Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 35

BỆNH ĐIẾC NGHỀ NGHIỆP

ĐỊNH NGHĨA TIẾNG ỒN


Tiếng ồn là tất cả những âm thanh không mong muốn gây
ra con người cảm giác:
- Khó chịu
- Quấy rối điều kiện làm việc
- Quấy rối giờ giấc sinh hoạt, nghỉ ngơi
- Ảnh hưởng đến khả năng thu nhận âm thanh của tai
người
ĐỊNH NGHĨA ÂM THANH
Sóng âm:
- Là sóng áp suất của không khí lan truyền trong môi
trường rắn, lỏng, khí

- Được cơ quan cảm thụ thính giác tai của con người hấp
thu và qua sự phân tích ở não bộ được diễn giải ra
thành âm thanh
ĐẶC TÍNH CỦA ÂM THANH
Tần số âm thanh
- Tần số sóng âm được não diễn giải thành độ cao của
âm thanh (là sự trầm hay bổng của âm thanh, tần số
thấp âm trầm, tần số cao âm bổng)

- Đơn vị đo của tần số là Hertz (Hz)

- Ví dụ: Giọng nam trầm có tần số khoảng 78-3200 Hz,


trong khi giọng nữ bổng có tần số từ 100-6500 Hz
ĐẶC TÍNH CỦA ÂM THANH
Tần số âm thanh
- Âm thanh chỉ có một tần số gọi là đơn âm
- Âm thanh thường gặp trong đời sống hàng ngày là
những âm phức hợp, là tổ hợp của nhiều tần số khác
nhau
- Tai người có thể nghe trong giới hạn từ 16-20.000 Hz, rõ
nhất trong khoảng 1000-3000 Hz
- Tai người không nghe thấy được:
- Dưới 16 Hz (hạ âm)
- Trên 20.000 Hz (siêu âm)
- Âm hạ tần <300 Hz, Âm trung tầng: 300-1000 Hz, Âm
cao tầng > 1000 Hz
ĐẶC TÍNH CỦA ÂM THANH
Dải tần số âm thanh
- Cơ quan thính giác của con người không phản ứng theo độ
tăng tuyệt đối của tần số mà phản ứng theo mức tăng tương
đối của tần số. Khi tần số tang gấp đôi thì tai ta nghe âm thanh
có độ cao tăng lên 1 tone gọi là 1 octave tần số
- Như vậy, trong dải tần số âm thanh mà giới hạn trên cao gấp
đôi giới hạn dưới được chia thành 11 octave có trị số trung bình
như sau: 16,32,63,125,250,500,1000,2000,4000,8000,16000Hz
- Tiêu chuẩn vệ sinh về mức cho phép của tiếng ồn thường được
quy định ở 8 octave: 63,125,250,500,1000,2000,4000,8000Hz
ĐẶC TÍNH CỦA ÂM THANH
Cường độ, áp suất âm thanh:
- Biên độ, sóng âm được não diễn giải thành cường độ
âm thanh, áp suất âm thanh đặc trưng cho độ to hay nhỏ
của âm thanh

- Cường độ và áp suất âm thanh càng lớn thì âm thanh


nghe càng rõ, cường độ và áp suất âm thanh càng nhỏ
thì âm thanh nghe càng bé.

- Đơn vị của cường độ âm thanh là: W/m2


- Đơn vị của áp suất âm thanh là: N/m2
Mức âm, đơn vị đo tiếng ồn
Thính giác (tai) của con người có đặc tính là cảm thụ cường độ âm
thanh theo hàm số logarit thập phân
- Ở tần số 1000Hz, khi cường độ âm thanh tăng 100 lần nhưng tai ta
chỉ cảm thấy to hơn 2 lần; hay khi cường độ âm thanh tang 1000 lần
nhưng tai ta chỉ nghe to gấp 3 lần,… Tương tự như vậy với áp suất
âm thanh
Âm thanh mà tai người nghe có cường độ và áp suất thay đổi trong 1
phạm vi rất rộng như: áp suất âm có thể thay đổi từ mức nhỏ nhất là
2.10-5 N/m2 đến mức lớn nhất là 2.10-1 N/m2
- Như vậy, mức khác biệt là 1 triệu lần. Tương tự, cường độ âm thanh
thay đổi 1013 lần. Sự thay đổi quá lớn này gây trở ngại cho việc đo
lường và đánh giá âm thanh
Mức âm, đơn vị đo tiếng ồn
=>Đó chính là cơ sở của một đơn vị đánh giá âm thanh mới theo
thang logarit thập phân gọi là mức âm
- Vậy mức âm là đơn vị đánh giá âm thanh theo thang logarit thập
phân của tỷ số giữa áp suất âm hoặc cường độ âm cần đo với áp
suất và cường độ âm được lấy làm tiêu chuẩn so sánh
- Theo quy ước quốc tế, các trị số của chuẩn so sánh được lấy tương
ứng với các trị số trung bình nhỏ nhất mà tai người cảm thụ được:
P0 = 2.10-5 N/m2 và I0 = 10-12 N/m2
- Cường độ và áp suất âm thanh được đo bằng một thang logarit thập
phân với đơn vị là decibel (dB). Bội số 10 của dexiben (dB) là Bel
hay 1dB= 1/10 Bel
- L(dB) = 10 lg I/I0 = 20 lg P/ P0
Ngưỡng nghe và ngưỡng đau
- L(dB) = 10 lg I/I0 = 20 lg P/ P0
- Ở vùng tần số 1000Hz, khi âm thanh tại điểm đo có cường độ âm
thanh nhỏ nhất bằng 10-12 W/m2 (I= I0). Áp dụng công thức trên thì
âm thanh đó có mức cường độ âm L = 0 dB
- Khi cường độ âm thanh lớn nhất làm đau tai như: I = 101 W/m2 thì
khi đó âm thanh sẽ có cường độ âm L = 130 dB
- Ngưỡng nghe: các trị số mức âm nhỏ nhất theo tần số mà tai người
bắt đầu nghe được
- Ngưỡng đau: Các trị số lớn nhất làm đau tai mà tai người thu nhận
được
Mức âm tương đương -dBA
- Trong thực tế, âm thanh tiếng ồn phát ra ở rất nhiều tần số khác
nhau. Do vậy khi đo, người ta phải qui đổi về mức tương đương với
mức âm thanh ở tần số 1000 Hz (đây là tần số phù hợp với cảm
quan của tai người, tai người nghe rõ nhất)

- Trong thực hành vệ sinh lao động, khi sử dụng máy đo tiếng ồn thì
kết quả được tính theo đơn vị decibel A (dBA); dBA là mức âm
tương đương theo qui ước đo ở tần số 1000 Hz
PHÂN LOẠI TIẾNG ỒN
Có 3 loại tiếng ồn không ổn định:
- Tiếng ồn dao động: là tiếng ồn có mức cường độ âm thanh thay đổi
không ngừng theo thời gian

- Tiếng ồn ngắt quãng: là tiếng ồn có mức cường độ âm thanh không


liên tục, có những lúc ngắt quãng cường độ âm thanh giảm xuống
một vài lần (thời gian ngắt quãng từ 1 giây trở lên)

- Tiếng ồn dao động: là tiếng ồn có mức cường độ âm thanh tăng lên


đột ngột trong thời gian từ 1 giây trở xuống
Tiếng ồn giao thông
Tiếng ồn do một số phương tiện giao thông gây nên:
- Xe nhỏ: 77 dBA
- Tiếng còi tàu: 75 -105 dBA
- Xe khách nhỏ: 79 dBA
- Tiếng máy bay: 85 - 90 dBA
- Xe khách vừa: 84 dBA
- Xe chở rác: 82-88 dBA
Tiếng ồn trong xây dựng
Có thể minh họa một số phương tiện gây ồn:
- Máy trộn bê tông: 75 dBA
- Máy khoan: 87 -114 dBA
- Máy ủi: 93 dBA
- Máy nghiền xi măng: 100 dBA
- Máy búa 1,5 tấn: 80 dBA
- Máy búa hơi: 100-110 dBA
Tiếng ồn trong sinh hoạt
Mức ồn trong sinh hoạt của con người:
- Tiếng nói nhỏ: 30 dBA
- Tiếng nói chuyện bình thường: 60 dBA
- Tiếng nói to 80 dBA
- Tiếng khóc của trẻ 80 dBA
- Tiếng hát to 110 dBA
- Tiếng cửa cọc kẹt: 78 dBA
Các yếu tố quyết định tác hại của tiếng ồn
- Bản chất vật lý của tiếng ồn: Tác hại của tiếng ồn sẽ càng gia tang
khi tần số càng cao, mức độ âm thanh càng lớn và khi tiếng ồn không
ổn định, có xung
- Tác dụng phối hợp của tiếng ồn với các yếu tố khác: tác hại của tiếng
ồn càng tang khi trong môi trường có them tác động của nhiệt độ cao,
của hơi khí độc,..
- Thời gian tiếp xúc: Thời gian tiếp xúc càng kéo dài, càng có hại

- Tính cảm thụ cá nhân: Tùy tính cảm thụ của từng cá nhân trong từng
thời điểm khác nhau mà tiếng ồn gây hại nhiều hay ít
Quấy rầy giấc ngủ
- Nếu tiếng ồn > 50 dBA thường xuyên, con người có thể bị mất ngủ, khó
ngủ hoặc giấc ngủ không sâu do bị đánh thức bởi tiếng ồn

- Nghiên cứu điều tra xã hội những người sống ở vùng lân cận sân bay
cho thấy: họ thường cảm thấy khó ngủ vì tiếng ồn ở sân bay. Sau khi
ngủ thiếp đi, lại bị đánh thức dậy, vì vậy gây ra tâm lý khó chịu dẫn đến
suy nhược thần kinh và muốn di chuyển chỗ ở
BỆNH ĐIẾC NGHỀ NGHIỆP
- Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn là bệnh nghe kém không hồi phục
do tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ cao trong quá trình lao động.

- (Thông tư 15/2016/TT-BYT)
Nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc
- Làm việc tại sân bay
- Luyện, cán thép
- Khai khoáng, mỏ
- Dệt
- Xây dựng
- Cơ khí
- Huấn luyện bắn súng
- Bộ đội tăng, thiết giáp, pháo binh
- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với tiếng ồn
Tổn thương ốc tai do tiếng ồn
- Theo nhà nghiên cứu A.J.Hudspeth, Đại học Y khoa California, sự tiếp
xúc lâu ngày với tiếng ồn mạnh sẽ “đẵn, cắt, gọt” tan hoang những tế
bào long (thụ thể thính giác) ở tai trong.
- Các tế bào này sẽ bị bứng gốc, hủy hoại.
- Đây là những tế bào có nhiệm vụ thu nhận các đợt sóng âm thanh,
chuyển lên não bộ để được nhận rõ đó là âm thanh gì và từ đâu phát
ra
Đặc điểm bệnh Điếc nghề nghiệp
- Điếc thường xảy ra đối xứng ở hai bên tai, sức nghe giảm cả hai bên
tai
- Điếc sẽ ngừng tiến triển khi ngừng tiếp xúc với tiếng ồn.
- Điếc không hồi phục được
- Điếc nghề nghiệp là điếc do tổn thương ốc tai, đây là biểu hiện của
điếc tiếp âm
- Đường biểu diễn thính lực có khuyết chữ V ở tần số 4000Hz
Triệu chứng lâm sàng bệnh Điếc nghề nghiệp
Chia làm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn mệt mỏi thính lực (GĐ thích ứng)
- Giai đoạn tiềm tàng
- Giai đoạn tiềm tang điếc gần hoàn toàn
- Giai đoạn điếc rõ rệt
Giai đoạn mệt mỏi thính lực
- Giai đoạn thích ứng xảy ra từ vài tuần đến vài tháng sau khi tiếp xúc
với tiếng ồn
- Bệnh nhân cảm thấy ù tai, cảm giác tức ở hai tai như bị nút tai, có cảm
giác nghe kém vào cuối hay sau giờ lao động, ít chú ý đến bệnh
- Toàn thân suy nhược, mệt mỏi, nhức đầu, mất ngủ
- Đo thính lực sau ngày làm việc thấy có thiếu hụt thính lực ở tần số
4000Hz, có thể lên tới 40-50dB, nhưng chỉ sau khi nghỉ ngơi, thính lực
lại hồi phục hoàn toàn, càng về sau thời gian hồi phục càng dài hơn
Giai đoạn tiềm tàng
- Giai đoạn này kéo dài hàng năm, từ 5-7 năm
- Người bệnh không biết vì các triệu chứng chủ quan và toàn than qua
đi. Vẫn nghe rõ được tiếng nói to ở nơi ồn ào, chỉ cảm thấy trở ngại khi
nghe âm nhạc vì nghe kém tần số cao
- Khuyết chữ V rõ rệt, đỉnh có thể tới 50-60 dB ở 4000Hz và có thể lan
rộng tới các tần số 3000 và 6000Hz. Tần số 1000Hz chưa ảnh hưởng
hoặc ảnh hưởng rất ít
- Trên thực tế, đến giai đoạn này chỉ phát hiện Điếc nghề nghiệp khi đo
thính lực kiểm tra định kì cho người lao động
Giai đoạn điếc rõ rệt
- Tiếng nói to cũng khó nghe, ù tai thường xuyên, nói chuyện cũng khó
khăn
- Thính lực đồ đã có thể hiện thiếu hụt rõ rệt, khuyết chữ V lan rộng tới
cả tần số 1000 Hz, 500 Hz và 250 Hz
- Thính trường thu hẹp (ngưỡng nghe tăng cao, ngưỡng đau hạ thấp
xuống)
Chẩn đoán bệnh điếc nghề nghiệp
Ba yếu tố chính trong chẩn đoán bệnh điếc nghề nghiệp
- Tiền sử và thời gian tiếp xúc tiếng ồn
- Lâm sàng
- Cận lâm sàng
Chẩn đoán bệnh điếc nghề nghiệp
Tiền sử và thời gian tiếp xúc tiếng ồn
- Cường độ tiếng ồn trong môi trường lao động vượt quá giới hạn tối đa
cho phép về tiếng ồn theo quy chuẩn hiện hành ở VN: QCVN
24/2016/TT-BYT
- Cấp tính: 1 lần với cường độ tiếng ồn > 140 dBA
- Mạn tính: 4 năm tiếp xúc liên tục với tiếng ồn > 85 dBA trung bình 8 giờ
làm việc/ ngày. Cường độ tiếng ồn cứ tang 3 dBA thì thời gian tiếp xúc
tối thiểu giảm một nửa
Chẩn đoán bệnh điếc nghề nghiệp
Triệu chứng lâm sàng
Điếc nghề nghiệp mạn tính
- Ù tai, nghe kém, khó khan khi trao đổi công việc
- Nếu ngừng tiếp xúc với tiếng ồn, sức nghe cũng không hồi phục nhưng
cũng không tiến triển xấu hơn
Chẩn đoán bệnh điếc nghề nghiệp
Cận lâm sàng
- Khuyết chữ V thính lực ở tần số 4000 Hz
- Có biểu hiện tổn thương cả đường khí và đường xương, đồ thị đường
khí và đường xương luôn song hành, có thể trùng với nhau hoặc
khoảng cách dưới 10 dB.
Chẩn đoán phân biệt bệnh điếc nghề nghiệp
- Điếc tuổi già: từ 40 tuổi trở lên trung bình mỗi năm thính lực giảm 0,5
dB
- Điếc do chấn thương sọ não, do hóa chất độc trong công nghiệp, do
các yếu tố nhiễm khuẩn hay thuốc: phải hỏi tiền sử thật tỉ mỉ
- Điếc do chấn thương âm: do áp lực nên bao giờ cũng có tổn thương
tiền đình
- Viêm tai: viêm tai giữa, viêm tai xương chũm, viêm tai trong
- Bệnh xốp do tai: xương bàn đạp bị xơ cứng và dính vào cửa sổ bầu
dục của tai trong, khiến âm thanh truyền vào bị chặn lại
Các biện pháp phòng tránh và kiểm soát tiếng ồn
- Giảm tiếng ồn tại nguồn

- Làm gián đoạn đường truyền

- Sử dụng biện pháp phòng hộ cá nhân

- Thông tin giáo dục con người


Các biện pháp phòng tránh và kiểm soát tiếng ồn
Giảm tiếng ồn tại nguồn
- Cần phải chú trọng làm tốt ngay từ khâu thiết kế, chế tạo, lắp đặt cho
đến khâu vận hành và sử dụng, bảo dưỡng các máy móc thiết bị
- Cần sử dụng các phương tiện thiết bị hiện đại gây ít tiếng ồn, hiện đại
hóa quá trình công nghệ và thiết bị, giảm bớt số lượng công nhân làm
việc trong môi trường ồn,giảm thời gian lưu lại làm việc trong đó.
- Để giảm tiếng ồn do rung động gây nên đối với máy móc thiết bị cần sử
dụng các gối đỡ bệ máy có lò xo, hoặc cao su có tính đàn hồi cao.
Các biện pháp phòng tránh và kiểm soát tiếng ồn
Biện pháp làm gián đoạn đường truyền
- Người ta thường dung các vật liệu cách âm như sợi thủy tinh, sợi gỗ,
sợi bông,… để ngăn đường truyền âm
- Các cửa đi lại, cửa sổ nên treo rèm để hấp thu và ngăn tiếng ồn.
- Giữa nguồn gây ồn và khu dân cư cần phải có lớp đệm, có dải cây
xanh cách ly (trồng cây 2 bên đường và xung quanh khu công nghiệp)
và phải có khoảng cách thích hợp giữa nguồn gây ồn với nơi sin hoạt
của con người, tiếng ồn sẽ giảm đi 6 dB khi tang khoảng cách lên gấp
đôi.
Các biện pháp phòng tránh và kiểm soát tiếng ồn
Biện pháp phòng hộ cá nhân
- Dùng nút tai đúng kích cỡ giảm được 20 dBA tiếng ồn, dung chụp tai
giảm được 30 dBA
- Khi tiếng ồn > 85 dBA có thể sử dụng nút tai hoặc chụp tai chống ồn
- Khi tiếng ồn > 100 dBA sử dụng cả nút tai và chụp tai chống ồn
- Làm việc xen kẽ nghỉ ngơi, làm 1 giờ nghỉ 15 phút, làm 2 giờ nghỉ 30
phút,… có phòng nghỉ yên tĩnh
Các biện pháp phòng tránh và kiểm soát tiếng ồn
Thông tin giáo dục con người
- Dùng các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người biết được các
tác hại của tiếng ồn và phải có trách nhiệm trong vấn đề tiếng ồn do
mình gây nên (nhất là các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp) tăng them
ý thức tự giác, ý thức tôn trọng người khác, đảm bảo trật tự yên tĩnh
trong mọi lúc mọi nơi nhằm tang hiệu quả công việc, đảm bảo sức
khỏe và chất lượng môi trường sống.

You might also like