2.TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 100

KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

BỘ MÔN KINH TẾ NGUỒN NHÂN LỰC

TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG

Số tiết lý thuyết: 24
Số tiết thảo luận: 6
GIỚI THIỆU VỀ HỌC PHẦN

Điều kiện học phần


Mục tiêu của học phần
Chuẩn đầu ra của học phần
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả vắn tắt nội dung học phần
 Đánh giá học phần
(1) Điểm học phần được tính theo công thức sau:
Đhp =  ĐiKi
Trong đó: Đhp: Điểm học phần, chính xác đến 1 chữ số thập phân
Đi : Điểm thành phần i
Ki : Trọng số điểm thành phần i
(2) Điểm chuyên cần được tính theo công thức sau:
Đ1 = 0,6 x Đdl + 0,4 x Đyt
Trong đó: Đ1: Điểm chuyên cần, chính xác đến 1 chữ số thập phân
Đdl: Điểm dự lớp, chính xác đến 1 chữ số thập phân
Đyt: Điểm ý thức học tập trên lớp, chính xác đến 1 chữ số thập phân
(3) Điểm thực hành được tính theo công thức sau:
Đ2 = 0,5 x Đkt + 0,5 x Đđmpp
Trong đó: Đ2: Điểm thực hành, chính xác đến 1 chữ số thập phân
Đkt: Điểm bài kiểm tra, chính xác đến 1 chữ số thập phân
Đđmpp: Điểm đổi mới pp học tập, chính xác đến 1 chữ số thập phân
CĐR của Học phần
• CLO1: Nhớ, hiểu kiến thức về khái quát tâm lý học, hiện tượng tâm lý cá nhân; cơ sở tâm lý của quá trình phân
công, hiệp tác lao động, xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi; nguồn gốc của sự cố, tai nạn lao động; nghiên
cứu, khai thác năng lực, sở trường của người lao động; tâm lý học của lao động quản lý và cơ sở của quản trị
nhóm; Vận dụng các phương pháp nghiên cứu tâm lý học lao động; các biện pháp ngăn ngừa sự cố và tai nạn
lao động; những kích thích tâm lý lợi ích đối với người lao động cũng như giao tiếp, nghệ thuật đàm phán nhân
sự.
• CLO2: Phân tích về đặc điểm tâm lý chung của NLĐ, cơ sở tâm lý của việc xây dựng chế độ làm việc và nghỉ
ngơi; năng lực sở trường của người lao động để khai thác năng lực của họ; đặc điểm của lao động quản lý; Đề
xuất các giải pháp ngăn ngừa sự cố và tai nạn lao động cũng như đánh giá cơ sở tâm lý của quản trị nhóm.
• CLO3: Vận dụng kỹ năng chuyên môn như kỹ năng: nắm bắt tâm lý học trong phân công hiệp tác và quá trình
lao động; xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi; phát hiện sự cố và xây dựng các biện pháp ngăn ngừa sự cố
và tai nạn lao động; Kỹ năng khai thác năng lực sở trường, kích thích tâm lý người lao động cũng như kỹ năng
nắm bắt đặc điểm tâm lý của lao động quản lý, giao tiếp, đàm phán nhân sự và tâm lý của quản trị nhóm. Đồng
thời tăng cường kỹ năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, phản biện, xử lý tình huống, sử dụng CNTT…
• CLO4: Có năng lực làm việc độc lập, tự chủ và chịu trách nhiệm trong các vấn đề của tâm lý học lao động; Có
năng lực làm việc nhóm, tổ chức, dẫn dắt, giám sát trong giải quyết các vấn đề chuyên sâu về tâm lý của quản
trị nhóm, cập nhật các quy định về chính sách, pháp luật và thích ứng với sự thay đổi của môi trường tâm lý học
lao động trong tổ chức, doanh nghiệp.
• CLO5: Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy đào tạo, nội quy của tổ chức, doanh
nghiệp; Năng động, nhiệt tình, tự chủ, phản biện, sáng tạo với tư cách là các chủ thể trong tâm lý học lao động
góp phần rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng; Tuân thủ trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh; Trau dồi
đạo đức nghề nghiệp, nhân bản, nhân văn, … trong tâm lý học lao động.
Tài liệu tham khảo:
1. Lương Văn Úc, 2011, Tâm lý học lao động, NXB Kinh tế quốc
dân.
2. Hoàng Văn Thành, 2016, Tâm lý quản trị kinh doanh, NXB
Thống kê
3. Nguyễn Quốc Trung, 2013, Làm chủ tâm lý để gặt hái thành
công, NXB Phụ nữ
4. King, Patrick, Nguyễn Phượng Linh (dịch), 2017, Nghệ thuật
giao tiếp hiệu quả, NXB Thế giới
5. Cascio, Wayne F., 2010, Applied Psychology in Human
Resource Management, Pearson, 7th edition.
6. Davis, Stephen F., 2005, Psychology, Upper Saddle River, N.J:
Pearson Prentice Hall.
Nội dung nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan về tâm lý học lao động

Chương 2: Cơ sở tâm lý của tổ chức quá trình

Chương 3: Tâm lý học an toàn lao động

Chương 4: Kích thích tâm lý người lao động

Chương 5: Tâm lý học của lao động quản lý


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG
1.1. Khái quát về tâm lý học và tâm lý học lao động
1.1.1. Khái quát về tâm lý học
1.1.2. Khái quát về tâm lý học lao động
1.2. Hiện tượng tâm lý cá nhân
1.2.1. Cơ sở và sự hình thành của tâm lý cá nhân
1.2.2. Hoạt động nhận thức của con người
1.2.3. Nhân cách và sự hình thành nhân cách
1.2.4. Đời sống tình cảm và ý trí
1.3. Khái niệm và nội dung cơ bản của tâm lý học lao động
1.3.1. Khái niệm tâm lý học lao động
1.3.2. Nội dung cơ bản của tâm lý học lao động
1.4. Các phương pháp nghiên cứu tâm lý học lao động
Trạng Thuộc
1.1. Khái quátthái
về tâm
tâm lý họctính
và tâm
tâm lý học lao động
1.1.1. Khái quát về
lý tâm lý học lý

