LEC 09 Tắc Ruột Sơ Sinh - VHT

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 44

HỘI CHỨNG TẮC RUỘT SƠ SINH

Teo ruột non


Bộ môn Ngoại – ĐHY Hà Nội
Khoa phẫu thuật Nhi và trẻ sơ sinh – BV Việt Đức
MỤC TIÊU

1. Trình bày được các triệu chứng lâm sàng và cận lâm

sang của tắc ruột sơ sinh.

2. Trình bày được các nguyên nhân gây tắc ruột sơ sinh.

3. Trình bày được nguyên tắc điều trị tắc ruột sơ sinh.

2
ĐẠI CƯƠNG

 Là một cấp cứu ngoại nhi thường gặp.


 Bao gồm nhiều nguyên nhân gây tắc ruột (từ tá tràng
tới hậu môn) với các mức độ khác nhau.
 Trước đây tỉ lệ tử vong còn cao do chẩn đoán muộn,
các phương tiện hạn chế ...
 Liên quan mật thiết giữa sản khoa và nhi khoa: chẩn
đoán trước mổ, sau sinh, ...

3
ĐẠI CƯƠNG
Đặc điểm sinh lý đường tiêu hoá trẻ em:

• Sau đẻ trẻ thở và nuốt khí vào


đường tiêu hoá
• Ỉa phân su trung bình sau sinh
6-8 giờ,
• Chậm phân su là khi sau 24 giờ
trẻ chưa đại tiện phân su
• Phân su màu xanh đen, đặc
quánh, bóng.
4
DỊCH TỄ HỌC

 Hay gặp ở trẻ đẻ non hoặc mẹ mắc cúm khi mang thai.
 Tỉ lệ mắc bệnh tuỳ nguyên nhân
 Nhiều bệnh tỉ lệ tử vong còn cao.

5
CHẨN ĐOÁN TRƯỚC SINH

 Siêu âm trước sinh: 2 dấu hiệu gợi ý tắc ruột là sự giãn


nở bất thường của quai ruột thai và dấu hiệu đa ối.
 Sự giãn nở bất thường quai ruột:
• Dấu hiệu bóng đôi (double-bubble)-> tắc tá tràng
• Các quai ruột giãn
• H/ảnh dịch ổ bụng, đám tăng âm canxi-> VPM bào thai
• Các bệnh lý khác như thoát vị hoành, thoát vị rốn, khe hở thành
bụng…

 Đa ối: Vị trí tắc càng cao càng hay gặp đa ối.

6
CHẨN ĐOÁN TRƯỚC SINH

Hình ảnh bóng đôi Hình ảnh các quai ruột giãn

7
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

 Triệu chứng cơ năng


• Không ỉa hoặc chậm ỉa phân su: có thể ra kết trắng
đục: trường hợp tắc tá tràng trên bóng Valter thì có thể
ỉa phân su.
• Nôn: có thể ra dịch dạ dày, dịch mật, dịch phân tuỳ vị
trí tắc, thời gian vào viện và tắc hoàn toàn hay không.

8
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

 Triệu chứng thực thể


• Bụng trướng
• Sonde dạ dày: số lượng, màu sắc dịch
• Khám HM-TT:
• vị trí hậu môn, lỗ rò phân, nếu HM bình thường > thăm
bằng sonde Nelaton
 Sonde chỉ vào 2-3cm -> Teo trực tràng
 Sonde vào sâu, dấu hiệu “tháo cống” -> TD bệnh Hirschsprung
 Sonde vào sâu, không có phân xu, có kết thể trắng-> Teo ruột
9
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

 Triệu chứng toàn thân: tuỳ mức độ, thời gian bị bệnh
• Dh mất nước: da khô, mắt trũng, thóp lõm, đái ít
• Sốt: do mất nước, điện giải hoặc viêm phổi
• Rối loạn hô hấp: thở nhanh nông, phổi rale ẩm, do
bụng trướng, hít phải chất nôn
• Da: có thể vàng da sinh lý, xanh nhợt khi mất máu,
xoắn ruột.
• Dị tật kèm theo: Down, TBS, dị tật tiết niệu-sinh dục,...

10
CẬN LÂM SÀNG

1. Xét nghiệm máu


• Giúp đánh giá tình trạng bệnh nhân, phát hiện bệnh lý
phối hợp.
2. Xquang bụng không chuẩn bị
• Hình ảnh mức nước hơi:
• Ổ bụng mờ dịch
• Đám vôi hoá
• Liềm hơi dưới hoành

11
CẬN LÂM SÀNG
Xquang bụng không chuẩn bị
Chú ý: Thời điểm chụp, tư thế

H/a 2 mức nước hơi Tắc ruột non Hình ổ bụng mờ


(tắc tá tràng)

12
CẬN LÂM SÀNG
3. Siêu âm

• Quai ruột giãn, ứ đọng phân trong quai ruột.


• Tăng nhu động của các quai ruột.
• Có dịch tự do trong ổ bụng, nang dịch ổ bụng.
• Phát hiện các dị tật khác kèm theo (tiết niệu và gan mật).

Hẹp phì đại môn vị Ruột đôi Giãn đài bể thận

13
CẬN LÂM SÀNG
4. Xquang khung đại tràng có thuốc

• Đại tràng nhỏ (tắc ruột non). Có thể thấy vị trí tắc ở đại tràng.
• Đoạn hẹp giãn trong bệnh lý giãn đại tràng bẩm sinh.
• Manh tràng nằm cao, sang bên trái trong ruột quay dở dang.

14
5. Xquang lưu thông ruột (transit)

• Chỉ định: tắc không hoàn toàn


• Chẩn đoán các bệnh như ruột quay dở dang, tắc ruột do
màng ngăn có lỗ, ...

H/a tá tràng xoắn vỏ táo H/a hẹp miệng nối sau mổ


( ruột quay dở dang) tắc tá tràng
15
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN TẮC RUỘT SƠ SINH

1. Tắc tá tràng
• Nguyên nhân bên trong: teo tá tràng;
hẹp tá tràng (màng ngăn có lỗ)

• Nguyên nhân bên ngoài:

+ Tuỵ hình nhẫn.

+ Dây chằng Ladd.

+ Kìm động mạch.


+ Tĩnh mạch cửa trước tá tràng
• Chẩn đoán: Xquang thấy 2 mức nước hơi
2 bên cột sống. (double-bubble)
16
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN TẮC RUỘT SƠ SINH

2. Teo ruột: 4 thể theo Grosfeld

17
18
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN TẮC RUỘT SƠ SINH

 Teo ruột: 4 thể theo Grosfeld


• Loại I: Màng ngăn niêm mạc hoàn toàn.

• Loại II: Teo ruột mà hai đầu ruột nối với nhau bằng một dây xơ.

• Loại III: Teo ruột gián đoạn: mạc ruột bị khuyết hình chữ V. Có 2 mức độ

+ IIIa: Teo gián đoạn có mạc treo khuyết hình chữ V đơn thuần.

+ IIIb: Teo ruột gián đoạn mà đoạn ruột dưới chỗ teo cuốn quanh trục
mạch máu tạo nên hình ảnh “cây thông”.

• Loại IV: Teo ruột gián đoạn nhiều vị trí.

19
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN TẮC RUỘT SƠ SINH

3. Ruột xoay dở dang (malrotation) và xoắn trung tràng


(midgut volvulus)
• Do sự bất thường trong quá trình xoay và cố định của ruột

• Có thể có các dạng: Ruột không xoay, ruột xoay không hoàn
toàn, ruột xoay ngược.

• Có thể không triệu chứng hoặc biến chứng tắc ruột nặng nề :
tắc tá tràng do dc Ladd, xoắn toàn bộ ruột

20
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN TẮC RUỘT SƠ SINH

 Ruột xoay dở dang (malrotation) và xoắn trung tràng


(midgut volvulus)
• Xoắn ruột cấp: Đau bụng đột ngột, ỉa máu, bụng trướng trên rốn, có thể sốc.

• Xoắn mạn tính: Nôn trớ dịch mật kèm đau bụng cơn, có khi xuất huyết tiêu
hóa, suy dinh dưỡng.

• Siêu âm: thấy dấu hiệu “xoáy nước” (Whirtpool signs) do TM mạc treo tràng
trên xoắn quanh ĐM mạc treo tràng trên.

• Xquang đại tràng: tìm vị trí manh tràng bất thường. Xquang khung tá tràng
thấy tá tràng xoắn hình cái “lò xo” hay “cái nút mở chai”.

21
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN TẮC RUỘT SƠ SINH

 Ruột xoay dở dang (malrotation) và xoắn trung tràng


(midgut volvulus)

Bình thường Ruột quay dở dang

Xoắn ruột Ruột không xoay

22
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN TẮC RUỘT SƠ SINH

4. Viêm phúc mạc bào thai


• Thường do thủng ruột thời kỳ bào thai

• Ổ phúc mạc có thể hình thành các màng ngăn giả, ngăn kén chứa đầy dịch
phân su, ruột bị chèn ép và co cụm lại sát với cột sống.

• Lâm sàng: bụng trướng căng, có tuần hoàn bàng hệ. Có thể thấy dấu hiệu
tràn dịch màng tinh hoàn hai bên do dịch phân su tràn xuống theo ống phúc
tinh mạc.

• Xquang bụng mờ hoàn toàn, ruột non bị ép sát vào cột sống, có thể thấy
liềm hơi dưới cơ hoành.

23
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN TẮC RUỘT SƠ SINH

5. Tắc ruột do chèn ép


• Các dây chằng bẩm sinh: Di tích của động mạch rốn hoặc còn ống rốn tràng.

• Do có các khối u ở mạc treo vào ruột như: Ruột đôi, u bạch huyết thể nang
ở mạc treo gây chèn ép hoặc xoắn ruột.

• Do các dây chằng hoặc do dính ruột: Di tích của viêm phúc mạc từ thời kì bào
thai.

• Tắc do hẹp ruột sau bệnh viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh.

24
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN TẮC RUỘT SƠ SINH

6. Tắc ruột phân su


• Do phân su bị kết dính vào niêm mạc của toàn bộ
đoạn cuối hồi tràng gây tắc ruột

• Xquang bụng hình ảnh tắc ruột không điển hình và


mức nước hơi, đặc biệt ở HCP có hình lấm tấm
xen kẽ bọt hơi và phân su như hình “bọt xà phòng”
Phân su kết dính

• Điều trị:Thụt tháo đại tràng bằng dung dịch Tắc ruột phân xu

gastrografin nhằm hòa loãng các kết thể phân su.

• Theo dõi từ 6-12 giờ nếu thất bại thì chuyển mổ


làm sạch kết thể phân su ở hồi tràng, hoặc cắt bỏ
đoạn ruột bị giãn và tái lập lưu thông tiêu hóa.
25
7. Dị tật hậu môn-trực tràng

26
8. Một số dị tật của thành bụng

Thoát vị trong dây rốn (Omphalocele)

Khe hở thành bụng


27
9. Một số nguyên nhân tắc ruột cơ năng ở trẻ sơ sinh

• Lâm sàng:

+ Có hội chứng tắc ruột sơ sinh.

+ Thăm trực tràng: vẫn có phân su.


• Nguyên nhân:

+ Giãn đại tràng bẩm sinh.

+ Các nhiễm khuẩn sơ sinh nặng gây


liệt ruột.

28
PHÁC
ĐỒ
CHẨN
ĐOÁN

29
ĐIỀU TRỊ

 Điều trị trước mổ


• Tại bệnh viện sản hoặc khoa sơ sinh-nội nhi
 Giữ thân nhiệt
 Đặt sonde dạ dày
 Đường truyền tĩnh mạch
 Vitamin K

30
ĐIỀU TRỊ

 Điều trị trước mổ


• Sau khi chuyển tới trung tâm phẫu thuật nhi
 Đánh giá tình trạng BN : cân nặng, viêm phổi, dị
tật phối hợp, xét nghiệm, ....
 Hồi sức trước mổ
 Phẫu thuật: nhằm phục hồi lưu thông ruột và
chức năng ruột tuỳ nguyên nhân tắc

31
ĐIỀU TRỊ

 Phẫu thuật
• Tắc tá tràng:
 Tá tràng đôi: bóc cắt hoặc mở thông tá tràng đôi
phụ vào tá tràng chính
 Teo tá tràng: nối tá-tá tràng kiểu Kimura
 Do tuỵ nhẫn: nối tá-tá tràng mặt trước trên dưới
tuỵ nhẫn
 Tắc do màng ngăn: mở ruột cắt màng ngăn

32
ĐIỀU TRỊ

 Phẫu thuật
• Tắc tá tràng:
 Teo tá tràng: nối tá-tá tràng kiểu Kimura

33
ĐIỀU TRỊ

 Phẫu thuật
• Teo ruột:
 Tắc do màng ngăn: mở ruột cắt màng ngăn hoặc
cắt đoạn ruột chưa màng ngăn nối tận chéo
 Dạng dây xơ hoặc gián đoạn: cắt nối ruột
 Có thể phải dẫn lưu hai đầu ruột thì đầu, đóng thì
2 nếu kèm theo VPM bào thai, dính ruột nhiều
hoặc teo đoạn cuối hồi tràng
34
ĐIỀU TRỊ

 Phẫu thuật
• Teo ruột: Các kỹ thuật cắt nối ruột

A. Tận – chéo; B. Tận – tận; C. Tận bên kiểu Bishop-Koop; D. Đưa 2 đầu ra ngoài
35
ĐIỀU TRỊ

 Phẫu thuật
• Teo ruột: Các kỹ thuật tạo hình đoạn ruột giãn

Kỹ thuật Tapering ; Kỹ thuật gấp nếp Plicating Kỹ thuật bóc thanh cơ gấp nếp
36
ĐIỀU TRỊ

 Phẫu thuật
• Ruột đôi
 Cắt đoạn ruột có đoạn ruột đôi, nối ruột tận-tận
 Bóc, cắt đoạn ruột đôi đơn thuần nếu ruột đôi ở
góc hồi manh tràng.

37
ĐIỀU TRỊ

 Phẫu thuật
• Xoắn trung tràng và dây chằng Ladd: phẫu thuật Ladd
 Tháo xoắn ruột đánh giá tình trạng ruột
 Tách cắt dây chằng Ladd
 Xếp lại gỡ dính tá tràng
 Trải rộng mạc treo
 Cắt ruột thừa, cố định manh tràng
 Xếp lại ruột

38
ĐIỀU TRỊ

 Phẫu thuật
• Do dính ruột, dây chằng: gỡ dính cắt dây chằng
 Nếu đoạn ruột trên giãn dài cần làm nhỏ đoạn ruột
phía trên
 Bơm thông đầu dưới để làm rộng và tống kết thể
phân su xuống dưới
 Nếu ruột teo nhiều đoạn mà đoạn còn lại ngắn 
Phải làm nhiều miệng nối tránh biến chứng ruột ngắn
39
ĐIỀU TRỊ

 Phẫu thuật
• Tắc thấp: đại trực tràng, hậu môn
 Teo đại tràng: loại trừ được Hirschprung có thể nối trực tiếp, có
thể làm hậu môn nhân tạo và cắt nối thì sau.
 Bệnh Hirschsprung: Thể vô hạch cao, gây tắc và viêm ruột -
>làm hậu môn nhân tạo, thường làm ngay trên chỗ bị tắc.
 Dị tật hậu môn trực tràng: Tùy theo thể bệnh mà tạo hình hậu
môn ngay hay làm hậu môn nhân tạo.

40
CHĂM SÓC SAU MỔ

 Đặt sonde dạ dày


 Bồi phụ nước điện giải
 Nuôi dưỡng tĩnh mạch
 Kháng sinh
 Theo dõi lâm sàng và xét nghiệm

41
BIẾN CHỨNG

 Biến chứng sớm


• Viêm phổi do hít hoặc sặc
• Bục, rò miệng nối sau mổ
• Tắc ruột sau mổ do hẹp miệng nối hoặc liệt ruột
• Biến chứng nuôi dưỡng tĩnh mạch
• Tử vong do các bệnh lý kèm theo

42
BIẾN CHỨNG

 Biến chứng muộn


• Hội chứng ruột ngắn
• Hội chứng túi cùng

43
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN

44

You might also like