Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 31

Nguồn của Pháp

Luật
T R Ị N H P H Ư Ơ NG T H Ả O
Nội dung
1. Khái niệm
2. Cơ cấu
3. Hiệu lực
Khái niệm quy phạm pháp luật
 QPPL là chuẩn mực để đánh giá tính hợp pháp đối với hành vi của con người
Khái niệm quy phạm pháp luật
 QPPL do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận
-Có thể được hình thành trong quá trình xây dựng pháp luật hoặc quá trình tổ chức th ực
hiện pháp luật
Khái niệm quy phạm pháp luật
 QPPL là quy tắc xử sự được nhà nước đảm bảo thực hiện
-Các biện pháp bảo đảm cho các QPPL có thể là các bi ện pháp khuyến khích thực hiện
đúng và đủ các quyền và nghĩa vụ, hoặc những biện pháp tác động đối với các chủ thể vi
phạm của pháp luật
-Biện pháp bảo đảm cho các QPPL được xác định rất cụ thể và đều mang tính pháp lí
Khái niệm quy phạm pháp luật
 Các QPPL có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành hệ thống thống nhất (hệ
thống QPPL)
Cơ cấu của quy phạm pháp luật
Giả định – Quy định – Chế tài
Cơ cấu của quy phạm pháp luật
1. Giả định
Là phần dự liệu điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong đời sống và xác định loại cá
nhân, tổ chức cụ thể mà xử sự của họ được pháp luật gắn với điều kiện và hoàn cảnh đó
hoặc những biện pháp tác động của nhà nước sẽ được áp d ụng đối với họ trong những
điều kiện và hoàn cảnh đó
 Phần giả định trả lời câu hỏi: Cá nhân nào, tổ chức nào, trong những điều kiện, hoàn
cảnh nào thì họ được phép/bắt buộc/không được phép thực hiện những hành vi nhất
định hoặc sẽ được nhà nước áp dụng biện pháp pháp lý nhất định
Cơ cấu của quy phạm pháp luật
Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2000:
Trong trường hợp cha mẹ còn sống nhưng không có điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng,
chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, con đã trưởng thành mất năng lực hành vi
dân sự thì cha mẹ có thể cử người khác giám hộ cho con; cha mẹ và người giám hộ thỏa
thuận về việc người giám hộ thực hiện một phần hoặc toàn bộ việc giám hộ
Cơ cấu của quy phạm pháp luật
Điều 51 khoản 3 Luật hôn nhân gia đình 2015:
Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con
hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Cơ cấu của quy phạm pháp luật
Điều 460 Bộ luật dân sự 2015:
Trường hợp bên tặng cho cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình mà bên
được tặng cho không biết hoặc không thể biết về việc đó thì bên tặng cho phải thanh
toán chi phí để làm tăng giá trị c ủa tài s ản cho bên được tặng cho khi chủ sở hữu lấy lại
tài sản.
Cơ cấu của quy phạm pháp luật
Điều 28 khoản 1 Luật giao thông đường bộ 2008:
Người điều khiển phương tiện phải tuân thủ các quy định về tải trọng, khổ giới hạn
của đường bộ và chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 655 khoản 2 Bộ luật dân sự 2015:


Trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng
bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn
sống vẫn được thừa kế di sản.
Cơ cấu của quy phạm pháp luật
1. Giả định
Điều kiện, hoàn cảnh là những tình huống có thể xảy ra trong đời sống được nhà làm
luật dự liệu để xác định cách xử sự của chủ thể, hoặc xác đ ịnh bi ện pháp đ ược d ự kiến áp
dụng trong những tình huống đó
 Chủ thể là những đối tượng mà cách xử sự của họ hoặc các biện pháp được d ự kiến để
áp dụng đối với họ sẽ được xác định tại phần quy định hoặc chế tài của QPPL
Cơ cấu của quy phạm pháp luật
2. Quy định
 Quy định là phần xác định xử sự của chủ thể khi chủ thể ở trong những điều kiện,
hoàn cảnh được xác định trong phần giả định của QPPL
 Phần quy định trả lời câu hỏi: chủ thể được làm gì, không được làm gì hoặc phải làm gì,
làm như thế nào khi chủ thể ở trong điều kiện, hoàn cảnh được nêu trong phần giả
định của QPPL
Cơ cấu của quy phạm pháp luật
Điều 79 khoản 1 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải báo trước một thời gian hợp lý cho
người bào chữa về thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động tố tụng mà họ có quyền
tham gia theo quy định của Bộ luật này.
Cơ cấu của quy phạm pháp luật
Điều 8 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:
Khi tiến hành tố tụng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, ng ười
có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền
và lợi ích hợp pháp của cá nhân; th ường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và s ự cần thiết
của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ ho ặc thay đ ổi nh ững bi ện pháp đó
nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết.
Cơ cấu của quy phạm pháp luật
Điều 5 khoản 2 Luật hôn nhân gia đình 2014:
Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
Cơ cấu của quy phạm pháp luật
Điều 162 khản 1 Bộ luật dân sự 2015:
Chủ sở hữu phải chịu rủi ro về tài sản thuộc sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác hoặc Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Điều 264 khoản 2 Bộ luật dân sự 2015:


Trường hợp quyền hưởng dụng chấm dứt mà chưa đến kỳ hạn thu hoa lợi, lợi tức thì
khi đến kỳ hạn thu hoa lợi, lợi tức, người hưởng dụng được hưởng giá trị của hoa lợi, lợi
tức thu được tương ứng với thời gian người đó được quyền hưởng dụng.
Cơ cấu của quy phạm pháp luật
Điều 447 Bộ luật dân sự 2015:
Trong thời hạn bảo hành, nếu bên mua phát hiện được khuyết tật của vật mua bán thì
có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa không phải trả tiền, giảm giá, đổi vật có khuyết
tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền.
Cơ cấu của quy phạm pháp luật
Điều 462 khoản 1 Bộ luật dân sự 2015:
Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ
trước hoặc sau khi tặng cho.

