Chuong 1 - Tong Quan Ve Bao Hiem 2

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 61

Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân

CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM

1
Nội dung Chương 1

1.1. Nguồn gốc của bảo hiểm

1.2. Khái niệm và bản chất của BH

1.3. Nguyên tắc chủ yếu của BH

1.4. Vai trò của bảo hiểm

1.5. Đối tượng, nhiệm vụ và nội


dung của môn học
2 Khoa Bảo hiểm
1.1. Nguồn gốc của bảo hiểm

1.1.1 Sự tồn tại của rủi ro

1.1.2. Các biện pháp đối phó với rủi ro

3 Khoa Bảo hiểm


1.1.1. Sự tồn tại của rủi ro

Bão Etau ở Nhật Bản

4 Khoa Bảo hiểm


1.1.1. Sự tồn tại của rủi ro

Ngập lụt ở Hà Lội

5 Khoa Bảo hiểm


1.1.1. Sự tồn tại của rủi ro

Hoả hoạn

6 Khoa Bảo hiểm


1.1.1. Sự tồn tại của rủi ro

Cháy quán karaoke đường Trần Thái Tông

7 Khoa Bảo hiểm


1.1.1. Sự tồn tại của rủi ro

Sập cầu Cần Thơ

8 Khoa Bảo hiểm


1.1.1. Sự tồn tại của rủi ro

Tai nạn lao động

9 Khoa Bảo hiểm


1.1.1. Sự tồn tại của rủi ro

Tai nạn giữa


container và Innova

10 Khoa Bảo hiểm


1.1.1. Sự tồn tại của rủi ro

Tai nạn máy bay

11 Khoa Bảo hiểm


1.1.1. Sự tồn tại của rủi ro

Các bạn nghĩ gì về rủi ro?

12 Khoa Bảo hiểm


1.1.1. Sự tồn tại của rủi ro

 Khái niệm về rủi ro (RR)


 RR là sự không chắc chắn về tổn thất phải gánh chịu
trong tương lai
 RR là tổng hợp những biến cố ngẫu nhiên có thể đo
lường bằng xác suất
 Đặc điểm của RR
 Là phạm trù vốn có của xã hội loài người
 RR có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân: Do điều kiện
tự nhiên, tai nạn bất ngờ, do con người, KHKT…
 Rủi ro luôn tồn tại
 Khi RR xảy ra để lại hậu quả xấu
13 Khoa Bảo hiểm
1.1.1. Sự tồn tại của rủi ro

 Đặc điểm của RR


 Hậu quả: Ảnh hưởng đến:
 Cuộc sống của con người,
 Sản xuất, kinh doanh,
 Xã hội,
…

14 Khoa Bảo hiểm


1.1.1. Sự tồn tại của rủi ro

 Sự không chắc chắn và mối quan hệ của nó với RR


 Sự không chắc chắn xuất hiện khi có sự nghi ngờ về
các sự kiện trong tương lai
 Sự tồn tại của rủi ro tạo ra sự không chắc chắn trong
tâm trí của các cá nhân khi rủi ro được nhận diện
ÞSự không chắc chắn mang tính chủ quan và phụ
thuộc vào nhận thức của mỗi người về rủi ro
ÞRủi ro là khách quan và nó phản ánh trạng thái bên
ngoài của thế giới.

15 Khoa Bảo hiểm


1.1.1. Sự tồn tại của rủi ro

 Phân loại rủi ro

Phân loại rủi ro

Rủi ro

Rủi ro đầu cơ Rủi ro thuần tuý


(Speculative Risk) (Pure Risk)

Có thể mang lại lợi Không mang lại lợi


nhuận nhuận

16 Khoa Bảo hiểm


1.1.1. Sự tồn tại của rủi ro

Phân loại rủi ro

Rủi ro

Rủi ro cơ bản Rủi ro riêng biệt


(Diversifiable Risk) (Non-diversifiable Risk)

