Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

BÀI TẬP 2

Giá đĩa là 80 ngàn đồng và giá băng là 100 ngàn đồng. Phi có một
ngân sách là 800 ngàn đồng và đã mua 4 đĩa. Như vậy, anh ta còn
480 ngàn đồng chi tiêu thêm cho đĩa hát và băng, vẽ đường ngân
sách.
Nếu khoản chi tiêu còn lại của anh ta dùng cho 1 đĩa hát và 4 băng,
trình bày sự lựa chọn tiêu dùng trên đường ngân sách.
BÀI TẬP 3
Giả sử Bình nhìn nhận bơ và margarine là hoàn toàn có thể thay thế
cho nhau trong sử dụng.
a. Vẽ một tập hợp các đường đẳng ích diễn tả sở thích của Bình đối
với bơ và margarine
b. Nếu giá bơ 20 ngàn đồng/gói, trong khi đó margarine chỉ 10 ngàn
đồng, và Bình có 200 ngàn đồng để chi tiêu trong tháng, anh ta
sẽ chọn phối hợp nào giữa bơ và margarine? Hãy trình bày điều
này qua đồ thị
BÀI TẬP 5
Bà Lan có thu nhập hàng tháng là 1 triệu đồng, để mua hàng hóa:
thịt và khoai tây.
a. Giả sử giá thịt 20 ngàn đồng/kg, giá khoai tây 5 ngàn đồng /kg.
Thiết lập phương trình đường ngân sách và minh họa bằng đồ
thị.
b. Hàm hữu dụng được cho:
TU(M.P)=(M-2).P (M: thịt; P: khoai tây)
Phối hợp nào giữa thịt và khoai tây mà bà Lan cần mua để tối đa
hóa hữu dụng
c. Nếu giá khoai tây tăng đến 10 ngàn đồng/kg. Đường ngân sách
thay đổi ntn?Phối hợp nào giữa thịt và khoai tây để tối đa hóa
hữu dụng?
BÀI TẬP 6
a. Hữu dụng mà Giang nhận được do mua thực phẩm (F) và quần
áo (C) được cho bởi: TU(F.C) =F.C
Vẽ đường đẳng ích với mức hữu dụng 12 và đường đẳng ích với
mức hữu dụng 24. Có phải đường đẳng ích này lồi không?
b. Giả sử giá thực phẩm là 10 ngàn đồng /đv, giá quần áo là 30 ngàn
đồng/đv và Giang có 120 ngàn đồng để chi tiêu cho thức ăn và
quần áo. Vẽ đường ngân sách.
c. Khi hữu dụng được tối đa, tỷ lệ thay thế biên của thực phẩm cho
quần áo là gì
d. Giả sử Giang quyết định mua 3đvtp và 3 đvqa với ngân sách 120
ngàn đồng của mình. Tỷ lệ thay thế biên của thức ăn cho quần áo
sẽ lớn hơn hay nhỏ hơn? Giải thích.
BÀI TẬP 7
Một người tiêu dùng có thu nhập I=3500 đvt để mua hai sản phẩm X
và Y với giá tương ứng là Px=500 đvt/sp, Py=200đvt/sp. Sở thích của
người này được biểu thị qua hàm số:
TUX = - X2 + 26.X
TUY = (-5/2).Y2 + 58.Y
Xác định phương án tiêu dùng tối ưu và tính tổng hữu dụng tối đa có
thể đạt được.
BÀI TẬP 8
Một NTD có thu nhập I = 36.000 đồng chi tiêu cho 3 loại sản phẩm X,
Y, Z đơn giá các sản phẩm: PX = PY = PZ = 3.000 đ/sp
Sở thích của NTD được thể hiện qua bảng hữu dụng phía dưới.
a. Để tối đa hóa hữu dụng, NTD phải phân phối thu nhập cho 3 loại
sp ntn? Tổng hữu dụng đạt được?
b. Thu nhập vân là : I = 36.000đ nhưng giá sản phẩm thay đổi:
Px =PZ= 3000, Py = 6000 NTD phải phân phối ntn để tổng hữu
dụng là cao nhất? Xác định TUSLSP
tương ứng.
TUX TUY TUZ
c. Vẽ đường cầu cá nhân 1 75 68 62
sản phẩm Y 2 147 118 116
3 207 155 164
4 252 180 203
5 289 195 239
6 310 205 259
7 320 209 269
BÀI TẬP 10
Một người tiêu dùng có thu nhập I=1200 đ để mua hai sản phẩm X
và Y với giá tương ứng là Px=100 đvt/sp, Py=300đvt/sp. Sở thích của
người này được biểu thị qua hàm số:
TUX = (-1/3) X2 + 10.X
TUY = (-1/2).Y2 + 20.Y
Xác định phương án tiêu dùng tối ưu và tính tổng hữu dụng tối đa có
thể đạt được.
BÀI TẬP 11
