Chương 2 - Báo Cáo Tài Chính

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 83

CHƯƠNG 2: BÁO CÁO TÀI CHÍNH

CỦA DOANH NGHIỆP

Giảng viên: Trần Phi Long


Bộ môn: Tài chính doanh nghiệp
Viện: Ngân hàng – Tài chính

1
Chương 2: Báo cáo tài chính
• Tổng quan về báo cáo tài chính
I

• Bảng cân đối kế toán


II

• Báo cáo kết quả kinh doanh


III

• Thuế GTGT, TTĐB


IV

• Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo ngân quỹ
V

2
I. Tổng quan về báo cáo tài chính
Khái niệm: Báo cáo tài chính được
dùng để cung cấp thông tin về tình
hình tài chính, tình hình kinh doanh
và các luồng tiền của một doanh
nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của
chủ doanh nghiệp, cơ quan nhà
nước và nhu cầu hữu ích của
những người sử dụng trong việc
đưa ra các quyết định kinh tế.

3
I. Tổng quan về báo cáo tài chính
Phân biệt Báo cáo thường niên, Báo
cáo tài chính và Bản cáo bạch.
Có 3 loại báo cáo tài chính chính:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Báo cáo
ngân quỹ).
Ngoài ra còn có thêm Thuyết minh báo
cáo tài chính
4
I. Tổng quan về báo cáo tài chính
Mục đích, vai trò của báo cáo tài chính
- Nhà quản lý doanh nghiệp: Xác định
điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp
- Cổ đông, nhà đầu tư: Khả năng sinh lời
của doanh nghiệp.
- Người cho vay, chủ nợ, ngân hàng: Khả
năng sinh lời, khả năng trả nợ của
doanh nghiệp.

5
I. Tổng quan về báo cáo tài chính
Nguyên tắc lập và trình bày BCTC
- Hoạt động liên tục
- Cơ sở dồn tích
- Nhất quán
- Trọng yếu và tập hợp
- Bù trừ
- Có thể so sánh

6
II. Bảng cân đối kế toán
Định nghĩa: Bảng cân đối kế toán mô
tả sức mạnh tài chính của doanh
nghiệp bằng cách trình bày những
thứ mà doanh nghiệp có và những
thứ mà doanh nghiệp nợ tại những
thời điểm nhất định.
BCĐKT có 2 phần: Tài sản và Nguồn
vốn.

7
Bảng cân đối kế toán tại ngày… tháng… năm…
Tài sản Nguồn vốn
I. Tài sản lưu động I. Nợ
1. Tiền 1. Khoản phải trả
2. Trả trước, tạm ứng 2. Khoản phải nộp
3. Khoản phải thu 3. Vay TCTD
4. Dự trữ (Tồn kho) 4. Phát hành trái phiếu
II. Tài sản cố định II. Vốn chủ sở hữu
1. TSCĐ hữu hình 1. Vốn góp, Vốn CP
2. TSCĐ vô hình 2. Lợi nhuận giữ lại
3. TS thuê dài hạn 3. Phát hành CP mới
Tổng tài sản Tổng nguồn vốn
8
II. Bảng cân đối kế toán
Công thức:
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

BCĐKT cho biết cách thức doanh


nghiệp giải quyết 2 vấn đề cơ bản của
TCDN: chiến lược đầu tư dài hạn và
quyết định huy động vốn.

9
II. Bảng cân đối kế toán
BCĐKT có thể sắp xếp theo chiều
ngang hay chiều dọc
Bên tài sản: Sắp xếp theo tính thanh
khoản giảm dần.
Bên nguồn vốn: Sắp xếp theo thứ tự
ưu tiên cấp thiết trả nợ giảm dần.

10
II. Bảng cân đối kế toán
3 điều cần chú ý khi phân tích BCĐKT
- Tính thanh khoản của tài sản
- Cơ cấu nợ và VCSH
- Giá trị thị trường, giá trị sổ sách, giá trị
lịch sử

11
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
Định nghĩa: Báo cáo kết quả kinh
doanh là báo cáo tài chính phản ánh
một cách tổng quát tình hình và kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp
trong những thời kỳ xác định.

