C2 Hop Dong Bao Hiem

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 46

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHOA NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH

CHƯƠNG 2
HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
KẾT CẤU CỦA CHƯƠNG 2

2.1. KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM


2.1.1. Khái niệm, chủ thể, khách thể của hợp đồng bảo hiểm
2.1.3. Tính chất hợp đồng bảo hiểm
2.1.4. Phân loại hợp đồng bảo hiểm
2.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
2.2.1. Đối tượng bảo hiểm, Phạm vi bảo hiểm và loại trừ bảo hiểm
2.2.3. Điều khoản xác định giới hạn trách nhiệm của BH trong bồi thường hoặc
trả tiền BH
2.2.4. Phí bảo hiểm và các điều khoản liên quan
2.2.5. Một số điều khoản chi phối cách tính số tiền bồi thường, số tiền trả BH.
2.2.6. Một số điều khoản đặc thù khác
2.3. XÁC LẬP, THỰC HIỆN VÀ CHẤP DỨT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
2
2.1. KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
2.1.1. Khái niệm hợp đồng bảo hiểm

Theo Bộ Luật Dân Sự năm 2005:


Hợp đồng bảo hiểm: Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa các bên,
theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm
phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự
kiện bảo hiểm.
Sự kiện bảo hiểm: Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên
thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì bên
bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm (hoặc người
nhận thế chấp tài sản trong trường hợp tài sản được bảo hiểm bị thế chấp

3
2.1. KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
2.1.1. Khái niệm hợp đồng bảo hiểm
Theo Bộ Luật Hàng Hải năm 2005:

Hợp đồng bảo hiểm hàng hải là hợp đồng bảo hiểm các rủi ro
hàng hải, theo đó người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người
được bảo hiểm những tổn thất hàng hải thuộc trách nhiệm bảo
hiểm theo cách thức và điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng.
Rủi ro hàng hải là những rủi ro xảy ra liên quan đến hành
trình đường biển, bao gồm các rủi ro của biển, cháy, nổ, chiến
tranh, cướp biển,…

4
2.1. KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
2.1.1. Khái niệm hợp đồng bảo hiểm
Theo Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm năm 2000:

Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm
và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng
phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho
người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi
xảy ra sự kiện bảo hiểm. (Điều 12 Luật KDBH)

5
2.1. KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

2.1.1. Khái niệm hợp đồng bảo hiểm

Các tài liệu của hợp đồng bảo hiểm


 Giấy yêu cầu bảo hiểm

Phần lớn giấy yêu cầu bảo hiểm được thiết kế dưới dạng
một hệ thống câu hỏi do doanh nghiệp bảo hiểm soạn thảo.

Giấy yêu cầu bảo hiểm thông thường là tài liệu giúp
người bảo hiểm thu lượm thông tin để đánh giá rủi ro sơ bộ,
mặt khác, thể hiện yêu cầu bảo hiểm của bên mua bảo hiểm

6
2.1. KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

2.1.1. Khái niệm hợp đồng bảo hiểm


Các tài liệu của hợp đồng bảo hiểm
 Các tài liệu bao hàm điều kiện chung của hợp đồng bảo hiểm
Phần điều kiện chung của HĐBH bao gồm những điều khoản áp
dụng chung cho mọi HĐBH cùng loại nghiệp vụ, sản phẩm bảo hiểm
của một doanh nghiệp bảo hiểm.
Phần lớn các điều khoản của HĐBH như là phạm vi bảo hiểm,
loại trừ bảo hiểm, nghĩa vụ của các bên… được DNBH soạn thảo và
in sẵn trong các tài liệu dưới những tên gọi như là quy tắc bảo hiểm,
điều kiện bảo hiểm, đơn bảo hiểm.
7
2.1. KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

2.1.1. Khái niệm hợp đồng bảo hiểm


Các tài liệu của hợp đồng bảo hiểm
 Tài liệu bao hàm các điều khoản bổ sung của hợp đồng bảo
hiểm
 Các tài liệu bao hàm điều kiện riêng của hợp đồng bảo hiểm
 Ngoài những tài liệu cơ bản thông thường nói trên, hợp đồng
bảo hiểm còn có thể kèm theo những giấy tờ khác như là văn
bản sửa đổi hợp đồng bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm
tạm thời…
8
2.1. KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

