Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 35

BỘ MÔN ĐIỆN CÔNG NGHIỆP- KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ

TRƯỜNG CĐ CÔNG THƯƠNG Tp.HCM

AN TOÀN ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

I. An toàn điện là gì ?

HÃY TÌM HIỂU VỀ AN TOÀN ĐIỆN CÔNG NGHIỆP


AN TOÀN ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

I. An toàn điện là gì ?
 Điện là nguồn năng lượng cơ bản trong các công xưởng,
xí nghiệp, từ nông thôn đến thành thị, số người tiếp xúc
với điện ngày càng nhiều. An toàn điện là một trong
những vấn đề quan trọng của công tác bảo hộ lao động.
 Khái niệm an toàn điện có thể hiểu là một chuỗi các biện
pháp ứng phó để đề phòng sự cố xảy ra tại nạn điện.
Những biện pháp an toàn điện giúp chúng ta được bảo
vệ tốt hơn khi tiếp xúc, làm việc trong môi trường có
nguy cơ xảy ra tai nạn điện như: các nhà máy , phân
xưởng, công trình, …
 An toàn điện là một hệ thống các biện pháp tổ chức và
phương tiện kỹ thuật để ngăn chặn các tác động có hại
và nguy hiểm đối với con người từ dòng điện , hồ quang
điện , trường điện từ và tĩnh điện.
AN TOÀN ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

II. Điện công nghiệp có nguy hiểm không?


2.1. Điện công nghiệp có nguy hiểm không?

 Điện công nghiệp là dòng điện có công suất cực kỳ lớn,


điện áp lên đến 380V, là lựa chọn hàng đầu của các doanh
nghiệp để cung cấp điện cho các thiết bị, máy móc sản
xuất có công suất lớn nhằm giảm tổn hao điện năng.
AN TOÀN ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

2.1. Điện công nghiệp có nguy hiểm không?

Điện công nghiệp rất nguy hiểm. Đã là điện thì dù là điện


công nghiệp hay điện dân dụng (220V) đều gây nguy hiểm
nếu không tuân thủ các nguyên tắc an toàn, nguyên tắc làm
việc về điện.
Điện công nghiệp có nguy hiểm không?
2.2. Tai nạn điện.
 Theo thống kê của Cục an toàn lao động - Bộ LĐTB&XH thì hàng
năm Việt Nam có khoảng từ 450 đến 500 trường hợp bị điện
giật, trong đó có khoảng 350 đến 400 trường hợp tử vong.

 Theo số liệu thống kê Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong năm
2022 vừa qua, trên toàn quốc đã xảy ra 79 vụ tai nạn điện do người
dân vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp (HLAT) làm 30
người chết, 65 người bị thương.

 Thống kê của Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC)


cho thấy, trong năm 2022, tại 21 tỉnh thành phía Nam đã
xảy ra 360 vụ sự cố lưới điện, trong đó có 49 vụ sự cố gây
ra tai nạn phóng điện do vi phạm hành lang an toàn lưới
điện cao áp, làm 12 người chết và 45 người bị thương.
Điện công nghiệp có nguy hiểm không?

2.2. Tai nạn điện.


Một người mặc áo nhân viên điện lực trèo lên cột
điện ở xã Trường Yên (H.Hoa Lư, Ninh Bình ) sửa
chữa điện không may bị điện giật dẫn tới tử vong.
2.2. Tai nạn điện.

Khoảng 9 giờ ngày 13.7-2022, trong lúc bốc hàng từ xe


xuống, xe cẩu bị vướng dây điện ở khóm 3 TT.Cái Nước,
H.Cái Nước (Cà Mau) khiến 3 người bị điện giật nguy kịch
phải chuyển đến bệnh viện cấp cứu.
2.2. Tai nạn điện.
Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 16 giờ ngày 12/6/2023, tại một
công trình xây dựng trường tiểu học tại thôn Suối Giêng, xã
Tân Đức, huyện Hàm Tân, Bình Thuận. Công nhân công trình
xây dựng đang đứng trên mái sơn xà gồ bằng sắt để lợp ngói
thì bị điện giật tử vong, nguyên nhân là do dây điện bị hở gây
rò rỉ điện.

Điều đáng tiếc nhất là hầu hết các vụ tai


nạn chết người xảy ra là do ý thức chủ
quan của con người. Vậy những nguyên
nhân nào gây ra tai nạn điện và làm thế
nào để phòng tránh?
BỘ MÔN ĐIỆN CÔNG NGHIỆP- KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ
TRƯỜNG CĐ CÔNG THƯƠNG Tp.HCM

2.3. Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tai Nạn Điện


2.3. 1. Thời gian
Thời gian tiếp xúc phụ thuộc:
Loại dòng điện AC hay DC

Điện áp tiếp xúc


BỘ MÔN ĐIỆN CÔNG NGHIỆP- KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ
TRƯỜNG CĐ CÔNG THƯƠNG Tp.HCM

2.3. Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tai Nạn Điện


2.3.2. Thể trạng người (điện trở người)
Điện trở của cơ thể người:
- Da có điện trở lớn nhất, chủ yếu do trên da có lớp sừng dày khoảng
(0,05 - 0,2) [mm].
- Xương có điện trở tương đối lớn.
- Thịt và máu có điện trở nhỏ.
 Điện trở của người rất không ổn định và phụ thuộc:
- Trạng thái sức khoẻ của cơ thể, trạng thái thần kinh của người.
Ví dụ: - Khi người khô ráo, điện trở là (10.000 - 100.000)[Ω]
- Điện trở người phụ thuộc vào chiều dày lớp sừng da, nếu mất lớp
sừng trên da thì điện trở người còn khoảng (800 - 1000) [Ω]
 Môi trường xung quanh:
- Độ ẩm của môi trường xung quanh càng tăng, sẽ tăng mức độ nguy hiểm.
- Độ ẩm càng lớn thì độ dẫn điện của lớp da sẽ tăng lên, tức là điện trở
người càng nhỏ.
- Bên cạnh độ ẩm thì mồ hôi, các chất hoá học dẫn điện, bụi... cũng là
một trong những yếu tố dẫn điện.
BỘ MÔN ĐIỆN CÔNG NGHIỆP- KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ
TRƯỜNG CĐ CÔNG THƯƠNG Tp.HCM

2.3. Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tai Nạn Điện


2.3.3. Cường độ dòng điện qua cơ thể người
BỘ MÔN ĐIỆN CÔNG NGHIỆP- KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ
TRƯỜNG CĐ CÔNG THƯƠNG Tp.HCM

2.3. Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tai Nạn Điện


2.3.4. Đường đi của dòng điện
Đường đi của dòng điện qua người : Người ta đo phân lượng dòng điện
qua tim người để đánh giá mức độ nguy hiểm của các con đường dòng
điện qua người.
BỘ MÔN ĐIỆN CÔNG NGHIỆP- KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ
TRƯỜNG CĐ CÔNG THƯƠNG Tp.HCM

2.3. Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tai Nạn Điện


BỘ MÔN ĐIỆN CÔNG NGHIỆP- KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ
TRƯỜNG CĐ CÔNG THƯƠNG Tp.HCM

2.3. Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tai Nạn Điện


Dòng điện đi từ:
+ chân qua chân có: 0.4% dòng điện tổng qua tim
+ tay qua tay có: 3.3% dòng điện tổng qua tim
+ tay trái - chân có: 3.7% dòng điện tổng qua tim
+ tay phải - chân có: 6.7% dòng điện tổng qua tim
+đầu qua chân có: 6.8% dòng điện tổng qua tim
+ đầu qua tay có: 7% dòng điện tổng qua tim
2.3.5. Tần số dòng điện.
Qua thực tế và nghiên cứu người ta thấy rằng tần số nguy hiểm nhất là
từ (50 - 60)Hz. Nếu tần số số bé hơn thì mức độ nguy hiểm sẽ giảm.
BỘ MÔN ĐIỆN CÔNG NGHIỆP- KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ
TRƯỜNG CĐ CÔNG THƯƠNG Tp.HCM

2.3. Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tai Nạn Điện


2.3.6. Điện áp an toàn
- Dự đoán trị số dòng điện an toàn cho phép qua người trong nhiều
trường hợp không làm được.
- Xác định giới hạn an toàn cho người không dựa vào “dòng điện an
toàn” mà phải theo “điện áp an toàn”. - Thường dùng tiêu chuẩn
“điện áp an toàn”, vì mỗi mạng điện lực quốc gia có một điện áp
tương đối ổn định.
- Tiêu chuẩn điện áp cho phép ở mỗi nước mỗi khác
BỘ MÔN ĐIỆN CÔNG NGHIỆP- KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ
TRƯỜNG CĐ CÔNG THƯƠNG Tp.HCM

2.3. Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tai Nạn Điện


2.3.7. Điện áp bước
2.3 Một số nguyên nhân dẫn đến nguy hiểm khi thi công, vận hành điện công nghiệp.