Thư viện trường Đại học A có ngân sách hàng năm là 100 triệu đồng
để mua tạp chí và SGK. Giá sách trung bình là 20.000đ/1 quyển; tạp
chí là 5.000đ/1 quyển. Hiện nay thư viện đã mua 10.000 tạp chí và
2.500 quyển sách và cho rằng đây là phương án tiêu dùng tối ưu.
Hiệp hội thư viện các trường Đại học đề nghị thư viện trường A gia
nhập hội với hội phí hàng năm là 10 triệu đồng và mua tạp chí với
giá ưu đãi là 4.000 đồng/quyển.
a. Theo bạn, thư viện trường A có nên gia nhập hội hay không?
b. Tính mức hội phí tối đa mà thư viện A sẵn lòng trả.
BÀI TẬP 12
Một NTD A có mức thu nhập I = 300đvt để chi mua 2 sp X & Y với giá
tương ứng: Px = 10đvt/sp, Py=20đvt/sp. Sở thích của người này
được thể hiện qua hàm tổng hữu dụng: TU = X(Y-2)
a. Tìm phương án tiêu dùng tối ưu và tổng hữu dụng tối đa đạt
được. Tính tỷ lệ thay thê biên của X cho Y (MRSxy). Minh họa
trên đồ thị.
b. Nếu thu nhập tăng lên I2 = 600 đvt, giá của các sp không đổi, thì
phương án tiêu dùng tối ưu mới và tổng hữu dụng tối đa và tỷ lệ
thay thế biên của X cho Y(MRSxy). Minh họa trên đồ thị
c. Nếu giá sản phẩm Y tăng Py=30đvt/sp, các yếu tố còn lại không
đổi. Hãy xác định số sản phẩm X và Y mà NTD sẽ mua? Tính tổng
hữu dụng tối đa và tỷ lệ thay thế biên của X cho Y (MRSxy). Minh
họa trên đồ thị
d. Từ kết quả câu a và c, hãy vẽ đường cầu của cá nhân A về sản
phẩm Y. Còn đường cầu cá nhân đối với sp X thì sao?
BÀI TẬP 15
Một NTD với khoản tiền 1.000.000 đồng dùng để chi tiêu cho việc
mua thực phẩm (F) và quần áo (C). Thực phẩm giá trung bình là
5000đ/1đv và quần áo là 10.000đ/đv. Hàm hữu dụng của thực phẩm
và quần áo đối với người này được cho như sau: TU=F(C-2)
a. Xác định phương án tiêu dùng tối ưu của người này?
b. Tại phương án tiêu dùng tối ưu này tỷ lệ thay thế biên của thực
phẩm cho quần áo (MRSFC) là bao nhiêu?
PHẦN B: BÀI TẬP 2
Từ 2005-2011, ở VN, cầu về gạo nội địa tăng do việc tăng dân số.
Đường cầu nội địa xấp xỉ QDD=80-5P. Tuy nhiên, cầu xuất khẩu vẫn là
QED=117-9P, do chính sách bảo hộ hạn chế nhập gạo. Đơn vị tính của
Q là triệu tấn, P là ngàn đồng. Tính và vẽ đường tổng cầu gạo năm
2011
PHẦN B: BÀI TẬP 3
Giả sử bạn được giao trách nhiệm thu thuế qua cầu Phú Mỹ. Hàm
số cầu đối với việc qua cầu là P=50-2Q ( đơn vị tính của Q là ngàn
người, P là ngàn đồng)
a. Vẽ đường cầu đối với việc qua cầu
b. Có bao nhiêu người sẽ qua cầu nếu không có thuế?
c. Sự thiệt hại của thặng dư tiêu dùng là bao nhiêu nếu thuế
quan qua cầu là 10 ngàn?
PHẦN B: BÀI TẬP 6
Giả sử bạn trên thị trường chỉ có 3 người mua sản phẩm X. Số lượng
mua của mỗi cá nhân A, B, C tương ứng với các mức giá của X cho ở
bảng dưới:
a. Đường cầu và hàm số cầu thị trường của sản phẩm X?
b. Giá và lượng cân bằng của sản phẩm X, biết hàm cung thị
trường: P = (Q/10)+1
c. Xác định hệ số co giãn của cầu và của cung theo giá tại mức giá
cân bằng
d. Giả sử do thu nhập tăng nên tại mỗi mức giá những người mua
đều muốn mua với số lượng nhiều hơn 50% so với trước. Hãy
xác định giá và lượng cân bằng mới của thị trường
PHẦN B: BÀI TẬP 7
Trong thị trường sản phẩm X có 2000 người mua giống hệt nhau,
đều có chung hàm cầu cá nhân là: P=600-100Q .
Hãy xác định hàm số cầu thị trường về sản phẩm X

You might also like