Nhà Nước Pháp Quyền

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 23

Nhà Nước Pháp Quyền

TRỊNH PHƯƠNG THẢO


Nội dung
1. Khái niệm nhà nước pháp quyền
2. Các dấu hiệu cơ bản của nhà nước pháp quyền
Nguồn gốc nhà nước
Sinh ra từ chế độ tư hữu và mâu thuẫn giai cấp
Đặc điểm của nhà nước
 Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt, hầu như tách khỏi xã hội không
còn hòa nhập vào dân cư như trong chế độ Thị tộc;
 Nhà nước phân chia dân cư theo lãnh thổ thành đơn v ị hành chính không phụ
thuộc chính kiến, huyết thống, nghề nghiệp hoặc giới tính;
 Nhà nước có chủ quyền quốc gia;
 Nhà nước nước ban hành pháp luật và thực hiện sự quản lý bắt buộc đối với mọi tầng
lớp dân cư;
Nhà nước quy định và thực hiện việc thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc.
Khái niệm nhà nước
Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có một bộ máy chuyên làm
nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý, nhằm thực hiện mục đích và lợi ích
của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp.
Khái niệm nhà nước pháp quyền
 Hàn Phi Tử:

“Việc hợp pháp thì làm, không hợp pháp thì bỏ”

“Pháp luật không hùa theo người sang, sợi dây dọi không uốn mình theo cây gỗ cong. Khi
đã thành pháp luật thì kẻ khôn cũng không thể từ, kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng
trị cái sai không tránh kẻ đại thần, thương cái đúng không bỏ sót kẻ thất phu. Cho nên
điều sửa chữa được sự sai lầm của người trên, trị được cái gian của kẻ dưới, trừ được loạn,
sửa được điều sai, thống nhất đường lối của dân không gì bằng pháp luật”
Khái niệm nhà nước pháp quyền
 Platon (427 – 347 TCN):
-Nhà nước chỉ tồn tại lâu bền khi các nhà cầm quyền tuyệt đối phục tùng pháp luật
-Nơi nào mà pháp luật không có hiệu lực và nằm dưới sự cầm quyền của ai đó thì tại
nơi đó sẽ chứng kiến sự sụp đổ của nhà nước
Khái niệm nhà nước pháp quyền
 Aristote (384 – 322 TCN):
-Pháp luật cần thống trị trên tất cả
-Nhà nước chân chính là nhà nước mà nơi đó những nhà cầm quyền cai trị theo pháp
luật và vì lợi ích chung
Khái niệm nhà nước pháp quyền
 J. Locke (thế kỉ XVII):
-Quyền lực của nhà nước gồm ba loại: quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư
pháp
-Khi cơ quan lập pháp và nhà vua vi phạm pháp luật (vượt quá thẩm quyền cho phép,
lạm dụng quyền lực…) có thể dẫn sự tan rã của chính quyền
Khái niệm nhà nước pháp quyền
 Montesquieu:
-Tự do chính trị, sự an ninh, an toàn của công dân chỉ có được khi không có sự lạm dụng
quyền lực
-Trong mỗi chính quyền đều có ba loại quyền lực: quyền lập pháp, quyền thực hiện
những việc dựa vào luật quốc tế và quyền thực hiện những việc thuộc về luật dân sự
Khái niệm nhà nước pháp quyền
 Rousseau:
-Nhà nước tồn tại là do quyền lực lập pháp
-Quyền lập pháp thuộc về nhân dân, quyền hành pháp do nhân dân trao cho chính
phủ hoặc cơ quan cai trị tối cao
-Người chấp pháp không nên có quyền lập pháp
-Nếu cơ quan lập pháp muốn trực tiếp cai trị, cơ quan hành pháp ban hành luật,
người dân không phục tùng pháp luật => đất nước sẽ rơi vào tình trạng chuyên chế
hoặc vô chính phủ
Khái niệm nhà nước pháp quyền
 I. Kant:
-Người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “nhà nước pháp quyền”
-Nói đến nhà nước là nói đến nhà nước pháp quyền do nhân dân tập hợp lại để thực
hiện tự do và bình đẳng
-Cái bảo đảm thực hiện quan hệ lẫn nhau giữa công dân và nhà nước là sự phân chia
quyền lực nhà nước nhằm phân tách quyền lực hành pháp khỏi quyền lực lập pháp
Khái niệm nhà nước pháp quyền
 “Nhà nước pháp quyền” ở Việt Nam:
-Sự phát triển của văn minh nhân loại phần lớn được quy định bởi sự phát triển của xã
hội công dân và nhà nước pháp quyền
-Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và quản lý bản thân
mình cũng bằng pháp luật
-Kiểu nhà nước – mô hình nhà nước – hình thức nhà nước
Khái niệm nhà nước pháp quyền
a. Nhà nước pháp quyền là nhà nước được thành lập một cách hợp pháp, quyền lực và
hoạt động của nó bị giới hạn bởi pháp luật, dựa trên cơ sở của pháp luật, của ý tưởng về
công lí và phải bị kiểm soát theo pháp luật; nhà n ước là công cụ để bảo vệ tự do cá nhân,
đem lại lợi ích cho công dân và đó là mục đích tồn tại của nó
Khái niệm nhà nước pháp quyền
b. Nhà nước pháp quyền phải có hệ thống pháp luật tiến bộ, thừa nhận và đủ khả năng
bảo đảm thực hiện cũng như bảo vệ các quyền con người, quyền tự do dân chủ của công
dân, loại trừ được sự chuyên quyền, đặc quyền và sự tùy tiện của chính phủ
Khái niệm nhà nước pháp quyền
c. Hệ thống pháp luật đủ các tiêu chuẩn trên phải có vị trí tối thượng, được áp dụng một
cách công bằng trong phạm vi quốc gia; tất cả các chủ thể, kể cả nhà nước, đều có
nghĩa vụ phục tùng pháp luật, thực hiện công lí, tôn trọng các quyền của con người và
quyền tự do cá nhân. Việc tổ chức và hoạt động của nhà nước hoàn toàn d ựa trên cơ sở
các quy định của pháp luật và nhằm thực hiện các quy định đó
Khái niệm nhà nước pháp quyền
d. Tòa án phải độc lập, các phán quyết của tòa phải bảo đảm được các nguyên tắc hiến
pháp, bảo vệ được các quyền tự do của công dân trước sự xâm hại của các chủ thể khác,
kể cả nhà nước và phải được sự phục tùng bởi mọi chủ thể, kể cả các cơ qua nhà nước.
Các dấu hiệu cơ bản của nhà nước pháp
quyền
a. Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trên cơ sở chủ quyền của nhân dân
Các dấu hiệu cơ bản của nhà nước pháp
quyền
b. Trong nhà nước pháp quyền, các quyền con người và quyền công dân được tôn
trọng và bảo vệ
Các dấu hiệu cơ bản của nhà nước pháp
quyền
c. Nhà nước pháp quyền là nhà nước đảm bảo dân chủ
Các dấu hiệu cơ bản của nhà nước pháp
quyền
d. Ở nhà nước pháp quyền, pháp luật chiếm vị trí tối thượng trong đời sống nhà nước
và xã hội
Các dấu hiệu cơ bản của nhà nước pháp
quyền
e. Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trên cơ sở sự phân chia quyền lực
nhà nước, dùng quyền lực để kiểm tra, giám sát quyền lực
Các dấu hiệu cơ bản của nhà nước pháp
quyền
f. Nhà nước pháp quyền gắn bó mật thiết với xã hội công dân

You might also like