Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 89

Phần một: Khái lược về văn xuôi

I. Khái quát
1. Văn xuôi
- Văn xuôi chịu ảnh hưởng Hán văn
- Văn xuôi chịu ảnh hưởng Pháp văn
- Văn xuôi hợp với tinh thần Việt có
tính cách tự lập
Phần một: Khái lược về văn xuôi
I. Khái quát
2. Khuynh hướng về tư tưởng
- Khuynh hướng lãng mạn
- Khuynh hướng xã hội
- Khuynh hướng tả thực
Phần một: Khái lược về văn xuôi
II. Các tác giả thoe khuynh hướng tả thực
1. Nam Cao
'' Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt
lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải
là một tác phẩm chung cho cả loài người .
Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao,
mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi.
Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự
công bình… Nó làm cho người gần người
hơn.''
'' Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt
lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là
một tác phẩm chung cho cả loài người . Nó
phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ,
vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng
lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó
làm cho người gần người hơn.''
Chí Pheøo
Nam Cao
CẤU TRÚC BÀI HỌC
A. TÁC GIẢ NAM CAO
I. Cuộc đời
II. Sự nghiệp văn học
1. Quan điểm nghệ thuật
2. Các đề tài chính
3. Phong cách ngệ thuật
III. Tổng kết
B. TÁC PHẨM CHÍ PHÈO
I. Tìm hiểu chung
II. Đọc hiểu văn bản
1. Nội dung
2. Nghệ thuật
III. Tổng kết
A. TÁC GIẢ NAM CAO
I. Cuộc đời
1. Tiểu sử
a. Quê hương
- Làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam
Sang, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
- Dân đông, ruộng ít, vùng chiêm trũng, chỉ
trồng được 1 vụ lúa/năm.
- Nạn cường hàobóc lột trắng trợn, nặng nề
-> Người dân quanh năm nghèo khổ

1917 - 1951
A. TÁC GIẢ NAM CAO
I. Cuộc đời
1. Tiểu sử
b. Gia đình
Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo,
đông con (cha là Trần Hữu Huệ, làm mộc, làm thuốc;
mẹ là Trần Thị Minh làm nghề dệt vải)
-> Thể hiện trong nhiều tác phẩm của tác giả
Nam Cao

1917 - 1951
A. TÁC GIẢ NAM CAO
I. Cuộc đời
1. Tiểu sử
c. Cuộc đời
- 18 tuổi, học hết bậc thành chung, vào Sài Gòn kiếm
sống, bắt đầu viết truyện đăng báo
- 21 tuổi, trở ra Bắc, làm “giáo khổ trường tư” rồi về
lại quê nhà
- 1943: tham gia nhóm văn hóa cứu quốc…
- 1950: tham gia chiến dịch Biên giới
- 28/11/1951: Hy sinh trên đường đi công tác
1917 - 1951 -> Cuộc đời trải qua nhiều gian khổ, biến cố.
A. TÁC GIẢ NAM CAO
I. Cuộc đời
2. Con người
- Vẻ ngoài lạnh lùng, ít nói. Nhưng đời sống nội tâm
phong phú, luôn nghiêm khắc đấu tranh với bản thân
để thoát khỏi lối sống tầm thường, nhỏ hẹp, vươn tới
cuộc sống cao đẹp, xứng đáng với danh hiệu Con
Người.
Nhà văn Tô Hoài nhận xét: “Nam Cao lạnh
lùng quá, kéo mép lên mới nở được một nụ cười khó
nhọc (...) thật ra mặt anh ta lạnh lùng nhưng lòng
1917 - 1951 anh ta sôi nổi.
A. TÁC GIẢ NAM CAO
I. Cuộc đời
2. Con người
- Vẻ ngoài lạnh lùng, ít nói. Nhưng đời sống nội tâm
phong phú, luôn nghiêm khắc đấu tranh với bản thân
để thoát khỏi lối sống tầm thường, nhỏ hẹp, vươn tới
cuộc sống cao đẹp, xứng đáng với danh hiệu Con
Người.
Nguyễn Đình Thi cũng nói: “Con người Nam
Cao mảnh khảnh thư sinh, ăn nói ôn tồn, nhiều khi
đến rụt rè, mỗi lúc lại đỏ mặt mà kỳ thực mang trong
1917 - 1951 lòng một sự phản kháng mãnh liệt.”
A. TÁC GIẢ NAM CAO
I. Cuộc đời
2. Con người
- Tấm lòng đôn hậu, chan chứa tình thương, gắn bó
sâu nặng với quê hương, những người dân nghèo
khổ, bị áp bức, khinh miệt trong xã hội cũ
=> Nam Cao là tấm gương cao đẹp của một nhà
văn chân chính.

1917 - 1951
A. TÁC GIẢ NAM CAO
II. Sự nghiệp văn học
1. Quan điểm nghệ thuật
“Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là sự
bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương
thì thật là đê tiện” (Đời thừa)
- Lao động nghệ thuật là một hoạt động
nghiêm túc, công phu; người cầm bút phải có lương
tâm.
A. TÁC GIẢ NAM CAO
II. Sự nghiệp văn học
1. Quan điểm nghệ thuật
“Văn chương chỉ dung nạp những người biết
đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai
khơi và sáng tạo những gì chưa có”
(Đời thừa)
- Văn chương nghệ thuật là lĩnh vực đòi hỏi phải
khám phá, tìm tòi, sáng tạo.
A. TÁC GIẢ NAM CAO
II. Sự nghiệp văn học
1. Quan điểm nghệ thuật
“Một tác phẩm thật giá trị, phải (…) ca tụng
lòng thương, tình bác ái, sự công bình…Nó làm
cho người gần người hơn”
(Đời thừa)
- Nhà văn phải có đôi mắt của tình thương, tác
phẩm văn chương hay, có giá trị phải chứa đựng nội
dung nhân đạo sâu sắc.
A. TÁC GIẢ NAM CAO
II. Sự nghiệp văn học
1. Quan điểm nghệ thuật
“Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa
dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ
có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp
lầm than”
(Trăng sáng)
- Nghệ thuật phải bám sát vào cuộc đời, gắn bó
với đời sống nhân dân lao động.
A. TÁC GIẢ NAM CAO
II. Sự nghiệp văn học
1. Quan điểm nghệ thuật

