Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 29

BÀI 1

TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Giảng viên: TS. Phạm Văn Tuệ Nhã,


Viện Ngân hàng – Tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân
Các nội dung của bài 1
Khái niệm và phân loại doanh nghiệp
Khái niệm tài chính doanh nghiệp
Cơ sở của tài chính doanh nghiệp
Mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp
Nội dung của quản trị tài chính doanh nghiệp
Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp
Các nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp
Bộ máy quản lý tài chính doanh nghiệp
Doanh nghiệp
• Định nghĩa: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài
sản, trụ sở giao dịch ổn định, đăng ký kinh doanh theo quy định
của pháp luật, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh
doanh.

• Các loại hình doanh nghiệp: DN tư nhân, công ty hợp danh, công
ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công
ty cổ phần.

• Tìm hiểu thêm trong Luật doanh nghiệp hiện hành


Phân loại doanh nghiệp
Doanh nghiệp tư nhân:
 Do một cá nhân làm chủ
 Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
 Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đối
với tất cả các hoạt động nói chung của doanh
nghiệp.
 Không được phép phát hành bất kỳ
loại chứng khoán nào để huy động vốn.
 Công ty hợp danh:
 Có ít nhất hai thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung,
ngoài ra có thể có thành viên góp vốn
 Thành viên hợp danh phải là cá nhân
 Không được phép phát hành chứng khoán để huy động vốn.

Thành viên Thành viên


hợp danh góp vốn
Trách nhiệm Vô hạn Hữu hạn
với các nghĩa
vụ tài chính
Quyền hưởng Có Có
lợi nhuận
Quyền quản lý Có Không
 Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 1 thành viên:
 Do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu
 Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài
sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
 Tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty.
 Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt các chi tiêu của cá
nhân và gia đình mình với các chi tiêu trên cương vị là Chủ tịch
công ty và Giám đốc.
 Không được phép phát hành cổ phiếu.
 Công ty TNHH 2 thành viên trở lên:
 Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên
không vượt quá năm mươi.
 Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài
sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp
vào doanh nghiệp.
 Thành viên của công ty có quyền biểu quyết tương ứng với
phần vốn góp.
 Lợi nhuận sau thuế thuộc về các thành viên của công ty, được
phân phối theo quyết định của các thành viên, tương ứng với
phần vốn góp của họ trong công ty.
 Không được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
 Công ty cổ phần:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau là cổ phần
- VCSH được tạo lập và huy động thêm thông qua phát hành cổ phiếu.
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là
ba và không hạn chế số lượng tối đa.
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa
vụ tài sản khác của doanh nghiệp.
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho
người khác.
- Có thể phát hành các loại chứng khoán để huy động vốn.
- Việc phân phối lợi nhuận sau thuế thuộc quyền quyết định của
Đại hội đồng cổ đông.
Cổ Đông

Bầu
Hội Đồng Quản Trị

Thuê

Giám đốc điều hành (CEO)

Nhà quản trị Nhà quản lý trong Nhà quản lý Nhà quản lý Nhà quản lý về
nhân lực lĩnh vực sản xuất tài chính Marketing nguồn thông tin

Ngân quỹ Kiểm soát


(Treasurer) (Controller)

