Dai Cuong TCYT

You might also like

Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 27

TỔ CHỨC Y TẾ

1
Số tiết: 15
TC: 1

Đánh giá quá trình: Không


Đánh giá kết thúc học phần: 01 lần

2
Giáo trình:
Đỗ Mai Hoa, Nguyễn Phương Thùy và cộng sự (2012), Tổ chức và
Quản lý Hệ thống Y tế - Tài liệu dạy học cho cử nhân Y tế Công
cộng, Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội, Hà Nội
Tài liệu tham khảo:
1. Đoàn Phước Thuộc (2014), Tổ Chức và Quản Lý Y Tế, Nhà xuất
bản Đại Học Huế, Huế.
2. Nguyễn Văn Tập (2017), Tổ Chức và Quản Lý Y tế, Nhà xuất bản
Y học, Hà Nội.

3
Bài học
1. Đại cương về Tổ chức và quản lý y tế
2. Mô hình sức khỏe và bệnh tật ở Việt
Nam
3. Tổ chức hệ thống y tế ở Việt Nam
4. Tổ chức và nhiệm vụ của bệnh viện
5. Các chỉ số sức khỏe và quản lý
thông tin y tế ở Việt Nam
4
Bài tập
1. Em hiểu thế nào về Y xã hội học, Y tế
công cộng, Tổ chức y tế?
2. Em hãy cho biết vai trò của khoa học tổ
chức y tế và quản lý y tế trong việc chăm
sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân?

5
ĐẠI CƯƠNG
VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ Y TẾ
Từ khi bước sang thế kỷ XX, nền y học có một
xu thế phát triển mới là trong các Trường đại
học y xuất hiện một môn học: Y xã hội học và
Tổ chức y tế.
Khái niệm Y xã hội học:

Nghiên cứu tình trạng sức khỏe và bệnh tật của


cộng đồng, của xã hội.
Nghiên cứu những điều kiện sống, điều kiện làm
việc và các yếu tố tự nhiên, xã hội ảnh hưởng đến
tình trạng đó nhằm mục đích xác định các biện
pháp để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe như là: thu
nhập, trình độ học vấn, nghề nghiệp, giới, dân
tộc, tình trạng kinh tế xã hội, môi trường sống,
môi
trường lao động...
Hiện nay đã có một số nghiên cứu về yếu tố xã
hội ảnh hưởng tới sức khỏe. Sự khác biệt về kinh tế
xã hội giữa các nước đang phát triển và các nước đã
phát triển, đã dẫn tới sự thay đổi về mô hình bệnh
tật cũng như tuổi thọ trung bình ở các nước.
Khái niệm về Tổ chức Y tế
Là một bộ phận của y học xã hội, là khoa học
nghiên cứu nhu cầu y tế, vạch kế hoạch, xây dựng cơ
cấu tổ chức mạng lưới y tế, phân tích các hoạt động
y tế nhằm thực hiện các mục tiêu y tế.
Theo nguyên tắc chung thì tổ chức được định nghĩa là
sự kết hợp của các cá nhân và có cùng ba đặc điểm
ngang nhau như sau:
-Có mục đích riêng, tổ chức được tạo ra để đạt các mục
tiêu đặc trưng khác với các mục tiêu khác.
-Tổ chức phân công việc có định hướng theo mục
tiêu. Những người tham gia tổ chức được trao các
nhiệm vụ khác nhau tuỳ theo mức độ, những công việc
hoàn thành từng nhiệm vụ đó đều phải phục vụ cho
mục tiêu thống nhất của tổ chức.
-Có một ban quản lý, ban quản lý đại diện cho khối
thống nhất, tức tổ chức đó, với công việc đối nội, đối
ngoại. Ban quản lý chịu trách nhiệm đảm bảo điều phối
và thực hiện mục tiêu chung của khối thống nhất
Mối liên quan giữa
Y học xã hội và Tổ chức y tế
 Y học xã hội là lý luận, là cơ sở khoa học
của Tổ chức y tế ngược lại Tổ chức y tế là
cơ sở thực tiễn của Y học xã hội, là hệ
thống những biện pháp y tế chứng tỏ lý
luận của Y học xã hội là đúng đắn, là mối
quan hệ giữa lý luận và thực tiễn. Vì vậy,
sự
 kết hợp Y học xã hội với tổ chức y tế là rất
quan trọng
Y học xã hội với ý nghĩa trên là một khoa
học, có đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp
nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh như các ngành
khoa học khác. Ngành Y học xã hội có liên quan
chặt chẽ với các ngành khoa học tự nhiên và xã
hội khác ngoài y tế như các yếu tố ảnh hưởng của
văn hóa, kinh tế xã hội trong những điều kiện lịch
sử nhất định.
Sự phát triển của Y xã hội học
và Tổ chức y tế
Y xã hội học và Tổ chức y tế đã có những
dấu vết đầu tiên từ thời văn hoá cổ xa (thế kỷ
XVIII trước công nguyên) đã quy định việc hành
nghề của thầy thuốc trong xã hội nô lệ vùng Ba
Bi Lon; Hypocrat (460-337 trước công nguyên)
đã quan tâm đến ảnh hưởng của môi trường xã
hội đến sức khỏe con người.
Y xã hội học
Nghiên cứu tình trạng sức khỏe và
bệnh tật của cộng đồng, của xã hội.
Nghiên cứu những điều kiện sống,
điều kiện làm việc và các yếu tố tự
nhiên, xã hội ảnh hưởng đến tình
trạng đó nhằm mục đích xác định
các biện pháp để bảo vệ và nâng
cao sức khỏe cộng đồng

16
Tổ chức y tế
Là một bộ phận của y học xã
hội, là khoa học nghiên cứu nhu cầu
y tế, vạch kế hoạch, xây dựng cơ
cấu tổ chức mạng lưới y tế, phân
tích các hoạt động y tế nhằm thực
hiện các mục tiêu y tế.

