Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

Đề tài 5

Tính chất nhiệt của kim loại


Ứng dụng: Ngẫu nhiệt điện – lưỡng kim nhiệt

Nhóm trình bày: Nhóm 5


GV: Ths.NGUYỄN NGỌC HÙNG

1
THÀNH VIÊN NHÓM 5

Võ Minh Thuận - MSSV: 21161366

Nguyễn Phước Hải - MSSV: 21161446

Lê Quang Thương - MSSV: 21161767


TỔNG QUAN NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1.1 Ảnh hưởng nhiệt độ trong kim loại

1. GIỚI THIỆU
1.2 Sự sản sinh ra sức nhiệt điện động trong tiếp xúc

2. Các bước hình thành 2.1 Cảm biến nhiệt


nên cảm biến nhiệt và
lưỡng kim nhiệt
2.2 Lưỡng kim nhiệt
1.1 ẢNH HƯỞNG NHIỆT ĐỘ TRONG KIM LOẠI

Kim loại có thể dẫn nhiệt tốt và có nhiệt độ nóng


chảy cao. Kim loại cũng có đặc trưng là có tính
giãn nở nhiệt, khi gặp nhiệt độ nóng chúng
thường có xu hướng giãn ra và ngược lại. Ở nhiệt
độ thường, hầu hết kim loại đều ở thể rắn, chỉ trừ
có thuỷ ngân và copernixi là ở thể lỏng Vùng ảnh
hưởng nhiệt được hình thành giữa phần kim loại
bị nóng chảy và kim loại không bị nóng chảy, tính
từ đường viền cắt đến phần bị biến đổi màu sắc
người ta gọi đó là HAZ. Tuy phần kim loại không bị
nóng chảy nhưng sức nóng đã dẫn đến những
thay đổi trong cấu trúc vi mô của kim loại,
Vùng nhiệt độ càng cao khả năng ảnh hưởng tới chất
lượng càng lớn.
1.2 Sự sản sinh ra sức nhiệt điện động trong tiếp xúc
Hiệu ứng nhiệt điện hay còn được gọi là hiệu ứng
Peltier-Seebeck. Hiệu ứng này là sự chuyển đổi nhiệt
năng một cách trực tiếp sang điện năng và ngược lại
biến điện năng thành nhiệt năng trên một kết nối
giữa hai vật dẫn điện. Hiểu một cách đơn giản là giữa
hai bên kết nối sẽ sản sinh ra một hiệu điện thế nếu
có sự chênh lệch về nhiệt độ giữa hai bên và ngược
lại nếu giữa hai bên có sự chênh lệch về điện năng sẽ
sản phát sinh nhiệt năng ở giữa chúng.

Cặp nhiệt điện hay còn được gọi là thermocouple,


cặp nhiệt ngẫu là loại cảm biến nhiệt độ mạch kín
bao gồm hai dây dẫn bằng kim loại khác nhau
được nối ở hai đầu, được sử dụng phổ biến trong
công nghiệp đặc biệt là trong ứng dụng cần đo
những khu vực có nhiệt độ cao và nhiệt độ dao
động liên tục.
1.2 Sự sản sinh ra sức nhiệt điện động trong tiếp xúc

Hiệu ứng Peltier do Jean Charles Athanase Peltier,


nhà vật lý người Pháp, phát hiện vào năm 1834. Khi
nối hai sợi dây đồng và sắt với nhau, một đầu nhúng
vào nước đá, một đầu vào nước sôi, sẽ có sự dịch
chuyển của các điện tử. Như vậy, sự chênh lệch nhiệt
độ sinh ra điện và ngược lại, sự dịch chuyển của các
điện tử cũng tạo ra sự thay đổi nhiệt độ. Ông Peltier
đã nối một mẩu dây đồng với một dây bismuth với
một nguồn điện, tạo thành mạch kín. Ông nhận thấy,
một mặt trở nên nóng, còn mặt kia lạnh đi.
1.2 Sự sản sinh ra sức nhiệt điện động trong tiếp xúc
Thanh lưỡng kim ( hay còn gọi là bản lưỡng kim), là thiết bị dùng
để chuyển hóa sự thay đổi nhiệt độ thành sự dịch chuyển cơ học.
Thanh lưỡng kim bao gồm hai kim loại bản chất khác nhau có độ
giãn nở khác nhau khi được gia nhiệt, thường là thép và đồng. Sự
giãn nở khác nhau của hai kim loại sẽ làm thanh lưỡng kim biến
dạng và uốn cong theo một hướng khi gia nhiệt và biến dạng theo
hướng ngược lại nếu được làm lạnh dưới nhiệt độ ban đầu. Kim
loại có hệ số giãn nở nhiệt cao hơn nằm ở phía bên ngoài của
đường cong khi thanh lưỡng kim được làm nóng và ở phía bên
trong khi được làm mát.

Thanh lưỡng kim đầu tiên được phát minh bởi Jonh Harrison, một
thợ làm đồng hồ ở thế kỷ 18, người đã chế tạo nó cho đồng hồ hàng
hải thứ ba của ông, mang tên H3, vào năm 1759 để bù cho những
thay đổi do nhiệt độ gây ra trên lò xo cân bằng. Phát minh của
Harrison được công nhận trên bảng tưởng niệm ông ở Tu viện
Westminster ( Anh ). Hiệu ứng của thanh lưỡng kim được sử dụng
trong rất nhiều thiết bị cơ học và các thiết bị điện như ( cầu
dao,Rơle nhiệt,...).
CẢM BIẾN NHIỆT
NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC TRONG CẢM BIẾN NHIỆT

• Cảm biến nhiệt có cấu tạo chính là 2 dây kim loại khác nhau được gắn vào đầu nóng và đầu lạnh.

• Cụ thể, khi có sự chênh lệch nhiệt độ giữa đầu nóng và đầu lạnh thì sẽ có một sức điện động V được phát
sinh tại đầu lạnh. Nhiệt độ ở đầu lạnh phải ổn định và đo được và nó phụ thuộc vào chất liệu. Chính vì vậy
mà mới có sự xuất hiện của các loại cặp nhiệt độ và mỗi loại cho ra một sức điện động khác nhau: E, J, K, R,
S, T.

• Nguyên lí làm việc của cảm biến nhiệt chủ yếu dựa trên mối quan hệ giữa vật liệu kim loại và nhiệt độ. Cụ
thể, khi nhiệt độ là 0 thì điện trở ở mức 100Ω và điện trở của kim loại tăng lên khi nhiệt độ tăng và ngược
lại.

• Việc tích hợp bộ chuyển đổi tín hiệu giúp nâng cao hiệu suất làm việc của cảm biến nhiệt và giúp cho việc
vận hành, lắp đặt được dễ dàng hơn.
PHÂN LOẠI
Hiện nay, cảm biến nhiệt độ được chia thành các
loại như sau:

Cảm biến nhiệt độ (Cặp nhiệt điện –


Thermocouple). Cặp nhiệt điện loại K, R,S,.. có
dải đo nhiệt độ cao.

Nhiệt điện trở (RTD – Resistance Temperature


Detectors). Thông thường là cảm biến Pt100,
Pt1000, Pt50, CU50,…

Điện trở oxit kim loại

Cảm biến nhiệt bán dẫn (Diode, IC…).

Nhiệt kế bức xạ
ỨNG DỤNG VÀ SẢN XUẤT CẢM BIẾN NHIỆT HIỆN NAY
Cảm biến nhiệt được sử dụng để đo nhiệt độ và thường được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp, y tế, tự
động hóa, điện tử, và nhiều lĩnh vực khác, cụ thể là :

• Những loại nhiệt kế điện tử, bán dẫn, can nhiệt được sử dụng trong công nông nghiệp.

• Nhiệt kế điện tử sử dụng phổ biến đo nhiệt độ trong xe hơi, nước, sữa, chất lỏng khác.

• Cảm biến nhiệt điện trở kim loại sử dụng phổ biến trong công nghiệp nhiệt lạnh

• Cặp nhiệt điện loại K, T, R, S, B sử dụng phổ biến trong gia công vật liệu và hóa chất.

• Nhiệt kế được sử dụng đo nhiệt độ cơ thể.

Về phần sản xuất cảm biến nhiệt ngày nay, tùy vào ứng dụng cụ thể mà có thể sử dụng các phương pháp khác
nhau để sản xuất cảm biến nhiệt. Có nhiều cách để sản xuất cảm biến nhiệt, tuy nhiên dưới đây là một số phương
pháp phổ biến như: Sử dụng dây nhiệt độ, Thermistor, RTD, thermocouple.
LƯỠNG KIM NHIỆT
NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC TRONG LƯỠNG KIM NHIỆT
Là một loại đồng hồ đo nhiệt độ sử dụng 2 kim loại có độ giãn nở khác nhau (trong cùng một nhiệt độ) ép vào
nhau thành 1 thanh. Khi nhiệt độ thay đổi, thanh kim loại này sẽ bị cong ít hoặc nhiều, từ đó làm thay đổi vị trí của
kim chỉ thị. Và người sử dụng có thể biết được nhiệt độ qua quan sát mặt đồng hồ.