=> Nam Cao xứng đáng là một nhà văn hiện


thực sâu sắc, có quan điểm nghệ thuật tiến bộ, mới
mẻ so với nhiều nhà văn đương thời.
A. TÁC GIẢ NAM CAO
II. Sự nghiệp văn học
2. Các đề tài chính

THẢO LUẬN NHÓM

- Chia nhóm: 4 nhóm (1,2,3,4)


- Thời gian 10 phút
- Hình thức trình bày: Chia sẻ sản phẩm qua
màn hình, đại diện nhóm thuyết trình.
- Nội dung: Hoàn thành phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP

Nhóm Nhóm 1,3 Nhóm 2,4


Phương Người trí thức nghèo Người nông dân nghèo
diện
Tác
phẩm
Nhân
vật
Giá trị
nội
dung
PHIẾU HỌC TẬP

Đề tài Người trí thức nghèo Người nông dân nghèo


chính
Tác Giăng sáng, Đời thừa, Sống mòn, … Chí Phèo, Lão Hạc, Lang Rận, Một
phẩm bữa no, Tư cách mõ, Trẻ con không được
ăn thịt chó…
Nhân “giáo khổ trường tư”, nhà văn nghèo, viên Chí Phèo, Lão Hạc, Bà cái Tí, thằng
vật chức nhỏ... mõ,…

Giá trị - Phản ánh thực trạng “sống mòn” của Phản ánh thực trạng người nông dân
nội người trí thức nghèo do cuộc sống nghèo khổ, nghèo bị bần cùng hóa, tha hóa do áp bức,
dung bị “cơm áo ghì sát đất”; phê phán xã hội ngột đói nghèo; kết án xã hội tàn bạo, hủy hoại
ngạt, phi nhân đạo, bóp nghẹt sự sống, tàn phá nhân tính con người; phát hiện và khẳng
tâm hồn con người; thể hiện niềm khao khát lẽ định nhân phẩm, bản chất lương thiện của
sống lớn… người nông dân
A. TÁC GIẢ NAM CAO
II. Sự nghiệp văn học
2. Các đề tài chính
a. Trước Cách mạng
* Người tri thức nghèo
- Tác phẩm tiêu biểu
+ Những truyện không muốn viết (1942)
A. TÁC GIẢ NAM CAO
II. Sự nghiệp văn học
2. Các đề tài chính
a. Trước Cách mạng
* Người tri thức nghèo.
- Tác phẩm tiêu biểu:
+ Những truyện không muốn viết (1942)
+ Trăng sáng (1943)
A. TÁC GIẢ NAM CAO
II. Sự nghiệp văn học
2. Các đề tài chính
a. Trước Cách mạng
* Người tri thức nghèo.
- Tác phẩm tiêu biểu:
+ Những truyện không muốn viết (1942)
+ Trăng sáng (1943)
+ Đời thừa (1943)
+ Quên điều độ (1943)
A. TÁC GIẢ NAM CAO
II. Sự nghiệp văn học
2. Các đề tài chính
a. Trước Cách mạng
* Người tri thức nghèo.
- Tác phẩm tiêu biểu:
+ Những truyện không muốn viết (1942)
+ Trăng sáng (1943)
+ Đời thừa (1943)
+ Quên điều độ (1943)
+ Sống mòn (tiểu thuyết – 1944).
A. TÁC GIẢ NAM CAO
II. Sự nghiệp văn học
2. Các đề tài chính
a. Trước Cách mạng
* Người tri thức nghèo
- Nội dung
+ Tấn bi kịch tinh thần của những người tri
thức tài năng
+ Cuộc đấu tranh kiên trì của những người tri
thức nghèo trước sự cám dỗ của lối sống ích kỉ
-> Ông đi sâu vào những bi kịch tâm hồn họ
để từ đó tố cáo xã hội chà đạp lên ước mơ con người.
A. TÁC GIẢ NAM CAO
II. Sự nghiệp văn học
2. Các đề tài chính
a. Trước Cách mạng
* Người tri thức nghèo.
- Giá trị: Phê phán xã hội phi nhân đạo đã tàn
phá tâm hồn con người. Qua đó nhà văn thể hiện
niềm khao khát cuộc sống có ích, thật sự có ý nghĩa.
A. TÁC GIẢ NAM CAO
II. Sự nghiệp văn học
2. Các đề tài chính
a. Trước Cách mạng
* Người nông dân nghèo
- Những tác phẩm tiêu biểu: Chí phèo, Một
bữa no, Tư cách mõ, Lang rận, Lão Hạc, Dì Hảo,
Nửa đêm, Mua danh, Trẻ con không được ăn thịt
chó…
A. TÁC GIẢ NAM CAO
II. Sự nghiệp văn học
2. Các đề tài chính
a. Trước Cách mạng
* Người nông dân nghèo.
- Nội dung
+ Bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam
trước cách mạng tháng Tám: Nghèo đói, xơ xác, bần
cùng.
+ Kết án đang thép xã hội bất công tàn bạo đã
khiến cho một bộ phận nông dân nghèo đói bần cùng,
lưu manh hóa.
A. TÁC GIẢ NAM CAO
II. Sự nghiệp văn học
2. Các đề tài chính
a. Trước Cách mạng
* Người nông dân nghèo.
- Nội dung
+ Chỉ ra những thói hư tật xấu của người nông
dân, một phần do môi trường sống, một phần do
chính họ gây ra (Trẻ con không biết ăn thịt chó, rửa
hờn…)
+ Phát hiện và khẳng định được nhân phẩm và
bản chất lương thiện của người nông dân.
A. TÁC GIẢ NAM CAO
II. Sự nghiệp văn học
2. Các đề tài chính
b. Sau Cách mạng
- Là cây bút tiêu biểu của văn học giai đoạn kháng
chiến chống Pháp. ( Nhật kí ở rừng, Đôi mắt, tâp kí
sự Chuyện biên giới…).
- Thể hiện tình yêu nước và cách nhìn cuộc sống của
giới văn nghệ sĩ với nhân dân và cuộc kháng chiến
của dân tộc.
-> Tác phẩm của ông luôn luôn là kim chỉ nam cho
các văn nghệ sỹ cùng thời.
A. TÁC GIẢ NAM CAO
II. Sự nghiệp văn học
3. Phong cách nghệ thuật
Những khám phá mới mẻ trong cách Phương diện
nhìn cuộc sống. nội dung của tác phẩm