Nguồn
gốc
Tâm là gì?
⁃ Tâm: Tấm lòng nghĩa là phải
sống lương thiện, tử tế, không
làm hại ai, đối xử tốt với nhau;
quyết tâm
- Mình muốn đứng vững thì làm
cho người khác đứng vững;
mình muốn thành đạt thì giúp
đỡ cho người khác thành đạt.
+ Quyết tâm.
+ Tâm huyết.
+ Tâm là tâm thế, chân tâm.
- “Tâm” được hiểu là nơi cư trú của hoạt động tinh thần của con
người. Nó còn mang ý nghĩa là lương tâm đạo đức, tấm lòng, lòng
bao dung, nhân ái độ lượng, vị tha, thương người như thể
thương thân.
- “Tâm” còn biểu hiện là sự cảm thông, biết chia sẻ với người
khác lúc hoạn nạn, khó khăn. “Tâm” là tâm tính, tâm can, tâm tư,
tâm khảm, là toàn tâm toàn ý cho công việc cho sự nghiệp, lý
tưởng của mình. Trong đời sống tinh thần cái “Tâm” bác học cũng
ảnh hưởng nhiều tới con người Việt Nam.
- “Tâm” là tâm lực, là sự tập trung cao độ của sức lực con người.
Ở mỗi người, ai cũng tồn tại cái “Tâm” trong mình. Vì thế, trong
cư xử giữa con người với con người, điều quan trọng là tấm lòng,
là thành “Tâm”, thực bụng sống hết lòng vì nhau.
- Tâm là yên tâm, an tâm. Muốn an “Tâm” thì phải sống chính
trực ngay thẳng, trong sáng.
- Tâm là tính thiện, là việc làm tốt, là suy nghĩ mình vì mọi
người. Người có Tâm là người không làm điều gì ác, không
làm việc gì phương hại tới ai, luôn đặt lợi ích của mọi người,
của xã hội lên trên lợi ích của mình…
- Tâm chính là tâm hồn của con người, có tâm tức là có lòng
nhân ái, thương người, biết cảm thông và chia sẻ với những
người khác khi khó khăn, hoạn nạn. TÂM ở đậy cũng là lương
tâm để sống tốt, sống có ích.
Tâm và tính cách có
quan hệ như thế nào?
 Nguồn gốc
- Từ đầu thế kỉ XIX trở đi, nền sản xuất thế giới đã phát triển
mạnh, thúc đẩy sự tiến bộ không ngừng của nhiều lĩnh vực khoa
học, kĩ thuật phát triển.
- Phòng thí nghiệm tâm lý đầu tiên trên thế giới do nhà tâm lý
người Đức Wilhelm Wundt (1832 - 1920) sáng lập vào năm 1879
tại thành phố Laixic.
+ Wilhelm Wundt là người đầu tiên đặt sự quan tâm đặc biệt vào
các khối cấu trúc trí tuệ .
+ Theo ông, tâm lý học nghiên cứu kinh nghiệm hữu thức
(Conscious experience), thông qua một mô hình nhận thức được
mệnh danh là lý thuyết kết cấu.
• Phát huy những ý tưởng của Wundt, đầu thế kỷ XX
các trường phái tâm lý học theo chủ nghĩa khách quan ra đời
bao gồm:
+ Tâm lý học hành vi
+ Tâm lý học cấu trúc (tâm lý học Gestalt)
+ Học thuyết phân tâm học
+ Tâm lý học nhân văn
+ Học thuyết phát triển nhận thức
+ Học thuyết tâm lý học hoạt động
(i) Tâm lý học hành vi
- Tâm lý học hành vi là một trường phái tâm lý học do nhà tâm lý học
Mĩ J. Watson (1878 -1958) sáng lập vào năm 1913 và được xuất bản với
cái tên “Psychology as the Behaviorist Views It” (Tâm lý học qua cái
nhìn của nhà hành vi học).
- Các phản ứng của con người đối với kích thích của môi trường chính
là cái tạo nên hành vi.
- Hành vi được hiểu là tổng số các cử động bên ngoài nảy sinh ở cơ thể
nhằm đáp lại một kích thích nào đó theo một công thức nhất định. Đó
là nền tảng khi bạn muốn tìm hiểu tâm lý học hành vi là gì?
+ Công thức: S - R (Stimulus - Reaction)
Kích thích - Phản ứng = Hành vi
(ii) Tâm lý học cấu trúc (tâm lý học Gestalt)
- Học thuyết tâm lý cấu trúc gắn liền với tên tuổi của nhà tâm lý
nổi tiếng thời kỳ đó là: Max Wertheimer (1880 - 1943) giảng viên
trường đại học Farnkfurt cùng hai cộng sự là các nhà nghiên cứu:
Kurt Kohler (1887 - 1967) và Wolfgang Koffka (1886 - 1947).
- Theo các nhà tâm lý học Gestalt thì nhiệm vụ chính của tâm lý là
nghiên cứu về các sự vật, sự việc một cách toàn thể. Các nghiên
cứu của họ đi sâu vào các quy luật về tính ổn định và tính trọn vẹn
của tri giác, quy luật “bừng sáng” của tư duy.
- Trên cơ sở các nghiên cứu về tri giác, thực nghiệm các nhà tâm lý
Gestalt khẳng định các quy luật của tri giác, tư duy và tâm lý của
con người do các cấu trúc của não quy định.
(iii) Học thuyết phân tâm học
- Phân tâm học (Psychoanalysis - phân tích tâm lý) là trường phái
tâm lý học của bác sĩ thần kinh học người Áo Sigmund Freud
(1859 - 1939) sau khi can thiệp lâm sàng với những bệnh
nhân của mình.
- S.Freud đề cao bản năng vô thức của con người. Ông phân chia
con người thành ba khối bao gồm: cái ấy (ID); cái tôi (Ego) và cái
siêu tôi (Super Ego).
- Trong đó, cái ấy (ID) là cái bể chứa bí mật bao gồm các bản năng
vô thức như: ăn uống, tự vệ,… là yếu tố giữ vai trò trung tâm
quyết định toàn bộ đời sống tâm lý và hành vi của con người.
- Cái tôi (Ego) là cái không có sẵn lúc con người sinh ra mà nó được
phát triển thông qua tương tác từ bên ngoài thông qua các cơ chế
phòng vệ. Nói một cách dễ hiểu thì cái tôi chính là vẻ bọc bên ngoài
cho cái lõi bên trong là cái ấy (ID).
- Cái siêu tôi (Super Ego) hay còn gọi là cái tôi lý tưởng chính là cái tôi
siêu phàm - điều không bao giờ vươn tới được và tồn tại theo nguyên
tắc kiểm duyệt, chèn ép gây ra những xung đột nội tâm ở con người.
- Theo Freud: “tất cả các hiện tượng tâm thần của con người về bản
chất là hiện tượng vô thức. Mọi hoạt động trong tâm trí đều bắt nguồn
trong vô thức và tùy theo tương quan của những lực lượng thôi thúc
và ngăn cản được biểu hiện ra theo những quy luật khác hẳn với ý
thức”.
(iv) Tâm lý học nhân văn
- Tâm lý học nhân văn hay còn được gọi là trường phái tâm lý
học lực lượng thứ ba do Carl. Rogers (1902 - 1987) và Abraham
Maxlow (1908 - 1972) sáng lập.