2.1.2. Chủ thể và khách thể của hợp đồng bảo hiểm
• Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm
Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm là các bên trong hợp đồng bảo
hiểm, bao gồm bên bảo hiểm (DN bảo hiểm) và bên mua bảo
hiểm (Người tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm, người
được hưởng quyền lợi bảo hiểm).
 Doanh nghiệp bảo hiểm thường được gọi là “Người bảo hiểm”
là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy
định của Luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của
pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm
9
2.1. KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
2.1.2. Chủ thể và khách thể của hợp đồng bảo hiểm
 Người tham gia bảo hiểm là là tổ chức, cá nhân đứng ra yêu cầu bảo hiểm,

giao kết hợp đồng với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm
 Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự,

tính mạng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm
 Người được hưởng quyền lợi bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được bên mua

bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người
 Các trung gian bảo hiểm (đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm). Tuy nhiên,

đại lý bảo hiểm và môi giới bảo hiểm không phải là chủ thể của hợp đồng bảo

hiểm mà giữ tư cách là đại diện hợp pháp của các chủ thể hợp đồng bảo hiểm.

10
2.1. KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

2.1.2. Chủ thể và khách thể của hợp đồng bảo hiểm
Khách thể của hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm được ký kết để bảo hiểm khi đối tượng bảo hiểm (tài
sản, trách nhiệm dân sự hoặc tính mạng, sức khỏe, tuổi thọ của người được
bảo hiểm) gặp rủi ro, sự kiện bảo hiểm.
Tuy nhiên, lý do giao kết hợp đồng bảo hiểm của các chủ thể không phải
nhằm loại bỏ rủi ro mà là nhu cầu bảo đảm về mặt vật chất, tài chính cho
các quyền lợi kinh tế liên quan.
Vì thế, một điều kiện đặc thù trong giao kết và duy trì hợp đồng bảo hiểm
là việc đảm bảo quy định về quyền lợi có thể được bảo hiểm của luật
pháp.
11
2.1. KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

2.1.3. Tính chất hợp đồng bảo hiểm

Theo quy định của pháp luật hiện hành ở Việt Nam, hợp đồng bảo hiểm mang
bản chất pháp lý của hợp đồng dân sự. Hợp đồng bảo hiểm còn được phân tách
thành 2 loại:

+ Hợp đồng bảo hiểm hàng hải: Luật hàng hải CHXHCNVN. Đối với những
vấn đề mà bộ Luật Hàng hải không quy định sẽ áp dụng quy định của Luật kinh
doanh bảo hiểm CHXHCNVN.

+ Hợp đồng bảo hiểm phi hàng hải: Luật kinh doanh bảo hiểm điều chỉnh.
Những vấn đề liên quan đến hợp đồng không có quy định tương ứng trong Luật
kinh doanh bảo hiểm sẽ áp dụng theo quy định của Luật dân sự CHXHCNVN

12
2.1. KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

2.1.3. Tính chất hợp đồng bảo hiểm (hay đặc điểm của HĐBH)
Hợp đồng bảo hiểm có một số tính chất riêng biệt gắn liền với đặc trưng kinh
tế - kỹ thuật ngành bảo hiểm:
+ Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng song vụ
+ Hợp đồng bảo hiểm là loại hợp đồng theo mẫu
+ Hợp đồng bảo hiểm có tính chất phải trả tiền
+ Hợp đồng bảo hiểm có tính chất tin tưởng tuyệt đối
+ Hợp đồng bảo hiểm mang tính tương thuận
+ Hợp đồng bảo hiểm có tính chất may rủi
+ Hợp đồng bảo hiển có tính chất gia nhập
+ Hợp đồng bảo hiểm có tính dân sự - thương mại hỗn hợp
13
2.1. KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

2.1.4. Phân loại hợp đồng bảo hiểm


Căn cứ theo K2 Điều 12 Luật kinh doanh bảo hiểm, hợp đồng bảo
hiểm bao gồm:

A. Hợp đồng bảo hiểm con người


B. Hợp đồng bảo hiểm tài sản
C. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

14
2.2. NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
Căn cứ theo điều 13 của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 thì hợp đồng bảo
hiểm phải có các nội dung sau đây:
1. Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung sau đây:
A) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được
bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;
B) Đối tượng bảo hiểm;
C) Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;
D) Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;
Đ) Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;
E) Thời hạn bảo hiểm;
G) Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
H) Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;
I) Các quy định giải quyết tranh chấp;
K) Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.
2. Ngoài những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, hợp đồng bảo
hiểm có thể có các nội dung khác do các bên thoả thuận.
15
2.2. NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

2.2.1. Đối tượng bảo hiểm


Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm là những đối tượng
chịu tác động trực tiếp của rủi ro (sự kiện bảo hiểm) và vì thế,
khiến quyền lợi được bảo vệ trong hợp đồng bảo hiểm bị tổn hại.

Đối tượng bảo hiểm nói chung bao gồm các loại tài sản và các
lợi ích liên quan tới tài sản hoặc trách nhiệm dân sự hoặc tính
mạng, sức khỏe, khả năng lao động và tuổi thọ con người.

16
2.2. NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
2.2.1. Đối tượng bảo hiểm
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000
Điều 31. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người
Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người là tuổi thọ, tính mạng, sức
khoẻ và tai nạn con người.

Điều 40. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản
Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản là tài sản, bao gồm vật có thực,
tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.
Điều 52. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Đối tượng của HĐBH trách nhiệm dân sự là trách nhiệm dân sự của người
được bảo hiểm đối với người thứ ba theo quy định của pháp luật.
17
2.2. NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

2.2.2. Phạm vi bảo hiểm và loại trừ bảo hiểm

Phạm vi bảo hiểm là phạm vi giới hạn những rủi ro mà theo thỏa thuận,

nếu những rủi ro đó xẩy ra đối với đối tượng bảo hiểm, người bảo hiểm phát

sinh trách nhiệm bồi thường (hoặc trả tiền bảo hiểm).

Điều kiện bảo hiểm là những quy định phạm vi trách nhiệm của DNBH

đối với tổn thất của đối tượng bảo hiểm.

- Đối tượng BH được bảo hiểm theo những điều kiện bảo hiểm nào, chỉ

những rủi ro tổn thất quy định trong điều kiện đó mới được bồi thường.

- Điều kiện bảo hiểm về bản chất là phạm vi bảo hiểm, bao gồm các rủi ro

được bảo hiểm và các loại trừ.


18
2.2. NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

2.2.2. Phạm vi bảo hiểm và loại trừ bảo hiểm


Loại trừ bảo hiểm là những điều khoản loại trừ trách nhiệm
bảo hiểm quy định trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm
không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm
khi xẩy ra sự kiện bảo hiểm.
Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm phải được quy
định rõ trong hợp đồng bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho bên mua bảo
hiểm khi giao kết hợp đồng.
19
2.2. NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

2.2.3. Điều khoản xác định giới hạn trách nhiệm của bảo hiểm
trong bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm.
Phân biệt “Bồi thường bảo hiểm” với “Trả tiền bảo hiểm”
Tiêu chí Bồi thường bảo hiểm Trả tiền bảo hiểm
Quan niệm Bồi thường là thuật ngữ được Trả tiền BH là thuật ngữ
sử dụng để chỉ việc bên bảo được sử dụng để chỉ việc
hiểm thực hiện cam kết đền bù bên bảo hiểm thực hiện
cho người được bảo hiểm cam kết trả tiền BH cho
những thiệt hại vật chất xảy ra người được bảo hiểm
trong sự kiện bảo hiểm - một những tổn thất về tính
phần hoặc toàn bộ. mạng, sức khỏe, khả năng
lao động… xảy ra trong sự
kiện bảo hiểm
Phạm vi BHTS, BHTNDS Bảo hiểm con người