Cắt nghĩa Định


nguyên hướng về Triển khai Xác định chủ
nhân sâu cách nhìn cốt truyện đề
xa đời

Chọn đề tài
áo Bi kịch tinh
c đ
đ ộ thần
ác h
c
ong Ngòi bút
Ph sáng tạo và cá tính

Tâm lí phức tạp Tự nhiên, sinh


động
Lạnh lùng, dửng
dưng. Khai thác tận ngõ Trong sáng, gần
ngách sâu kín gũi
Đầy thương cảm

Giọng văn Biệt tài khai thác Ngôn ngữ


tâm lí nhân vật
A. TÁC GIẢ NAM CAO
I. Cuộc đời
II. Sự nghiệp văn học
III. Tổng kết
- Nam Cao là một cây bút lớn, một nhà văn hiện
thực xuất sắc.
- Ông là nhà văn có quan niệm đúng đắn sâu sắc về
con người, cuộc đời, về chủ nghĩa nhân đạo.
- Có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn
thiện thể truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam trên
quá trình hiện đại hoá nửa đầu thế kỉ XX.
1917 - 1951
B. TÁC PHẨM CHÍ PHÈO
I. Tìm hiểu chung
1. Nhan đề
- Đầu tiên tác phẩm được đặt tên là Cái lò gạch cũ
→ Sự quẩn quanh bế tắc.

- Lúc in nhà xuất bản đổi tên Đôi lứa xứng đôi.
→ Nhấn mạnh mối tình Chí Phèo- Thị Nở.