- Abraham Maxlow cho rằng, các nhu cầu của con người
được sắp đặt theo 5 thứ bậc thể hiện 5 mức độ nhu cầu cơ bản
của con người xét thứ tự từ thấp đến cao bao gồm: Nhu cầu sinh lí
cơ bản; Nhu cầu an toàn; Nhu cầu về quan hệ xã hội; Nhu cầu
được kính nể, ngưỡng mộ và Nhu cầu phát huy bản ngã, thành
đạt.
- Các thứ bậc càng thấp, nhu cầu của con người cơ bản càng
giống với loài vật. Các thứ bậc càng cao, chúng càng đặc trưng cho
con người. Các nhu cầu này được sắp đặt sao cho khi người ta
thỏa mãn một nhu cầu thấp hơn, người ta có thể xử lý một nhu
cầu cao hơn.
(v) Học thuyết phát triển nhận thức
- Học thuyết phát triển nhận thức ra đời vào năm 1967 bởi
Jean Piaget (1896 - 1980) một nhà tâm lý học người Thụy Sĩ.
- Theo J.Piaget thì tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách
quan vào não người. Tâm lý có cơ sở tự nhiên và xã hội, được hình
thành trong các hoạt động, giao tiếp và các mối quan hệ xã hội.
- Đặc điểm tiến bộ nổi bật của học thuyết tâm lý này là
nghiên cứu tâm lý con người, nhận thức của con người trong mối
quan hệ với môi trường, với cơ thể và với não bộ.
- Nhờ học thuyết người ta phát hiện ra nhiều sự kiện khoa
học có giá trị trong các vấn đề tri giác, trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ…
làm cho các lĩnh vực nghiên cứu nói trên đạt tới một trình độ mới.
(vi) Học thuyết tâm lý học hoạt động
- Tâm lý học hoạt động là học thuyết do các nhà tâm lý học Xô
Viết sáng lập bao gồm: L.X.Vugotxki (1896 - 1934); X.L Rubinstein (1902
- 1960); A.N Leonchev (1903 - 1979) cùng với nhiều nhà tâm lý của
Đức, Pháp, Bungari sáng lập.
- Tâm lý học hoạt động lấy Triết học Mác - Lênin làm cơ sở lý luận
và phương pháp luận. Theo đó, tâm lý là sự phản ánh thế giới khách
quan vào não thông qua hoat động.
- Tâm lý học hoạt động cho rằng con người mang tính chủ thể có
cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội, được hình thành và phát triển trong
hoạt động, giao tiếp và trong các mối quan hệ xã hội. Vì thế, tâm lý
người mang bản chất xã hội và mang tính lịch sử, là sản phẩm của hoạt
động và giao tiếp.
1.1.2. Khái quát về tâm lý học lao động
- Người đặt nền móng cho Tâm lý
học lao động là Êtơn Mayơ (1880-
1949). Sông sâu còn có thể dò
- Ông nghiên cứu quản lý DN đề Lòng người ai biết mà
cập đến vấn đề tâm lý học con đo cho tường
người trong lao động, những cơ (Ngạn Ngữ)
sở và giới hạn trong tâm lý học lao
động, những khuyến khích tâm lý
con người…
- Những năm đầu của thế kỷ XX, hàng loạt các công
trình nghiên cứu về tâm lý học ứng dụng trong công
tác tổ chức và quản lý lao động.
- Những công trình về “Tâm lý học ứng dụng”, “Kỹ thuật
tâm lý học” gắn với tên tuổi của các nhà nghiên cứu
như Stenơ, H. Miyntecbeo (Đức), Min man, Tran,
Lyman (Mỹ). Năm 1913 Miyntecbeo đã cho xuất bản
cuông “Tâm lý học và hiệu suất công nghiệp”.
- Trong đó, các tác giả đã đưa ra hàng loạt các quan
điểm ứng dụng tâm lý học trong quản lý, tổ chức lao
động, khuyến khích người lao động.
- Trong thời đại ngày nay, KH - KT
phát triển đã làm thay đổi căn
bản đặc điểm lao động hiện nay.
- Xu thế của sự thay đổi đó làm
giảm hao phí về thể lực, tăng hao
phí về thần kinh và trí óc.
- Nhiệm vụ cấp bách đặt ra cho
tâm lý học lao động hiên nay là
phải kết hợp các phương pháp
nghiên cứu hiện đại với cổ truyền
để tìm ra sự chuyển biến các hiện
tượng tâm lý học trong lao động.
Như vậy, tâm lý học lao động là:
- Tâm lý học lao động là hiện tượng tinh thần là đời sống nội tâm của
con người. Mặc dù nói là tâm lý diễn ra ở não, nhưng những nhà
nghiên cứu đã nghiên cứu kỹ não đến nay vẫn chưa phát hiện thấy
điều gì khác biệt ở não.
- Tâm lý học lao động là một hiện tượng tinh thần gần gũi, thân thuộc
với con người; là những gì con người suy nghĩ, hành động, cảm nhận...
- Tâm lý học lao động phong phú, đa dạng và đầy tính tiềm tàng. Tâm
lý phong phú đa dạng do tâm lý mỗi người một khác .
- Tâm lý học lao động là kết quả của quá trình xã hội hoá. ở mỗi giai
đoạn lịch sử của xã hội, xã hội đó có những đặc thù riêng, đặc điểm
tâm lý xã hội riêng.
Theo thời gian tồn tại và quá trình diễn biến các nhà nghiên cứu chia
hiện tượng tâm lý ra làm ba loại: quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý và
thuộc tính tâm lý.
- Các quá trình tâm lý: là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong
thời gian tương đối ngắn, có bắt đầu, diễn biến và kết thúc.
+ Ví dụ: Các quá trình nhận thức như cảm giác, tri giác, tư duy,
tưởng tượng; Các quá trình giao tiếp...
- Các trạng thái tâm lý là các hiện tượng tâm lý diễn ra trong
thời gian tương đối dài và đóng vai trò làm nền cho các quá trình
tâm lý và các thuộc tính tâm lý biểu hiện ra một cách nhất định.
+ Với các trạng thái tâm lý chúng ta thường chỉ biết đến khi nó
đã xuất hiện ở bạn thân, tuy nhiên thường không biết được thời
điểm bắt đầu và kết thúc của chúng.
+ Ví dụ: Trạng thái tập trung, chú ý, lơ đãng, mệt mỏi, vui, buồn,
phấn khởi, chán nản...
- Các thuộc tính tâm lý: là những hiện tượng tâm lý đã
trở nên ổn định, bền vững ở mỗi người tạo nên nét
riêng về mặt nội dung của người đó.
+ Thuộc tính tâm lý diễn ra trong thời gian dài và kéo dài
rất lâu có khi gắn bó với cả cuộc đời một người.
+ Ví dụ: Tính khí, tính cách, năng lực, quan điểm, niềm
tin, lý tưởng, thế giới quan...
 Cấu trúc hiện tượng tâm lý con người
Hiện tượng tâm lý

