Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 49

HỌ GỪNG

( ZINGIBERACEAE )
Một số cây thuộc họ gừng :
- Gừng : Zingiber officinale Roscoe
- Địa liền: Kaempferia galanga L.
- Nghệ: Curcuma longa L.
Phân Họ, Phân Bố Họ Gừng
☞ Là một họ của thảo mộc sống lâu năm với các thân rễ
bò ngang hay tạo củ
☞ Nhiều loài là các loại cây cảnh, cây gia vị, hay cây
thuốc quan trọng
GỪNG
( Zingiber officinale Roscoe )

1. Mô tả hình thái thân:


- Cây thảo mọc cao 2m. Thân rễ hình khối, thuôn,
có đốt, khía rãnh, màu da cam sẫm ở trong.
2. Đặc điểm rễ, lá, hoa, củ :
- Lá: gần như không cuống, hình dải -ngọn giáo, dài 20-40cm,
rộng 2-3,5cm, màu lục sẫm và nhẵn ở phía trên, màu lục nhạt
và có lông nhung ở mặt dưới, với bẹ có lông và có lông mi ở
trên đầu, lá bắc rộng, màu gỉ sắt với mép nhạt và dạng màng,
có lông.
- Hoa: cán hoa ở bên cao 20-40cm, có vẩy dạng bẹ và có lông
mềm bao quanh. Cụm hoa tạo thành nón thuôn, dài 11cm hay
hơn, rộng 4-6cm. Hoa mau tàn, lá đài đỏ, cánh hoa hẹp, có
màu vàng lưu huỳnh; bầu có lông.
- Quả: nang tròn, cao 1,3cm.
3. Phân lớp :
• Tên khoa học: Zingiber officinale
• Họ : Roscoe
• Bộ : zingiberales
• Chi : Zingiber
• Loài : z. officinale
4. Nguồn gốc phân bố :
- Gừng là loại cây gia vị cổ điển
được trồng ở nhiều nước trong
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới
- Ở Việt Nam,cây được trồng ở
khắp các địa phương, từ vùng
núi cao đến đồng bằng và ngoài
các hải đảo.
5. Giá trị dược liệu:
- Gừng tươi chữa cảm mạo, phong hàn,
nhức đầu, ngạt mũi, ho có đờm, nôn
mửa, bụng đầy trướng. Dùng làm
thuốc kích thích tiêu hoá, tăng bài tiết,
sát trùng, hành thuỷ, giải độc ngứa do
bán hạ, cua cá, chim, thú độc.
- Vỏ gừng có vị cay mát chữa phù
thũng.
- Lá gừng bọc thức ăn cho đỡ ôi thiu.
- Các loại gừng khô dùng trong y học
dùng để kích thích tiêu hoá, đầy trướng
bụng, khó tiêu, lạnh bụng, băng huyết,
ho suyễn, …
ĐỊA LIỀN
(Kaempferia galanga L.)
1. Mô tả hình thái :
- Là loại cây thân thảo sống lâu năm và
không có thân.
- Lá có 2 – 3 cái, có bẹ và mọc xòe ra trên
mặt đất. Phiến lá rộng 6 – 7 cm và dài 8 –
10 cm, có hình bầu dục, thót hẹp lại thành
cuống. Mép lá nguyên và mặt dưới hơi có
lông.
- Hoa mọc ở nách lá, không có cuống, có
màu trắng pha tím.