20
2.2. NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
2.2.3. Điều khoản xác định giới hạn trách nhiệm của bảo hiểm
trong bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm.
Phân biệt “Bồi thường bảo hiểm” với “Trả tiền bảo hiểm”
Tiêu chí Bồi thường bảo hiểm Trả tiền bảo hiểm
Mục tiêu Khôi phục tình hình tài chính của Cung cấp một khoản tài chính
người được bảo hiểm, tối đa là bằng cho người được bảo hiểm.
trạng thái ngay trước lúc xảy ra sự
kiện bảo hiểm

Phương thức Trả bằng tiền hoặc DNBH thực hiện Chi trả bằng tiền
chi trả thay thế, sửa chữa đối tượng BH

Khả năng sinh Không tạo ra cơ hội kiếm lời cho bên Số tiền bảo hiểm hàm chứa
lời được bảo hiểm yếu tố sinh lợi từ số phí BH đã
nộp trước kể cả trong điều
kiện sự kiện BH không phát
sinh thiệt hại

21
2.2. NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

2.2.3. Điều khoản xác định giới hạn trách nhiệm của bảo hiểm trong
bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm.

Giá trị bảo hiểm được hiểu là giá trị của đối tượng được bảo
hiểm
Khái niệm giá trị bảo hiểm (GTBH) không được sử dụng trong
BHTNDS cũng như trong BH con người mà chỉ được xem xét
trong BHTS.
Như vậy, GTBH chính là giá trị của các tài sản được bảo hiểm
và nó được lấy làm căn cứ để xác định STBH và phí bảo hiểm

22
2.2. NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

2.2.3. Điều khoản xác định giới hạn trách nhiệm của bảo hiểm
trong bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm.

Số tiền bảo hiểm (STBH) là khoản tiền được xác định


trong HĐBH thể hiện giới hạn trách nhiệm của doanh
nghiệp bảo hiểm.
Điều đó có nghĩa là, trong bất kỳ trường hợp nào, STBH
hay số tiền chi trả cao nhất của doanh nghiệp bảo
hiểm cũng chỉ bằng STBH.

23
2.2. NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

2.2.3. Điều khoản xác định giới hạn trách nhiệm của bảo hiểm trong bồi
thường hoặc trả tiền bảo hiểm.

Trong bảo hiểm tài sản, STBH được xác định theo ba trường hợp:

TH1: STBH < GTBH : Được gọi là bảo hiểm dưới giá trị

TH2: STBH = GTBH : Được gọi là bảo hiểm ngang giá trị

TH3: STBH > GTBH : Được gọi là bảo hiểm trên giá trị

Đối với bảo hiểm con người, STBH được xác định dựa trên sự thỏa thuận
của hai bên và khả năng tài chính của người tham gia bảo hiểm

Đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự, STBH thường được xác định dựa
trên sự thỏa thuận.
24
2.2. NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

2.2.3. Điều khoản xác định giới hạn trách nhiệm của bảo hiểm
trong bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm.
Kỹ thuật bảo hiểm đòi hỏi hầu hết các hợp đồng bảo hiểm phải
xác định rõ giới hạn trách nhiệm của bảo hiểm - số tiền tối đa mà
người bảo hiểm có thể phải trả trong một sự kiện bảo hiểm hoặc
trong cả thời hạn bảo hiểm
* Hợp đồng bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là tài sản, giới hạn
trách nhiệm bảo hiểm được xác định bằng số tiền bảo hiểm hoặc
hạn mức bồi thường của bảo hiểm tính cho mỗi sự cố hoặc cho cả
thời hạn bảo hiểm.
25
2.2. NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

2.2.3. Điều khoản xác định giới hạn trách nhiệm của bảo hiểm
trong bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm.
Đối tượng bảo hiểm là các loại trách nhiệm dân sự, giới hạn trách
nhiệm của bảo hiểm được xác định bằng các mức trách nhiệm
+ Đối với thiệt hại về người, mức trách nhiệm được tính cho mỗi
người /1 sự cố và có thể đi kèm tổng mức trách nhiệm /1 sự cố.

+ Đối với thiệt hại về tài sản, mức trách nhiệm thường được tính
cho mỗi cũng như mọi thiệt hại về tài sản của một cũng như nhiều
người thứ ba trong một sự cố.