Nhiệt kế hoạt động với dải lưỡng kim dưới dạng ống và xoắn. Hệ
thống đo bao gồm hai tấm có hệ số giãn nở khác nhau, được ghép
nối không thể tách rời. Khi chân đo tiết xúc với chất lỏng hoặc chất
khí có nhiệt độ cao, dải lưỡng kim trong chân đo sẽ bất đầu giãn ra,
theo một tác động cơ học, kim bất đầu quay theo chiều kim đồng hồ.

Hoặc ngược lại, khi chân đo tiết xúc với chất lỏng hoặc chất khí có
nhiệt độ thấp, dải lưỡng kim trong chân đo sẽ bất đầu co lại, theo một
tác động cơ học, kim bất đầu quay theo ngược chiều kim đồng hồ.

Thông qua sự biến dạng cơ học của dải lưỡng kim trong các chân đo
nói trên, tạo ra chuyển động quay do sự thay đổi nhiệt độ gây ra. Một
đầu của chân đo, dải lưỡng kim được kẹp chặt, đầu kia sẽ quay trục
con trỏ.
ĐẶC ĐIỂM CHÂN ĐO CỦA LƯỠNG KIM NHIỆT

Cũng giống với các loại đồng hồ khác, nhiệt kế này cũng có 2 kiểu chân là chân đứng và chân sau, đặc biệt là
chân sau còn có khớp, mắt xích có thể bẻ theo góc 90o, vừa là chân đứng, vừa là chân sau, tuỳ chỉnh theo góc độ
của người sử dụng. Và que đo nhiệt độ còn được chế tạo từ nhiều vật liệu khác nhau. 

Nhiệt kế chân sau Đồng hồ nhiệt độ chân đứng chân sau có khớp bẻ 90 độ
CÁC BƯỚC SẢN XUẤT LƯỠNG KIM NHIỆT HIỆN NAY
Lưỡng kim nhiệt (thermocouple) là một loại cảm biến nhiệt được sử dụng để đo nhiệt độ trong nhiều ứng dụng
công nghiệp, y tế, tự động hóa, điện tử, và nhiều lĩnh vực khác. Sản xuất lưỡng kim nhiệt thường gồm các bước
sau đây:

Chọn và chuẩn bị vật liệu: Vật liệu của lưỡng kim nhiệt phải được chọn sao cho có đặc tính nhiệt điện tốt.
Thông thường, các hợp kim kim loại như niken và crom là được sử dụng. Sau đó, các hợp kim này sẽ được
tinh chế và làm sạch để loại bỏ các tạp chất và đảm bảo độ tinh khiết của vật liệu.

Cắt và hàn các mảnh kim loại: Sau khi chuẩn bị các vật liệu, các mảnh kim loại sẽ được cắt và hàn với nhau để
tạo thành cặp lưỡng kim nhiệt. Các mảnh kim loại phải được cắt cùng độ dài và được hàn chặt với nhau để
đảm bảo độ tin cậy của lưỡng kim nhiệt.

Bảo vệ và cách điện: Sau khi cặp lưỡng kim nhiệt được tạo ra, chúng sẽ được bảo vệ bằng cách đóng gói trong
ống hoặc giỏ để ngăn chặn các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến độ chính xác của lưỡng kim nhiệt. Đồng thời,
cách điện bên trong ống hoặc giỏ cũng được sử dụng để đảm bảo rằng các mảnh kim loại không chạm nhau và
tạo ra một mạch điện cách điện.

Kiểm tra và hiệu chuẩn: Sau khi sản xuất xong, lưỡng kim nhiệt sẽ được kiểm tra và hiệu chuẩn để đảm bảo
độ chính xác của chúng. Các thông số kiểm tra như độ nhạy, sai số, độ ổn định và độ lặp lại của lưỡng kim
nhiệt sẽ được đo và xác định để đảm bảo rằng chúng đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn của ứng dụng cụ thể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://smartsheetmetal.com.vn/tin-tuc/vung-anh-huong-nhiet-tren-be-mat-kim-loai-co-anh-huong-gi-toi-chat-l
uong.html#:~:text=V%C3%B9ng%20%E1%BA%A3nh%20h%C6%B0%E1%BB%9Fng%20nhi%E1%BB%87t%20%C4
%91%C6%B0%E1%BB%A3c,vi%20m%C3%B4%20c%E1%BB%A7a%20kim%20lo%E1%BA%A1i

https://vi.wikipedia.org/wiki/Thanh_l%C6%B0%E1%BB%A1ng_kim\

http://thermoway.com.vn/sanpham/nhiet-ke-luong-kim/

https://vietchem.com.vn/tin-tuc/nguyen-ly-hoat-dong-cua-cam-bien-nhiet-do-la.html#mcetoc_1g8q38roc0

https://tschem.com.vn/cam-bien-nhiet/
THANKS FOR LISTENING!

17

You might also like