- Sau cách mạng tác phẩm được tái bản và được đổi
tên một lần nữa Chí Phèo.
→ Nhấn mạnh nhân vật Chí Phèo.
B. TÁC PHẨM CHÍ PHÈO
I. Tìm hiểu chung
2. Tóm tắt
- Chí Phèo là một đứa trẻ bị bỏ rơi, được dân làng chuyền tay nhau
nuôi, lớn lên đi ở cho nhà Lí Kiến.
- Chí Phèo bị cụ Lí ghen, đẩy vào tù.
- 7 – 8 năm sau Chí Phèo ra tù, trở thành quỷ dữ của làng Vũ Đại
- Chí Phèo tìm đến nhà Bá Kiến rạch mặt ăn vạ, rồi trở thành tay chân
đắc lực của cụ Bá.
- Chí Phèo đi đòi nợ cho cụ Bá, được trả công bằng mảnh vườn bên bờ
sông. Chí sống bằng nghề cướp bóc, rạch mặt ăn vạ và chìm trong những
cơn say.
- Chí Phèo gặp Thị Nở, mơ ước một cuộc sống lương thiện.
- Bị Thị Nở từ chối tình yêu, Chí Phèo xách dao đi giết Bá Kiến rồi tự
tử.
B. TÁC PHẨM CHÍ PHÈO
II. Đọc hiểu văn bản
1. Hình ảnh làng Vũ Đại
- Là không gian nghệ thuật của truyện
- Làng này dân “không quá hai nghìn người, xa phủ, xa
tỉnh” nằm trong thế “quần ngư tranh thực”
- Có tôn ti trật tự nghiêm ngặt
- Mâu thuẫn giai cấp gây gắt, âm thầm mà quyết liệt,
không khí tối tăm , ngột ngạt.
- Đời sống của người nông dân vô cùng khổ cực bị đẩy
vào đường cùng không lối thoát, bị tha hóa.
-> Hình ảnh thu nhỏ của xã hội nông thôn Việt Nam
trước Cách mạnh tháng Tám.
B. TÁC PHẨM CHÍ PHÈO
II. Đọc hiểu văn bản
2. Hình tượng nhân vật Bá Kiến
a. Nguồn gốc xuất thân
b. Sự xuất hiện của Bá Kiến
c. Bá Kiến – con người nham hiểm, thủ đoạn trong
cách cai trị
B. TÁC PHẨM CHÍ PHÈO
II. Đọc hiểu văn bản
2. Hình tượng nhân vật Bá Kiến
a. Nguồn gốc xuất thân
- Bá Kiến xuất thân trong một gia đình giàu có, mấy đời làm
chánh tổng, bá hộ, sống sung túc với nhiều đất đai, của cải.
- Bằng mưu mô và thủ đoạn, Bá Kiến dần leo lên đỉnh cao
danh vọng: tiên chỉ làng Vũ Đại, Bá hộ, Chánh hội đồng kỳ
hào, huyện hào, Bắc kỳ nhân dân đại biểu… ⇒ khét tiếng
trong hàng huyện
- Là “con cá lớn” của làng Vũ Đại
⇒ Từ nguồn gốc xuất thân đủ nhận thấy sự uy quyền của Bá
Kiến trong làng Vũ Đại
B. TÁC PHẨM CHÍ PHÈO
II. Đọc hiểu văn bản
2. Hình tượng nhân vật Bá Kiến
b. Sự xuất hiện của Bá Kiến
- Xuất hiện trong hoàn cảnh Chí Phèo đến nhà cụ ăn vạ
+ Xuất hiện đầy uy quyền: “Cụ cất tiếng rất sang hỏi: “Cái gì
mà đông thế này?”
+ Hành động của mọi người: Chỗ này “lạy cụ”, chỗ kia “lạy
cụ”, người ta kính cẩn đứng dãn ra, và Chí Phèo bỗng nằm
dài, không nhúc nhích… ⇒ Vai vế, uy quyền Bá kiến đối với
dân làng Vũ Đại
⇒ Sự bề thế, uy quyền của Bá Kiến
B. TÁC PHẨM CHÍ PHÈO
II. Đọc hiểu văn bản
2. Hình tượng nhân vật Bá Kiến
b. Sự xuất hiện của Bá Kiến
- Hành động Bá Kiến trước sự việc Chí Phèo đến ăn vạ:
+ Quát mấy bà vợ…
+ Quay lại người làng, dịu giọng hơn
+ Lay gọi Chí Phèo bằng giọng thân mật, xốc Chí Phèo,
+ Mắng con…
⇒ Đằng sau đó là sự lọc lõi, nham hiểm và thâm độc, một tên
cường hào có nghệ thuật thống trị
B. TÁC PHẨM CHÍ PHÈO
II. Đọc hiểu văn bản
2. Hình tượng nhân vật Bá Kiến
c. Bá Kiến – con người nham hiểm, thủ đoạn trong
cách cai trị
+ Trị không được thì cụ dùng
+ Lấy đầu bò trị thằng đầu bò
+ Mềm nắn rắn buông
+ Thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ hai sợ kẻ cố cùng liều thân
+ Nắm thằng có tóc chứ ai nắm thằng trọc đầu
+ Đặc biệt “ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông, nhưng
rồi dắt nó lên để nó đền ơn»
+ Ngấm ngầm cho nhau ăn bùn
B. TÁC PHẨM CHÍ PHÈO
II. Đọc hiểu văn bản
2. Hình tượng nhân vật Bá Kiến
c. Bá Kiến – con người nham hiểm, thủ đoạn trong
cách cai trị
⇒ Những cách dùng người, trị người của Bá Kiến được đặc tả
rõ nét với nghệ thuật độc thoại nội tâm
B. TÁC PHẨM CHÍ PHÈO
II. Đọc hiểu văn bản
3. Hình tượng nhân vật Chí Phèo
a. Hoàn cảnh xuất hiện
b. Trước khi ở tù
c. Sau khi đi tù về
d. Cuộc gặp gỡ với Thị Nở
e. Bi kịch cùng đường
B. TÁC PHẨM CHÍ PHÈO
II. Đọc hiểu văn bản
3. Hình tượng nhân vật Chí Phèo
a. Hoàn cảnh xuất hiện
- Mở đầu tác phẩm với hình ảnh Chí say rượu
vừa đi vừa chửi.
-> Tạo sự độc đáo và ấn tượng cho người đọc.
Tác giả đã không sử dụng cách kể chuyện theo khuôn
khổ truyền thống mà theo kết cấu hồi tưởng, những
tình tiết mở đầu cực kỳ bất ngờ và khiến người đọc
thực sự lôi cuốn.
TIẾNG CHỬI CỦA CHÍ PHÈO

Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu
chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng
sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ
Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên
tiếng cả. Tức thật! Ồ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải
chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ
kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết
mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này! A ha! Phải đấy hắn cứ thế
mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo? Mà
có trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết.
TIẾNG CHỬI CỦA CHÍ PHÈO

Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu
chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng
chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả
làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không
ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế,
hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra
điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết
đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này! A ha! Phải đấy
hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí
Phèo? Mà có trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết.
TIẾNG CHỬI CỦA CHÍ PHÈO

Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu
chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng
chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả
làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không
ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế,
hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra
điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết
đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này! A ha! Phải đấy
hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí
Phèo? Mà có trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết.
TIẾNG CHỬI CỦA CHÍ PHÈO

Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu
chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng
chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả
làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không
ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế,
hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra
điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết
đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này! A ha! Phải đấy
hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng
Chí Phèo? Mà có trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết.
B. TÁC PHẨM CHÍ PHÈO
II. Đọc hiểu văn bản
3. Hình tượng nhân vật Chí Phèo
a. Hoàn cảnh xuất hiện
- Tiếng chửi tăng cấp:
+ Ban đầu là chửi đơn thuần chửi chung như chửi
“trời”, “đời”, “tất cả làng Vũ Đại”, “chửi đứa nào
không chửi nhau với hắn”, “chửi đứa đẻ ra hắn”.
+ Tăng cấp về cảm xúc của nhân vật mỗi lúc một
tăng dần như: “Tức mình”, “Tức thật!”, “Thế này thì tức
thật!”, “Tức chết đi được mất”.
=> Thể hiện cảm xúc của nhân vật mỗi lúc một tăng theo
và bi kịch của Chí Phèo ngày càng bi thảm.
B. TÁC PHẨM CHÍ PHÈO
II. Đọc hiểu văn bản
3. Hình tượng nhân vật Chí Phèo
a. Hoàn cảnh xuất hiện
- Ý nghĩa tiếng chửi
+ Bi kịch số phận: Chí Phèo chửi cha mẹ mình,
thực ra chính là chửi chính mình, chửi chính số kiếp
đau đớn của mình. Đó là sự bế tắc, bất lực của Chí,
một kẻ bị chối bỏ ngay từ khi mới ra đời và phải sống
cả kiếp người-thú đau đớn, chật vật.
B. TÁC PHẨM CHÍ PHÈO
II. Đọc hiểu văn bản
3. Hình tượng nhân vật Chí Phèo
a. Hoàn cảnh xuất hiện
- Ý nghĩa tiếng chửi
+ Bi kịch tha hóa: Biểu hiện của quá trình “lưu
manh hóa”, dần biến Chí Phèo thành “Con quỷ dữ
của làng Vũ Đại”.
B. TÁC PHẨM CHÍ PHÈO
II. Đọc hiểu văn bản
3. Hình tượng nhân vật Chí Phèo
a. Hoàn cảnh xuất hiện
- Ý nghĩa tiếng chửi
+ Bi kịch bị tước đoạt quyền làm người: Chính
là một nỗ lực tuyệt vọng để giao tiếp, chính là tiếng
kêu cứu của khao khát lương thiện trong vô thức của
Chí Phèo, là “tiếng hát lộn ngược” vô vọng tìm sự sẻ
chia, thấu hiểu.
B. TÁC PHẨM CHÍ PHÈO
II. Đọc hiểu văn bản
3. Hình tượng nhân vật Chí Phèo
a. Hoàn cảnh xuất hiện
- Ý nghĩa tiếng chửi
=> Bằng giọng văn lạnh lùng, sắc lạnh, Nam
Cao thể hiện sự thấu hiểu, nỗi xót xa thấm thía của
một tấm lòng đau người, đau đời tha thiết.
B. TÁC PHẨM CHÍ PHÈO
II. Đọc hiểu văn bản
3. Hình tượng nhân vật Chí Phèo
b. Trước khi ở tù
- Hoàn cảnh xuất thân: không cha, không mẹ,
không nhà, không cửa, không một tấc đất cắm dùi.
B. TÁC PHẨM CHÍ PHÈO
II. Đọc hiểu văn bản
3. Hình tượng nhân vật Chí Phèo
b. Trước khi ở tù
- Những phẩm chất tốt đẹp:
+ Lương thiện, chân chính: Đi ở hết nhà này
đến nhà khác, cày thuê cuốc mướn để kiếm sống.
+ Từng mơ ước giản dị về cuộc sống gia đình
+ Có lòng tự trọng: Chí cảm thấy nhục khi bóp
chân cho bà Ba
B. TÁC PHẨM CHÍ PHÈO
II. Đọc hiểu văn bản
3. Hình tượng nhân vật Chí Phèo
b. Trước khi ở tù
- Những phẩm chất tốt đẹp:
⇒ Chí Phèo hiền lành, lương thiện. Cuộc sống
tối tăm nhưng vẫn không làm hắn đánh mất bản chất
tốt đẹp của mình.
Năm hai mươi tuổi, hắn làm canh điền cho ông lý Kiến, bây giờ cụ bá Kiến, ăn
tiên chỉ làng. Hình như, có mấy lần bà ba nhà ông lý, trẻ lắm mà lại hay ốm lửng, bắt
hắn bóp chân, hay xoa bụng, đấm lưng gì đấy. Người ta bảo ông lý ra đình thì hách dịch,
cả làng phải sợ, mà về nhà phải sợ cái bà ba còn trẻ này. Người bà ấy phốp pháp, má bà
ấy hây hây, mà ông lý thì hay đau lưng lắm; người có bệnh đau lưng thì hay sợ vợ mà
chúa đời là khoẻ ghen. Có người bảo ông lý ghen anh canh điền khoẻ mạnh mà sợ bà ba
không dám nói. Có người thì bảo anh canh điền ấy được bà ba quyền thu quyền bổ trong
nhà tin cẩn nên lấy trộm tiền trộm thóc nhiều. Mỗi người nói một cách. Chẳng biết đâu
mà lần. Chỉ biết một hôm Chí bị giải huyện rồi nghe đâu phải đi tù. Không biết tù mấy
năm, nhưng hắn đi biệt tăm bảy, tám năm, rồi một hôm, hắn lại lù lù ở đâu lần về.
Hắn về lần này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như
thằng sắng cá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng
cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần áo nái đen với cái áo tây
vàng. Cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng, phượng với một ông tướng cầm
chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!`
Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó suốt từ trưa
đến xế chiều. Rồi say khướt, hắn xách một cái vỏ chai đến cổng nhà bá Kiến, gọi tận
tên tục ra mà chửi. Cụ bá không có nhà. Thấy điệu bộ hung hăng của hắn, bà cả đùn
bà hai, bà hai thúc bà ba, bà ba gọi bà tư, nhưng kết cục chẳng bà nào dám ra nói với
hắn một vài lời phải chăng. Mắc cái phải cái thằng liều lĩnh quá, nó lại say rượu, tay
nó lại lăm lăm cầm một cái vỏ chai, mà nhà lúc ấy toàn đàn bà cả... Thôi thì cứ đóng
cái cổng cho thật chặt, rồi mặc thây cha nó, nó chửi thì tai liền miệng đấy, chửi thì lại
nghe! Thành thử chỉ có ba con chó dữ với một thằng say rượu!...
Thật là ầm ỹ! Hàng xóm phải một bữa điếc tai, nhưng có lẽ trong bụng thì họ hả: xưa
nay họ mới chỉ được nghe bà cả, bà hai, bà ba, bà tư nhà cụ bá chửi người ta, bây giờ
họ mới thấy người ta chửi lại cả nhà cụ bá. Mà chửi mới sướng miệng làm sao! Mới
ngoa ngắt làm sao. Họ bảo nhau: Phen này cha con thằng bá Kiến đố còn dám vác mặt
đi đâu nữa! Mồ mả tổ tiên đến lộn lên mất. Cũng có người hiền lành hơn bảo: “Phúc
đời nhà nó, chắc ông lý không có nhà...”. Ông lý đây là ông lý Cường, con giai cụ Bá
nổi tiếng là hách dịch, coi người như rơm rác. Phải ông lý Cường thử có nhà xem nào!
Quả nhiên họ nói có sai đâu! Đấy, có tiếng người sang sảng quát: “Mày muốn lôi thôi
gì?... Cái thằng không cha không mẹ này! Mày muốn lôi thôi gì?...” Đã bảo mà! Cái
tiếng quát tháo kia là tiếng lý Cường. Lý Cường đã về! Lý Cường đã về! Phải biết... A
ha! Một cái tát rất kêu. Ôi! Cái gì thế này? Tiếng đấm tiếng đá nhau bình bịch. Thôi,
cứ gọi là tan xương! Bỗng “choang” một cái, thôi phải rồi, hẳn đập cái chai vào cột
cổng... ồ hắn kêu! Hắn vừa chửi vừa kêu làng như bị người ta cắt họng. Ồ hắn kêu!
…Nhưng kìa cụ ông đã về. Cụ cất tiếng rất
- Ối làng nước ơi! Cứu tôi với... sang hỏi: “Cái gì mà đông như thế này?”.
Ối làng nước ôi! Bố con thằng bá Chỗ này “lạy cụ”, chỗ kia “lạy cụ”, người ta
Kiến nó đâm chết tôi! Thằng lý kính cẩn giãn ra, và Chí Phèo bỗng nằm dài,
Cường nó đâm chết tôi rồi, làng không nhúc nhích rên khe khẽ như gần chết.
nước ôi!... Thoáng nhìn qua, đã hiểu cơ sự rồi. Làm lý
Và họ thấy Chí Phèo lăn lộn dưới trưởng rồi chánh tổng, bây giờ lại đến lượt
đất, vừa kêu vừa lấy mảnh chai con cụ làm lý trưởng, những việc như thế
cào vào mặt. Máu ra loe loét trông này cụ không lạ gì. Cụ hãy quát mấy bà vợ
gớm quá! Mấy con chó xông vào đang xưng xỉa chực tâng công với chồng:
quanh hắn, sủa rất hăng. Lý - Các bà đi vào nhà: đàn bà chỉ lôi thôi, biết
Cường hơi tái mặt, đứng nhìn mà gì?
cười nhạt, cười khinh bỉ. Hừ! Ngỡ Rồi quay lại bọn người làng, cụ dịu giọng
là gì, chẳng hoá ra nằm ăn vạ! Thì hơn một chút:
ra hắn định đến đây nằm vạ! - Cả các ông, các bà nữa, về đi thôi chứ! Có
gì mà xúm lại như thế này?
…Vì thế, đêm hôm ấy, ở nhà bá Kiến ra về, Chí Phèo vô cùng hả hê! Bá Kiến đã
không vu vạ gì cho hắn, lại còn giết gà mua rượu cho hắn uống, xong lại đãi thêm
đồng bạc để về uống thuốc. Ðồng bạc, làm gì đến thế? Hắn loạng choạng vừa đi vừa
cười; hắn chẳng cần đến ba xu. Lúc ngồi tù hắn có học mót được mấy bài thuốc giấu:
chỉ vài nắm lá, là mặt hắn lại đâu vào đấy ngay. Còn đồng bạc lại để đi uống rượu...