26
2.2. NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

2.2.4. Phí bảo hiểm và các điều khoản liên quan


Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải trả cho người
bảo hiểm để nhận được cam kết bồi thường, trả tiền bảo hiểm của
người bảo hiểm.
Về cơ bản, phí bảo hiểm được hợp thành từ các cấu phần chủ yếu, đó là
+ Phí thuần: Là khoản tiền thu tương ứng với dự tính về trách nhiệm
bồi thường, trả tiền bảo hiểm
+ Phụ phí ( phí hoạt động): là phần phí bảo hiểm mà DNBH sử dụng
để trang trải cho các chi phí hoạt động của doanh.
+ Thuế giá trị gia tăng (nếu có)

27
2.2. NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

2.2.4. Phí bảo hiểm và các điều khoản liên quan


Phí bảo hiểm được xác định dựa trên việc vận dụng luật số lớn và
phép tính xác suất
Số lượng tổn thất
Tần suất tổn thất (F) =
Số lượng đơn vị rủi ro

Thiệt hại trung bình Tổng số thiệt hại


=
trên 1 tổn thất (C) Số lượng tổn thất

Phí thuần: P = F*C

28
2.2. NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
2.2.4. Phí bảo hiểm và các điều khoản liên quan
Ví dụ: Có số liệu thống kê nghiệp vụ bảo hiểm thân xe ô tô (loại xe 5 tấn
kinh doanh vận tải) trong 5 năm của các DNBH Việt Nam như sau:
- Số lượng xe tham gia bảo hiểm bình quân hàng năm là 100.000 xe
- Số vụ khiếu nại thuộc trách nhiệm bảo hiểm hàng năm là 9000 xe
- Tổng số tiền bồi thường bình quân hàng năm là 270 tỷ đồng.
Yêu cầu: Tính phí bảo hiểm thuần
-Tần suất tổn thất (F)= 9.000/100.000 = 0,09
- Thiệt hại trung bình trên 1 tổn thất (C)= 270 tỷ đồng/9000=30 triệu
đồng/xe
Phí bảo hiểm thuần = F*C = 0,09 * 30 = 2,7 (triệu đồng)

29
2.2. NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

2.2.5. Một số điều khoản chi phối cách tính số tiền bồi thường, số tiền trả bảo
hiểm.
a. Điều khoản về mức miễn thường và khấu trừ
Mức miễn thường là một phần số tiền tổn thất mà bên mua bảo hiểm phải tự gánh chịu.
- Cách thức quy định về mức miễn thường khá đa dạng:
+ Quy định miễn thường bằng một số tiền nhất định/ 1 sự cố (1vụ) hoặc thông qua tỷ lệ
miễn thường.
+ Quy định mức miễn thường thông qua tỷ lệ % giá trị tổn thất
+ Tính theo một tỷ lệ % giá trị tổn thất (giá trị thiệt hại) của đối tượng bảo hiểm nhưng
lại kèm theo mức khống chế tối thiểu bằng một số tiền nhất định.
+ Trong bảo hiểm gián đoạn kinh doanh, mức miễn thường lại có thể quy định bằng
một số ngày nhất định.
30
2.2. NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
2.2.5. Một số điều khoản chi phối cách tính số tiền bồi thường, số tiền
trả bảo hiểm.
Ví dụ: Một hợp đồng bảo hiểm công trình xây dựng có thời hạn bảo hiểm
1 năm (1/3/2019 đến 1/3/2020), thỏa thuận mức miễn thường là 10% giá
trị thiệt hại của công trình nhưng không thấp hơn 1.000 USD/vụ
Xảy ra các sự cố vào các thời điểm và tổn thất như sau:
Ngày 1/4/2019: tổn thất là 2000 USD
Ngày 1/6/2019: Tổn thất là 20.000 USD
Ngày 1/12/2019: Tổn thất là 2.000.000 USD
Yêu cầu: Tính các mức miễn thường của các sự cố trên

31
2.2. NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

2.2.5. Một số điều khoản chi phối cách tính số tiền bồi thường,
số tiền trả bảo hiểm.
Mức miễn thường là 10% giá trị thiệt hại của công trình nhưng
không thấp hơn 1.000 USD/vụ