Điều 39 Hiến pháp 2013:


Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.
Cơ cấu của quy phạm pháp luật
2. Quy định
 Hành vi được mô tả trong phần quy định có thể là một thao tác hoặc chuỗi thao tác
như gây thương tích, kinh doanh,…
 Việc mô tả hành vi có thể được thực hiện thông qua cách gắn hành vi đó với hoàn cảnh
cụ thể mà không thể tách rời (VD: tảo hôn,…)
 Phương thức điều chỉnh hành vi là ý chí của nhà nước đối với hành vi đó. Có bốn
phương thức điều chỉnh hành vi: cấm đoán, bắt buộc, cho phép, lựa chọn
Cơ cấu của quy phạm pháp luật
2. Quy định
• Cấm đoán: cấm, nghiêm cấm, không được…
• Bắt buộc: phải, có nghĩa vụ,…
• Cho phép: được phép, có quyền,...
• Lựa chọn: có thể,…
 Quy định dứt khoát (1 cách xử sự) và quy định tùy nghi (nhiều cách xử sự và chủ thể có
thể lựa chọn)
Cơ cấu của quy phạm pháp luật
3. Chế tài
 Chế tài là bộ phận của QPPL dự kiến những biện pháp được áp dụng đối với các chủ
thể vi phạm pháp luật
 Bộ phận chế tài trả lời cho câu hỏi: Chủ thể sẽ phải gánh chịu hậu quả gì nếu không
thực hiện đúng cách xử sự được nêu trong phần quy định của QPPL khi chủ thể đó ở
trong hoàn cảnh, điều kiện được dự liệu trong phần điều kiện
Cơ cấu của quy phạm pháp luật
Điều 196 khoản 1 Bộ luật hình sự 2015:
Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình
thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa
thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh m ục hàng hóa đ ược Nhà n ước đ ịnh
giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến
03 năm:
a) Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Cơ cấu của quy phạm pháp luật
Điều 73 khoản 3 Bộ luật dân sự 2015:
Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận
tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn.
Trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn
sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn
bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Cơ cấu của quy phạm pháp luật
Điều 6 khoản 1 điểm b, Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử lý vi ph ạm hành chính lĩnh v ực
giao thông đường bộ và đường sắt:
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực
hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt;
Cơ cấu của quy phạm pháp luật
Điều 55 khoản 1 Nghị định 115/2020/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng va quản lý viên
chức:
Việc xem xét miễn nhiệm đối với viên chức quản lý được thực hiện trong các trường h ợp
sau:
a) Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
Cơ cấu của quy phạm pháp luật
Điều 123 Bộ luật dân sự 2015:
Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi ph ạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
thì vô hiệu.
Cơ cấu của quy phạm pháp luật
 Căn cứ theo loại vi phạm pháp luật và các văn bản QPPL liên quan: Chế tài hình sự,
chế tài dân sự, chế tài hành chính, chế tài kỷ luật
 Căn cứ theo hình thức: Chế tài trừng trị, chế tài khôi phục trạng thái pháp lý ban
đầu, chế tài bảo vệ, chế tài bảo đảm, chế tài vô hiệu hoá
 Căn cứ theo khả năng biện pháp dự kiến áp dụng: Chế tài cố định, chế tài không
cố định
Hiệu lực pháp luật
 Hiệu lực pháp luật là giá trị pháp lí của văn bản quy phạm pháp luật để thi hành hoặc áp dụng văn
bản đó, thể hiện thứ bậc cao thấp của văn bản trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, thể hiện
phạm vi tác động hoặc phạm vi điều chỉnh của văn bản về thời gian, không gian và về đối tượng áp
dụng
Hiến pháp => Các bộ luật và luật do Quốc hội thông qua => Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ
Quốc hội => Các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành (nghị định, nghị quyết)..
 Hiệu lực pháp luật được thể hiện trên các phương diện sau:
-Không gian: chỉ giới hạn phạm vi lãnh thổ mà một văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực
-Thời gian: chỉ khoảng thời gian mà một văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lí bắt buộc thi
hành
Nguồn của luật quốc tế
Article 38: The Court, whose function is to decide in accordance with international law such disputes as are submitted to it,
shall apply:
a. international conventions, whether general or particular, establishing rules expressly recognized by the contesting
states (Các điều ước quốc tế, chung hoặc riêng, đã quy định về những nguyên tắc được các bên đang tranh chấp thừa
nhận);
b. international custom, as evidence of a general practice accepted as law (Các tập quán quốc tế như những chứng cứ
thực tiễn chung, được thừa nhận như những quy phạm pháp luật);
c. the general principles of law recognized by civilized nations (Nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn minh
thừa nhận);
d. subject to the provisions of Article 59, judicial decisions and the teachings of the most highly qualified publicists of the
various nations, as subsidiary means for the determination of rules of law (Với những điều kiện nêu ở điều 59, các án lệ và
các học thuyết của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về luật quốc tế của các quốc gia khác nhau được coi là
phương tiện để xác định các qui phạm pháp luật).

You might also like