Hậu quả ảnh Hậu quả ảnh hưởng


hưởng đến số đông riêng biệt
người

17 Khoa Bảo hiểm


1.1.1. Sự tồn tại của rủi ro

Phân loại rủi ro

Rủi ro

Rủi ro tài chính Rủi ro phi tài chính


(Financial Risk) (Non-financial Risk)

Hậu quả tính được Hậu quả không tính


bằng tiền được bằng tiền

18 Khoa Bảo hiểm


1.1.1. Sự tồn tại của rủi ro

Phân loại rủi ro

Rủi ro

Rủi ro được Rủi ro không


bảo hiểm được bảo hiểm
Ngẫu nhiên, bất ngờ, Cố ý, đã xảy ra, trái
tính được tần số xuất pháp luật, không phù
hiện, xác suất < 1, … hợp với đạo đức xã hội

19 Khoa Bảo hiểm


1.1.1. Sự tồn tại của rủi ro

Phân loại rủi ro

Rủi ro nào được bảo hiểm?


Rủi ro được bảo
hiểm
RR thuần tuý RR đầu cơ
+ Ngẫu nhiên, bất ngờ,
+ Có quyền lợi bảoRRhiểmriêng biệt RR cơ bản
+ Không đi ngược với quy
RR tài chính
định pháp luật và chuẩn
RR phi tài chính
mực đạo đức
+ Tính được tần số xuất
hiện, xác suất < 1, …

20 Khoa Bảo hiểm


1.1.1. Sự tồn tại của rủi ro

 Phân loại rủi ro thuần tuý


 Rủi ro cá nhân: những rủi ro tác động trực tiếp đến
mỗi cá nhân có thể làm giảm hoặc mất thu nhập,
gia tăng chi phí
 Rủi ro tài sản: gây ra thiệt hại trực tiếp cho các loại
tài sản và các tổn thất hậu quả từ thiệt hại đó
 Rủi ro trách nhiệm: kết quả của hành động cố ý
hay vô ý gây thiệt hại về người hoặc tài sản cho
cá nhân, tổ chức khác

21 Khoa Bảo hiểm


1.1.1. Sự tồn tại của rủi ro

Các ý nghĩa khác nhau của thuật ngữ “Rủi ro”


 Rủi ro được/không được bảo hiểm
+ Rủi ro hỏa hoạn
+ Rủi ro tai nạn
+ Rủi ro tử vong …
 Đối tượng được bảo hiểm
+ Một tài sản: toà nhà, xe cộ, hàng hoá, …
+ Một trách nhiệm …

22 Khoa Bảo hiểm


1.1.2. Các biện pháp đối phó với rủi ro

 Đánh giá rủi ro


- Tiêu chí đánh giá rủi ro: nguy cơ, hiểm họa và mức độ của rủi ro
+ Nguy cơ, hiểm họa của rủi ro:
• Hiểm họa: nguyên nhân phát sinh tổn thất
– Hiểm hoạ tự nhiên
– Hiểm hoạ do con người
– Hiểm hoạ kinh tế
• Nguy cơ: yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của rủi ro (làm
gia tăng xác suất hoặc mức độ tổn thất hoặc cả 2)
– Nguy cơ hữu hình
– Nguy cơ vô hình
» Nguy cơ đạo đức: hành động có chủ đích nhằm lừa gạt
» Nguy cơ tinh thần: sự bất cẩn, sự thờ ơ
» Nguy cơ pháp lý:
23 Khoa Bảo hiểm
1.1.2. Các biện pháp đối phó với rủi ro

 Rủi ro, hiểm hoạ và nguy cơ

VD: Một nhà mái lá bị bắt lửa dẫn đến hỏa hoạn.