Sự cố Tổn thất (USD) Miễn thường

Ngày 1/4 2.000 1000

Ngày 1/6 20.000 2000

Ngày 1/12 2.000.000 200.000


32
2.2. NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
2.2.5. Một số điều khoản chi phối cách tính số tiền bồi thường, số tiền trả bảo
hiểm.

a. Điều khoản về mức miễn thường và khấu trừ


Miễn thường có 2 loại: Miễn thường có khấu trừ và Miễn thường không khấu
trừ

+ Miễn thường có khấu trừ (còn gọi là mức khấu trừ): là mức miễn thường mà
khi giá trị tổn thất vượt mức miễn thường, khiếu nại sẽ được giải quyết nhưng trừ
đi mức miễn thường.

Số tiền bồi thường (số tiền trả bảo hiểm) = Giá trị thiệt hại của đối tượng -
Mức khấu trừ

+ Miễn thường không khấu trừ: Là mức miễn thường mà khi giá trị tổn thất vượt
mức miễn thường, khiếu nại sẽ được giải quyết bồi thường toàn bộ
33
2.2. NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

2.2.5. Một số điều khoản chi phối cách tính số tiền bồi thường,
số tiền trả bảo hiểm.

Số tiền bồi Số tiền bồi


Mức miễn
Tổn thất thường có thường
Sự cố thường (mức
(USD) khấu trừ không khấu
khấu trừ)
(USD) trừ (USD)

1.000 1.000 2.000


Ngày 1/4 2.000
2.000 18.000 20.000
Ngày 1/6 20.000

Ngày 1/12 2.000.000 200.000 1.800.000 2.000.000

34
2.2. NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

2.2.5. Một số điều khoản chi phối cách tính số tiền bồi thường,
số tiền trả bảo hiểm.
b. Bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm theo tỷ lệ
Tỷ lệ bảo hiểm dưới giá trị
Số tiền bảo hiểm
Tỷ lệ bảo hiểm dưới giá trị =
Giá trị bảo hiểm

Tỷ lệ theo phí bảo hiểm


Số phí bảo hiểm thực tế đã thu
Tỷ lệ theo phí bảo hiểm =
Số phí bảo hiểm lẽ ra phải thu

Tỷ lệ bồi thường thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm


35
2.2. NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

2.2.5. Một số điều khoản chi phối cách tính số tiền bồi thường, số tiền
trả bảo hiểm.
b. Bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm theo tỷ lệ
Ví dụ 1: Một tài sản trị giá 100 triệu đồng, tham gia bảo hiểm với số tiền
bảo hiểm 80 triệu đồng, tổn thất phát sinh là 10 triệu đồng, khi đó tỷ lệ bảo
hiểm là 80/100=0,8 và số tiền bồi thường là 0,8x10 = 8 triệu đồng.
Ví dụ 2: Bảo hiểm cháy tài sản. Gía trị tài sản: 1tỷ đồng; Số tiền bảo hiểm:
0,8 tỷ đồng; Tỷ lệ phí bảo hiểm: 0,15%; Thiệt hại của đối tượng bảo hiểm:
100 triệu đồng. Khi giám định tổn thất thấy khách hàng kê khai không
chính xác, nếu kê khai chính xác thì tỷ lệ phí lẽ ra phải áp dụng là 0,2%

36
2.2. NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

2.2.6. Một số điều khoản đặc thù khác

a. Thời hạn hiệu lực bảo hiểm.

b. Thời hạn bên mua bảo hiểm phải thực hiện nghĩa vụ thông báo
sự kiện bảo hiểm xẩy ra.

c. Thời hạn yêu cầu bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm

d. Thời hạn khởi kiện và giải quyết tranh chấp

37
2.3. XÁC LẬP, THỰC HIỆN VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

2.3.1. Xác lập hợp đồng bảo hiểm.


Xác lập hợp đồng bảo hiểm là quá trình thể hiện, thống nhất
và thực hiện ý muốn giao kết hợp đồng bảo hiểm bằng các hành
vi pháp luật của bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm.