Quản lý chi Quản lý tín Quản lý Quản lý Quản lý kế


tiêu vốn dụng ngoại hối thuế toán, chi phí

Quản lý lập Quản lý Quản lý phân Quản lý kế toán Quản lý kế


kế hoạch tài tiền mặt bổ quỹ công ty toán tài chính
chính và gây
quỹ
Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần
Loại
hình Ưu điểm Nhược điểm
DN
Doanh  Thủ tục thành lập doanh nghiệp đơn giản,  Rủi ro cao do CSH có trách nhiệm vô hạn với
nghiệp ít tốn kém. các nghĩa vụ của DN .
tư nhân  Ít chịu sự quản lí của nhà nước.  Khả năng huy động vốn hạn chế.
 Thu nhập của chủ sở hữu không bị đánh  Hạn chế về kỹ năng và chuyên môn quản lý.
thuế 2 lần.  Sự tồn tại và hoạt động phụ thuộc chặt chẽ
 Không đòi hỏi nhiều vốn khi thành lập. vào tình trạng của CSH.
 Duy trì được sự bí mật trong kinh doanh.
 Thích hợp với việc kinh doanh quy mô
nhỏ.
Công ty  Thủ tục thành lập doanh nghiệp đơn giản,  Các thành viên hợp danh chịu TNVH đối với
hợp ít tốn kém. các nghĩa vụ của doanh nghiệp.
danh  Ít chịu sự quản lí của nhà nước  Khó khăn trong việc rút vốn và trong việc
 Không đòi hỏi nhiều vốn khi thành lập. chuyển nhượng quyền sở hữu.
 Có khả năng huy động được kỹ năng,  Nguy cơ mâu thuẫn cá nhân và quyền lực
chuyên môn, tri thức của nhiều người. giữa những người chủ sở hữu.
 Các thành viên góp vốn chỉ có TNHH đối  Khả năng huy động vốn hạn chế.
với các nghĩa vụ tài chính của doanh  Thời gian hoạt động của doanh nghiệp bị ảnh
nghiệp. hưởng bởi tuổi thọ của chủ sở hữu.
 Thu nhập của chủ sở hữu bị đánh thuế 2 lần.
Loại
hình Ưu điểm Nhược điểm
DN
Công  Các chủ sở hữu chỉ có TNHH đối với các nghĩa  Chứa đựng tiềm năng mâu thuẫn cá nhân và quyền
ty vụ tài chính của công ty. lực giữa những người chủ sở hữu (Công ty TNHH 2
trách  Dễ dàng rút vốn hoặc chuyển nhượng quyền sở thành viên trở lên).
nhiệm hữu doanh nghiệp.  Thu nhập của chủ sở hữu bị đánh thuế 2 lần.
hữu
 Có khả năng huy động vốn lớn. Được phát hành  Thủ tục thành lập phức tạp và tốn kém.
hạn
trái phiếu để huy động vốn.  Bị chi phối bởi những quy định pháp lý và hành
 Thời gian hoạt động không bị giới hạn bởi tuổi chính nghiêm ngặt từ phía nhà nước.
thọ của chủ sở hữu.  Không được phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

Công  Các chủ sở hữu chỉ có TNHH đối với các nghĩa  Chứa đựng tiềm năng mâu thuẫn cá nhân và quyền
ty cổ vụ tài chính của công ty. lực giữa những người chủ sở hữu.
phần  Dễ dàng rút vốn hoặc chuyển nhượng quyền sở  Những người chủ sở hữu sáng lập phải đối mặt với
hữu doanh nghiệp. nguy cơ mất khả năng kiểm soát và quản lí doanh
 Có khả năng huy động vốn lớn. Có thể phát hành nghiệp.
chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) để huy động  Thủ tục thành lập phức tạp và tốn kém.
vốn.  Bị chi phối bởi những quy định pháp lý và hành
 Có khả năng huy động được kỹ năng, chuyên chính nghiêm ngặt từ phía nhà nước.
môn, tri thức của nhiều người.  Thu nhập của chủ sở hữu bị đánh thuế 2 lần.
 Thời gian hoạt động không bị giới hạn bởi tuổi  Tốn kém chi phí trong vận hành và tổ chức hơn so
thọ của chủ sở hữu. với các loại hình doanh nghiệp khác.
 Khó duy trì được bí mật trong kinh doanh.
Môi trường hoạt động của DN
Yếu tố công nghệ.
Sự quản lý của Nhà nước.
Rủi ro, đặc biệt là rủi ro tài chính
Quan hệ với các đối tác
Các doanh nghiệp phải làm chủ và dự
đoán trước được sự thay đổi của môi
trường để sẵn sàng thích nghi với nó.
Khái niệm Tài chính doanh nghiệp