Làm gia tăng Nguyên nhân


khả năng bị thiệt gây ra tổn thất: Rủi ro
hại: Nguy cơ Hiểm họa

24 Khoa Bảo hiểm


1.1.2. Các biện pháp đối phó với rủi ro

 Đánh giá rủi ro


+ Mức độ rủi ro được đánh giá căn cứ vào tần suất xuất hiện rủi
ro và mức độ nghiêm trọng của rủi ro (mức độ tổn thất).
• Tần suất: xảy ra thường xuyên như thế nào?
• Mức độ nghiêm trọng: Hậu quả như thế nào?

Tần
suất

Mức độ
nghiêm trọng

25 Khoa Bảo hiểm


1.1.2. Các biện pháp đối phó với rủi ro

 Chức năng của quản lý rủi ro


Quản lý rủi ro là quá trình nhận diện, phân tích và
kiểm soát các rủi ro có thể gây ra các tổn thất
• Definition of risk management: “the systematic
application of management policies, procedures
and practices to the tasks of communicating,
establishing the context, identifying, analyzing,
evaluating, treating, monitoring and reviewing risk”
(John Teale, 2008, p.17)

26 Khoa Bảo hiểm


1.1.2. Các biện pháp đối phó với rủi ro

 Chức năng của quản lý rủi ro: Quy trình quản lý


rủi ro
ESTABLISH THE CONTEXT
Communicate and consult

Monitor and Review


IDENTIFY RISKS
RISK ASSESSMENT

RISK ASSESSMENT
ANALYSE RISKS

EVALUATE RISKS

TREAT RISKS

27 Khoa Bảo hiểm


1.1.2. Các biện pháp đối phó với rủi ro

 Chức năng của quản lý rủi ro


Wuy trình quản lý rủi ro
 Bước 1: Xác định các mục tiêu
 Bước 2: Xác định và đo lường các nguy cơ tổn thất
tiềm năng
 Bước 3: Đánh giá các nguy cơ tổn thất tiềm năng
 Bước 4: Lựa chọn kỹ thuật quản lý rủi ro thích hợp
nhất
 Bước 5: Thực hiện và giám sát chương trình quản
lý rủi ro

28 Khoa Bảo hiểm


1.1.2. Các biện pháp đối phó với rủi ro

 Chức năng của quản lý rủi ro


+ Nhận diện rủi ro
Phát hiện các rủi ro đang tồn tại và các rủi ro tiềm ẩn
+ Phân tích rủi ro
Phân tích số liệu thống kê
Phân tích xu hướng
+ Kiểm soát rủi ro
Kiểm soát bằng vật chất: thiết bị PCCC, lắp đặt khóa, báo
động…
Kiểm soát bằng tài chính: Thuê dịch vụ, mua bảo hiểm…

29 Khoa Bảo hiểm


1.1.2. Các biện pháp đối phó với rủi ro

Nhóm biện pháp kiểm Nhóm biện pháp tài trợ


soát RR RR

Tránh né RR Chấp nhận RR

Ngăn ngừa RR Trợ giúp

Chuyển giao rủi ro


Giảm thiểu tổn thất
(Chủ yếu là bảo hiểm)
30 Khoa Bảo hiểm
1.2. Khái niệm và bản chất của BHTM

 Góc độ thương mại:


Dịch vụ tài chính nhằm phân chia chi phí tổn thất
 Góc độ pháp lý:
Cam kết: Nộp phí và bồi thường
 Góc độ quản lý rủi ro:
Cơ chế chuyển giao rủi ro
 Góc độ kinh doanh bảo hiểm:
DN bồi thường trên cơ sở phân chia tổn thất

31 Khoa Bảo hiểm


Khái niệm dưới góc độ tài chính

BH là hoạt động tài chính nhằm phân


phối lại những chi phí mất mát không
mong đợi

32 Khoa Bảo hiểm


Khái niệm dưới góc độ pháp lý

 BH là một cam kết, qua đó, người được BH


chấp nhận trả một khoản tiền cho chính mình
hoặc cho một người thứ ba để trong trường
hợp RR xảy ra, sẽ được trả một khoản tiền bồi
thường từ người BH – người chịu trách nhiệm
đối với toàn bộ RR, đền bù những thiệt hại
theo Luật Thống kê.