Cá nhân Nhóm xã hội

Tâm lý Hoạt Nhân Đời Lan Tính Không Xung


ý thức động cách sống truyền bản vị khí đột
nhận cá tình tâm lý nhóm tâm lý tâm lý
thức nhân cảm &
lý trí
1.2. Hiện tượng tâmHệ lý thống
cá nhân
tínthành
1.2.1. Cơ sở và sự hình hiệu của tâm lý cá nhân
Các loại Hoạt
a. Cơ sở hình thành hiện tượng tâm lý cá nhân
hình thần động thần
kinh kinh
Cơ sở
của HT
tâm lý cá
nhân
(i) Các loại hình thần kinh
• Thứ nhất là kiểu thần kinh • Thứ hai là kiểu của người:
của người và động vật: + Kiểu thần kinh trung gian
+ Kiểu thần kinh yếu - không cân + Kiểu thần kinh nghệ sĩ
bằng - không linh hoạt + Kiểu thần kinh trí thức
+ Kiểu thần kinh mạnh - không
cân bằng - linh hoạt
+ Kiểu thần kinh mạnh - cân
bằng - không linh hoạt
+ Kiểu thần kinh mạnh - cân
bằng - linh hoạt
+ Kiểu thần kinh yếu - không cân bằng - không linh hoạt
là kiểu thần kinh của người tính khí ưu tư. Người này
thường rụt rè, tự ti, suy nghĩ tiêu cực thậm chí bị bệnh.
Họ ngại giao tiếp, khó thích nghi với sự biến đổi của môi
trường.
+ Kiểu thần kinh mạnh - không cân bằng - linh hoạt là
kiển thần kinh của người có tính khí nóng. Người này có
tác phong thường mạnh bạo, vội vàng, hấp tấp, sôi
động, hoạt động thiên về cơ bắp chứ không thiên về trí
tuệ. Trong quan hệ họ thường nóng nảy, cục cằn, dễ bực
nhưng không để bụng lâu.
+ Kiểu thần kinh mạnh - cân bằng - không linh hoạt là
kiểm thần kinh của người tính khí trầm. Người này
thường có tác phong khoan thai, điềm tĩnh, ít bị môi
trường kích động, làm việc thường nguyên tắc, ít sáng
kiến, ít giao tiếp.
+ Kiểu thần kinh mạnh - cân bằng - linh hoạt là kiểu thần
kinh của người có tính khí hoạt. Người này có tác phong
tự tin, hoạt bát vui vẻ, quan hệ rất phong phú, rộng rãi,
dễ thích nghi với môi trường biến đổi, nhiều sáng kiến,
lắm mưu nhiều mẹo. Người này có tài tổ chức, lãnh đạo.
• Thứ hai là kiểu của người. Người ta dựa vào tính chất
thăng hoa của tâm lý cá nhân trong các lĩnh vực hoạt
động :
+ Kiểu thần kinh trung gian là kiểu thần kinh của những
con người lao động bình thường. Tác phong hơi vội
vàng, hấp tấp quan hệ bình dị, đơn giản, chân thành, có
phần hơi sợ sệt, lo lắng thiếu tự tin vào bản thân mình.
+ Kiểu thần kinh nghệ sĩ là kiểu thần kinh của những
người có tác phong hào hoa phong nhã, có thiên hướng
nghệ thuật cao, có hành vi kiểu kịch tính, cách điệu, xa
hoa, sang trọng. Người này thích ứng trong các hoạt
động văn hóa, nghệ thuật.
+ Kiểu thần kinh trí thức là kiểu thần kinh của người có hiểu biết
cao, sâu và rộng, tác phong của họ thường bình tĩnh, điềm đạm,
chủ động trong mọi tình huống, quan hệ lịch lãm, chân thành và
sang trọng.
Tóm lại, mỗi kiểu thần kinh trên sẽ chi phối đến các hoạt động
của con người trong XH, là cơ sở để giải thích tính đa dạng,
phong phú của đặc tính tâm lý cá nhân trong cuộc sống.
- Trong quá trình sử dụng NLĐ chúng ta cần nghiên cứu kỹ các
kiểu thần kinh đó để sử dụng cho thích hợp.
- Cần chú ý rằng các kiểu thần kinh có tính chất sinh học, các cá
nhân khó có thể thay đổi được trong thời gian ngắn. Vì vậy cần
lựa chọn cán bộ nhân viên chính xác để tiến hành phân công lao
động hợp lý.
(ii) Hệ thống tín hiệu
Hệ thống tín hiệu thứ
nhất là sự phản ánh của sự vật,
hiện tượng trực tiếp vào các
giác quan chúng ta giúp cho
chúng ta thấy được và hiểu
được.
Hệ thống tín hiệu thứ hai
là sự nhận thức thế giới khách
quan thông qua ngôn ngữ.
(iii) Hoạt động thần kinh
- Hoạt động thần kinh cấp thấp là hoạt động điều hòa
mối quan hệ của não trung gian, não giữa, hành tủy và
tủy sống nhằm điều hòa mối quan hệ giữa các bộ phận
trong cơ.
- Hoạt động thần kinh cao cấp là hệ thống các mối liên
hệ thần kinh trong bán cầu đại não, hệ thống này đảm
bảo thực hiện các quan hệ phức tạp, chính xác, tinh vi
giữa cơ thể và môi trường bên ngoài.
- Hoạt động thần kinh của con người diễn ra dưới dạng phản
xạ và cung phản xạ. Toàn bộ phản xã và cung phản xạ đó tạo
nên hoạt động của cong người trong môi trường nhất định.
+ Phản xạ là phản ứng tất yếu của cơ thể kích thích từ bên
ngoài hoặc bên trong tác động vào thần kinh chúng ta.
+ Phản xạ được biểu hiện là hệ thống các xung động thần kinh
được truyền dẫn trong thệ thống thần kinh để điều khiển
hoạt động của các bộ phận trong cơ thể.
+ Cung phản xạ là sự hoạt động của một chuỗi các tế bào thần
kinh nhằm thực hiện một phản xạ nào đó.
Cung phản xạ gồm các bộ phận đó là:
+ Bộ phận dẫn vào là các giác quan tiếp nhận các kích
thích từ bên ngoài hoặc các thần kinh cảm giác được
xuất phát từ bên ngoài cơ thể.
+ Bộ phận trung tâm là hoạt động của não bộ làm xuất
hiện các hiện tượng tâm lý.
+ Bộ phận vận động là những động tác bên ngoài của cơ
thể nhằm thực hiện các mệnh lệnh của não bộ đã phát
ra ở các hiện tượng tâm lý nhất định.
+ Bộ phận tác động trở lại là những tiếp nhận của các bộ
phận cảm giác đối với hành động đã thực hiện.
Các phản xạ nói trên diễn ra trong hai trạng thái hoạt
động của thần kinh là :
+ Hưng phấn là quá trình nâng cao tính tích cực của các
bên tế bào thần kinh để đáp lại các kích thích (chủ quan
hoặc khách quan) gây ra. Quá trình hưng phấn sẽ làm cho
khả năng làm việc của con người tăng lên nhiều và cũng là
quá trình tiêu hao nhiều năng lược cho hoạt động thần kinh.
+ Ức chế là quá trình đẩy mạnh tính tiêu cực, thụ động,
mệt mỏi của hoạt động thần kinh làm cho khả năng làm việc
giảm và xảy ra nhiều sai sót. Đồn thời quá trình này tiêu tốn
ít năng lượng và đẩy con người vào trạng thái nghỉ ngơi.
b. Sự hình thành tâm lý cá nhân
GĐ tư duy trừu tượng

