Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 52

==

BÀI 5
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI
HỢP ĐỒNG
Khoa Luật Dân sự

09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 1


LÊ HÀ HUY PHÁT
Thạc sĩ luật học
Khoa luật Dân sự - Đại học Luật TP.HCM

09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 2


Tài liệu tham khảo
• Giáo trình Pháp luật Hợp đồng và Bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
• Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng Việt nam – Bản án và bình luận bản án, 2016,
Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam
• Đỗ Văn Đại (cb), Bình luận khoa học những điểm
mới của BLDS 2015, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia
Việt Nam
09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 3
Văn bản pháp luật
• Hiến pháp năm 2013
• Bộ luật dân sự năm 2015
• Bộ luật dân sự năm 2005
• Bộ luật dân sự năm 1995

09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 4


Mục tiêu bài giảng
• Sinh viên nắm được những quy định của Luật dân sự
về BTTH ngoài HĐ.

• Vận dụng vào thực tiễn để xác định bản chất và giải
quyết các vấn đề tranh chấp liên quan đến BTTH
ngoài HĐ.

09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 5


NỘI DUNG CHÍNH
BÀI 5

Những quy định chung về trách nhiệm


BTTH ngoài hợp đồng

09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 6


1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa
của TNBTTH ngoài HĐ

09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 7


1.1 Khái niệm và đặc điểm
• Khái niệm: Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là
một loại trách nhiệm pháp lý, áp dụng đối với người
có hành vi vi phạm, xâm hại tới các lợi ích vật chất,
lợi ích tinh thần của chủ thể khác, buộc người này
phải gánh chịu một hậu quả bất lợi do hành vi trái
pháp luật của mình gây ra.

09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 8


Đặc điểm
• Thứ nhất, nội dung của TN BTTH đa phần là do luật
định
• Thứ hai, đôi khi phải chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngay cả khi không có lỗi
• Thứ ba, phải BTTH cả thiệt hại vật chất lẫn tổn thất
về tinh thần.

09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 9


1.2. Ý nghĩa
• Hướng đến mục đích phục hồi

• Giáo dục

• Bảo vệ

• Phòng ngừa

09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 10


2. Căn cứ phát sinh TNBTTH ngoài HĐ và các
trường hợp không phải chịu TNBTTH ngoài HĐ

09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 11


2.1 Căn cứ phát sinh TN BTTH

• Có thiệt hại xảy ra trên thực tế

• Hành vi gây ra thiệt hại là hành vi trái pháp luật

• Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp


luật và thiệt hại xảy ra
09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 12
2.1.1 Thiệt hại và các loại thiệt hại

Khái niệm: Thiệt hại là sự thay đổi theo chiều xấu đi


của tài sản, của các giá trị nhân thân do pháp luật bảo
vệ.

09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 13


Các loại thiệt hại:
a. Thiệt hại vật chất: Điều 589; khoản 1 Điều 590;
khoản 1 Điều 591; khoản 1 Điều 592 BLDS 2015.

09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 14


b. Tổn thất về tinh thần: 2 trường hợp

Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân

Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân

09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 15


2.1.2 Đặc tính của thiệt hại với tư cách là căn cứ
phát sinh trách nhiệm bồi thường

• Là thiệt hại thực tế: có thực, có thể nhận thức được.

• Phải có thể được tính thành tiền

09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 16


2.1.2. Hành vi gây ra thiệt hại là hành vi trái
pháp luật

Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của


con người được thể hiện thông qua hành động
hoặc không hành động trái với các quy định của
pháp luật.

09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 17


Hành vi trái pháp luật thể hiện ở dạng hành động
hoặc không hành động

• Hành vi trái pháp luật thể hiện ở dạng hành động thông
qua những xử sự cụ thể của con người ví dụ như: đâm,
chém, bắn, đốt, đánh...

• Hành vi gây thiệt hại có thể tồn tại cả ở dạng không hành
động.

09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 18


Những hành vi gây thiệt hại nhưng không bị coi
là hành vi trái pháp luật
• Thứ nhất, hành vi gây thiệt hại do phòng vệ chính đáng.

• Thứ hai, hành vi gây thiệt hại do yêu cầu của tình thế cấp thiết.

• Thứ ba, gây thiệt hại có sự đồng ý hợp pháp của người bị thiệt hại

• Thứ tư, gây thiệt hại khi thi hành công vụ hoặc thực hiện chức trách
nghề nghiệp

• Những trường hợp khác do pháp luật quy định.


09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 19
2.1.3. Phải có mối quan hệ Nhân - Quả giữa
hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra

Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành
vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp
luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.

09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 20


2.1.4. Yếu tố lỗi trong TN BTTH ngoài HĐ

Khái niệm: Lỗi là thái độ tâm lý của người gây thiệt


hại, thể hiện nhận thức và mong muốn của mình đối
với hành vi gây thiệt hại và thiệt hại do hành vi đó
gây ra

09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 21


• Lỗi bao gồm 02 yếu tố là lý trí và ý chí.

 Lý trí: khả năng và mức độ nhận thức của người gây


thiệt hại đối với hành vi gây thiệt hại và thiệt hại

 Ý chí: được hiểu là năng lực điều khiển hành vi của


người gây thiệt hại, mong muốn hoặc không mong
muốn nhưng để mặc hậu quả xảy ra.
09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 22
Hình thức lỗi: Lỗi cố ý và lỗi vô ý

09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 23


Lỗi cố ý: là trường hợp một người nhận thức rõ
hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác
mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không
mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.

09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 24


Lỗi vô ý: là trường hợp một người không thấy trước
hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù
phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra
hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây
thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra
hoặc có thể ngăn chặn được.

09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 25


Sự khác nhau giữa BLDS 2005 và BLDS 2015 về
yếu tố Lỗi

- Lỗi không còn là điều kiện bắt buộc làm phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trừ
trường hợp BLDS và luật khác có quy định.

- Là căn cứ ấn định mức bồi thường thiệt hại

09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 26


2.2.Các trường hợp không phải chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại
• Thiệt hại xảy ra do phòng vệ chính đáng

• Thiệt hại xảy ra do tình thế cấp thiết

• Thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng

• Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt


hại

09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 27


3.Nguyên tắc bồi thường thiệt hại: (Điều 585
BLDS năm 2015)
Nguyên tắc 1:

• Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ

• Thiệt hại phải được bồi thường kịp thời

09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 28


• Nguyên tắc 2: Giảm mức bồi thường

+ Gây thiệt hại với lỗi vô ý hoặc không có lỗi

+ Thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình

09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 29


• Nguyên tắc 3: Thay đổi mức bồi thường

Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế
thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền
yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm
quyền khác thay đổi mức bồi thường.

09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 30


• Nguyên tắc 4:

Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt


hại thì không được bồi thường phần thiệt hại
do lỗi của mình gây ra.

09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 31


• Nguyên tắc 5:
Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi
thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các
biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế
thiệt hại cho chính mình

09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 32


4.Trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường do
cùng gây thiệt hại
• 4.1. Khái niệm
Trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại là
một loại trách nhiệm dân sự, theo đó người có quyền
được quyền yêu cầu bất cứ ai trong số những người
có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại và bất
cứ ai trong số những người có nghĩa vụ cũng phải
thực hiện toàn bộ nghĩa vụ đối với người có quyền
khi được người có quyền yêu cầu.
09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 33
4.2. Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm dân sự liên
đới

• Do pháp luật quy định

• Do cùng gây thiệt hại (Thể hiện ở việc thống nhất ý


chí, hành vi, hậu quả)

09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 34


4.3. Nội dung của trách nhiệm dân sự liên đới
• Quyền yêu cầu bồi thường

• Trách nhiệm hoàn trả

• Miễn việc bồi thường toàn bộ.

• Miễn việc bồi thường cho một trong số những người có


trách nhiệm liên đới.
09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 35
5. Phương thức xác định thiệt hại, thời hạn
hưởng bồi thường thiệt hại
5.1 Thiệt hại về tài sản: Điều 589 BLDS 2015

- Tài sản bị mất, bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;


- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị
mất, bị giảm sút;
- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục
thiệt hại;
- Thiệt hại khác do luật quy định.
09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 36
• Lưu ý:
- Thứ nhất, tài sản không hợp pháp bị xâm phạm thì
không được bồi thường.

- Thứ hai, vấn đề bồi thường tổn thất về tinh thần trong
trường hợp tài sản bị xâm phạm

09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 37


5.2 Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm: Điều 590 BLDS 2015

• Chi phí hợp lý cho việc chữa trị;


• Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút
• Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của
người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều
trị
• Thiệt hại khác do luật quy định.
• Tổn thất về tinh thần

09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 38


5.3 Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm: Điều 591 BLDS 2015

• Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại
Điều 590 BLDS 2015;
• Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
• Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt
hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
• Thiệt hại khác do luật quy định;
• Tổn thất về tinh thần.

09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 39


5.4 Thiệt hại trong trường hợp danh dự, uy tín, nhân phẩm
bị xâm phạm: Điều 592 BLDS 2015

• Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;


• Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
• Thiệt hại khác do luật quy định.
• Tổn thất về tinh thần

09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 40


5.5 Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại: Điều 593 BLDS 2015

Trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả


năng lao động.

09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 41


Xác định thời hạn hưởng cấp dưỡng trong trường hợp
người bị thiệt hại chết:

- Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là


con của người chết và còn sống sau khi sinh ra.

- Người thành niên nhưng không có khả năng lao


động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết.

09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 42


Lưu ý: Đối với con đã thành thai của người chết, tiền
cấp dưỡng được tính từ thời điểm người này sinh ra
và còn sống.

09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 43


6. Hình thức bồi thường và phương thức bồi thường

6.1 Hình thức bồi thường


- Do các bên thỏa thuận.

- Nếu không thỏa thuận được thì do Tòa án quyết


định

09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 44


+ Tiền

+ Hiện vật

+ Thực hiện một công việc nhất định.

09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 45


6.2. Phương thức bồi thường

- Do các bên thỏa thuận.

- Nếu không thỏa thuận được thì do Tòa án quyết


định

09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 46


+ Một lần

+ Nhiều lần theo định kỳ hoặc không theo định kỳ

09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 47


7. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
của cá nhân và xác định người được hưởng bồi
thường

7.1. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
của cá nhân

• Trường hợp 1: Người từ đủ 18 tuổi (Khoản 1 Điều


586 BLDS 2015)

09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 48


• Trường hợp 2: Người chưa thành niên (Khoản 2 Điều
586 BLDS 2015)

- Người dưới 15 tuổi

- Người từ 15 đến dưới 18 tuổi

• Trường hợp 3: Các trường hợp có yếu tố giám hộ


(Khoản 3 Điều 586)
09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 49
7.2 Xác định người được hưởng bồi thường
- Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm
- Trong trường hợp sức khỏe bị xâm phạm
- Trong trường hợp tính mạng bị xâm phạm
- Trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm
phạm

09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 50


8. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03
năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc
phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm
phạm.

09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 51


Câu hỏi ôn tập
• Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì luôn luôn
được bồi thường thiệt hại vật chất lẫn tổn thất về tinh
thần
• Chủ thể gây thiệt hại luôn luôn là chủ thể phải chịu
trách nhiệm bồi thường

09/28/23 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 52

You might also like