Luật Thống kê?

33 Khoa Bảo hiểm


Khái niệm dưới góc độ nhà quản lý RR

 BH là biện pháp xử lý RR mà việc phân tán,


chuyển giao RR trong từng nhóm người
được thực hiện thông qua hoạt động của
DNBH

Các
loại Doanh nghiệp
rủi bảo hiểm
ro

34 Khoa Bảo hiểm


Khái niệm dưới góc độ kinh doanh BH

 BH là một cơ chế, theo cơ chế này một người, một


doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển giao RR cho
DNBH, DN đó sẽ bồi thường cho người được bảo
hiểm các tổn thất thuộc phạm vi BH và phân chia
giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được BH.

35 Khoa Bảo hiểm


Khái niệm chung về BH

 BH là dịch vụ tài chính, thông qua đó một cá nhân


hay một tổ chức có quyền được hưởng bồi thường
hoặc chi trả tiền BH nếu RR thuộc phạm vi BH hay
sự kiện BH xảy ra nhờ vào khoản đóng góp phí BH
cho mình hay cho người thứ ba. Khoản tiền bồi
thường hoặc chi trả này do một tổ chức đảm nhận,
tổ chức này có trách nhiệm trước RR hay sự kiện
BH và bù trừ chúng theo quy luật thống kê

Sự kiện bảo hiểm?

36 Khoa Bảo hiểm


Các bên trong bảo hiểm

Các bên
trong BH

Bên bảo hiểm Bên mua BH


Tổ chức hoặc  Người tham gia
doanh nghiệp BH: cá nhân, DN,
triển khai sản tổ chức
 Người được BH
phẩm bảo  Người thụ hưởng
hiểm

37 Khoa Bảo hiểm


Các bên trong bảo hiểm

Phí Bồi thường


Người tham Quỹ Người thụ
gia bảo hiểm bảo hiểm khi người được hưởng
bảo hiểm gặp rủi ro
Quản

Người
bảo hiểm
Người tham gia bảo hiểm? Người được bảo hiểm?

Người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm?


38 Khoa Bảo hiểm
Một số khái niệm liên quan

 Đối tượng bảo hiểm


Đối tượng bảo hiểm là đối tượng bảo hiểm hướng tới bảo vệ.

39 Khoa Bảo hiểm


Một số khái niệm liên quan

 Phạm vi bảo hiểm


Phạm vi bảo hiểm là phạm vi giới hạn những rủi ro, loại
tổn thất và chi phí phát sinh mà theo đó người bảo hiểm
sẽ chịu trách nhiệm nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm.

40 Khoa Bảo hiểm


Một số khái niệm liên quan

Loại trừ bảo hiểm


Loại trừ bảo hiểm là loại trừ các rủi ro, tổn thất và chi
phí mà theo đó NBH không chịu trách nhiệm nếu nó
xảy ra.

41 Khoa Bảo hiểm


Một số khái niệm liên quan

Giá trị bảo hiểm


 Khái niệm
 Giá trị bảo hiểm là giá trị thị trường của tài sản được bảo
hiểm tại thời điểm xác định giá trị.
 Thời điểm xác định giá trị bảo hiểm
 Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm
 Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm
 Cách xác định
 Giá trị mới
 Giá trị còn lại theo sổ sách
 Giá trị đánh giá lại
 Giá trị thỏa thuận
42 Khoa Bảo hiểm
Một số khái niệm liên quan

Số tiền bảo hiểm


 Khái niệm
 Số tiền bảo hiểm là số tiền tối đa mà người bảo
hiểm phải trả cho người được bảo hiểm trong một
sự kiện bảo hiểm hoặc trong cả thời hạn bảo hiểm
theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