17
Khoa học Tổ chức và Quản lý y tế
 Chức năng, nhiệm vụ
 - Nghiên cứu sức khỏe của tập thể nhân
dân lao động dưới sự tác động của môi
trường sống, đặc biệt là môi trường xã
hội. Từ đó xác lập đúng đắn các biện pháp
y tế và xã hội để ngăn ngừa nguy hại và
tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
của sức khỏe.

18
 - Nghiên cứu nhu cầu y tế, vạch kế hoạch
xây dựng và phát triển các cơ sở y tế, phân
tích các hoạt động y tế, tạo ra một cơ cấu y
tế khoa học để hoạt động có hiệu suất lớn
nhất, đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
 - Trình bày các quan điểm, đường lối của
Đảng, Nhà nước về công tác y tế, soạn
thảo và thực hiện các nguyên tắc, chế độ
quy định trong công tác y tế.
19
 - Nghiên cứu các hình thức và phương
pháp tổ chức về công tác chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân trong lĩnh vực phòng
bệnh, chữa bệnh cũng như Quản lý y tế
phù hợp với chủ trương đường lối của
Đảng.

20
 Đối tượng
 Tác động của môi trường xã hội đối với sức
khỏe. Nghiên cứu những điều kiện sống và
làm việc của con người trong xã hội, phân
tích tình hình sức khỏe của các tầng lớp,
các giai cấp trong mối tương quan với hoàn
cảnh xã hội, chính trị, kinh tế từ đó có thể đề
ra những biện pháp thích hợp về tổ chức và
xã hội để bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
21
 Bản chất của Tổ chức và Quản lý y tế
 - Xã hội hiện đại là xã hội có tổ chức. Đa số
các tổ chức phản ánh lại hình ảnh của xã
hội.
 - Các tổ chức khác nhau về mục đích, quy
mô, cơ cấu, nhiệm vụ, các phòng ban trong
nội bộ, phạm vi hoạt động, tuổi đời, lịch sử,
sự hợp tác trao đổi lẫn nhau, quyền tự trị ...

22
 - Cách tổ chức rất đa dạng như tổ chức kinh tế,
tổ chức xã hội, tổ chức công cộng.
 - Đa số các tổ chức là sợi dây nối từng thành
viên riêng lẻ trong xã hội và các nhóm đặc
trưng. Trong xã hội hiện nay người ta được liên
kết và kiểm tra cuộc sống của mình trong một
màng lưới tổ chức, con người là thành viên,
người lao động, người đại diện, nhân viên,
khách hàng hoặc công chúng của tổ chức.

23
 - Điều quan trọng chủ yếu của tổ chức nổi
lên từ sự cần thiết có hợp tác. Sự phức tạp
về công việc của một Tổ chức y tế và sự đa
dạng về nhân viên chuyên môn, kỹ thuật,
hỗ trợ đòi hỏi sự hợp tác, sự đòi hỏi này
quan trọng hơn nhiều ở nhiều tổ chức khác.
 - Một tổ chức có hiệu quả nếu nó tạo thuận
lợi cho Tổ chức y tế đạt mục tiêu và nếu
mục tiêu đạt được với nguồn lực tối thiểu

24
 - Quản lý tốt đối với một tổ chức cũng như
sức khỏe đối với một cơ thể hoạt động đều
đặn và có hiệu quả của tất cả các phần
việc. Quản lý làm nổi bật các ưu tiên, các
cơ sở phù hợp với các nhu cầu trong các
hoàn cảnh không ổn định, sử dụng tối đa
các nguồn lực có hạn, hoàn thiện mức độ
và chất lượng chăm sóc, việc quản lý tốt
về mặt y tế sẽ đưa đến các chăm sóc tốt
25
 Phương pháp nghiên cứu
 Y xã hội học và Tổ chức y tế nghiên cứu những
nhóm người rộng lớn, chú ý đến những tính
chất chung: giới, tuổi, nghề nghiệp, địa
phương,... Môn khoa học này nêu lên những
tác động của điều kiện kinh tế xã hội trên thể
trạng sinh vật, trên sự thích ứng và chống đỡ
của cơ thể các tầng lớp, giai cấp khác nhau, từ
đó tìm ra nhu cầu y tế và tổ chức cách giải
quyết.
26
 Phương pháp thống kê
 Phương pháp thực nghiệm
 Phương pháp lịch sử
 Phương pháp phân tích kinh tế
 Phương pháp đánh giá khác như:
phương pháp dịch tễ học, phương
pháp lâm sàng, cận lâm sàng ...

27

You might also like