GĐ tư duy bậc thấp

GĐ tri giác

GĐ cảm giác
• Giai đoạn cảm giác là giai đoạn phản ánh thế giới khách quan một
cách đơn lẻ vào não người và động vật. Giai đoạn này có tất cả ở
động vật.
• Giai đoạn tri giác là giai đoạn phản ánh trọn vẹn sự vật và hiện
tượng của thế giới khách quan vào não và bước đầu đã phản ánh
được mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng.
• Giai đoạn tư duy bằng tay (tư duy bậc thấp) nó đã phản ánh mối
liên hệ giữa các sự vật hiện tượng với nhau, bước đầu đã hình
thành tư duy cụ thể.
• Giai đoạn tư duy trừu tượng (tư duy bằng ngôn ngữ) là giai đoạn
con người sử dụng ngôn ngữ như là công cụ thể hiện bản chất của
sự vật và hiện tượng, xây dựng nên các khái niệm giúp cho họ ngày
càng khám phá ra bí mật của tự nhiên và bản thân.
• Ý thức là năng lực nhận
thức về tự nhiên, xã hội và
bản thân để lựa chọn hành
động hợp logic và tối ưu
của mỗi cá nhân.
• Ý thức là chức năng cao
cấp của con người.
• Ý thức vừa có tính chất XH
vừa có tính chất cá nhân.
• Về cơ bản ý thức có bốn bộ phận
cơ bản sau đây hợp thành:
+ Năng lực nhận thức khái quát và
sâu sắc về thế giới khách quan.
+ Năng lực xác định thái độ đối với
thế giới khách quan.
+ Năng lực sáng tạo và cải tạo thế giới
khách quan.
+ Năng lực nhận thức về mình và thái
độ đối với bản thân.
1.2.2. Hoạt động nhận thức của con người
Quá trình Cấu tạo tâm lý Mức độ phản ánh
nhận thức
Cảm giác Những cảm giác

Cảm tính
Tri giác Những hình tượng

Trí nhớ Những biểu tượng Trung gian

Ngôn ngữ và Từ, khái niệm, phán Lý tính


tư duy đoán và suy lý
a. Cảm giác
- Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc
tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan và
trạng thái bên trong cơ thể đang trực tiếp tác động vào giác quan
chúng ta.
- Hệ thống thần kinh đã tạo ra các bộ phận cảm nhận, các tác
động của môi trường hay trạng thái của cơ thể.
- Cảm giác thường xảy ra nhanh, nó là cơ sở của hoạt động
tâm lý.
- Sự nhận thức hiện thực bắt đầu từ cảm giác, do vậy cảm
giác là công cụ duy nhất nối liền ý thức con người với môi trường
bên ngoài và trạng thái bên trong của cơ thể.
• Tri giác là quá trình thu thập,
giải nghĩa, lựa chọn và tổ
chức các thông tin từ giác
quan
• Tri giác được hình thành trên
cơ sở của cảm giác nhưng
không phải là phép cộng giản
đơn của cảm giác mà là sự
liên kết, điều chỉnh cảm giác
riêng lẻ cho ta nhận thức trọn
vẹn về sự vật và hiện tượng.
• Tri giác có những đặc điểm cơ bản:
+ Tính trọn vẹn của tri giác là đối tượng được cảm giác theo
nhiều dấu hiệu. Tri giác cho ta một phiên bản, một hình ảnh trọng
vẹn về sự vật và hiện tượng.
+ Tính lựa chọn của tri giác là sự tách bạch của đối tượng nhờ
nó mà chúng ta không nhầm lẫn các sự vật và hiện tượng với nhau.
+ Tính ý nghĩa của tri giác thể hiện các liên tưởng, mô phỏng
của con người khi quan sát một sự vật hiện tượng
+ Tính bất biến của tri giác phản ánh tính theo dõi liên tục của
tâm lý
Như vậy, nhờ các tính chất của tri giác con người dễ dàng định
hướng hoạt động của mình trước môi trường khách quan đầy rẫy
các hiện tượng.
c. Trí nhớ
- Trí nhớ là quá trình tâm lý trong đó con người ghi nhớ những
hiểu biết kinh nghiệm đã có về sự vật và hiện tượng, giữ gìn và tái hiện
lại với những tính chất nhất định của nó mà con người có thể nhận biết
được.
- Trí nhớ là quá trình phản ánh những hiểu biết và kinh nghiệm
bằng con đường ghi nhớ, giữ dìn và tái hiện lại.
- Trí nhớ là một quá trình tâm lý được thể hiện thông qua các
biểu tượng.
- Biểu tượng chính là những hình ảnh khái quát của sự vật và
hiện tượng mà con người giữ lại trong óc qua việc khái quát hóa các
cảm giác về sự vật và hiện tượng.
• Trí nhớ có bốn quá trình sau đây:
+ Ghi nhớ là sự ghi nhận cái mới bằng cách gắn nó với cái đã có trước,
nếu trước đã có thì tăng cường được ghi nhớ, nếu chưa có thì ghi nhận
cái mới.
+ Giữ gìn là quá trình tâm lý nhằm bảo đảm kinh nghiệm bằng cách hệ
thống hóa các nội dung, tước bỏ những gì không cần thiết về sự vật và
hiện tượng khách quan để giữ lại hình ảnh chính của nó trong não một
thời gian nhất định.
+ Lãng quên là hướng ngược lại của giữ gìn, nó loại bỏ các biểu tượng,
các hình ảnh về sự vật và hiện tượng trong não người.
+ Tái hiện có hai loại là nhận lại và ghi nhớ. Nhận lại là quá trình của sự
đối chiếu, so sánh hình ảnh của đối tượng đã được tri giác trước đây.
d. Tưởng tượng
- Tưởng tượng là quá trình tâm
lý nhằm tạo ra những hình ảnh
mới trên chất liệu cái đã tri giác
được trước đó.
- Tưởng tượng giúp cho chúng
ta tạo ra những cái mới, cái
hoàn thiện hơn và góp phần cải
tạo thế giới khách quan cho phù
hợp với nhu cầu của con người.
• Có bốn loại tưởng tượng sau:
+ Tưởng tượng có chủ định là tưởng tượng trên một ý đồ dự
định đặt ra từ trước.
+ Tưởng tượng không có chủ định là sự tưởng tượng không cố
ý của con người, nó đến bất chợt và ngẫu nhiên như giấc mơ.
+ Tưởng tượng tái tạo là tưởng tượng nhằm tạo ra các biểu
tượng mới theo mô hình, kiểm mẫu đã có.
+ Tưởng tượng sáng tạo là sự tưởng tượng ra các biểu tượng
chưa có trong thực tế.
• e. Ngôn ngữ và tư duy
- Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng với tư cách là vỏ vật
chất của tư tưởng, ngôn ngữ đóng vai trò là tín hiệu thứ hai, biểu thị
các sự vật và hiện tượng khách quan trong óc người.
- Ngôn ngữ là tổ hợp âm thanh (âm ngữ) hoặc ký tự (chữ viết) mà
con người thống nhất với nhau để giao tiếp.
- Nhờ có ngôn ngữ con người phản ánh được hiện thực khách quan,
giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm, trí thức đã tích lũy được.
- Tư duy là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất,
mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính chất quy luật của sự vật và
hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.
• Tư duy bậc cao sau đây
- Xử lý thông tin: tìm những thông tin có liên quan, sắp xếp - phân loại -
xâu chuỗi thông tin, so sánh - tương phản thông tin, nhận diện và phân
tích mối liên hệ.
- Lập luận: Đưa ra lý giải cho ý kiến - hành động, suy luận, suy diễn,
phán đoán - ra quyết định, sử dụng chính xác ngôn ngữ để lập luận.
- Đặt câu hỏi: đưa ra những câu hỏi định hướng; lên kế hoạch tìm hiểu,
nghiên cứu; dự đoán kết quả; tiên liệu hậu quả; rút ra kết luận
- Tư duy sáng tạo: đưa ra ý tưởng mới, xây dựng ý tưởng, lập giả định,
tưởng tượng; tìm kiếm giải pháp đổi mới và sáng tạo.
- Đánh giá vấn đề: xây dựng tiêu chí đánh giá, áp dụng tiêu chí đánh
giá, đánh giá giá trị của thông tin và ý tưởng.
• Chú ý
- Nhận thức là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức và
những am hiểu thông qua học hỏi, suy nghĩ, kinh nghiệm và quan
sát.
- Quá trình thúc đẩy nhận thức là quá trình giúp con người nhận
ra và biết được vấn đề cần nhận thức.
- Mục đích của quá trình thúc đẩy nhận thức là giúp con người
thay đổi hành vi và có hành động đúng.
- Quá trình nhận thức của con người diễn ra qua hai giai đoạn:
nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) và nhận thức lý tính (tư
duy trừu tượng) (quá trình nhận thức như hình bên dưới).
1.2.3. Nhân cách và sự hình thành nhân cách
• Nhân cách là toàn
bộ mặt XH tâm lý,
là tổng thể Xu cáccách
Tính
hướng
Năng
thuộc tính tâmTính
lý lực
khí
cá nhân vừa có ý
nghĩa XH vừa đặc
trưng cho cá nhân
• Nhân cách có bốn nội dung cơ bản sau đây:
+ Xu hướng là những thiên hướng hoạt động của con người
biểu hiện trong thực tế cuộc sống. Những thiên hướng thể hiện ở
những nhu cầu, hứng thú, niềm tin và lý tưởng mà con người
vươn tới. Nếu tập hợp lại sẽ xác định được mục đích sống của cá
nhân.
+ Tính cách là sự kết hợp các thuộc tính cơ bản và bền vững
của con người, phản ánh lịch sử tác động qua lại giữa cá nhân với
điều kiện sống và giáo dục, biểu hiện ở thái độ đặc thù của cá
nhân với hiện thực khách quan ở cách cư xử trong các hành vi XH
của cá nhân đó.
+ Tính khí là thuộc tính tâm lý cá nhân
gắn liền với kiểu hoạt động thần kinh
tương đối bền vững của con người, là
động lực của toàn bộ hoạt động tâm lý
của con người và được biểu hiện thông
qua các hành vi, cử chỉ, hành động của
họ hàng ngày.
+ Năng lực là tổng thể những thuộc tính
độc đáo của cá nhân phù hợp với nhu
cầu đặc trưng của một hoạt động nhất
định, đảm bảo cho hoàn thành có kết
quả tốt trong lĩnh vực hoạt động đó.
• Nhân cách của con người được hình thành lâu dài qua sự
tác động qua lại của ba yếu tố:
+ Thứ nhất, yếu tố bẩm sinh, di truyền được thừa hưởng
từ gia đình. Đây là yếu tố tiền đề của nhân cách.
+ Thứ hai, môi trường hoạt động của nhân cách là các môi
trường tự nhiên và XH mà cá nhân đó sống và lớn lên. Đây là
yếu tố quyết định đến hình thành nhân cách.
+ Thứ ba, hoạt động của cá nhân là toàn bộ những hành
động của cá nhân diễn ra trong môi trường sống và lao động
cụ thể. Hoạt động của cá nhân quyết định đến sự hình thành,
củng cố và phát triển của nhân cách.
1.2.4. Đời sống tình cảm và ý trí
a. Tình cảm
- Tình cảm là những thái độ chủ quan
của con người đối với các hiện tượng
xảy ra trong thế giới khách quan hay
trong cơ thể của mình.
- Nó biểu thị mức độ rung động của
con người đối với những cái mà họ
đang làm hoặc đang nhận thức được
nó là nét đặc trưng cho đời sống tâm
lý con người.
Đạo
Trong cuộc sống, tình cảm có
đứcthể được biểu hiện dưới dạng:

Thực Tình
Trí tuệ
hành cảm

Thẩm
mỹ
• Trong cuộc sống, tình cảm có thể được biểu hiện dưới dạng:
+ Tình cảm đạo đức là thái độ của con người với động loại
và XH.
+ Tình cảm trí tuệ là thái độ của con người trước những tri
thức tiếp nhận được, nó biểu hiện ra là sự ham mê.
+ Tình cảm thẩm mỹ là thái độ của con người trước cái
đẹp, cái xấu, cái thiện, cái ác, cái đúng, cái sai…
+ Tình cảm thực hành là thái độ của con người với hoạt
động lao động, sản xuất.
……
• Ngoài ra, tình cảm của con người còn tồn tại:
+ Tâm trạng là trạng thái cảm xúc của con người, nó biểu lộ không
mạnh mẽ bằng cảm xúc nhưng nó kéo dài hơn ảnh hưởng tới hoạt
động và sức khỏe của con người.
+ Xúc động là những cơn cảm xúc ngắn diễn ra mãnh liệt, hay cảm xúc
bị kích thích mạnh. Trong trạng thái xúc động, con người có thể có
hành động với thái độ vội vàng hấp tấp thiếu suy nghĩ dẫn đến hậu
quả xấu.
+ Ham mê là một loại tình cảm mạnh, bền vững lôi cuốn con người
hướng tới toàn bộ tâm trí, nghị lực của mình vào một mục đích.
+ Trạng thái căng thẳng xuất hiện khi con người làm việc trong những
điều kiện khó khăn, ít thuận lợi. Căng thẳng thường gây ra những hậu
quả xấu đối với công việc.
b. Ý trí
Ý trí là hình thức đặc
biệt của tính tích cực, thể
hiện năng lực của con
người trong việc điều
khiển, điều chỉnh hành
động của mình nhằm đạt
được những mục đích đã
đề ra trên cơ sở tính toán
các điều kiện khách quan và
chủ quan.
Ý trí Tính
Tính độc
cương
lập
quyết

Tính kiên Tính tự


cường kiềm chế
“Ông vua thất bại” với những cú ngã đau trong đời
Jack Ma, Tỷ phú của người Trung Quốc từng trải lòng về con đường
không mấy bằng phẳng trong sự nghiệp học tập của mình. Tại chương
trình truyền hình Bloomberg TV của Hàn Quốc, Jack Ma kể ông từng
trượt kỳ thi vào tiểu học đến 2 lần, 3 lần khi trung học cơ sở, kỳ thi đại
học cũng chẳng suôn sẻ với ông khi lần 2 ông mới đậu vào mộ ngôi
trường kém gần nhất vùng.
“Tôi trượt một bài thi quan trọng hồi tiểu học 2 lần. Trượt bài thi vào
cấp 2 ba lần. 2 lần trượt Đại học nữa” Jack chia sẻ.
Trong suốt quãng đời học sinh, sinh viên, Jack ma luôn chỉ có thể theo
học được những ngôi trường tầm trung, nếu không muốn nói là quá
kém như ngôi trường trung học mà ông theo học được mở ra để nhận
những học sinh tiểu học không trúng tuyển vào bất cứ trường nào
trong thành phố.
• Quan điểm của
Jack Ma, tài
sản quý báu
nhất của công
ty chính là
nhân tài.
• “Không có
nhân viên kém,
chỉ có lãnh đạo
tồi!”
• Ý trí có bốn đặc điểm cơ bản sau đây:
+ Tính độc lập thể hiện con người biết đặt ra cho mình mục
đích và hành động theo ý mình để đạt được mục đích đó.
+ Tính cương quyết thể hiện con người biết phải kịp thời thông
qua những quyết định đã được suy nghĩ đầy đủ, không chần chừ do
dự.
+ Tính kiến cường là sự đảm bảo tập trung không ngừng trong
một thời gian dài nhằm đạt được mục đích đã định.
+ Tính tự kiềm chế thể hiện con người biết làm chủ mình trong
mọi tình huống.
Ngoài ra ý trí còn thể hiện ở lòng dũng cảm, tính táo bạo, tính
kiên trì, tính kỷ luật, tính cần cù, tính chăm chỉ…
1.3. Khái niệm và nội dung cơ bản của tâm lý học lao động
1.3.1. Khái niệm tâm lý học lao động