Hắn móc đủ mọi túi, để tìm một cái gì, hắn giơ ra: đó là một con dao nhỏ, nhưng rất
sắc. Hắn nghiến răng nói tiếp:
- Vâng, bẩm cụ không được thì con phải đâm chết dăm ba thằng, rồi cụ bắt con giải
huyện.
Rồi hắn cúi xuống, tần mần gọt cạnh cái bàn lim. Cụ bá cười khanh khách. Cụ vẫn tự
phụ hơn đời cái cười Tào Tháo ấy. Cụ đứng lên vỗ vai hắn mà bảo rằng:
- Anh bứa lắm. Nhưng này, anh Chí ạ, anh muốn đâm người cũng không khó gì. Ðội
Tảo nó còn nợ tôi năm mươi đồng đấy, anh chịu khó đến đòi cho tôi, đòi được tự
nhiên có vườn.
B. TÁC PHẨM CHÍ PHÈO
II. Đọc hiểu văn bản
3. Hình tượng nhân vật Chí Phèo
c. Sau khi đi tù về
- Nguyên nhân Chí đi tù: Vì cơn ghen vô cớ
của Bá Kiến
- Hậu quả những năm tháng trong tù
B. TÁC PHẨM CHÍ PHÈO
II. Đọc hiểu văn bản
3. Hình tượng nhân vật Chí Phèo
c. Sau khi đi tù về
- Hậu quả những năm tháng trong tù
+ Hình dạng: “Cái đầu trọc lốc, hàm răng cạo
trắng hớn, cái mặt thì cơng cơng đầy những vết sứt
sẹo, hai con mắt gườm gườm”
-> Chí Phèo đánh mất nhân hình.
B. TÁC PHẨM CHÍ PHÈO
II. Đọc hiểu văn bản
3. Hình tượng nhân vật Chí Phèo
c. Sau khi đi tù về
- Hậu quả những năm tháng trong tù
+ Nhân tính: Triền miên trong cơn say, đập
đầu, chửi bới, phá phách và làm công cụ cho Bá Kiến
-> Chí Phèo đã đánh mất nhân tính.
⇒ Chí bị biến chất từ một người lương thiện
thành con quỷ dữ. Chí là một nhân chứng tố cáo chế
độ thực dân  phong kiến đã cướp đi quyền làm người
của người dân lương thiện bị bớc lột đến tận cùng.
B. TÁC PHẨM CHÍ PHÈO
II. Đọc hiểu văn bản
3. Hình tượng nhân vật Chí Phèo
d. Cuộc gặp gỡ với Thị Nở
NHÂN VẬT THỊ NỞ