43 Khoa Bảo hiểm


Một số khái niệm liên quan

 Bảo hiểm ngang giá trị:


 Bảo hiểm trên giá trị
 Là bảo hiểm tài sản với số tiền bảo hiểm lớn hơn giá thị trường
của tài sản đó hoặc tài sản cùng chủng loại tương ứng trên thị
trường. Nếu bảo hiểm trên giá trị, khi xảy ra tổn thất, DNBH
chỉ bồi thường đúng giá trị của tài sản được bảo hiểm.
 Bảo hiểm dưới giá trị
 Là bảo hiểm tài sản với số tiền bảo hiểm thấp hơn giá thị
trường của tài sản đó hoặc tài sản cùng chủng loại tương ứng
trên thị trường. Trong mọi trường hợp, số tiền bồi thường cao
nhất chỉ bằng STBH dưới giá trị.

44 Khoa Bảo hiểm


Một số khái niệm liên quan

Phí bảo hiểm


 Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải
đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thời hạn và
phương thức do các bên thỏa thuận trong HĐBH.

45 Khoa Bảo hiểm


Một số khái niệm liên quan

Mức miễn thường


 Khái niệm
 Mức miễn thường là phần tổn thất và/hoặc chi phí
gây ra nhưng NĐBH phải tự gánh chịu (chỉ áp dụng
cho bảo hiểm tài sản)
 Các loại mức miễn thường
 Mức miễn thường có khấu trừ
 Mức miễn thường không khấu trừ
 Hình thức miễn thường:
 Giá trị tuyệt đối, tương đối, kết hợp
 Giá trị luỹ tiến
46 Khoa Bảo hiểm
Một số khái niệm liên quan

Bảo hiểm trùng


Tái tục

47 Khoa Bảo hiểm


1.2. Khái niệm và bản chất của BH

 1.2.2. Bản chất của bảo hiểm


 Sự tồn tại của RR là nguồn gốc của BH

 BH là quá trình phân phối lại tổng sản phẩm quốc


nội giữa những người TGBH nhằm đáp ứng nhu
cầu về tài chính phát sinh khi RR hay sự kiện BH
xảy ra với đối tượng BH (phân phối không đều và
không mang tính bồi hoàn trực tiếp)

48 Khoa Bảo hiểm


1.2. Khái niệm và bản chất của BH

 1.2.2. Bản chất của bảo hiểm


 BH là một dịch vụ tài chính => Đặc điểm: hạch toán
kinh doanh đảo ngược, sp vô hình, bán niềm tin
 Cơ chế chuyển giao rủi ro trong BH được thực hiện giữa
bên tham gia BH và bên BH thông qua các cam kết BH
 Phí BH phải nộp trước khi RR hay sự kiện BH xảy ra
nhưng số tiền bồi thường hoặc chi trả BH chỉ được thực
hiện sau khi sự kiện BH hay RR xảy ra gây tổn thất

49 Khoa Bảo hiểm


1.2. Khái niệm và bản chất của BH

 1.2.2. Bản chất của bảo hiểm

 BH áp dụng nguyên tắc “Số đông bù số ít”:


 Việc san sẻ RR, bù trừ tổn thất trong BH được bên
BH tính toán và quản lý dựa vào số liệu thống kê RR
và tình hình tổn thất
 Tính phí bảo hiểm

 Thiết lập quỹ bảo hiểm

50 Khoa Bảo hiểm


1.3. Các nguyên tắc cơ bản

 (1): Nguyên tắc số đông bù số ít


 (2): Nguyên tắc đóng – hưởng

 (3): Nguyên tắc trung thực tuyệt đối


 (4): Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm

51 Khoa Bảo hiểm


(1) Nguyên tắc “Số đông bù số ít”