- Trong cuộc sống hàng ngày,


nhiều người vẫn thường sử
dụng từ "tâm lý" để nói về
lòng người, về cách cư xử của
con người.
- Trong tiếng Việt thuật ngữ
"tâm lý", "tâm hồn" được
định nghĩa một cách tổng
quát là ý nghĩ, tình cảm ... làm
thành đời sống nội tâm, thế
giới bên trong của con người.
- Tâm lý học lao động là quá trình nghiên cứu các đặc điểm tâm
lý trong các loại hoạt động lao động. Nhằm hợp lý hóa quá
trình lao động, cải tiến dạy nghề và xây dựng các thể chế quản
lý lao động có hiệu quả.
• Từ khái niệm cho thấy:
Thứ nhất, đặc điểm tâm lý trong quá trình lao động với các
hiện tượng tâm lý có nhiều biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau.
Thứ hai, kích thích tâm lý người lao động nhằm thấy được
người lao động mong muốn gì từ công việc của họ.
Thứ ba, xây dựng các thể chế quản lý lao động có hiệu quả.
•C
ơ
s
ở •T
tâ • Kí â
•T
m c m
1.3.2. Nội dung cơ bản của tâm lý học lao động

â
lý h lý
m
c th h

ủ íc ọ
h
a h c

tổ tâ c
c
c m ủ
a
h lý a
n
ứ n la
to
c g o
à
q ư đ
n
u ời ộ
la
á la n
o
trì o g
đ
n đ q

h ộ u
n
la n ả
g
o g n
đ lý
ộ1 2 3 4
(i) Cơ sở tâm lý của tổ chức quá trình lao động
- Cơ sở tâm lý của tổ chức quá trình lao động là nội dung
quan trọng của tâm lý học lao động.
- Trong đó, tổ chức quá trình lao động được hiểu là tổ chức
quá trình hoạt động của con người, trong sự kết hợp giữa ba
yếu tố cơ bản (lao động, công cụ lao động, đối tượng lao
động) và các mối quan hệ qua lại giữa chúng.
- Cơ sở tâm lý của tổ chức quá trình lao động có ý nghĩa quan
trọng để nâng cao hiệu quả của tổ chức lao động.
Cơ sở tâm lý của tổ
chức quá trình lao động
gồm:
- Cơ sở của quá trình
phân công và hiệp
tác lao động;
- Cơ sở tâm lý của việc
xây dựng chế độ làm
việc, nghỉ ngơi hợp
lý.
- Tâm lý thẩm mỹ
trong sản xuất.
(ii) Tâm lý học an toàn lao động
- Tâm lý học an toàn lao động nghiên cứu các nguyên nhân tâm lý,
tâm-sinh lý, tâm lý-xã hội của:
+ Các trường hợp tai nạn trong sản xuất, xảy ra ở các loại hình lao
động.
+ Các hoạt động nghề nghiệp khác nhau, đồng thời nghiên cứu tìm
kiếm những con đường khác nhau nhằm nâng cao an toàn lao động.
- Các vấn đề nghiên cứu của tâm lý học an toàn lao động rất phong
phú và đa dạng. Đó là các quá trình tâm lý, các trạng thái tâm lý, các
đặc điểm tâm lý của con người với tư cách là chủ thể của quá trình lao
động, có liên quan hoặc đi kèm với hoạt động lao động, có ảnh hưởng
đến an toàn lao động.
- Tâm lý học an toàn lao động
tham gia giải quyết trực tiếp các
nhiệm vụ nhằm tối ưu hóa hoạt
động lao động, thiết kế kỹ thuật
an toàn hơn.
- Hoàn thiện các điều kiện lao
động, các phương tiện bảo hộ lao
động để nâng cao an toàn lao
động bằng cách đưa các yếu tố
tâm lý vào trong quá trình sản
xuất.
(iii) Kích thích tâm lý người lao động
- Đối với DN, mục tiêu sử dụng NLĐ là hiệu quả, năng suất và
sự lâu dài. Do vậy, DN luôn đưa ra các biện pháp nhằm
động viên, khuyến khích họ để họ mang hết khả năng ra
làm việc và giữ họ lâu dài, ổn định.
- Đối với NLĐ, quá trình lao động tại DN luôn có xu thế căng
thẳng, gặp khó khăn trong công việc, bị tác động của các
yếu tố môi trường, quan hệ lao động. Do vậy, tinh thần thái
độ làm việc, tính tích cực bị ảnh hưởng thậm chí là giảm
suát. Để tác động làm cho người lao động luôn hăng hái,
tích cực có tinh thần trách nhiệm cao, thì các DN phải sử
dụng đúng đắn các biện pháp kích thích tâm lý.
Khi kích thích tâm lý người lao động cần đánh giá trình độ
nhận thức của họ như:
- Trình độ kiến thức: đó là sự hiểu biết, khối lượng kiến thức
về lĩnh vực chuyên môn hoặc đời sống xã hội… trình độ kiến
thức thường thể hiện ở bằng cấp, trình độ học vấn…
- Trình độ văn hóa xã hội: là trình độ hiểu biết về đời sống
văn hóa xã hội (về đạo đức, cách cư xử, giao tiếp, thẩm
mỹ…);
- Trình độ kinh nghiệm sống (sự từng trải, những hoạt động
đã trải qua…).
- Trình độ tư duy: khả năng tiếp nhận.
(iv) Tâm lý học của lao động quản lý
- Tâm lý học quản lý nghiên cứu đặc điểm tâm lý của con
người trong hoạt động quản lý, đề ra, kiến nghị và sử dụng các
nhân tố khi xây dựng và điều hành DN.
- Tâm lý học quản lý giúp cho người lãnh đạo nghiên cứu
những người dưới quyền mình, nhìn thấy được những hành vi
của cấp dưới, sắp xếp cán bộ một cách hợp lý phù hợp với khả
năng của họ.
- Tâm lý học quản lý giúp người lãnh đạo biết cách ứng xử, tác
động mềm dẻo nhưng cương quyết với cấp dưới và lãnh đạo
được những hành vi của họ, đoàn kết thống nhất tập thể
những con người dưới quyền.
- Lao động quản lý phải hiểu được tính chất về đạo đức, tài năng,
tính tình và các đặc điểm khác của các thành viên để sử dụng họ
vào đúng những công việc phù hợp với họ phát huy khả năng của
họ cũng như đem lại lợi ích cao nhất cho tập thể.
- Nhà quản lý phải đánh giá đúng khả năng cũng như kết quả hoạt
động của họ từ đó có cách đối xử khéo léo, phù hợp trong từng
điều kiện, hoàn cảnh.
- Như vậy, muốn thực hiện tốt chức năng quản lý của mình, người
lãnh đạo không chỉ có những kiến thức kinh tế, kỹ thuật và quản lý
mà cần am hiểu kiến thức về tâm lý nữa.
- Nghệ thuật quản lý và lãnh đạo là giúp cho họ am hiểu được kiến
thức tâm lý và làm chủ nó nhằm phát huy khả năng chủ quan của
con người tạo ra một sức mạnh quần chúng lớn lao, đem lại hiệu
quả tổng hợp cao.
1.4. Các phương pháp nghiên cứu tâm lý học lao động
Phương pháp Phương pháp Phương pháp
luận quan sát đàm thoại