12
III. Báo cáo kết quả kinh doanh

Hoạt động
SXKD chính
Hoạt động
SXKD
Hoạt động Hoạt động
trong DN tài chính
Hoạt động
khác

13
Báo cáo kết quả kinh doanh tới…
Chỉ tiêu Năm N - 1 Năm N
DT bán hàng và cung cấp dịch vụ
Các khoản giảm trừ
DT thuần từ BH và CCDV
Giá vốn hàng bán
LN gộp từ BH và CCDV
DT từ hoạt động tài chính
Chi phí từ hoạt động tài chính
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận từ HĐKD
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
14
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
1. Doanh thu
Khái niệm: Doanh thu bao gồm tổng
giá trị của các lợi ích kinh tế doanh
nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu
được (thể hiện qua khoản phải thu),
không bao gồm các khoản thu hộ.
Doanh thu được xác định bằng giá trị
hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ
thu trừ đi các khoản giảm trừ doanh
thu.
15
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
1. Doanh thu
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh: Bao
gồm doanh thu từ bán hàng và cung cấp
dịch vụ.
Doanh thu từ hoạt động tài chính:
- Lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi đầu tư tín
phiếu, trái phiếu.
- Cổ tức, lợi nhuận từ liên doanh.
- Lãi bán ngoại tệ, lãi chuyển nhượng
vốn.
16
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
1. Doanh thu
Doanh thu từ hoạt động khác
- Thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
- Thu tiền phạt khách hàng.
- Thu tiền bảo hiểm.
- Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ
tính vào chi phí kỳ trước.
- Khoản nợ phải trả nay được trả.
- Thu các khoản thuế được giảm, hoàn lại.
- Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền.
- Các khoản thu khác
17
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
1. Doanh thu
Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu
- Chất lượng hàng hóa của dịch vụ.
- Quy mô của doanh nghiệp.
- Chất lượng nguồn nhân lực, chính
sách phát triển…

18
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
2. Chi phí
Định nghĩa: Chi phí là lượng tiêu hao
các loại vật tư, nguyên vật liệu, khấu
hao máy móc thiết bị, trả lương…
Chi phí hoạt động sản xuất kinh
doanh được phân loại theo 3 cách
khác nhau.

19
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
2. Chi phí
Phân loại chi phí HĐSXKD theo công
dụng kinh tế và địa điểm phát sinh:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
- Chi phí bán hàng
- Chi phí quản lý doanh nghiệp

20
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
2. Chi phí
Phân loại chi phí HĐSXKD theo nội
dung kinh tế
- Chi phí vật tư
- Chi phí khấu hao TSCĐ
- Chi phí tiền lương và các khoản trích
theo lương
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí bằng tiền khác

21
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
2. Chi phí
Phân loại chi phí HĐSXKD theo mối
quan hệ hoạt động
- Chi phí cố định (bất biến)
- Chi phí thay đổi (khả biến)

22
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
2. Chi phí
Chi phí hoạt động tài chính: Chi phí
liên doanh liên kết, chi phí thuê tài
sản, chi phí vay nợ, chi phí mua, bán
chứng khoán.
Chi phí khác: Chi phí nhượng bán,
thanh lý TSCĐ, giá trị tổn thất sau khi
đa giảm trừ và chi phí bất thường
khác

23
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
2. Chi phí
Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí
- Khoa học kỹ thuật và công nghệ
- Tổ chức quản lý
- Điều kiện tự nhiên
- Môi trường kinh doanh

24
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
3. Lợi nhuận và thuế thu nhập DN
Lợi nhuận trước thuế, trước lãi và
trước khấu hao: EBITDA.
Lợi nhuận trước thuế, trước lãi: EBIT.
Lợi nhuận trước thuế: EBT.
Lợi nhuận sau thuế: EAT hay NI.

25
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
3. Lợi nhuận và thuế thu nhập DN
Thuế thu nhập DN là loại thuế trực thu
tính trên các khoản thu nhập phát sinh
từ hoạt động sản xuất, kinh doanh và
các khoản thu nhập khác có liên quan
của tổ chức sản xuất, kinh doanh.
Đối tượng nộp thuế: Là các tổ chức
hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế.

26
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
3. Lợi nhuận và thuế thu nhập DN
Căn cứ tính thuế thu nhập DN: thu
nhập tính thuế và thuế suất.