Miêu tả khách quan, trần trụi: một người “ngẩn


ngơ như những người đần trong cổ tích và xấu ma
chê quỷ hờn”
- Ngẩn ngơ: hành động theo bản năng
- Xấu ma chê quỷ hờn: từng đường nét trên
khuôn mặt không giống với những gì nên có trên
khuôn mặt con người
- Đã vậy, Thị còn nghèo và nhà có mả hủi:
⇒ Thị khó có được hạnh phúc bởi một con
người mang trên mình toàn những điều bất lợi
B. TÁC PHẨM CHÍ PHÈO
d. Cuộc gặp gỡ với Thị Nở
- Hoàn cảnh gặp gỡ
+ Sau khi uống rượu nhà Tư Lãng, Chí Phèo lảo đảo ra về
+ Hắn gặp một người đàn bà ngủ quên ở bờ sông gần nhà (Thị
Nở)
+ Trong cơn say, Chí Phèo ăn nằm với Thị Nở và ngủ say
dưới trăng
⇒ Cuộc gặp gỡ định mệnh này đã đem đến những biến
chuyển tâm lí rõ nét trong Chí Phèo
B. TÁC PHẨM CHÍ PHÈO
d. Cuộc gặp gỡ với Thị Nở
- Diễn biến tâm trạng của Chí
+ Thức tỉnh
•Bâng Khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài
•Tỉnh để cảm thấy miệng đắng và “lòng mơ hồ buồn”
•Cảm thấy “sợ rượu” ⇒ đây là dấu hiệu của sự thức tỉnh rõ
ràng nhất
•Cảm nhận những thanh âm của cuộc sống: âm thanh của
tiếng chim hót, tiếng người cười nói…
• Nhận thức hoàn cảnh của mình, để thấy mình cô độc
⇒ Cuộc gặp với Thị Nở đã giúp Chí Phèo thực sự tỉnh táo sau
những cơn say triền miên
B. TÁC PHẨM CHÍ PHÈO
d. Cuộc gặp gỡ với Thị Nở
- Diễn biến tâm trạng của Chí
+ Niềm vui, hi vọng, ước mơ quay trở về làm người
lương thiện
• Nhớ lại ước mơ: mong muốn một gia đình nho nhỏ, chồng
cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải; nuôi lợn, khá giả thì mua
dăm ba sào ruộng
• Khi thấy bát cháo hành của Thị Nở, Chí Phèo ngạc nhiên và
thấy “mắt mình như ươn ướt” ⇒ xúc động vì lần đầu tiên có
người chăm sóc
B. TÁC PHẨM CHÍ PHÈO
d. Cuộc gặp gỡ với Thị Nở
- Diễn biến tâm trạng của Chí
+ Niềm vui, hi vọng, ước mơ quay trở về làm người
lương thiện
• Nhớ lại ước mơ: mong muốn một gia đình nho nhỏ, chồng
cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải; nuôi lợn, khá giả thì mua
dăm ba sào ruộng
• Khi thấy bát cháo hành của Thị Nở, Chí Phèo ngạc nhiên và
thấy “mắt mình như ươn ướt” ⇒ xúc động vì lần đầu tiên có
người chăm sóc
HÌNH ẢNH BÁT CHÁO HÀNH