- Thân rễ có nhiều rễ cũ, mọc nối tiếp nhau
và có hình trứng với nhiều vân ngang.
2. Phân lớp:
- Lớp Thài Lài (Commelinidae)
- Bộ : Bộ Gừng (Zingiberales)
- Họ : Họ Gừng (Zingiberaceae)
- Chi : Chi Kaempferia
- Tên khác: Thiền liền, Lương
khương, Sơn tam nại
3. Nguồn gốc phân bố:
- Phân bố ở Ấn Độ, Lào,
Campuchia, Trung Quốc,
Malaysia, Inđônêxia, Việt Nam.
- Ở nước ta, cây mọc hoang ở
nhiều nơi, thường gặp dưới tán
rừng ẩm ướt hoặc được trồng
làm cảnh và lấy củ làm thuốc.
4. Giá trị dược liệu :
- Địa liền có công năng ôn trung
tiêu, tán hàn, trừ thấp, kiện tỳ vị;
chủ trị tê thấp, đau nhức xương
khớp, nhức đầu, răng đau, ngực
bụng lạnh đau, tiêu hoá kém; còn
dùng trị tiêu chảy, hắc loạn và ho
gà.
- Ngâm rượu 40 - 50% trong 5 - 7
ngày để xoa bóp. Nước chiết của
cây có công dụng lợi trung tiện và
hạ đờm.
NGHỆ
(Curcuma longa L.)
1. Mô tả hình thái :
Nghệ là một loại thực vật thân thảo
lâu năm, mà có thể đạt đến chiều
cao 1 mét. Cây tạo nhánh cao, có
màu vàng cam, hình trụ, và thân rễ
có mùi thơm.
2. Đặc điểm rễ, hoa, lá, củ:
- Thân rễ to, có ngấn, phân nhánh thành nhiều củ hình bầu dục,
màu vàng sẫm đến vàng đỏ rất thơm.
- Lá: mọc thẳng từ thân rễ, gốc thuôn hẹp, đầu hơi nhọn, dài 30-
40 cm, rộng 10-15 cm, hai mặt nhẵn cùng màu lục nhạt, mép
nguyên uốn lượn, bẹ lá rộng và dài.
- Cụm hoa hình trụ hoặc hình trứng dính trên một cán mập dài
đến 20 cm, mọc từ giữa túm lá, lá bắc rời, màu rất nhạt, những
lá phía dưới mang hoa sinh sản, màu lục hoặc trắng nhạt.
- Quả nang, 3 ô, mở bằng van, hạt có áo.
- Mùa hoa quả: tháng 3-5
3. Phân lớp:
- Bộ : Zingiberales
- Họ : Zingiberaceae
- Chi : Curcuma
- Loài : C. longa
4. Nguồn gốc phân bố :
Nghệ mọc hoang trong các
khu rừng ở Nam Á và Đông
Nam Á. Nghệ có nguồn gốc ở
vùng nhiệt đới Tamil Nadu
(Đông nam Ấn Độ) , sinh
trưởng từ 20 độ C đến 30 độ
C.
5. Giá trị dược liệu :
- Nghệ đã được sử dụng trong y
học cổ truyền hàng ngàn năm
như một phương thuốc chữa
các bệnh về dạ dày và gan,
cũng như thường dùng để
chữa lành các vết loét, do
những tính chất kháng khuẩn
cơ bản của nó.
- Nghệ là thuốc chữa một số
bệnh và tình trạng như ở da,
phổi, hệ thống tiêu hóa, đau
nhức, các vết thương, bong
gân, và các rối loạn ở gan.
HỌ HOA CHUÔNG