Thu nhập
tính thuế
=
Thu nhập
chịu thuế - ( Thu nhập
miễn thuế +
Lỗ kết
chuyển )
Thu nhập Doanh Chi phí Thu nhập
chịu thuế
=
thu - được trừ + khác

27
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
3. Lợi nhuận và thuế thu nhập DN
Thuế suất thuế TNDN hiện nay là
22%, riêng với các hoạt động khai
thác, tìm kiếm, thăm dò dầu khí, vàng
bạc, bạch kim, thiếc, wonfram,
antimoan, đá quý, đất hiếm là từ 32%
đến 50%.
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính
thuế x Thuế suất

28
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
4. Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Định nghĩa: Là thuế tính trên phần giá
trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ
phát sinh ở từng khâu trong quá trình
từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Đối tượng chịu thuế: Hàng hóa, dịch
vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và
tiêu dùng ở Việt Nam, ngoại trừ các
đối tượng quy định tại điều 5, luật thuế
GTGT số 13/2008/QH12.
29
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
4. Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Đối tượng không thuộc diện chịu thuế
được quy định tại điều 5 của luật này,
bao gồm 25 nhóm mặt hàng
Đối tượng nộp thuế: Tổ chức, cá nhân
có hoạt động sản xuất, kinh doanh ở
Việt Nam hoặc nhập khẩu từ nước
ngoài các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế
GTGT.

30
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
4. Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Căn cứ tính thuế: Giá tính thuế GTGT
và thuế suất.
Giá tính thuế GTGT:
- Là giá chưa có thuế GTGT
- Là giá bán có thuế tiêu thụ đặc biệt
nhưng chưa có thuế GTGT (đối với
hàng hóa chịu thuế TTĐB)
- Giá nhập tại cửa khẩu + Thuế nhập
khẩu + Thuế TTĐB (nếu có)
31
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
4. Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Thuế suất thuế GTGT: là 0%, 5% và
10% cho từng loại mặt hàng.
Thời điểm xác định thuế GTGT
- Đối với bán hàng hóa: Là thời điểm
chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền
sử dụng hàng hóa cho người mua.
- Đối với cung ứng dịch vụ: Là thời điểm
hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc
thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ.
32
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
4. Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Phương pháp tính thuế: Phương pháp
khấu trừ và phương pháp trực tiếp.
Phương pháp tính VAT khấu trừ:

VAT VAT VAT


phải đầu đầu
nộp ra vào

VAT đầu ra = DT chưa VAT x ts VAT đầu ra


VAT đầu vào = CP chưa VAT x ts VAT đầu vào

33
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
4. Thuế giá trị gia tăng (VAT)
 Vídụ: Một sản phẩm áo được sản xuất ra phải
trải qua các giai đoạn sau: Từ bông thành sợi,
rồi thành vải và thành áo. Cơ sở sản xuất bông
bán bông cho cơ sở sản xuất sợi với giá 30,
cơ sở sản xuất sợi bán sợi cho cơ sở sản xuất
vải với giá 60, cơ sở sản xuất vải lại bán vải
cho cơ sở sản xuất áo với giá 70, và cuối cùng
cơ sở sản xuất áo bán áo cho người tiêu dùng
với giá là 80. Tất cả giá ở đây đều là giá chưa
có thuế. Thuế suất VAT 10% áp dụng cho cả
hoạt động mua và bán.

34
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
4. Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Giá bán VAT đr Giá mua VAT đv VATpn

Bông 33 3 0 3

Sợi 66 6 33 3 3

Vải 77 7 66 6 1

Áo 88 8 77 7 1

Tổng VATpn 8

Người tiêu 8
dùng chịu
35
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
4. Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Phương pháp tính VAT trực tiếp:
VAT phải nộp = VA x Thuế suất
VA = Giá thanh toán của hàng hóa dịch
vụ bán ra – Giá thanh toán của hàng
hóa dịch vụ mua vào tương ứng

