Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

1
Chương 7. Các ngành luật cơ bản trong hệ thống
pháp luật Việt nam

Các tiêu
Khái Các
Đặc chí đánh
ngành
niệm hệ điểm hệ giá mức
luật trong
thống thống độ hoàn
hệ thống
pháp pháp thiện của
pháp luật
luật luật HTPL
Việt Nam
VN
2
1. Khái niệm hệ thống pháp luật

Hệ thống pháp luật là Tập hợp tất cả các quy


phạm, văn bản pháp luật tạo thành một cấu
trúc tổng thể, được phân chia thành các bộ
phận có sự thống nhất nội tại theo những
tiêu chí nhất định như bản chất, nội dung,
mục đích. Hệ thống pháp luật bao gồm hệ
thống cấu trúc bên trong và hệ thống cấu
trúc bên ngoài.
3
1. Khái niệm hệ thống pháp luật (tiếp theo)

 Hệ thống cấu trúc bên trong là tổng thể các quy phạm pháp
luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân chia
thành các ngành luật, mỗi ngành luật lại được cấu tạo bởi một
bộ phận các quy phạm pháp luật có sự thống nhất nội tại, có
chung đối tượng và phương pháp điều chỉnh. Trong mỗi bộ phận
lại được phân bổ thành những bộ phận nhỏ hơn hợp thành
các chế định pháp luật và mỗi chế định pháp luật lại được hình
thành từ các quy phạm pháp luật;
 Hệ thống cấu trúc bên ngoài là tổng thể các văn bản quy phạm
pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo
trình tự luật định nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản,
quan trọng. Hệ thống cấu trúc bên ngoài được phân định thành
các văn bản luật và văn bản dưới luật.
4
2. Đặc điểm hệ thống pháp luật

- Được hình thành dựa trên sự tất yếu của


mục đích quản lý nhà nước, xã hội.
- Đa dạng nhưng có sự thống nhất nội tại tạo
thành một chỉnh thể thống nhất. Đồng thời,
giữa các thành phần trong hệ thống pháp luật
cũng có sự tác động qua lại lẫn nhau và hỗ
trợ cho nhau.
- Luôn có sự thay đổi thường xuyên bởi sự
tác động của nhiều yếu tố khác nhau: điều
kiện kinh tế-xã hội, văn hóa, chính trị.
5
3. Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam

1.Luật hiến pháp


2.Luật hành chính, Luật tố tụng hành chính
3.Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự
4.Luật dân sự, Luật tố tụng dân sự
5.Luật hôn nhân và gia đình
6.Luật thương mại
7.Luật lao động
8.Luật đất đai
6
3. Các ngành luật trong HTPL Việt Nam (tiếp theo)

Luật hiến pháp: là tổng thể những quy phạm


pháp luật điều chỉnh các quan hệ cơ bản về
tổ chức quyền lực Nhà nước, về chế độ
chính trị, văn hóa – xã hội, kinh tế, chế độ
bầu cử, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công
dân,…

7
3. Các ngành luật trong HTPL Việt Nam (tiếp theo)

Luật hành chính gồm tổng thể các quy phạm


pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội
hình thành trong quá trình tổ chức, thực hiện
hoạt động chấp hành – điều hành của Nhà
nước trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội.
Đó là những quan hệ xã hội nảy sinh trong
quá trình quản lý nhà nước.

8
3. Các ngành luật trong HTPL Việt Nam (tiếp theo)

Luật tố tụng hành chính gồm tổng thể các quy phạm pháp
luật điều chỉnh những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng
hành chính; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ
quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và
nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan; trình tự, thủ tục khởi kiện, giải quyết
vụ án hành chính, thi hành án hành chính và giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính.

9
3. Các ngành luật trong HTPL Việt Nam (tiếp theo)

Luật hình sự gồm tổng thể các quy phạm pháp


luật điều chỉnh nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia,
an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ
nghĩa, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ
quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo
vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự
pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục
mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa
và đấu tranh chống tội phạm.
Luật này quy định về tội phạm và hình phạt.
10
3. Các ngành luật trong HTPL Việt Nam (tiếp theo)

Luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục


tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi
tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi
hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối
quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm
của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền
và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan,
tổ chức, cá nhân; hợp tác quốc tế trong tố tụng
hình sự.
11
3. Các ngành luật trong HTPL Việt Nam (tiếp theo)

Luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn


mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân,
pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và
tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các
quan hệ được hình thành trên cơ sở bình
đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự
chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan
hệ dân sự).
12
3. Các ngành luật trong HTPL Việt Nam (tiếp theo)

Luật tố tụng dân sự quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự;
trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân (sau đây gọi là Tòa án) giải quyết
các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại,
lao động (sau đây gọi chung là vụ án dân sự) và trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa
án giải quyết các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động (sau đây gọi chung là việc dân sự); trình tự, thủ tục giải
quyết vụ án dân sự, việc dân sự (sau đây gọi chung là vụ việc dân sự) tại Tòa án;
thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của
Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài; thi hành án dân sự;
nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến
hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, của cá nhân, của cơ
quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) có liên quan
nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác,
công minh và đúng pháp luật.
13
3. Các ngành luật trong HTPL Việt Nam (tiếp theo)

Luật này quy định chế độ hôn nhân và gia


đình; chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử
giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm
của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội
trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn
nhân và gia đình.

14
3. Các ngành luật trong HTPL Việt Nam (tiếp theo)

Luật thương mại là tổng thể những quy


phạm pháp luật điều chỉnh Hoạt động
thương mại, hoạt động nhằm mục đích sinh
lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng
dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các
hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

15
3. Các ngành luật trong HTPL Việt Nam (tiếp theo)

Luật lao động gồm các quy phạm pháp luật


điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh
giữa người lao động, người sử dụng lao
động (cá nhân hoặc tổ chức) trong các quan
hệ trực tiếp làm ra của cải vật chất cho xã
hội.

16
3. Các ngành luật trong HTPL Việt Nam (tiếp theo)

Luật đất đai quy định về chế độ sở hữu đất


đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước
đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và
thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý
và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh
thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
17
4. Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của HTPL VN

 Tính toàn diện


 Tính thống nhất và đồng bộ
 Tính phù hợp và khả thi
 Ngôn ngữ và kỹ thuật xây dựng pháp luật
 Tính hiệu quả

18
Pháp điển hoá của HTPL VN

Pháp điển hóa hệ thống pháp luật là một hoạt động có ý nghĩa
quan trọng cho sự thay đổi và phát triển hệ thống pháp luật
là gì của bất kỳ quốc gia nào.
Khái niệm pháp điển hóa hệ thống pháp luật
- Căn cứ vào quan điểm trong Từ điển thuật ngữ Lý luận nhà
nước và pháp luật (xuất bản năm 2008), pháp điển hóa được
giải thích như sau:
"Pháp điển hoá là hình thức hệ thống hoá pháp luật trong đó,
cơ quan nhà nước có thẩm quyền tập hợp, sắp xếp các quy
phạm pháp luật, các chế định luật, các văn bản quy phạm
pháp luật trong ngành luật theo trình tự nhất định, loại bỏ
những mâu thuẫn chồng chéo, các quy định lỗi thời và bổ
sung những quy định mới”.
19
Pháp điển hoá của HTPL VN

Nội dung pháp điển hóa hệ thống pháp luật


Từ định nghĩa, có thể thấy nội dung pháp điển hóa bao gồm:
- Pháp điển hóa về nội dung: Là thực hiện ban hành một văn
bản pháp luật mới dựa trên việc kế thừa, hệ thống hoá và tập
hợp các quy định ở nhiều văn bản pháp luật hiện hành nhưng
có sự sửa đổi, bổ sung hoặc điều chỉnh để phù hợp với sự
thay đổi về văn hóa, kinh tế, chính trị.
- Pháp điển hóa về hình thức: Là việc sắp xếp lại các quy
phạm pháp luật đang có hiệu lực pháp luật tại nhiều văn bản
khác nhau thành các bộ luật. Hoạt động này không nhằm tạo
thành một văn bản pháp luật mới mà chỉ để tạo nên sự thống
nhất, logic giữa các quy phạm pháp luật với nhau.
20
Pháp điển hoá của HTPL VN

Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật số
01/2012/UBTVQH13 ngày 22/3/2012

Điều 2. Giải thích từ ngữ


Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
1. Hợp nhất văn bản là việc đưa nội dung sửa đổi, bổ
sung trong văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều của
văn bản đã được ban hành trước đó (sau đây gọi tắt là
văn bản sửa đổi, bổ sung) vào văn bản được sửa đổi,
bổ sung theo quy trình, kỹ thuật quy định tại Pháp
lệnh này.
21

You might also like