Sau đây là những nguyên nhân gây tai nạn điện thường gặp
nhất mà chúng ta cần tránh:
 Do bất cẩn, thiếu thận trọng khi đến gần khu vực điện,
lắp đặt… không sử dụng những dụng cụ bảo hộ lao động,
đồ dùng cách điện dẫn đến tiếp xúc trực tiếp với dây dẫn
trần hoặc dây dẫn bị hở điện, vi phạm khoảng cách an
toàn với phần đang mang điện.

Tiếp xúc trực tiếp với dây dẫn trần

Dây dẫn bị hở điện

Vi phạm khoảng cách an toàn


Một số nguyên nhân dẫn đến nguy hiểm khi thi công, vận hành điện công nghiệp.

Sự thiếu hiểu biết về chuyên môn, quy trình, nguyên tắc


trong quá trình thi công, vận hành điện có thể dẫn đến sai
sót cho hệ thống gây ra cháy nổ. Chẳng hạn không ngắt
nguồn điện khi sửa chữa.

Không ngắt nguồn điện khi sửa chữa.


Một số nguyên nhân dẫn đến nguy hiểm khi thi công, vận hành điện công nghiệp.

 Các thiết bị sử dụng kém chất lượng sẽ làm giảm tuổi thọ
của hệ thống điện cũng như gây ra tình trạng rò rỉ điện, chập
điện.
Một số nguyên nhân dẫn đến nguy hiểm khi thi công, vận hành điện công nghiệp.

 Việc thi công kém gây mất an toàn khi sử dụng như các mối nối điện
hoặc hệ thống điện không được sắp xếp một cách hợp lý sẽ dẫn đến
chập điện, rò rỉ điện.
Một số nguyên nhân dẫn đến nguy hiểm khi thi công, vận hành điện công nghiệp.

 Môi trường sử dụng điện không an toàn như môi trường nhiều bụi,
ẩm ướt đều gây ra tình trạng cháy nổ.
Một số nguyên nhân dẫn đến nguy hiểm khi thi công, vận hành điện công nghiệp.

“Bẫy” điện trên công trường


Việc tự ý kéo những đường dây để thi công như thế này rất
dễ sảy ra những sự cố tai nạn điện cho những công nhân
tham gia tại công trường.
Một số nguyên nhân dẫn đến nguy hiểm khi thi công, vận hành điện công nghiệp.

 Phóng điện hồ quang khi đóng cắt các máy cắt điện, cầu
dao điện có tải lớn hay khi ngắn mạch… Các tia hồ quang
điện sinh ra có nhiệt độ rất lớn. Nếu người ở trong phạm
vi ảnh hưởng của hồ quang điện sẽ bị bỏng nặng và bỏng
sâu. Rất khó có thể chữa trị khỏi.
Một số nguyên nhân dẫn đến nguy hiểm khi thi công, vận hành điện công nghiệp.

 Một nguyên nhân nữa đó là do tiếp xúc với các


phần tử đã được tách ra khỏi nguồn điện
nhưng vẫn còn tích điện.
III. Những quy định về an toàn điện công nghiệp.
Để bảo vệ tài sản, tính mạng con người và đảm bảo hiệu suất làm việc thì
mọi nhà xưởng đều cần tuân thủ các quy tắc về an toàn điện công
nghiệp . Các doanh nghiệp, công nhân, nhân viên cần tuân thủ những quy
tắc sau:
3.1. An toàn điện đối với công nhân, nhân viên nhà xưởng
 Không được tự tiện ấn nút hoặc đóng ngắt cầu dao, CB
nếu đó không phải là chức trách của mình. Đặc biệt chú ý các
thiết bị như máy bơm, máy nén, quạt gió,…
 Khi không sử dụng, công nhân phải ngắt khỏi nguồn điện các
thiết bị, dụng cụ điện để tránh xảy ra sự cố.
 Sau khi một mạch điện bị ngắt bởi một thiết bị bảo vệ (CB, cầu chì,
…) không được đóng mạch điện lại cho đến khi có quyết định của
người chịu trách nhiệm về điện đảm bảo rằng thiết bị đã an toàn để
đóng điện lại.
 Khi
 Côngphát
nhânhiện
không
thấyđược
điềutựbất
ý đi
thường
vào vùng
(mùi nguy
khét, khói,…)
hiểm củaphải
thiết
lậpbịtức
điện
báo
hoặcđểđường
ngườidâyvận
dẫnhành
điện, ngừng
đặc biệt
ngay
không
thiếttựbị.
ý đấu nối, thay đổi hệ thống
điện.
III. Những quy định về an toàn điện công nghiệp.

3.2. An toàn điện đối với các kỹ thuật viên điện công nghiệp

 Phải ngắt thiết bị ra khỏi nguồn điện và nối đất thiết bị trước khi bảo
dưỡng, sửa chữa.
 Khi đóng/cắt thiết bị điện cần có “phiếu thao tác/quy trình làm việc”
và phải có 2 người tham gia để tránh nhầm lẫn.

 Khi bảo dưỡng, sửa chữa điện ít nhất phải có 2 người tham gia, thực
hiện các bước cô lập điện, treo biển cảnh báo cấm đóng điện tại cầu
giao nguồn trong suốt quá trình làm việc.

 Các kỹ thuật viên phải có quy trình làm việc và tuyệt đối tuân theo
giấy phép làm việc. Sau khi kết thúc công việc, kỹ thuật viên phải
nghiệm thu, trả giấy phép và thông báo để người vận hành đưa thiết bị
vào hoạt động.

 Nếu cần chiếu sáng cục bộ khi sửa chữa, phải dùng đèn di động cầm
tay 36V.

 Phải sử dụng dây an toàn khi làm việc trên cao.


3.2. An toàn điện đối với các kỹ thuật viên điện công nghiệp

 Khi ngắt 1 cầu chì, cầu dao, công tắc, mối nối điện, tại
vị trí cô lập phải treo biển thông báo hoặc khóa
cách ly.

 Khi đi vào vùng nguy hiểm về điện, kỹ thuật viên phải


mang quần áo khô, đi giày cách điện và đội mũ

 Tháo đồ kim loại trên người, đeo găng, mang ủng


cách điện, dụng cụ cách điện phù hợp khi làm việc với
thiết bị đang mang điện.

 Không được dùng các loại thang có khả năng


dẫn điện, đặc biệt làm thang kim loại khi làm việc
trên hoặc gần các thiết bị điện.
III. Những quy định về an toàn điện công nghiệp.
3.3. An toàn điện đối với chủ xưởng, chủ doanh
nghiệp
 Khi cần bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo, lắp đặt các thiết
bị điện, chủ xưởng phải tìm những kỹ thuật viên
chuyên nghiệp, có chuyên môn về điện và đã qua
huấn luyện an toàn điện.
 Phải bố trí bảng cảnh báo nguy hiểm ở nơi dễ
nhìn, thu hút sự chú ý tại vị trí có dòng điện cao thế.
 Ít nhất 2 lần/năm đo kiểm tra điện trở tiếp đất
của thiết bị, nếu số đo lớn hơn 2Ω thì phải xử lý để đạt
giá trị bé hơn 2Ω.
 Không bố trí các thiết bị điện ở nơi ẩm ướt, có
khả năng dẫn điện hoặc trên bề mặt dễ trượt ngã, sập
đổ.
IV. Một số biện pháp an toàn điện công nghiệp cần phải lưu ý
Để hạn chế những tai nạn đáng tiếc trong quá trình lắp
đặt và sử dụng điện công nghiệp, bản thân người lao động
và doanh nghiệp cần áp dụng một số biện pháp như sau:
4.1. Tuân thủ quy định an toàn điện công nghiệp
Đây là việc đầu tiên mà mọi doanh nghiệp cũng như cá
nhân cần đảm bảo:
 Nhân sự chuyên môn: Tất cả những vấn đề liên quan đến điện
như thi công, sửa chữa,…đều phải do người có chuyên môn hoặc
kỹ sư điện thực hiện. Có ít nhất 2 người cùng tham gia để hỗ trợ
lẫn nhau nếu có tình huống xấu xảy ra.
 Đảm bảo nguồn điện đã được ngắt trước khi thực thi công
việc: Kiểm tra chắc chắn bằng bút thử điện. Không sử dụng
thang kim loại. Khi dùng sào cách điện để đóng/ngắt thiết bị điện
phải trang bị găng tay, ủng cách điện và kính bảo vệ mắt.

 Luôn
Nếu
Thườngphát
phải hiện
treođiều
xuyên biểnbất
kiểm cảnh
thường
tra, báo
bảo tại
nhưnhững
dưỡng có
hệmùi khét,
thốngnơiđểcó
khói
dòng
duy từ hệ
trì hệđiện
thống
thốngnguy
ổn
hiểm.
điện
định phải
vàKhông
lậphiện
phát tức
đượcnhanh
thông
đến gần
báohoặc
nhữngcho
saitự
người
ý thay
sót để có đổi
chuyên
khắc hệ thống
phục môn
kịp điện
thời.về nếu
điện,không
có sự đối
tuyệt chokhông
phép. được tự ý sửa chữa.
IV. Một số biện pháp an toàn điện công nghiệp cần phải lưu ý

4.2. Sử dụng các biện pháp bảo vệ cá nhân


Tất cả nhân viên khi tham gia lắp đặt hoặc sửa chữa
phải đảm bảo các yêu cầu sau:
 Luôn sử dụng đồ bảo hộ lao động: giày cách điện,
găng tay, mũ và quần áo phải khô ráo.
 Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ: Bút thử điện, kìm cách
điện, sào cách điện. Chỉ sử dụng các thiết bị chất
lượng và thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng để đảm
bảo độ an toàn.
 Nên bảo quản các dụng cụ trên ở nơi cao ráo,
sạch sẽ, tránh để ở những môi trường ẩm ướt, hóa
chất dễ gây cháy nổ. Nếu dòng điện vượt quá chỉ số
an toàn của dụng cụ thì không được sử dụng dụng cụ
đó trong quá trình thi công.
IV. Một số biện pháp an toàn điện công nghiệp cần phải lưu ý

4.3. Sử dụng các biện pháp an toàn kỹ thuật


Sau đây là yếu tố mọi kỹ sư điện cần lưu ý:
 Dây dẫn điện, vỏ cách điện: Phải được kiểm tra
định kỳ để phát hiện sớm những rủi ro và đảm bảo an
toàn về chỉ số kỹ thuật. Những nơi dễ rò rỉ điện cần
phải chọn loại dây dẫn có lớp cách điện phù hợp.

 Đảm bảo khoảng cách an toàn: Đối với điện cao


thế. Khi cần chiếu sáng ở những nơi có vùng điện
nguy hiểm, phải sử dụng bóng đèn nung loại chụp
treo thấp hơn 2.5m hoặc dùng điện áp 36V.

 Lập tức ngắt toàn bộ hệ thống điện nếu phát


hiện có dòng điện rò rỉ ra vỏ thiết bị.
V. Cách xử lý nếu xảy ra tai nạn điện công nghiệp
 Ngắt Dùnguồn điệnthủ
đã tuân tại tất
khucảvực cácxảy ra tai
biện nạn.
pháp vềĐây
an làtoàn
bướcđiện
đầu nghiệp
công tiên và quan trọngchúng
nhưng nhất đểtacứucũng
nạn nhân
không đang bị điện
thể đảmgiật.
bảo
Nhất sẽ
100% là đối với những
không xảy rathiết
cácbịsự
có cố,
điệntai
ápnạn
cao, đáng
người tiếc.
có mặt nhất
Khi xảy
ra định
điệnphải ngắt
giật, cầu dao
người trướccần
có mặt rồi mới
hếttiến
sứchành
bìnhcác bước
tĩnh sau.hiện
thực
( hãy
tuần tìm cách
tự theo ngắt nguồn
các bước sau: điện ra khỏi nạn nhân càng
nhanh càng tốt bằng cách: rút phích cắm ra khỏi ổ cắm, tắt
thiết bị hoặc tắt nguồn cung cấp điện, tắt cầu chì chính)
V. Cách xử lý nếu xảy ra tai nạn điện công nghiệp
 Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Nạn nhân bị điện giật bởi
các dòng điện lớn sẽ không có khả năng tự tách khỏi nguồn điện. Vì
vậy, những người có mặt ở khu vực xảy ra tai nạn cần nhanh chóng
tách nạn nhân ra khỏi chỗ tiếp xúc với điện bằng các biện pháp an
toàn (găng tay cách điện, sào cách điện, ủng cách điện,…).
V. Cách xử lý nếu xảy ra tai nạn điện công nghiệp
 Tiến hành sơ cứu nạn nhân bị tai nạn điện. Sơ cứu ngay lập tức để hạn
chế tối đa nguy cơ ảnh hưởng đến sự sống. Việc sơ cứu càng nhanh chóng,
chính xác thì cơ hội sống của nạn nhân càng cao. Người tiến hành sơ cứu
cần đặt nạn nhân ở nơi thoáng khí, nới rộng trang phục và kê cao đầu nạn
nhân. Chú ý giữ ấm cơ thể cho nạn nhân, nếu nạn nhân ngừng thở, tim
ngừng đập thì phải tiến hành hô hấp nhân tạo, nhấn tim.
V. Cách xử lý nếu xảy ra tai nạn điện công nghiệp
Đưa tới các cơ sở y tế sau khi sơ cứu (nếu cần). Sau khi tiến hành
sơ cứu, nếu dấu hiệu sinh tồn của nạn nhân vẫn chưa rõ ràng hoặc
không có, người xung quanh cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến ngay
cơ sở y tế gần nhất.

You might also like