36
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
4. Thuế giá trị gia tăng (VAT)
 Vídụ: Một sản phẩm áo được sản xuất ra phải
trải qua các giai đoạn sau: Từ bông thành sợi, rồi
thành vải và thành áo. Cơ sở sản xuất bông bán
bông cho cơ sở sản xuất sợi với giá 33, cơ sở
sản xuất sợi bán sợi cho cơ sở sản xuất vải với
giá 66, cơ sở sản xuất vải lại bán vải cho cơ sở
sản xuất áo với giá 77, và cuối cùng cơ sở sản
xuất áo bán áo cho người tiêu dùng với giá là 88.
Tất cả giá ở đây đều là giá có VAT. Thuế suất
VAT 10% áp dụng cho cả hoạt động mua và bán.
Giả sử cơ sở sản xuất bông không mất tiền để
có được nguyên liệu sản xuất bông.
37
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
4. Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Giá mua Giá bán VAT pn

Cơ sở sản xuất bông 0 33 3,3

Cơ sở sản xuất sợi 33 66 3,3

Cơ sở sản xuất vải 66 77 1,1

Cơ sở sản xuất áo 77 88 1,1

Tổng số VAT pn 8,8

Người tiêu dùng chịu 8,8


38
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
4. Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Khi nào thì tính VAT theo phương
pháp khấu trừ, khi nào thì tính VAT
theo phương pháp trực tiếp?
Thuế suất 0% và không chịu VAT có
giống nhau không?

39
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
4. Thuế giá trị gia tăng (VAT)
 Ưu điểm:
- Khắc phục được hạn chế đánh chồng lên thuế

Thuế doanh thu Thuế GTGT

Bông 20.000 x 5% = 1.000 20.000 x 5% = 1.000

Sợi 28.000 x 5% = 1.400 8.000 x 5% = 400

Vải 35.000 x 5% = 1.750 7.000 x 5% = 350

Áo 48.000 x 5% = 2.400 13.000 x 5% = 650

Tổng thuế 6.550 2.400

40
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
4. Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Ưu điểm:
- Phạm vi áp dụng lớn
- Góp phần khuyến khích xuất khẩu,
hạn chế nhập khẩu
Nhược điểm
- Trốn lậu thuế phát sinh
- Tính công bằng chưa cao

41
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
4. Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Ví dụ 1: Doanh nghiệp X có doanh thu từ
hoạt động bán hàng mỗi tháng 200 triệu,
tiền mua vật tư theo giá chưa có thuế
GTGT mỗi tháng 120 triệu. Doanh nghiệp
này tính VAT theo phương pháp khấu trừ
với mức thuế suất 10% cho sản phẩm bán
ra và 5% cho vật tư mua vào. Tính VAT còn
phải nộp mỗi tháng của doanh nghiệp X.

42
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
4. Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Ví dụ 1:
VAT đầu ra = 200 x 10% = 20 triệu
VAT đầu vào = 120 x 5% = 6 triệu
VAT phải nộp = 20 – 6 = 14 triệu

43
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
4. Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Ví dụ 2: Doanh nghiệp X có tiền bán hàng
theo giá thanh toán (có thuế GTGT) mỗi
tháng 550 triệu, chi phí mua vật tư cộng cả
VAT mỗi tháng 132 triệu. Doanh nghiệp này
tính VAT theo phương pháp khấu trừ với
mức thuế suất 10% cho vật tư mua vào.
Tính VAT còn phải nộp mỗi tháng của
doanh nghiệp X.

44
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
4. Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Ví dụ 2:
Giá tính thuế VAT đầu ra là
550/(1+10%) = 500 triệu
VAT đầu ra = 500 x 10% = 50 triệu
Giá tính thuế VAT đầu vào là
132/(1+10%) = 120 triệu
VAT đầu vào = 120 x 10% = 12 triệu
VAT phải nộp = 50 – 12 = 38 triệu

45
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
5. Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)
Định nghĩa: Thuế TTĐB là loại thuế
điều chỉnh sự tiêu dùng một số loại
hàng hóa, dịch vụ đặc biệt, không
thuộc diện nhu cầu thiết yếu hoặc cần
thiết phải hạn chế sản xuất trong
nước và nhập khẩu.

46
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
5. Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)
Đối tượng chịu thuế TTĐB:
- Hàng hóa: Thuốc lá, rượu bia, ô tô
dưới 24 chỗ ngồi, xe mô tô 2 hoặc 3
bánh có dung tích xi lanh từ 125cm3 ,
tàu bay, du thuyền, xăng, điều hòa
nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở
xuống, bài lá, vàng mã, hàng mã.
- Dịch vụ: Vũ trường, massage,
karaoke, casino, golf, xổ số, đặt cược.
47
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
5. Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)
Đối tượng nộp thuế TTĐB: Là các cá
nhân có sản xuất, nhập khẩu hàng
hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối
tượng chịu thuế TTĐB.
Căn cứ tính thuế TTĐB: Là giá tính
thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế
TTĐB và thuế suất.

