhiễm trùng đường thở trên cấp
 Nhiễm trùng đường thở trên gần đây
 Nhóm chứng
Nhiễm trùng đường thở trên và
yếu tố nguy cơ biến chứng hô hấp
Tait AR Anesthesiology 2001
NTĐTT cấp NTĐTT gần đây Nhóm chứng
(n=407) (n=407) (n=336)

Ngưng thở 30.5% 23.3% 17.9%

Co thắt thanh quản 2% 2.7% 2.4%

Co thắt phế quản 5.7% 2.7% 3.3%

Ho nặng 9.8% 5.7% 4.2%

SpO2 < 90% 15.7% 14.7% 7.8%

Các biến chứng 30% 24.2% 17.9%


Gây mê cho bệnh nhân có bệnh
đường hô hấp trên
 Chẩn đoán: sốt, ho, nghe phổi bt
 Gây mê:
 Tiền mê khí dung salbutamol 30phút
 Không dùng Desfluran
 Ưu tiên không, ít xâm nhập
 Gây mê đủ sâu, gây tê vùng ưu tiên
 Sau mổ: rút NKQ, MTQ sớm khi còn ngủ
Trẻ bị hen
 Không có nguy cơ đặc biệt ở trẻ mà bệnh hen được kiểm soát tốt
May 1996

 Hen nặng (ran rít và/hoặc ho gần như dai dẳng, nhập viện >2l/năm) cần
chuẩn bị với corticoïdes TM. (3-5 ngày)
 Trong những trường hợp trung bình, chuẩn bị với corticoïdes hít có thể
hữu ích
 Nhẹ: xịt ventoline trước khi vào phòng mổ
 Ưu tiên Sevorane/Diprivan Dones et al. Pediatr rep 2012

 Gây mê SÂU
 Đặt NKQ<mặt nạ thanh quản<mặt nạ mặt Parnis 2001; Tait 1998 ; Drake-Brockman
Lancet 2017, SFAR 2018

 Không có ý nghĩa trên thời gian thoái lui bệnh


HỒI SỨC TRẺ EM
 Kiểm soát đường thở
 Kiểm soát huyết động
 Chấn thương trẻ em
 Kiểm soát nhiễm trùng
 Nước điện giải và thăng bằng kiềm toan
10 vấn đề cập nhật
1. Loạn thần cấp sau mổ
2. Trẻ không hợp tác: cách giảm lo lắng?
3. Đèn soi thanh quản có camera ở trẻ em
4. Giảm biến chứng hô hấp sau mổ
5. Giảm thời gian nhịn ăn uống với dịch trong
6. Thuốc mê gây ngộ độc thần kinh
7. Vấn đề về đường thở ở trẻ em
8. Khởi mê nhanh có nghiệm pháp Sellick
9. Giảm đau và stress sau phẫu thuật
10. Truyền dịch nhược trương ở trẻ em
Kết luận
 Gây mê khó
 Cần nắm vững các nguyên tắc chung
 Biết được các nguyên tắc dự phòng và xử
trí các biến chứng thường gặp
 Cần phải có khóa học chuyên sâu cho
những ca gây mê, hồi sức nhi đặc biệt
CÁC CÔNG NGHỆ MỚI
VÀ AN TOÀN TRONG GÂY MÊ
Gây mê và lái máy bay
Xin Trân Trọng Cảm Ơn

You might also like