Phương pháp
Phương pháp
trắc nghiệm
bản hỏi
tâm lý
1.4.1. Phương pháp luận
- Tâm lý học lao động lấy phương pháp luận duy vật Mácxít
(duy vật biện chứng và duy vật lịch xử ) làm cơ sở nghiên cứu
của mình.
- Nghiên cứu sự vật và hiện tựơng trong mối quan hệ hữu cơ
logic biện chứng với nhau. Lấy phép phân tích và tổng hợp để
chia nhỏ từng mặt nghiên cứu và khái quát chúng trong tổng
thể hoàn chỉnh.
- Lấy phép phán đoán và suy lý để tìm ra các kết luận khoa học
trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức ,chinh trị tư tưởng
và hành động, quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi con người trong
các hiện tương tâm lý cá nhân và nhóm.
1.4.2. Phương pháp quan sát
- Phương pháp quan sát là phương pháp nghiên cứu những
biểu hiện bên ngoài của tâm lý con người (hành động, cử chỉ,
ngôn ngữ, vẻ mặt, dáng điệu, cách quan hệ, cách làm việc…).
- Quan sát tổng hợp được thực hiện theo chương trình kế
hoạch và có hệ thống trong một thời gian nhất định. Nó được
dùng để kết luận về một vấn đề tư tưởng đặc tính tâm lý nhất
định.
- Quan sát lựa chọn lại chỉ tập chung vào một số sự việc, hiện
tượng hiện tượng nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát
có ưu điểm lớn nhất
trong nghiên cứu, nó thu
nhập được các tài liệu
phong phú, chính xác,
chân thực.
- Nhưng nó có nhược
điểm là phụ thuộc vào sự
suy luận chủ quan của
người quan sát và mang
tính thụ động theo các sự
kiện diễn ra.
1.4 Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp đàm thoại là phương pháp thu nhập thông tin
về các biểu hiện tâm lý con người trong lao động thông qua
sự trò truyện của con người tham gia đàm thoại.
- Đàm thoại đạt được hiệu quả cao phải tạo ra được bầu
không khí thân mật, chân thành, tin tưởng lẫn nhau.
- Qua trò chuyện chúng ta có thể thấy rõ được quan điểm,tư
tưởng, ý trí, thái độ… của người trò chuyện.
• Để đàm thoại đạt được được đúng mục đích của nghiên
cứu, chúng ta cần phải tuân theo các yêu cầu sau:
- Xác định rõ mục đích yêu cầu của đàm thoại.
- Trước khi tiến hành đàm thoại cần tìm hiểu đầy đủ đặc tính
tâm lý của người đàm thoại.
- Chủ động dẫn dắt câu chuyện đến chỗ cần tìm.
- Tránh đặt câu hỏi sẵn theo kiểu vấn đáp, lục vấn dẫn đến đối
tượng trả lời móc không có giá trị thông tin.
- Nên làm câu chuyện mang sắc thái tranh luận.
Phương pháp đàm
thoại có ưu điểm rất
lớn là đơn giản, dễ
tiến hành và thu
được thông tin
phong phú. Nhưng
nó có nhược điểm là
phụ thuộc vào ý chí
chủ quan của người
đàm thoại
1.4.4 Phương pháp trắc nghiệm tâm lý
- Trắc nghiệm tâm lý là một hệ thống biện pháp đã được
chuẩn hóa về kỹ thuật, được qui định về nội dung và cách
làm nhằm đánh giá khả năng ứng xử và kết quả hoạt động
của một người hay một nhóm người, cung cấp một chỉ báo
về tâm ly (trí lực, cảm xúc, năng lực, nét nhân cách …)
- Trên cơ sở đối chiếu với một thang đo đã được tiêu chuẩn
hóa hoặc với một hệ thống phân loại trên những nhóm
người khác nhau về phương diện xã hội.
• Khi chuẩn bị tiến hành trắc nghiệm tâm lý cần phải có
những yêu cầu và điều kiện sau :
+ Trắc nghiệm viên phải nắm vững về test sẽ được sử dụng
+ Quy trình tiến hành phải có sự chuẩn bị và thống nhất
+ Vật liệu sử dụng phải được chuẩn bị đầy đủ
+ Địa điểm thực hiện phải đạt những tiêu chuẩn về ánh sáng,
chỗ ngồi, nhiệt độ và sự yên tĩnh cũng như không có những
hoạt động gây sự phân tán cho đối tượng.
+ Thời gian tiến hành phải đầy đủ.
• Trắc nghiệm tính cách:
- Đây là một phương pháp phân loại tính cách dựa trên các
nghiên cứu của nhà tâm lý học người Thụy Sĩ Carl Gustav Jung
và được Isabel Myer và Katherine Briggs bổ sung.
- Phương pháp này dựa trên nguyên lý của Jung cho rằng có
thể phân loại tính cách con người dựa trên 3 tiêu chí: hướng
nội/hướng ngoại; trực giác/giác quan; lý trí/tình cảm.
- Mục đích chính của Jung không phải là phân loại tính cách,
ông chỉ cần một hệ thống phân loại để hỗ trợ cho các nghiên
cứu của ông về ý thức và vô thức.
1.4.5. Phương pháp bản hỏi
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (phương pháp ăng két)
là một phương pháp phỏng vấn viết, được thực hiện cùng
một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn.
- Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu
vào các ô tương ứng theo một quy ước nào đó.
* Ưu điểm:
+ Có thể điều tra được trên diện rộng về mặt địa lý, một số
lượng lớn khách thể nghiên cứu trong thời gian ngắn.
+ Dễ khái quát vấn đề vì phương pháp này cho phép làm theo
số đông, càng đông càng dễ khái quát.
+ Đơn giản về thiết bị và dễ sử dụng.
+ Mang tính chủ động cao.
- Hạn chế:
+ Phương pháp này tiếp cận nghiên cứu tâm lý con người
dưới góc độ nhận thức luận, tức là thông qua câu trả lời để
suy ra về mặt tâm lý cho nên nhiều khi không đảm bảo độ
khách quan và tính trung thực của kết quả nghiên cứu.
+ Tốn kém về mặt kinh phí.

You might also like