Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 36

ÔNG THIÊN NGÂN 2053801090073

TRẦN HÀ ĐỨC HUY 2053801090054

TRẦN THẢO MY 2053801090067

NGUYỄN THỊ THU HUYỀN 2053801090055

TRẦN NGỌC HƯNG 2053801090051

NGUYỄN PHÚC HOÀNG NGÂN 2053801090072

MA THỊ THÙY LINH 2053801090060

HÀ TRUNG HIẾU 2053801090048


Quyền sử dụng đất thuộc về chủ thể nào?
Điều 53 Hiến pháp 2013 qui định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản,
nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước
đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu
và thống nhất quản lý”.
 Như vậy, đối với đất đai không một cá nhân, tổ chức nào có quyền sở hữu mà chỉ có
quyền sử dụng và sử dụng đúng mục đích mà pháp luật quy định.

Quyền giao dịch hay quyền chuyển quyền sử dụng đất là gì?
Điều 3 khoản 10 Luật Đất đai 2013 qui định: “Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử
dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng
cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Định nghĩa tổ chức kinh tế
Các văn bản pháp luật không có quy định rõ ràng về tổ chức kinh tế tuy nhiên:

Điều 3 khoản 27 Luật Đất đai 2013 qui định: “Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp,
hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.”
Nếu dựa trên căn cứ là doanh nghiệp, hợp tác xã thì có thể thấy tổ chức kinh tế có một số đặc
điểm sau: a) được đăng kí hợp pháp theo qui định pháp luật
b) có hoạt động sản xuất, kinh doanh mục đích phát triển kinh tế e) Có tư cách pháp nhân

c) có điều lệ, cơ cấu tổ chức rõ ràng f) Không phải doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

d) có tên, địa chỉ cụ thể và tài sản riêng để hoạt động


Định nghĩa tổ chức kinh tế
Về cơ bản, tổ chức kinh tế điểm tương đồng với tổ chức có tư cách pháp nhân. Nhưng
xét trên các tổ chức có tư cách pháp nhân thì tổ chức kinh tế nằm trong phạm vi nhỏ hơn
nhiều.

Lưu ý

Về khái niệm tổ chức kinh tế phải trừ trường hợp “doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”.
Lý do là vì việc quy định tổ chức kinh tế để thực hiện các hoạt động quản lý nội bộ trong nước của
nhà nước Việt Nam nên tổ chức kinh tế loại bỏ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Hình thức sử dụng đất của tổ chức kinh tế
được giao đất có thu tiền sử dụng đất
Nhận quyền sử dụng đất từ Nhà nước:
được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất
hàng năm, cho thuê đất thu tiền thuê đất một
lần cho cả thời gian thuê

nhận chuyển quyền sử dụng đất: nhận chuyển

Nhận quyền sử dụng đất từ người sử dụng đất khác: đổi; nhận chuyển nhượng; nhận thừa kế, tặng
cho; nhận góp vốn

thuê, thuê lại quyền sử dụng đất từ chủ thể


sử dụng đất khác
Quyền, nghĩa vụ chung của tổ chức kinh tế
Về cơ bản, tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất có quyền và
nghĩa vụ chung được quy định tại Điều 176. 

Điều 176: Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục
đích sử dụng đất
1. Tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ
chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này.
Quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất
Điều 166: Quyền chung của người sử dụng đất
1. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
5. Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
6. Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành
vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
Quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất
Điều 170: Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất
1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều
cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có
liên quan.
2. Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại,
thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.
5. Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
có liên quan.
6. Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.
7. Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.
Quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất
Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất được quy định tại Điều 170 Luật Đất đai năm 2013, nghĩa vụ đó được
xác định dựa trên việc hướng đến đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho chủ thể khác, ví dụ như: Nhà nước, xã
hội và những người sử dụng đất khác, bao gồm các nhóm nghĩa vụ sau:

Để bảo đảm cho hoạt động quản lý nhà nước về đất đai, người sử dụng đất có nghĩa vụ: 1)
Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho
thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử
dụng đất theo quy định của pháp luật. 2) Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp
luật. 3) Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất. 4) Tuân theo các quy định của pháp luật về việc
tìm thấy vật trong lòng đất. 5) Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi, khi hết thời
hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.
Quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất
Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất được quy định tại Điều 170 Luật Đất đai năm 2013, nghĩa vụ đó được
xác định dựa trên việc hướng đến đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho chủ thể khác, ví dụ như: Nhà nước, xã
hội và những người sử dụng đất khác, bao gồm các nhóm nghĩa vụ sau:

Để bảo đảm quyền lợi cho các chủ thể khác, người sử dụng đất có nghĩa vụ: 1) Sử dụng đất
đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và
chiều cao trên không. 2) Bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy
định khác của pháp luật có liên quan.
Quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất
Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất được quy định tại Điều 170 Luật Đất đai năm 2013, nghĩa vụ đó được
xác định dựa trên việc hướng đến đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho chủ thể khác, ví dụ như: Nhà nước, xã
hội và những người sử dụng đất khác, bao gồm các nhóm nghĩa vụ sau:

Liên quan đến bảo vệ môi trường, người sử dụng đất có nghĩa vụ: tuân theo các quy định về
bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên
quan.
Đất được chuyển nhượng quyền sử dụng đất do
Nhà nước giao đất không thu tiền
Điều 173. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất
1. Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ chung quy định
tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này.
2. Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất không có quyền chuyển đổi, chuyển
nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; không được
bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất
Đất được chuyển nhượng quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất
có thu tiền hoặc cho thuê đất trả tiền một lần.

Điều 174: Quyền và nghĩa vụ của tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho
thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho
cả thời gian thuê có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền
với đất.
Đất được chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ Nhà
nước cho thuê đất trả tiền hằng năm
Điều 175. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập sử dụng đất thuê trả tiền
thuê đất hàng năm
1. Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm có các
quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này;
b) Thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động
tại Việt Nam;
c) Bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 189 của Luật
này; người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;
d) Góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người nhận góp vốn bằng tài sản được
Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;
đ) Cho thuê lại quyền sử dụng đất theo hình thức trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất đã được xây dựng
xong kết cấu hạ tầng trong trường hợp được phép đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng đối với đất khu
công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
2. Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập sử dụng đất thuê của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ngoài khu
công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất thì có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về dân
sự.
Đất được chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ Nhà
nước cho thuê đất trả tiền hằng năm
Điều 175 khoản 1 điểm b): “thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại các tổ
chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;”

Khi được Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm, bạn chỉ được quyền thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu
của mình gắn liền với đất thuê và không được quyền thế chấp quyền sử dụng đất thuê đó. Các tài sản thuộc
sở hữu gắn liền với đất cụ thể, tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, tài sản gắn liền với đất bao
gồm:
1) Nhà ở, công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở
2) Nhà ở riêng lẻ theo quy định của Luật Nhà ở
3) Các công trình xây dựng khác

4) Cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng hoặc vật khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
Đất được chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ Nhà
nước cho thuê đất trả tiền hằng năm
Điều 175 khoản 1 điểm b): “thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại các tổ
chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;”

Điều 104 khoản 1 Luật Đất đai 2013 qui định tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm: 1) nhà ở; 2) công trình xây dựng
khác; 3) rừng sản xuất là rừng trồng; 4) cây lâu năm;

Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập chỉ được thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với
đất thuê tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam và không được thế chấp đất thuê trả tiền
thuê đất hàng năm tại ngân hàng. Các tài sản này mặc dù nằm trên đất thuê nhưng về cơ bản vẫn là tài sản
thuộc sở hữu của chủ thể đang sử dụng đất. Nếu căn cứ theo Điều 126 Luật Đất đai thì bị hạn chế quyền
chuyển nhượng nhưng dưới góc độ pháp lý thì quy định chỉ hạn chế chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các
quyền đối với tài sản gắn liền với đất không hạn chế.
Đất được chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ Nhà
nước cho thuê đất trả tiền hằng năm
Điều 175 khoản 1 điểm c): “Bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê khi có đủ điều
kiện quy định tại Điều 189 của Luật này; người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất
theo mục đích đã được xác định”.
Điều 189: Điều kiện bán, mua tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm
1. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài được bán tài sản gắn liền với đất thuê của Nhà nước khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Tài sản gắn liền với đất thuê được tạo lập hợp pháp theo quy định của pháp luật;
b) Đã hoàn thành việc xây dựng theo đúng quy hoạch xây dựng chi tiết và dự án đầu tư đã được phê duyệt, chấp
thuận.
2. Người mua tài sản gắn liền với đất thuê phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư;
b) Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với dự án đầu tư;
c) Không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để
thực hiện dự án trước đó.
3. Người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất trong thời hạn sử dụng đất còn lại theo giá đất cụ thể, sử
dụng đất đúng mục đích đã được xác định trong dự án.
4. Đối với trường hợp thuê đất để thực hiện dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng thì thực hiện theo quy định
tại Điều 194 của Luật này.
Đất được chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ Nhà
nước cho thuê đất trả tiền hằng năm
Điều 175 khoản 1 điểm d): “Góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê;
người nhận góp vốn bằng tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác
định; ”.

Việc góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê và người nhận góp vốn bằng tài
sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định. Quy định này về cơ bản có
điểm giống với khoản c ở trên. 
Đất được chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ Nhà
nước cho thuê đất trả tiền hằng năm
Điều 175 khoản 1 điểm đ): “Cho thuê lại quyền sử dụng đất theo hình thức trả tiền thuê đất hằng
năm đối với đất đã được xây dựng xong kết cấu hạ tầng trong trường hợp được phép đầu tư xây
dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng đối với đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu
công nghệ cao, khu kinh tế.”.
Việc cho thuê lại phải thỏa mãn các qui định tại điều 188 Luật Đất đai 2013:
“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế,
tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định
tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi,
chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng
đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192,
193 và 194 của Luật này.”
Đất được chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ Nhà
nước cho thuê đất trả tiền hằng năm
Điều 175 khoản 2: “Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập sử dụng đất thuê của tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất thì có các quyền và nghĩa vụ
theo quy định của pháp luật về dân sự.”

Vì sao không được phép góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong trường hợp thuê đất trả tiền hàng năm,
những trường hợp đất được nhà nước giao có thu tiền hoặc cho thuê đất trả tiền một lần thì lại được
phép ?
Trong suốt quãng thời gian thuê, nếu phát sinh những lần trả tiền cho thuê tiếp theo đặt ra vấn đề ai sẽ là
người trả tiền. Đối với trường hợp thuê đất trả tiền 1 lần, với đất được nhà nước giao có thu tiền thì quyền
sử dụng đất đã là của mình rồi nên sẽ không phát sinh các vấn đề về trả tiền hàng tháng hay hàng năm.
Hai trường hợp bị cấm giao dịch
Điều 191: Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho
quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền
sử dụng đất.
2. Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ,
đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
So sánh
So sánh
So sánh
So sánh
So sánh
So sánh
So sánh
Bất cập và Kiến nghị
Bất cập

Về điều kiện chuyển nhượng chung quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế.

Theo Điều 188, tổ chức khi muốn chuyển nhượng đất phải thỏa các điều kiện:
" a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế
quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế
chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại
các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này."
Ví dụ:
chuyển nhượng
thế chấp quyền sử dụng đất
Bất cập và Kiến nghị
Kiến nghị

Cần quy định chặt chẽ do đây là một quy định mang tính chất cơ bản và chung nhất về điều kiện
để thực hiện quyền giao dịch đất của tổ chức nói riêng và các chủ thể giao dịch QSDĐ. Cụ thể, khoản này
cần được sửa đổi và bổ sung theo hướng là điều kiện được thực hiện và giao dịch chuyển QSDĐ (trong đó
có việc chuyển nhượng QSDĐ) không phải là đối tượng đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ được quy định
tại Điều 292 của BLDS 2015, bao gồm những biện pháp như: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký
cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp, cầm giữ tài sản. Trở lại với tình huống ban đầu, khi
quy định đã được sửa đổi như trên thì tổ chức A không thể dùng mảnh đất này để giao dịch đất với ông B do
mảnh đất đó đang là tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (vay thế chấp với tổ chức tín dụng X). Việc
sửa đổi này sẽ đảm bảo được sự công bằng và bình đẳng giữa các bên khi thực hiện giao dịch chuyển QSDĐ.
Bất cập và Kiến nghị
Bất cập

Về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng sử dụng đất

Điều 503, Bộ luật dân sự 2015 quy định việc chuyển QSDĐ có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký theo
quy định của Luật Đất đai.
Khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định “Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê
lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại
cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính”.
 giữa Luật Đất đai và BLDS có sự thống nhất về thời điểm hiệu lực

Tuy nhiên, Khoản 3 điều 12 Luật Nhà ở 2014 và Khoản 3 điều 17 Luật Kinh doanh bất động
sản lại qui định một thời điểm khác.
Bất cập và Kiến nghị
Kiến nghị

Để tránh tình trạng không rõ ràng như trên thì pháp luật cần tạo ra một sự thống nhất hơn trong
các văn bản luật trên. Bởi lẽ, trong giao dịch về nhà ở và QSDĐ của tổ chức thì đối tượng thường sẽ là
những dự án đầu tư nhà ở. Chính vì vậy, giữa Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai  và Luật Nhà ở
cần phải có sự đồng bộ hơn trong việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ,
thời điểm chuyển nhượng QSDĐ, thời điểm công nhận QSDĐ. Như vậy thì sẽ hạn chế được nguy cơ xảy ra
tranh chấp do các bên trong hợp đồng mỗi người hiểu theo một kiểu cũng như là hoàn thiện hơn hệ thống
luật liên ngành.

You might also like