 Dựa trên quy luật thống kê để tính phí bảo


hiểm
 Sản phẩm được triển khai khi có số đông
người tham gia bảo hiểm cho rủi ro cùng loại
 Khoản tiền chi trả, bồi thường thường lớn gấp
nhiều lần so với khoản phí mà DNBH nhận
được

52 Khoa Bảo hiểm


(2) Nguyên tắc đóng – hưởng

 Có đóng thì mới có hưởng


 Mức đóng có thể xác định trên mức hưởng tối đa
 Hoặc mức hưởng xác định trên mức đã đóng
53 Khoa Bảo hiểm
(3) Nguyên tắc trung thực tuyệt đối

 Hai bên trung thực tuyệt đối với nhau

Bên DNBH Bên TGBH


• Cân nhắc về HĐBH • Khai báo rủi ro
• Xác định phí bảo • Thực hiện HĐBH
hiểm • Đề phòng, hạn chế
• Giám định tổn thất rủi ro
• Chi trả, bồi thường • Khai báo tổn thất
• v.v

54 Khoa Bảo hiểm


(4) Nguyên tắc quyền lợi có thể được BH

 Người tham gia BH phải có một số quan hệ ràng


buộc đối với đối tượng được BH và được pháp luật
công nhận:
 Quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài
sản
 Quan hệ hôn nhân, quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng
 khi RR xảy ra với NĐBH  phải gây thiệt hại trực tiếp đến bên
mua BH, (vật chất và tinh thần)
 Tại thời điểm tham gia BH, đối tượng BH phải tồn
tại hoặc có khả năng bị rủi ro đe doạ
 Nhằm hạn chế tình trạng gian lận, trục lợi BH
55 Khoa Bảo hiểm
1.4. Vai trò kinh tế - xã hội của BH

 1.4.1. Vai trò kinh tế:


 Góp phần ổn định tài chính và đảm bảo cho các
khoản đầu tư
Nhà kinh tế học người Pháp Jerome Yeatman: “Không phải các
kiến trúc sư mà là các nhà bảo hiểm đã xây nên New York”

56 Khoa Bảo hiểm


1.4. Vai trò kinh tế - xã hội của BH

 1.4.1. Vai trò kinh tế:


 BH là một trong những kênh huy động vốn rất hữu
hiệu để đầu tư phát triển KT – XH

>80%

57 Khoa Bảo hiểm


1.4. Vai trò kinh tế - xã hội của BHTM

 1.4.1. Vai trò kinh tế:


 Ổn định tài chính cho người tham gia
 BH góp phần ổn định và tăng thu cho NSNN
 Thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại giữa
các nước

58 Khoa Bảo hiểm


1.4. Vai trò kinh tế - xã hội của BHTM

 1.4.2. Vai trò xã hội:


 BH góp phần đề phòng và hạn chế tổn thất, giúp
cho cuộc sống của con người an toàn hơn, xã hội
trật tự hơn  Giảm thiểu tổng rủi ro xã hội
- Tuyên truyền
- Biển báo nguy hiểm
- Đường lánh nạn
- Yêu cầu các biện pháp đề phòng
- Bồi thường kịp thời khắc phục hậu quả

“Lắp đặt hộ lan tại đèo Khau Ra, quộc lộ 279 tỉnh Lạng Sơn”
59 Khoa Bảo hiểm
1.4. Vai trò kinh tế - xã hội của BHTM

 1.4.2. Vai trò xã hội:


 Tạo thêm việc làm cho thị trường lao động:
Cuối năm 2015, 580.000 lao động thu nhập ổn định.
 BHTM là chỗ dựa tinh thần cho người tham gia
 Tạo nên nếp sống tiết kiệm trong toàn xã hội
 Góp phần đảm bảo an sinh xã hội

60 Khoa Bảo hiểm


1.5. Đối tượng, nội dung nghiên cứu môn
học BHTM

(Sinh viên tự tìm hiểu)

61 Khoa Bảo hiểm

You might also like