48
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
5. Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)
Giá tính thuế TTĐB:
- Giá bán chưa có VAT và thuế TTĐB.
- Giá tính thuế nhập khẩu + thuế nhập
khẩu
Thuế suất thuế TTĐB: 10% - 70%.

49
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
5. Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)
Công thức tính thuế TTĐB:

Số thuế TTĐB đã
Số thuế Số thuế TTĐB phải nộp ở khâu mua
TTĐB còn = nộp của hàng xuất - nguyên vật liệu
phải nộp kho tiêu thụ trong tương ứng với số
kỳ hàng xuất kho tiêu
thụ trong kỳ

TTĐB đầu ra = Giá tính thuế x Thuế suất TTĐB

50
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
5. Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)
 Ví dụ: Trong kỳ kê khai thuế, cơ sở A phát sinh các nghiệp
vụ sau:
+ Nhập khẩu 10.000 lít rượu nước, đã nộp thuế TTĐB khi
nhập khẩu 250 triệu đồng (căn cứ biên lai nộp thuế TTĐB
ở khâu nhập khẩu).
+ Xuất kho 8.000 lít để sản xuất 12.000 chai rượu.
+ Xuất bán 9.000 chai rượu, số thuế TTĐB phát sinh khi xuất
bán của 9.000 chai rượu xuất bán là 350 triệu đồng.
+ Số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu nước rượu phân
bổ cho 9.000 chai rượu đã bán ra là 150 triệu đồng.
Tính số thuế mà cơ sở A phải nộp trong kỳ.

51
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
5. Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)
 Ví dụ:
- Số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu nước
rượu phân bổ cho 9.000 chai rượu đã bán ra là
8.000/10.000 x 9.000/12.000 x 250 = 150 triệu
- Thuế TTĐB phải nộp là

350 – 150 = 200 triệu

52
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
Công thức tổng hợp
Hàng hóa chỉ chịu thuế GTGT
Tiền bán hàng = Doanh thu + VAT đầu ra
(Giá thanh toán)

= Doanh thu x (1 + thuế suất VAT)

Hàng hóa chịu thuế TTĐB và thuế GTGT


Tiền bán hàng = Doanh thu + TTĐB đẩu ra + VAT đầu ra
(Giá thanh toán)
= Doanh thu x (1 + ts TTĐB) x (1 + ts VAT)

53
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
Công thức tổng hợp
Hàng hóa chỉ chịu thuế GTGT
Tiền mua hàng = Chi phí + VAT đầu vào
(Giá thanh toán)

= Chi phí x (1 + thuế suất VAT)

Hàng hóa chịu thuế TTĐB và thuế GTGT


Tiền mua hàng = Chi phí + TTĐB đẩu vào + VAT đầu vào
(Giá thanh toán)
= (Chi phí + thuế TTĐB đầu vào) x (1 + ts VAT)

54
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
 Ví dụ 1: Doanh nghiệp X sản xuất rượu
(thuộc diện chịu thuế TTDB với thuế suất
75%). Trung bình mỗi tháng, công ty có
doanh thu từ việc bán rượu bằng 500 triệu.
Chi phí cho việc mua nguyên vật liệu đầu vào
mỗi tháng là 260 triệu. Doanh nghiệp này tính
VAT theo phương pháp khấu trừ với mức
thuế suất chung là 10%. Thuế TTDB trên hóa
đơn mua vật tư được khấu trừ mỗi tháng 50
triệu. Tính thuế TTDB và VAT còn phải nộp
mỗi tháng của doanh nghiệp X?

55
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
 Ví dụ 1:
Bán Mua TTĐB VAT
hàng hàng phải nộp phải nộp

Giá chưa có VAT và TTĐB

Thuế TTĐB

Giá chưa có VAT, có TTĐB

Thuế VAT

Giá có VAT, có TTĐB

56
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
 Ví dụ 1:
Bán Mua TTĐB VAT
hàng hàng phải nộp phải nộp

Giá chưa có VAT và TTĐB 500 260

Thuế TTