Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 30

GROUP

14
Đức Huy Thảo Ngân Tuấn Trọng
Xử lí hình thái
học
(Hit or Miss)
Hit or Miss
1.Định nghĩa

2.Các bước thực hiện

3.Ứng dụng của Hit or


Miss

4.Ưu và nhược điểm


Hit or Miss 5.Kết luận

6.Demo Code
GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG PHÁP BIẾN ĐỔI HIT OR MISS:

Phương pháp biến đổi Hit or Miss là một công cụ mạnh mẽ trong lĩnh vực
xử lý hình ảnh để tìm kiếm và định vị các hình dạng cụ thể trong ảnh. Giống
như tất cả các thuật toán hình thái học khác, phương pháp này có thể được
định nghĩa hoàn toàn trong thuật ngữ làm dày và ăn mòn, nhưng trong
trường hợp này chỉ có ăn mòn. Trong báo cáo này, chúng ta sẽ tìm hiểu về
biến đổi Hit or Miss và cách áp dụng nó để tìm kiếm các hình dạng cụ thể
trong ảnh như: hình vuông, hình chữ nhật,…
Hình Ảnh
1.Định Nghĩa
1.Định nghĩa
Phương pháp "Hit or Miss" trong xử lý ảnh là một kỹ thuật được sử dụng để tìm kiếm và phát
hiện các mẫu cụ thể trong một hình ảnh. Nó dựa trên việc so sánh các mẫu quan tâm với các vùng tương
ứng trong hình ảnh đầu vào bằng cách sử dụng các mô hình nhị phân. Các mô hình này gồm hai tập điểm
ảnh quan trọng: tập "hit" (khớp) và tập "miss" (không khớp). Tập "hit" đại diện cho các điểm ảnh cần
khớp chính xác với mẫu, trong khi tập "miss" đại diện cho các điểm ảnh không nên khớp với mẫu.

Quá trình thực hiện phương pháp Hit or Miss bao gồm việc trượt mô hình nhị phân qua toàn
bộ hình ảnh đầu vào. Tại mỗi vị trí trượt, các điểm ảnh trong hình ảnh được so sánh với các điểm ảnh
trong mô hình "hit" và mô hình "miss". Nếu tất cả các điểm ảnh trong mô hình "hit" khớp và không có
điểm ảnh nào trong mô hình "miss" khớp, chúng ta kết luận rằng mẫu đã được tìm thấy tại vị trí đó.

Khi cấu trúc và điều kiện khớp hoàn toàn với hình ảnh ban đầu, các điểm tương ứng trong cấu
trúc và hình ảnh ban đầu sẽ có giá trị 1 (màu trắng) trong kết quả. Ngược lại, khi không khớp, các điểm
tương ứng sẽ có giá trị 0 (màu đen) trong kết quả.
Hình Ảnh
2.Các bước
thực hiện
2
2.1. Định nghĩa ma trận cấu trúc
Ma trận cấu trúc chính là một mẫu ảnh xác định, được dùng để tìm kiếm một hình
ảnh cụ thể có trong ảnh gốc. Trong phương pháp này chúng ta thực hiện với hai ma trận
cấu trúc là B1 và B2.
Đồng thời, để hiểu rõ về ma trận cấu trúc, chúng ta có thể tạm hiểu cách thức hoạt
động của nó là:” Kiểm tra xem B1 có giống với đối tượng cần tìm kiếm hay không và kiểm
tra xem B2 có khớp với các điểm xung quanh hình ảnh cần tìm kiếm hay không.
VD: Ta muốn tìm kiếm hình vuông có ma trận 3x3 trong ảnh gốc, thì đây là ma trận cấu trúc B1 của chúng ta:

B1 =[
1 1 1
1 1 1
1 1 1];
Ma trận B1 được hiển thị trên matlab
2.1. Định nghĩa ma trận cấu trúc
Tiếp theo , ta có ma trận B2 là các điểm ảnh khớp với các điểm xung quanh hình vuông 3x3:

B2 =[
1 1 1 1 1
1 0 0 0 1
1 0 0 0 1
1 0 0 0 1
Ma trận B2 được hiển thị trên matlab
1 1 1 1 1

];
2.2. Áp dụng phương pháp Hit or miss

- B1 : Thực hiện phép ăn mòn A⊝B1, kết HÌNH ẢNH MINH HỌA:
quả sẽ cho chúng ta các pixel khớp với hình ảnh cần
tìm trong ảnh A (trung tâm ảnh cần tìm).

- B2 : Tạo ma trận A' là ma trận đảo của ma


trận A và tạo cấu trúc B2 là khuôn khớp với các điểm
xung quanh cấu trúc B1.
- B3 : Thực hiện phép ăn mòn A'⊖B2, kết
quả sẽ cho chúng ta các pixel khớp với các điểm
xung quanh hình ảnh.

- B4 : Giao của hai phép ăn mòn trên sẽ tạo


ra kết quả cuối cùng, chỉ chứa các pixel tại vị trí
trung tâm của mỗi hình cần tìm trong ảnh A.
2.2. Áp dụng phương pháp Hit or miss
Tóm lại, ta có công thức sau: A⊛B= (A⊝B1)∩(A'⊝B2)
Trong đó:
A: Đơn vị A đại diện cho ảnh gốc, đó là ảnh chúng ta muốn tìm mẫu đối tượng B.

B: Đơn vị B là mẫu đối tượng cần tìm trong ảnh gốc A.

A⊝B1: Đây là phép “ ăn mòn” giữa tập A và B1.

A'⊝B2: Đây cũng là một phép toán “ ăn mòn” nhưng giữa tập A và B2.

(A⊝B1)∩(A'⊝B2): Đơn vị này biểu thị phép toán giao (intersection) giữa kết quả của hai phép
toán A⊝B1 và A'⊝B2.
2.3. Ví dụ
Ở ví dụ này , chúng ta sẽ tìm các hình vuông kích thước 3x3 từ ma trận ảnh gốc:

* Chúng ta có ma trận ảnh gôc (A) như sau : * Chúng ta có ma trận cấu trúc B1 kích thước là
A=[ 3x3:
000000000000000 B1=[
001101110111000 111
001101110111100 ` 111
001101110111000 111
000000000000000 ];
];

Hình ảnh tương đương với ma trận trên


2.3. Ví dụ
*Sau khi thực hiện phép ăn mòn A⊝B1 ta được ma
trận:
[
000000000000000
000000000000000
000000100010000
000000000000000
000000000000000
];

*Tiếp theo, Tạo ma trận A’ và cấu trúc B2:


A’=
[
111111111111111
110010001000111
110010001000011
110010001000111
111111111111111
];
2.3. Ví dụ
B2 =[
1 1 1 1 1
1 0 0 0 1
1 0 0 0 1
1 0 0 0 1
1 1 1 1 1

];
2.3. Ví dụ
* Sau khi thực hiện phép ăn mòn A’⊝B2 ta được ma
trận:
[
000000000000000
000000000000000
001000100000000
000000000000000
000000000000000
];

*Tiếp theo, dựa trên công thức biến đổi hit or miss :
Ta có kết quả sau:
[
000000000000000
000000000000000
000000100000000
000000000000000
000000000000000
];
2.4. HÀM TRONG MATLAB
Trong MATLAB, chúng ta có thể sử dụng hàm bwhitmiss để thực hiện phép toán Hit-or-Miss trên ảnh nhị
phân. Phép toán Hit-or-Miss được sử dụng để tìm kiếm các cấu trúc hoặc mẫu cụ thể trong ảnh.

Cú pháp của hàm bwhitmiss như sau:


out = bwhitmiss(A, B1,B2)
Trong đó:
A: là ảnh đầu vào (ảnh nhị phân) chứa các cấu trúc mà chúng ta muốn tìm kiếm.

B1: là ma trận cấu trúc cụ thể cần tìm kiếm trong ảnh gốc A.

B2: là ma trận cấu trúc được hiểu là một khung bao xung quanh khớp với cấu trúc B1.

Out: là kết quả của phép toán Hit-or-Miss.


3.Ứng dụng 2
3.Ứng dụng của Hit or miss
Tách biên (Boundary extraction): Bằng cách định nghĩa các ma trận cấu trúc cho các
đặc trưng hình học của các biên, phương pháp Hit or Miss có thể phát hiện và trích xuất các
đường biên trong hình ảnh.

Tìm đường biên (Edge detection): Bằng cách định nghĩa các ma trận cấu trúc cho các
cấu trúc đặc trưng của các đường biên, phương pháp Hit or Miss có thể xác định các vị trí chứa
đường biên trong hình ảnh.

Phân tích kết cấu (Texture analysis): Bằng cách định nghĩa các ma trận cấu trúc cho các
đặc trưng kết cấu của các vùng trong hình ảnh, phương pháp Hit or Miss có thể tìm ra và phân
tích các vùng có kết cấu tương ứng.
3.Ứng dụng của Hit or miss
Phát hiện và nhận dạng đối tượng (Object detection and recognition: Bằng cách
định nghĩa các ma trận cấu trúc cho các đặc trưng của các đối tượng, phương pháp Hit or Miss
có thể xác định các vị trí chứa đối tượng trong hình ảnh và giúp trong quá trình nhận dạng đối
tượng.

Kiểm tra và xác nhận mẫu (Pattern checking and verification: Bằng cách định nghĩa
các ma trận cấu trúc cho các mẫu cần kiểm tra, phương pháp Hit or Miss có thể xác định xem
các mẫu đó có tồn tại trong hình ảnh hay không.

Loại bỏ nhiễu: Hit or Miss cũng có thể được sử dụng để loại bỏ nhiễu hoặc các thành
phần không mong muốn khác từ hình ảnh. Bằng cách định nghĩa các mẫu âm để đại diện cho
các thành phần không mong muốn, phương pháp này giúp xác định và loại bỏ những vùng
chứa các thành phần đó.
4.ƯU ĐIỂM VÀ
NHƯỢC ĐIỂM
4.1.Ưu điểm của Hit or miss
 Phương pháp hit or miss cho phép tìm kiếm chính xác các hình dạng cụ thể
trong ảnh.
 Phương pháp hit or miss có thể xử lí các hình dạng có kích thước và hướng khác
nhau.
 Hit or miss cho kết quả đáng tin cậy và chính xác.

 Nó có tính linh hoạt và ứng dụng rộng rãi.

 Hit or miss không phụ thuộc vào màu sắc của hình ảnh.

 Độ linh hoạt trong việc định nghĩa mẫu.


4.2.Nhược điểm của Hit or miss

● Phương pháp trên đòi hỏi sự định nghĩa và lựa chọn chính xác các phần tử cấu trúc.

● Hit or miss rất nhạy cảm với sự biến đổi hình ảnh.

● Không thích hợp cho ảnh nhiễu.

● Phương pháp hit or miss có thể tốn thời gian tính toán.

● Yêu cầu kiến thức và kỹ năng định nghĩa mẫu.

● Giới hạn đối với hình dạng phức tạp.


Biến đổi Hit or Miss là một phương pháp quan trọng trong
lĩnh vực xử lý hình ảnh và phân tích hình ảnh. Phương pháp
này cung cấp một cách hiệu quả trong việc tìm kiếm và xác
định vị trí các hình dạng cụ thể trong một ma trận hình ảnh.
HitBằng cách
or Miss vẫnsử dụngcông
là một cáccụ
phần
hữu tử
ích cấu trúc.
trong việc tìm kiếm và xác
định vị trí các hình dạng trong hình ảnh. Đối với các bài toán cụ thể
trong
Hit lĩnh vực xử
or Miss là lýmột
hìnhcông
ảnh và
cụphân
hữu tích hình ảnh,
ích trong việcphương phápvà
tìm kiếm
nàyxác
có định
thể được
vị tríápcác
dụng và tùy
hình dạngchỉnh để đạt
trong hìnhđược
ảnh.kếtĐối
quảvới
tốt.các bài
toán cụ thể trong lĩnh vực xử lý hình ảnh và phân tích hình
ảnh, phương pháp này có thể được áp dụng và tùy chỉnh
để đạt được kết quả tốt và phù hợp, chúng ta có thể xác
định chính xác vị trí của các đối tượng và thành phần quan
trọng trong hình ảnh.

KẾT LUẬN THUYẾT TRÌNH


THANKS FOR
LISTENING!

NHÓM 14 Nguyễn Tuấn Trọng-21004235

Huỳnh Đức Huy -21004182

Nguyễn Thị Thảo Ngân-21004180


Mời cô và các bạn đặt câu hỏi

You might also like