Với đặc thù của lĩnh vực bảo hiểm, xác lập hợp đồng bảo
hiểm phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau:
+ Nguyên tắc tuân thủ luật pháp; không trái đạo đức xã hội.
+ Nguyên tắc thiện chí, hợp tác và trung thực.
+ Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng.
38
2.3. XÁC LẬP, THỰC HIỆN VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

2.3.1. Xác lập hợp đồng bảo hiểm.

Trình tự thiết lập hợp đồng như sau:


- Người tham gia bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm

- DNBH chấp nhận bảo hiểm:

+ Những điều kiện chung của hợp đồng

+ Những điều kiện đặc biệt (điều kiện bổ sung) của hợp đồng

+ Những điều kiện riêng của hợp đồng

- Thoả thuận về việc nộp phí bảo hiểm:

- Cấp đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm
39
2.3. XÁC LẬP, THỰC HIỆN VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

2.3.2. Thực hiện hợp đồng bảo hiểm.


Thực hiện hợp đồng bảo hiểm là quá trình các bên thực hiện các
nghĩa vụ và quyền theo thỏa thuận của hợp đồng bảo hiểm.
- Điều 18, mục 1, chương III, luật kinh doanh bảo hiểm CHXHCN
Việt Nam quy định quyền và nghĩa vụ của bên tham gia bảo hiểm
(bên mua bảo hiểm)
- Điều 17, mục 1, chương III, luật kinh doanh bảo hiểm CHXHCN
Việt Nam quy định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm.
a./ Về nghĩa vụ
40
2.3. XÁC LẬP, THỰC HIỆN VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

2.3.2. Thực hiện hợp đồng bảo hiểm.


Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm
a) Đóng phí bảo hiểm đầy đủ theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng
bảo hiểm.
b) Kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu
cầu của doanh nghiệp bảo hiểm
c) Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách
nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu
cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.
d) Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận
trong hợp đồng bảo hiểm;
đ) Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của luật Kinh doanh
bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
41
2.3. XÁC LẬP, THỰC HIỆN VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

2.3.2. Thực hiện hợp đồng bảo hiểm


Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm
a) Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền,
nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm;
b) Cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau
khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;
c) Trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người
được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
d) Giải thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền BH hoặc từ chối bồi thường;
đ) Phối hợp với bên mua BH để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi
thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện BH;
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
42
2.3. XÁC LẬP, THỰC HIỆN VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

2.3.2. Thực hiện hợp đồng bảo hiểm


b./ Về quyền của các bên trong hợp đồng bảo hiểm
• Quyền của người mua bảo hiểm

• Quyền của doanh nghiệp bảo hiểm

43
2.3. XÁC LẬP, THỰC HIỆN VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

2.3.2. Thực hiện hợp đồng bảo hiểm

c./ Sửa đổi hợp đồng bảo hiểm


Việc sửa đổi hợp đồng bảo hiểm bao gồm các dạng cơ bản sau:
+ Sửa đổi về chủ thể hợp đồng bảo hiểm

+ Sửa đổi các điểu khoản của hợp đồng bảo hiểm.
d./ Khôi phục hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm
e./ Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu

44
2.3. XÁC LẬP, THỰC HIỆN VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

2.3.3. Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm.

Luật kinh doanh bảo hiểm cũng xác định những tình huống đặc
thù đối với hợp đồng bảo hiểm, đó là:
 Sự kiện bảo hiểm đã xảy ra và doanh nghiệp bảo hiểm đã hoàn
thành toàn bộ cam kết bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm.
 Không còn tồn tại khả năng đối tượng bảo hiểm chịu ảnh
hưởng của rủi ro được bảo hiểm.
 Bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm.

45
2.3. XÁC LẬP, THỰC HIỆN VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

2.3.3. Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm


Luật kinh doanh bảo hiểm cũng xác định những tình huống đặc thù
đối với hợp đồng bảo hiểm, đó là:
 Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng
phí bảo hiểm theo thời hạn thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
 Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí trong thời gian gia hạn đóng
phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
 Hợp đồng bảo hiểm cũng có thể được chấm dứt theo thoả thuận
riêng giữa 2 bên cho những tình huống cụ thể thích ứng với mỗi
loại nghiệp vụ bảo hiểm.
46

You might also like