• Các loài trong họ thường có lá mọc


so le, ít khi mọc đối. Chúng là dạng
lá đơn và không có các lá kèm.
• Hoa lưỡng tính, hình chuông, bao
gồm một tràng hoa hẹp hình ống
với các thùy nhỏ tỏa rộng.
• Quả thường là loại quả mọng,
nhưng cũng có thể là loại quả nang.
ĐẲNG SÂM

1 Mô tả hình thái:
•Là cây cỏ, sống lâu năm, leo
bằng thân quấn.
•Thân mọc thành từng cụm vào
mùa xuân, bò trên mặt đất hay
leo vào cây khác, thân màu tím
sẫm, có lông thưa, phần ngọn
không lông.
ĐẲNG SÂM
2 Phân lớp:
• Tên gọi khác: Đảng sâm, Bạch đảng
sâm, Điều đảng sâm, Đông đảng sâm
• Tên khoa học: Codonopsis pilosula
• Họ: Hoa chuông – Campanulaceae
• Bộ: Asterales
• Chi: Codonopsis
• Loài: C. pilosula
ĐẲNG SÂM

3. Phân bố, nguồn gốc


• Đảng sâm có nguồn gốc từ khu
vực Đông Bắc châu Á và bán
đảo Triều Tiền, điển hình là ở
Trung Quốc,
• Ở Việt Nam, cây xuất hiện phổ
biến ở các tỉnh miền núi phía
Bắc
ĐẲNG SÂM
4. Gía trị dược liệu:
• Theo kinh nghiệm từ y học cổ truyền, đẳng
sâm mang lại hiệu quả trong các bài thuốc
bổ khí huyết.
• Tăng khả năng miễn dịch của cơ thể
• Ức chế thần kinh, làm giảm cảm giác buồn
ngủ
• Giảm ho, kháng viêm
• Kháng khuẩn (hiệu quả trên tụ cầu vàng,
trực khuẩn lao, trực khuẩn bạch hầu, phó
trực khuẩn đại tràng,…)
• Tăng tiết sữa mẹ
ĐẲNG SÂM
5. Đặc điểm rễ, lá, hoa , quả:
• Lá mọc đối, so le hoặc có khi gần
như mọc vòng. Cuống lá dài 0.5-
4cm, phiến lá hình tim hoặc hình
trứng dài, đuôi lá nhọn, dài 1-
7cm, rộng 0.8-5.5cm, mép
nguyên hoặc hơi lượn sóng,
hoặc có răng cưa, mặt trên lá có
màu xanh nhạt, mặt dưới màu
trắng xám, nhẵn hoặc có long rải
rác.
ĐẲNG SÂM
5. Đặc điểm rễ, lá, hoa , quả:
• Hoa màu xanh nhạt, mọc riêng lẻ ở
kẽ nách lá, có cuống dài 2-6cm, đài
tràng hình chuông, gồm 5 phiến
hẹp, 5 cánh có vân màu tím ở họng,
lúc sắp rụng trở thành màu vàng
nhạt, chia làm 5 thùy, 5 nhị, chỉ nhị
hơi dẹt, bao phấn đính gốc, bầu
hình cầu có 5 ô.
• Rễ của cây có hình trụ, phát triển,
đường kính có thể đạt đến 1.5 –
2cm, lúc tươi có màu trắng và khi
phơi khô chuyển thành màu vàng.
ĐẲNG SÂM
5. Đặc điểm rễ, lá, hoa , quả:
• Quả cây nhỏ, hình chụy tròn,
đầu hơi bằng, có đài ngắn,
vỏ nứt ra lúc chín và có
nhiều hạt màu nâu nhẵn
bóng.
CÁT CÁNH
1 Mô tả hình thái:
• Cát cánh hay kết cánh là một loài
cây thân thảo có hoa lâu năm thuộc
Họ Hoa chuông, với các hoa lớn
màu xanh lam, hoa màu trắng hay
hồng.
• Thường được gọi là hoa bong
bóng', hoa chuông Trung Quốc
CÁT CÁNH
2. Phân loại lớp:
• Tên khoa học: Platycodon
grandiflorus
• Họ: Campanulaceae
• Bộ: Asterales
• Giới: Plantae
• Phân họ: Campanuloideae
CÁT CÁNH
3. Phân bố:
• Cây cát cánh là loài duy nhất
trong chi Platycodon và
được tìm thấy ở khu vực
đông bắc Châu Á
• Loài này có nguồn gốc từ
Đông Á
CÁT CÁNH
5. Gía trị dược liệu:
• Cây cát cánh có tác dụng
khứ đàm, khai thông phế
khí, tuyên phế, lợi yết và
bài nùng.
• Vị thuốc tự nhiên này
thường được sử dụng
điều trị viêm họng, tiểu
tiện không lợi, ho có
nhiều đờm
CÁT CÁNH

6. Đặc điểm lá, hoa quả


• Lá gần như không có cuống; lá phía
dưới mọc đối hoặc mọc vòng
• Các lá gần cụm hoa thường mọc so
le và có mép khía răng.
CÁT CÁNH

6. Đặc điểm lá, hoa quả


• Hoa hình chuông màu lam
tím hoặc trắng, mọc riêng
lẻ thành bông thưa ở kẽ lá
gần ngọn, hoa dài có 5
thùy màu lục, tràng gồm 5
cánh
CÁT CÁNH
6. Đặc điểm lá, hoa quả
• Quả có nhiều hạt nhỏ, màu
nâu đen.
• Rễ phình to thành củ.
Các cây khác
trong họ Hoa
chuông:
Các cây khác trong
họ Hoa chuông:

•1. Sphaenoclea zeylanicum


Gaertn: Cây Xà bông
• Một loài cỏ mọc hoang nhiều
trong ruộng ngập nước hay bờ
mương, đọt vò ra có nhiều bọt
như xà bông
Các cây khác
trong họ Hoa
chuông:
2. Hippobroma
longiflora (L.) G. Don:
Lỗ danh, cây Mù mắt
Các cây khác trong
họ Hoa chuông:
3. Lobelia zeylanica L: Lổ
bình Tích lan
TỔNG KẾT HỌ HOA CHUÔNG
• Thân : cỏ ,dây leo hoặc thân gỗ
• Lá : Mọc đối, mọc cách, đơn, nguyên, không có lá kèm
• Cụm hoa : Đôi khi là hoa riêng lẽ, nhưng thường hoa tụ thành gié,
chùm ,ngù, đầu hoặc thành một cụm hoa phức tạp
• Hoa : Lưỡng tính
• Bao hoa : lá đài rời
• Bộ Nhị : 5 nhị xen kẽ cánh hoa nhưng không đính trên ống tràng
• Bộ Nhụy : 5 lá noãn đôi khi giảm còn 3 hoặc 2 ;, bầu dưới hay bầu
giữa, nhiều noãn , đính noãn trung trụ
• Qủa : nang mang đài còn lại
HỌ HOA HỒNG
(Rosaceae)
• Một số cây thuộc họ hoa hồng :
 Dâu tây (Fragaria vesca L.)
 Sơn tra (Crataegus cuneara
Sied.et Zucc.)
PHÂN HỌ , PHÂN BỐ HỌ HOA HỒNG

• Họ hoa hồng thuộc phân họ Rosoideae cùng với một số cây


như cây mâm xôi ,dâu tây , sơn tra( táo gai )

• Phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới và cận nhiệt đới của nữa bán
cầu bắc .
THÂN CÂY
• Có thân gỗ, thân bụi,
dây leo gỗ hay cây
thảo nhiều năm
• Thân thường có gai :
- Cành bị biến đổi
- Biểu bì nhô ra tạo
thành
Cây Sơn Tra Cây dâu tây

• Lá mọc cách 1 hay


mọc đối.
• Khá đa dạng: lá đơn
hay lá kép.

• Thường có lá kèm
rụng sớm, đôi khi dính
vào cuốn lá
HOA
Hoa dâu tây

• Hoa mọc đơn độc hay thành


cụm
• Đế hoa thường lõm hình
chén phần trên dính với gốc
đài và cánh hoa
HOA
Hoa sơn tra

• Bộ nhị gồm nhiều nhị,


có khi 5 - 10, hoặc còn
2 - 1 nhị. Bộ nhụy có
noãn rời

• Đều là hoa mẫu 5


QUẢ
Quả sơn tra
• Quả thường là :
Quả bế
Quả đại
Quả hạch
QUẢ

• Lá đài hay tồn tại ở


đáy hoặc trên đỉnh
của của quả
Giá trị dược liệu
Quả dâu tây: trị sỏi , tê
thấp , thống phong Quả sơn tra: trị ăn uống không
tiêu, bụng đầy trướng, tiêu chảy ,
lỵ , đau bụng ứ huyết sau sinh ,
huyết áp cao.
Tổng kết
• Thân: cỏ hoặc gỗ
• Lá: đơn, mọc cách, phiến lá nguyên hay xẻ hoặc
kép long chim hay kép chân vịt
• Cụm hoa: riêng lẻ hoặc tụ thành chùm
• Hoa: đều, lưỡng tính, mẫu 5, đế hoa hình mâm
hay chén, bao hóa phân hóa rõ rang
• Bộ nhị: nhiều nhị xếp nhiều vòng xen kẽ
• Bộ nhụy: lá noãn rời, 2 đến 5 lá noãn dính, bầu
trên hay bầu dưới
• Quả: bế, đại, hạch.
Xin cảm ơn cô và các bạn
đã lắng nghe

You might also like