Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

CHIẾN LƯỢC BÁN PHÁ

GIÁ CỦA CÁC DOANH


NGHIỆP ĐA QUỐC GIA
(MNC)
MARKETING QUỐC TẾ - NHÓM 5 - MỤC 1.3
01 CHIẾN LƯỢC PHÁ GIÁ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
DOANH NGHIỆP NỘI ĐỊA

Các doanh nghiệp đa quốc gia (MNC) dựa vào nguồn lực sẵn có từ công ty mẹ tham gia vào thị trường, thực hiện các chiến
lược (quảng cáo, bán phá giá, khuyến mãi,...) nhằm giành thị trường thôn tính doanh nghiệp nội địa.
Hình thức “Cá lớn nuốt cá bé”.

Các MNC tham vọng thao túng thị trường nội địa, lợi dụng điều này để làm bàn đạp hỗ trợ cho các thị trường khác trong
khu vực nhưng thị phần còn nhỏ. Điều này đã khiến cho vài doanh nghiệp nội địa không kịp đối phó đã phải bỏ cuộc, và vài
doanh nghiệp phải thay đổi chiến lược kinh doanh của mình để bảo toàn trước các sự cạnh tranh không cân sức.

Ví dụ: Tại thị trường nước giải khát tại TP.HCM, các MNC (Pepsi, Coca Cola) đã thực hiện các chiến lược phá giá khi tham gia
vào thị trường. Kết quả các doanh nghiệp nội địa (Festi, Hòa Bình, Chương Dương...) không đủ sức cạnh trạnh và bỏ cuộc. Tuy
nhiên, riêng doanh nghiệp nước giải khát Tribeco vẫn tồn tại trong thế yếu nhờ thay đổi chiến lược kinh doanh về sản phẩm của
doanh nghiệp (giảm 50% công suất nước ngọt chuyển sang sản xuất sữa đậu nành để kìm giữ thị phần nước ngọt không xuống
quá thấp, dùng lãi từ các năm cộng với lãi từ sữa đậu nành để hạn chế thua lỗ).
02 CHIẾN LƯỢC PHÁ GIÁ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
DOANH NGHIỆP NỘI ĐỊA

Công ty Coca CoLa Chương Dương là doanh nghiệp được đầu tư trực tiếp nước ngoài( FDI) cụ thể là
công ty Coca Cola. Vì vậy công ty FDI bị ảnh hưởng trầm trọng bởi các chiến lược giá và chương trình
khuyến mãi (bán phá giá) của công ty mẹ.

Gây thiệt hại không chỉ Coca Cola Chương Dương mà còn gây tác động tiêu cực đến chính các
doanh nghiệp nội địa.

Ví dụ: World Cup 1998, công ty mẹ đã tổ chức đợt khuyến mãi lớn với chi phí khủng là 1,8 tỷ đồng bất
chấp sự không đồng thuận từ công ty FDI khiến Coca Cola Chương Dương bị ảnh hưởng nặng nề hơn
sau chiến dịch khuyến mãi trước đó.

Với chiến lược bán phá giá mà công ty mẹ Coca Cola áp dụng với Coca Cola Chương Dương có 2
mặt tích cực và tiêu cực:
02 CHIẾN LƯỢC PHÁ GIÁ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
DOANH NGHIỆP NỘI ĐỊA
Tích cực Tiêu cực
Tạo Ra Sự Cạnh Tranh: Bằng cách giảm giá, doanh nghiệp đa quốc Lỗ Lãi Ngắn Hạn: Giảm giá có thể dẫn đến giảm lợi nhuận ngắn hạn
gia có thể tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn trên thị trường quốc tế, hoặc thậm chí là lỗ lãi cho doanh nghiệp. Cạnh Tranh Khốc Liệt: Các
thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng cũng như độ phủ sóng cuộc cạnh tranh về giá có thể dẫn đến một cuộc chiến giá, làm suy yếu
của sản phẩm sẽ phát triển mạnh mẽ hơn cả (Các doanh nghiệp nội lợi nhuận của toàn bộ ngành công nghiệp.
địa không đủ sức cạnh tranh phải chuyển mình thay đổi các chiến
lược marketing, kinh doanh sản phẩm...). Khó Khăn Trong Quản Lý Chuỗi Cung Ứng: Giảm giá có thể tạo áp lực
lên chuỗi cung ứng và chất lượng sản phẩm, đặc biệt nếu doanh nghiệp
Mở Rộng Thị Trường: Giá cả cạnh tranh có thể giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất để duy trì giá cả thấp.
mở rộng thị trường của họ và có mặt trong nhiều quốc gia hơn.
Ảnh Hưởng Đến Các Doanh Nghiệp Trong Nước: Giá cả cạnh tranh từ
Thúc Đẩy Tích Lũy Thị Phần: Bằng cách thu hút thêm khách hàng các doanh nghiệp đa quốc gia có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp
thông qua giá cả hấp dẫn, doanh nghiệp có thể tăng thị phần của họ trong nước, đặc biệt nếu họ không thể cạnh tranh với các giá cả thấp
trên thị trường toàn cầu. đó. (Coca Cola Chương Dương đã bán phá giá ước tính đến 30%).
03 VIỆT NAM VÀ CÁC VỤ KIỆN
CHỐNG PHÁ GIÁ
Việt Nam đã đang phải đối phó với 8 vụ kiện chống phá giá từ 1991 - 2004 (5 vụ kiện đã kết thúc và 3 vụ kiện đang trong quá
trình điều tra):