TCDN là tổng hòa các mối quan hệ giá trị


giữa doanh nghiệp với các chủ thể trong nền
kinh tế.
 Quan hệ DN – nhà nước
 Quan hệ DN – thị trường tài chính
 Quan hệ DN – các thị trường khác, vd thị
trường lao động
 Quan hệ nội bộ DN
Cơ sở của tài chính doanh nghiệp
 Cơ sở nền tảng: Dòng, dự trữ và
Dòng vật Dòng
quan hệ giữa chúng
chất vào tiền ra
 Dòng: Sự dịch chuyển hàng hóa,
dịch vụ (dòng vật chất) hoặc tiền
(dòng tiền) Sản xuất, chuyển hóa
 Phân loại dòng tiền
 Dòng tiền đối trọng trực tiếp
 Dòng tiền đối trọng có kỳ hạn Dòng vật Dòng
 Dòng tiền đối trọng đa dạng chất ra tiền vào
 Dòng tiền độc lập
Nội dung của quản trị tài chính doanh nghiệp

Quản trị tài chính được hiểu là sự tác động có chủ


đích của nhà quản lý tới các quan hệ tài chính của
doanh nghiệp.

3 vấn đề cơ bản:

Chiến lược đầu tư dài hạn

Quyết động huy động vốn dài hạn

Quản lý tài chính ngắn hạn


Chiến lược đầu tư dài hạn:
Đầu tư dài hạn vào đâu & với quy mô bao nhiêu?

Tìm kiếm cơ hội đầu tư

 Xây dựng dự án SX-KD

 Thẩm định, phê duyệt dự án

 Thực hiện dự án

 Đánh giá, tổng kết


Quyết định huy động vốn dài hạn:
Các nguồn huy động vốn: Huy động vốn từ đâu, dưới
hình thức nào? Nợ hay VCSH hay hỗn hợp của nợ và
VCSH?

Quy mô và tỷ trọng các loại vốn: Quy mô của mỗi


loại vốn bằng bao nhiêu, chiếm tỷ trọng bao nhiêu
trong tổng vốn mà doanh nghiệp huy động? (Vấn đề
về cơ cấu vốn)
Quản lý tài chính ngắn hạn
Quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận

Quản lý dòng tiền (ngân quỹ)

Lựa chọn chính sách tài chính – kế toán


phù hợp
Mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp

Quan điểm cũ: Tối đa hóa lợi nhuận

Nếu một doanh nghiệp chỉ theo đuổi mục tiêu tối đa
hóa lợi nhuận thì sẽ gây ra những hậu quả gì?

Quan điểm hiện đại: Tối đa hóa giá trị tài sản của
chủ sở hữu  Tối đa hóa dòng tiền tự do và tối đa
hóa thị giá cổ phiếu.
Vai trò của quản trị TCDN
Quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp trong quá trình
kinh doanh, đặc biệt trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế,.
Nội dung chủ yếu của cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp:
 Cơ chế quản lý tài sản;
 Cơ chế huy động vốn; cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận;
 Cơ chế kiểm soát tài chính của doanh nghiệp.
Cân bằng lợi ích giữa các đối tượng hữu quan của doanh nghiệp.
Liên hệ chặt chẽ với mọi hoạt động khác của doanh nghiệp, khắc phục
được những khiếm khuyết trong trong các lĩnh vực khác.
Thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính
quốc gia.
Các nguyên tắc quản trị TCDN
 Nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận

 Nguyên tắc giá trị thời gian của tiền

 Nguyên tắc thị trường hiệu quả

 Nguyên tắc gắn kết lợi ích người quản lý với lợi ích cổ đông

 Nguyên tắc chi trả

 Nguyên tắc sinh lợi

 Nguyên tắc tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô


 Nguyên tắc đánh đổi rủi ro & lợi nhuận:
 Rủi ro: Khả năng xảy ra những biến cố khiến lợi nhuận thực
tế sai khác với lợi nhuận kỳ vọng.
 Lợi nhuận của mỗi khoản đầu tư = Thu nhập do chính bản
thân khoản đầu tư mang lại + Lãi / Lỗ về vốn đầu tư (nếu có).

