Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRẦN ĐẠI NGHĨA

BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN


CHỦ ĐỀ
ĐỊNH LUẬT COULOMB

❑ Môn: Vật Lí Lớp: 11


Vật lí 11 CHỦ ĐỀ: ĐỊNH LUẬT COULOMB

I. SỰ NHIỄM ĐIỆN CỦA CÁC VẬT. ĐIỆN TÍCH. TƯƠNG TÁC ĐIỆN
1. Sự nhiễm điện của các vật
- Có 3 cách nhiễm điện một vật: Cọ xát, tiếp xúc, hưởng
ứng.
Vật bị nhiễm điện được gọi là vật mang điện hay điện tích.

2. Điện tích. Điện tích điểm


- Điện tích: Ký hiệu: q (hay Q)
Đơn vị điện tích là Coulomb (C).

- Điện tích điểm: là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách
tới điểm ta xét.
Vật lí 11 CHỦ ĐỀ: ĐỊNH LUẬT COULOMB

I. SỰ NHIỄM ĐIỆN CỦA CÁC VẬT. ĐIỆN TÍCH. TƯƠNG TÁC ĐIỆN
3. Tương tác điện
- Có 2 loại điện tích: điện tích dương (q > 0) và điện tích
âm (q < 0).
- Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì
hút nhau.

Độ lớn điện tích của một vật nhiễm điện bao giờ cũng là
số nguyên lần của điện tích nguyên tố:

( với n N, e = 1,6.10-19 C)
Vật lí 11 CHỦ ĐỀ: ĐỊNH LUẬT COULOMB
Vật lí 11 CHỦ ĐỀ: ĐỊNH LUẬT COULOMB
Vật lí 11 CHỦ ĐỀ: ĐỊNH LUẬT COULOMB

II. ĐỊNH LUẬT COULOMB

Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động


của cân xoắn Coulomb:
https://www.youtube.com/wat
ch?v=7PAwB0CzOJM&t=142s

Charles Coulomb (1736-1806),


nhà Vật lý người Pháp Cân xoắn Coulomb
Vật lí 11 CHỦ ĐỀ: ĐỊNH LUẬT COULOMB

II. ĐỊNH LUẬT COULOMB


1. Định luật
Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng
với đường thẳng nối hai điện tích đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của
hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

Trong đó: F: lực tĩnh điện (N)


k = 9.109 (N.m2/C2): hằng số tĩnh điện
q1, q2: 2 điện tích điểm (C)
r: khoảng cách giữa 2 điện tích điểm (m)
Vật lí 11 CHỦ ĐỀ: ĐỊNH LUẬT COULOMB

II. ĐỊNH LUẬT COULOMB


2. Đặc điểm lực tương tác giữa 2 điện tích điểm trong môi
trường điện môi

- Điểm đặt: trên 2 điện tích.


- Phương: đường thẳng nối 2 điện tích.
- Chiều:
+ Hướng ra xa nhau nếu 2 điện tích cùng dấu (q1.q2 > 0)

+ Hướng vào nhau nếu 2 điện tích trái dấu (q1.q2 < 0)
- Độ lớn: với ε: hằng số điện môi
ỨNG DỤNG

Công
nghệ phun
sơn tĩnh
điện
Vật lí 11 CHỦ ĐỀ: ĐỊNH LUẬT COULOMB

Xác định lực điện tổng hợp tác dụng lên một điện tích:
Khi một điện tích điểm q chịu tác dụng của nhiều lực tác dụng 
do các điện tích điểm q1, q2,... gây ra thì hợp lực tác dụng lên q là: 

Bước 1: Xác định vị trí điểm đặt các điện tích (vẽ hình).
Bước 2: Tính độ lớn các lực F1, F2… lần lượt do q1 và q2 tác dụng lên q.
Bước 3: Vẽ hình các vectơ lực 
Bước 4: Từ hình vẽ xác định phương, chiều, độ lớn của hợp lực  .
Vật lí 11 CHỦ ĐỀ: ĐỊNH LUẬT COULOMB

Xác định lực điện tổng hợp tác dụng lên một điện tích:
Vật lí 11 CHỦ ĐỀ: ĐỊNH LUẬT COULOMB

CỦNG CỐ
Câu 1: Điện tích điểm là
A. Vật có kích thước rất nhỏ
B. Điện tích có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm khảo sát
C. Vật chứa rất ít điện tích
D. Điểm phát ra điện tích
Câu 2: Nhận xét nào không đúng về điện môi:
A. Điện môi là môi trường cách điện
B. Hằng số điện môi trong chân không bằng 1
C. Hằng số điện môi có thể nhỏ hơn 1
D. Hằng số điện môi của môi trường cho biết lực tương tác giữa các điện tích trong
môi trường đó nhỏ hơn so với khi chúng đặt trong chân không bao nhiêu lần.
Vật lí 11 CHỦ ĐỀ: ĐỊNH LUẬT COULOMB

CỦNG CỐ
Câu 3:

Khoảng cách giữa một proton và một electron là r = 5.10-9 (cm), coi rằng
proton và electron là các điện tích điểm. Lực tương tác giữa chúng là:
A. lực hút với F = 9,216.10-12 N

B. lực đẩy với F = 9,216.10-12 N


C. lực hút với F = 9,216.10-8 N

D. lực đẩy với F = 9,216.10-8 N


Vật lí 11 CHỦ ĐỀ: ĐỊNH LUẬT COULOMB

VẬN DỤNG
Bài tập

Hai điện tích q1 = 8.10–8C, q2 = –8.10–8C đặt tại A và B trong không khí
(AB = 6 cm). Xác định lực tác dụng lên q3 = 8.10–8C, nếu:
a. CA = 4 cm, CB = 2 cm.
b. CA = 4 cm, CB = 10 cm.
c. CA = CB = 5 cm.
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRẦN ĐẠI NGHĨA

CẢM ƠN CÁC EM HỌC SINH ĐÃ THEO DÕI


XIN CHÀO VÀ HẸN GẶP LẠI!

You might also like