DDH5

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

CHỦ ĐỀ V

CÁC MỨC ĐỘ PHÁN ĐOÁN


I. PHÁN ĐOÁN LÀ MỘT HÀNH VI
NHÂN VỊ
Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta không
tránh được hành vi phán đoán hay chọn lựa:
Chọn học ngành gì? Nên đi tu dòng nào? Chọn bạn
nào chơi? Anh ấy đang bực mình với tôi? Giả thuyết
“có lửa thì phải có khói” có đúng không? Nên sống
thử trước hôn nhân? Nên tìm lợi ích kinh tế hay lợi
ích môi sinh trong lúc này?
 Để trả lời các câu hỏi này,
ta phải dùng đến quyết định
hay phán đoán.
 Tất cả phán đoán đều
nhắm đến một giá trị thay vì
chỉ mô tả hay tường thuật
một sự kiện.
 Giá trị đó có thể được
kiểm chứng bằng sự kiện,
tiêu chuẩn hay giá trị có thể
chưa được nói rõ, ví dụ, “Xe
này xuất hãng vào ngày Thứ 6, nó
không tốt đâu!” (muốn biết
“phán đoán” này đúng/sai, ta cần
biết gì?)
Phân biệt giữa: mệnh đề mô tả (descriptive statements) và
mệnh đề phán đoán (normative statements):
1. Chiếc xe này màu đỏ: Muốn biết câu này đúng/sai thì phải nhìn chiếc xe.
2. Chiếc xe này tốt lắm: Muốn biết câu này đúng/sai thì phải biết tiêu chuẩn
“tốt” là gì. Tiêu chuẩn này không thể rút tỉa một cách trực tiếp từ màu sắc của xe.
3. Anh mới uống rượu nữa phải không? Mô tả hay phán đoán? Muốn
đổi từ mệnh đề này qua mệnh đề kia thì cần làm gì?
4. Anh chưa trả cho tôi tiền anh nợ tôi tuần trước! sự kiện hay
phán đoán?
II. PHÁN ĐOÁN ĐẠO ĐỨC
 Hệ luận quan trọng: Mệnh đề
phán đoán (normative statements)
thì luôn bao hàm một “qui chuẩn”
hay giá trị nào đó mà không có thể
rút tỉa trực tiếp từ một mệnh đề
tường thuật hay mô tả (descriptive
statements).
Nói cách khác, muốn đổi từ một
mệnh đề mô tả đến mệnh đề phán
đoán, ta phải thêm vào đó một giá
trị hay qui chuẩn nào đó.
Hai loại mệnh đề
(2 kinds of statement)

Mệnh đề phán đoán Mệnh đề mô tả


(normative statement (descriptive statement)
or judgement)

Prescriptive judgements Moral judgements


Phán đoán qui chuẩn Phán đoán đạo đức
tư cách ăn mặc nơi công cộng, lễ nghĩa, Đúng/sai; phải/trái dựa
cách xử thế, thói quen xã hội, truyền trên giá trị đạo đức
thống gia đình, v.v. nào đó
Ví dụ:
- Em không nên cầm violin theo kiểu này (nghệ thuật)
- Ta cần điều chỉnh ống kính cho chính xác (kỹ thuật)
- Chúng ta phải bố trí đội banh lại để mong đem lại
chiến thắng (mục tiêu thể thao)
- Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy (tập tục truyền thống)
- Trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt lúa (kinh nghiệm)
- Khoan khoan ngồi đó chớ ra, nàng là phận gái ta là
phận trai (phong cách hành xử Nho giáo)

Trên đây là các mệnh đề phán đoán, vì nó có bao hàm một
qui chuẩn nào đó.
 Khi vi phạm các “qui chuẩn” này, chúng ta bị phán
đoán, và cảm thấy bị sai lầm, mặc cảm tội lỗi hay xấu hổ,
nhưng chưa phải là vấn đề đạo đức. Phán đoán đạo đức đi
sâu hơn nữa về các giá trị mà con người không thể bỏ
được.
III. BA MỨC ĐỘ PHÁN ĐOÁN
TRONG ĐẠO ĐỨC HỌC
1. “Moral Judgment” (MJ) -Phán đoán về hành vi
2. “Moral Principle” (MP) -Phán đoán về nguyên
tắc/giá trị
3. “Moral Standard” (MS) -Phán đoán về tiêu chuẩn
1. “Moral Judgment” (MJ) -- Phán
đoán về hành vi
- Hành vi bắt buộc: đúng khi thi
- hành và sai khi tránh né
- Hành vi cấm đoán: sai khi thi
- hành và đúng khi không làm
- Hành vi cho phép: bất tất
- (không có hậu quả quan trọng).
- Hành vi cao thượng: vượt trên
- bổn phận, làm thì tốt nhưng
- không ép buộc phải làm.
2. “Moral Principle” (MP)--Phán đoán về
nguyên tắc/giá trị
 Áp dụng MP thì phổ quát
hơn MJ, phát xuất từ các giá trị
mà hàm chứa trong các hành vi.
Chúng ta phán đoán các nguyên
tắc luân lý căn cứ trên các tiêu
chuẩn luân lý:
- Nguyên tắc về luân lý cá nhân:
bổn phận đối với cá nhân và tha
nhân.
- Nguyên tắc về luân lý xã hội:
chọn điều gì tốt nhất cho đời
sống xã hội.
3. “Moral Standard” (MS)--Phán đoán về tiêu
chuẩn
 Tiêu chuẩn là nguyên tắc luân
lý cuối cùng mà chúng ta viện vào
để biện minh cho các nguyên tắc
trước đó. Đây là “viên đá gốc” của
lý luận đạo đức: nó trả lời câu hỏi
cuối cùng “tại sao chúng ta phải
sống đạo đức?”
 Tiêu chuẩn luân lý cho ta các
tiêu chí để phán đoán tất cả các
nguyên tắc.
 Các tiêu chuẩn này thường đến
từ niềm tin tôn giáo hay trực giác
luân lý.
 5 tiêu chuẩn đạo đức thường dùng
 Vị kỷ (egoism): nguyên tắc/giá trị của một hành vi tốt phải
mang lại hữu ích cá nhân.
 Vị lợi (utilitarianism): nguyên tắc/giá trị của một hành vi tốt
phải tối đa hoá tính vị lợi của nó (both benefits & beneficiaries)
 Luật tự nhiên (natural law):nguyên tắc/giá trị của một
hành động đúng phải theo bản chất “tự nhiên” nhất đối với con
người hay sự vật.
 Nhân vị (respect for the person): nguyên tắc/giá trị của một
hành động đúng phải đối xử tha nhân như thể họ là cứu cánh và
không bao giờ như là phương tiện.
 Nhân đức (virtues ethics): Con người có tư cách tốt sẽ chọn
hành động tốt/đúng, do đó hãy nhấn mạnh vào việc luyên tập
nhân đức để có tư cách tốt.

You might also like