Đây là hình ảnh độc đáo, chân thật và giàu ý nghĩa


- Là liều thuốc khai sáng cho quãng đời tội lỗi của
Chí Phèo.
- Là minh chứng cho tình người chân thành, mộc mạc
giúp Chí rũ bỏ lốt quỷ để trở lại làm người.
- Là hương vị tình yêu của Thị Nở làm sống dậy
trong Chí những khao khát hạnh phúc đời thường.
=> Bát cháo hành một chi tiết nghệ thuật của Nam
Cao góp phần thể hiện tư tưởng của nhà văn về quan
niệm nhân sinh. Tình người là thứ đáng quý nhất.
B. TÁC PHẨM CHÍ PHÈO
d. Cuộc gặp gỡ với Thị Nở
- Diễn biến tâm trạng của Chí
+ Niềm vui, hi vọng, ước mơ quay trở về làm người
lương thiện
•Chí Phèo thèm lương thiện: Tình yêu của Thị Nở làm hắn
nghĩ bản thân có cầu nối để trở về
•Tình yêu với Thị Nở khiến hắn đủ hi vọng và mong ước có
một gia đình: “Hay là mình sang ở với tớ một nhà cho vui”
⇒ Gặp Thị Nở, Chí Phèo đã trải qua những cảm xúc chưa hề
có trong đời, mang đến niềm vui, niềm hi vọng và mong ước
trở về làm người lương thiện trỗi dậy
B. TÁC PHẨM CHÍ PHÈO
d. Cuộc gặp gỡ với Thị Nở
- Diễn biến tâm trạng của Chí
+ Thất vọng, đau đớn khi bị từ chối
•“Ngẩn người”, “ngẩn mặt”: Thái độ biểu thị sự hiểu ra, nhận
thức được tình cảnh của mình ⇒ đáng thương
•Thoáng thấy hương cháo hành: hồi tưởng về tình yêu đã trải
qua
•Hành động: Nắm lấy tay Thị ⇒ mong muốn líu kéo hạnh
phúc
•Hắn tìm đến rượu rồi “ôm mặt khóc rưng rức”
⇒ Mong muốn trở về làm người lương thiện không còn nữa,
Chí đau đớn, tuyệt vọng khi tình yêu của mình không trọn vẹn
B. TÁC PHẨM CHÍ PHÈO
d. Cuộc gặp gỡ với Thị Nở
- Diễn biến tâm trạng của Chí
+ Phẫn uất, tuyệt vọng đến tận cùng
•Mong muốn quay trở lại làm người lương thiện không thể
thực hiện được, niềm phẫn uất trong Chí đẩy lên cao
•Hắn quyết định đến nhà thị Nở “để đâm chết cả nhà nó, đâm
chết cái con khọm già nhà nó”.
•Nhưng “hắn không rẽ vào nhà thị Nở mà thẳng đường đến
nhà Bá Kiến" và nói thẳng với Bá Kiến: niềm phẫn uất đã
khiến Chí Phèo xác định đúng kẻ thù của mình
⇒ Bị từ chối sống chung, cũng như từ chối làm người lương
thiện.
B. TÁC PHẨM CHÍ PHÈO
e. Bi kịch cùng đường
- Giết Bá Kiến
+ Chí nhận ra kẻ thù lớn nhất cuộc đời Chí là Bá
Kiến
+ Chí giết Bá Kiến để trả thù
+ Hành động vùng lên đấu tranh, chống lại cường
hào, ác bá.
-> Tố cáo mạnh mẽ bộ mặt độc ác và tàn nhẫn của xã
hội cũ đã đẩy người nông dân lương thiện đến chốn
cùng đường tuyệt lộ, khiến họ không còn lối thoát.
B. TÁC PHẨM CHÍ PHÈO
e. Bi kịch cùng đường
- Chí tự sát
+ Là một phương cách quyết liệt và tiêu cực để giữ
lại cái phần người vừa được thức tỉnh của hắn, để
chống lại cái sự tha hóa đã ăn mòn gần hết nhân cách
của hắn.
+ Cái chết để chứng minh cho khao khát được trở về
cuộc đời lương thiện, của một con người vừa phát
hiện ra cái lương thiện quay về ngự trị trong tâm hồn
của Chí Phèo.
B. TÁC PHẨM CHÍ PHÈO
e. Bi kịch cùng đường
⇒ Bức tranh hiện thực xám xịt, tàn ác của XHTDPK
Việt Nam được phơi bày một cách chân thực và sống
động.
B. TÁC PHẨM CHÍ PHÈO
II. Đọc hiểu văn bản
4. Nghệ thuật đặc sắc của truyện
- Bút pháp điển hình hoá đạt tới trình độ bậc
thầy trong xây dựng nhân vật.
+ Chí Phèo là một hiện tượng phổ biến đã trở
thành quy luật trong xã hội lúc bấy giờ; hiện tượng
những người nông dân nghèo lương thiện do bị áp
bức bóc lột đè nén nặng nề bị đẩy vào con đường tha
hoá lưu manh.
+ Chí là một nhân vật có cá tính hết sức độc
đáo, không lặp lại, vừa đa dạng vừa thống nhất.
B. TÁC PHẨM CHÍ PHÈO
II. Đọc hiểu văn bản
4. Nghệ thuật đặc sắc của truyện
- Nghệ thuật trần thuật kể truyện linh hoạt tự
nhiên phóng túng mà vẫn nhất quán, chặt chẽ, đảo
lộn trình tự thời gian, mạch tự sự có những đoạn hồi
tưởng, liên tưởng tạt ngang, tưởng như lỏng lẻo mà
thực sự rất tự nhiên, hợp lý, hấp dẫn.
B. TÁC PHẨM CHÍ PHÈO
II. Đọc hiểu văn bản
4. Nghệ thuật đặc sắc của truyện
- Ngôn ngữ của Nam Cao cũng đặc biệt tự
nhiên, sinh động, sử dụng khẩu ngữ quần chúng một
cách triệt để, mang hơi thở đời sống, giọng văn hoá
đời sống. Ngôn ngữ kể chuyện vừa là ngôn ngữ của
tác giả, vừa là ngôn ngữ của nhân vật, nhiều giọng
điệu đan xen, tạo nên một thứ ngôn ngữ đa thanh đặc
sắc.
B. TÁC PHẨM CHÍ PHÈO

III. Tổng kết


1. Giá trị nội dung
- Giá trị hiện thực
- Giá trị nhân đạo
2. Giá trị nghệ thuật
- Nghệ thuật điển hình hóa
- Miêu tả tâm lí tài tình
- Cốt truyện độc đáo, giàu tính tiết, nhiều biến hóa
- Ngôn ngữ, giọng điệu sinh động
- Cách đãn truyện linh hoạt, hấp dẫn
Phần một: Khái lược về văn xuôi
II. Các tác giả theo khuynh hướng tả thực
1. Nam Cao
1.2. Sự nghiệp sáng tác
a. Cuộc đời
b. Con người

You might also like