1994 1998 2002

EU kiện Việt Nam bán phá giá mì chính, kết quả bị đánh
thuế chống phá giá: 16,8%. Việt Nam đối phó với ba vụ kiện:
Columbia kiện Việt Nam bán phá
Canada kiện bán phá giá về đế giày,
giá gạo, kết quả có bán phá giá
EU kiện DN Việt Nam bán phá giá về giày dép, kết quả EU với bật lửa gas, Mỹ với bán phá
9.07% nhưng không bị đánh thuế.
không bị đánh thuế, vì phần trăm gia tăng nhỏ (so với Trung giá cá ba tra và cá basa.
Quốc, Indonesia, Thái Lan)

Các trường hợp kiện phá giá hàng xuất khẩu của Việt Nam tăng tỷ lệ thuận với việc mở rộng thị trường
của Việt Nam.
CÂU HỎI ĐỀ RA TỪ NỘI DUNG

01. Làm thế nào các doanh nghiệp nội địa đã tồn tại trong cuộc cạnh tranh và bảo toàn được đồng vốn trước các đòn cạnh tranh
không cân sức của các MNC?
• Đa dạng hóa sản phẩm: Chọn kinh doanh một sản phẩm khác so với MNC bằng cách tạo ra một loạt các sản phẩm hoặc dịch vụ
đa dạng để thu hút nhiều phân đoạn thị trường khác nhau.
Điều này giúp tăng doanh số bán hàng và giảm rủi ro từ việc phụ thuộc vào một sản phẩm hoặc ngành công nghiệp cụ thể (Ví dụ:
Chỉ tập trung vào sản phẩm nước ngọt).
• Giảm công suất sản xuất của sản phẩm đang kinh doanh cùng loại với MNC: Thay vì sản xuất lượng lớn, họ có thể tập trung vào
cải thiện chất lượng sản phẩm và cung cấp giá trị cao hơn cho khách hàng.
Khi giảm công suất sản xuất, doanh nghiệp nội địa có thể tạo ra thiếu hụt sản phẩm trong thị trường, giúp họ duy trì giá cả tốt hơn
và tránh cạnh tranh trực tiếp về giá với các MNC lớn.
• Tận dụng lợi thế địa phương: Sử dụng sự hiểu biết về thị trường và khách hàng địa phương (về thói quen sinh hoạt thường ngày)
để cung cấp giải pháp tốt hơn cho họ.
• Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng: Tạo mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng, từ đó tạo ra lòng trung thành của khách
hàng, tăng khả năng duy trì sự phát triển bền vững.

02. Tại sao các doanh nghiệp đa quốc gia (MNC) có khả năng thực hiện chiến lược bán phá giá còn các doanh nghiệp nội địa thì
không?
Các công ty đa quốc gia (MNC) họ làm được điều này là do khả năng tài chính hùng mạnh từ công ty mẹ, điều mà các công ty nhỏ
tại nước chủ nhà sẽ không đủ lực và khả năng về tài chính để lao vào các cuộc cạnh tranh hoàn toàn bất lợi cho mình.
CÂU HỎI ĐỀ RA TỪ NỘI DUNG
03. Chính sách giá của The Coca-Cola Company đã ảnh hưởng thế nào đến các công ty liên doanh (FDI)? Tại sao?

Coca Cola đã liên doanh với một số doanh nghiệp nội địa như Coca-Cola Chương Dương, Coca-Cola Non Nước, Coca-Cola Đông
Dương để thâm nhập thị trường Việt Nam. Sau đó áp dụng các chiến lược khuyến mãi với chi phí lớn (bất chấp sự phản đối từ các công
ty FDI) khiến bản thân Coca-Cola phải chịu lỗ nhưng lại có lợi thế về độ phủ sóng thương hiệu, thị phần,... để cạnh tranh với Pepsi
Cola. Ngoài ra đây còn là chiến lược Coca-Cola sử dụng để thâu tóm doanh nghiệp Việt Nam, khiến các công ty FDI chịu thua lỗ kéo
dài dẫn đến nhượng lại phần vốn cho công ty mẹ. Dẫn đến hiện nay, Coca-Cola đã trở thành công ty 100% vốn nước ngoài.

04. Tại sao Việt Nam luôn phải đối đầu trước những vụ kiện bán phá giá khi xuất khẩu hàng hoá?
- Cạnh tranh giá cả: Việt Nam luôn có những mức giá cạnh tranh hơn so với các đối thủ trong khu vực và trên thế giới bởi chi phí sản
xuất và nguyên liệu rẻ. Điều này làm cho các nước mà Việt Nam xuất khẩu qua đều cảm thấy bị ảnh hưởng đến các DN trong nước.
- Đối tác thương mại phản đối: Việc các quốc gia khu vực có thể kiện Việt Nam bởi vì để phản đối cũng như từ đó đề ra các biện pháp
chống phá giá bởi bán hàng xuất khẩu quá thấp so với thị trường tiêu thụ chung.
- Quy định thương mại quốc tế: Việt Nam là thành viên của tổ chức WTO và ký kết các Hiệp định thuộc tổ chức thương mại khác. Vậy
nên, Việt Nam phải tuân thủ về các quy định chung và những cam kết về chính sách giá thương mại.
Tuy nhiên, việc Việt Nam phải đối đầu nhiều với những vụ kiện bán phá giá không đồng nghĩa với việc Việt Nam luôn vi phạm các quy
định thương mại Quốc tế. Đây chỉ là một phần của quá trình thương mại quốc tế và Việt Nam cũng tuân thủ các quy định, cam kết và
xem xét lại quá trình sản xuất đưa ra sản phẩm để đảm bảo được sự công bằng và cạnh tranh trong thị trường quốc tế.
CẢM ƠN CÔ

NHÓM 5
VÀ CÁC BẠN
NHÓM 5

You might also like