- Với mỗi khoản đầu tư, rủi ro


càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng
càng lớn (Tại sao?)
- Áp dụng: Nhà đầu tư lựa chọn
các khoản đầu tư dựa vào mức
độ lợi nhuận kỳ vọng mà họ
mong muốn hoặc mức độ rủi ro
mà họ chấp nhận.
 Nguyên tắc giá trị thời gian của tiền:
 Nội dung: Tiền ở những thời điểm khác nhau có giá trị khác
nhau.
 Nguyên nhân: Lạm phát & chi phí cơ hội nắm giữa tiền mặt.
 Áp dụng: Khi so sánh các dòng tiền ở những thời điểm khác
nhau, cần quy đổi chúng về cùng một thời điểm, sử dụng một tỷ
lệ chiết khấu thích hợp. Đây cũng được xem là tỷ lệ tái đầu tư
dòng tiền.
Nguyên tắc chi trả:
 Nội dung: Trong hoạt động kinh
doanh, DN cần đảm bảo mức
ngân quỹ tối thiểu để thực hiện
chi trả.
 Áp dụng: DN cần thường xuyên
quan tâm tới quản lý ngân quỹ,
quản lý các dòng tiền nhập quỹ,
xuất quỹ, dòng tiền tăng thêm,
v.v…
Nguyên tắc sinh lợi:
 DN cần tìm kiếm các dự án đầu tư có lợi
nhuận ròng dương, dựa trên cơ sở các dòng
tiền mà dự án đó phát sinh.
 DN cần giảm sự cạnh tranh trực tiếp trên
thị trường bằng cách tạo ra các sản phẩm
khác biệt, giảm thiểu chi phí, v.v…
Nguyên tắc thị trường hiệu quả:
 Trong thị trường hiệu quả, thị giá cổ phiếu phản ánh đầy
đủ và chính xác tất cả những thông tin về giá trị của
doanh nghiệp. Do đó, tối đa hóa giá trị tài sản đồng
nghĩa với tối đa hóa thị giá cổ phiếu.
 Áp dụng: Khi ra các quyết định tài chính, cần cân nhắc
tác động của các quyết định đó tới thị giá cổ phiếu của
doanh nghiệp.
 Nguyên tắc gắn kết lợi ích của nhà quản lý với cổ đông:
 Nội dung: Trong quản trị TCDN, cần có sự gắn kết lợi ích
giữa nhà quản lý DN với các cổ đông.
 Nguyên nhân: Sự tồn tại của mâu thuẫn lợi ích tiềm tàng
giữa nhà quản lý với cổ đông có thể gây tổn hại tới lợi ích
của cổ đông, đi ngược lại mục tiêu hoạt động của DN và
quản trị TCDN.
 Giải pháp:
+ Đưa người bên phía chủ sở hữu vào bộ máy quản lý
doanh nghiệp.
+ Áp đặt cơ chế thưởng phạt, đề bạt và sa thải với nhà
quản lý dựa trên lợi ích nhà quản lý tạo ra cho cổ đông.
Nguyên tắc tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô
 Khi ra các quyết định tài chính, DN cần cân nhắc sự
tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là
chính sách thuế để đưa ra sự lựa chọn tối ưu.
 Ví dụ:
+ Về huy động vốn: Vốn huy động từ nợ có thể tạo ra
khoản tiết kiệm thuế nhưng VCSH thì không.
+ Về đầu tư: Thu nhập từ cổ tức thường có thể được
miễn thuế 1 phần, nhưng thu nhập từ trái tức, lãi vay,
… thì không.
Bộ máy quản lý tài chính

Nhà lãnh đạo cấp cao của doanh


nghiệp (tổng GĐ, phó tổng GĐ hoặc
giám đốc tài chính)
Uỷ ban tài chính
Phòng, ban tài chính

You might also like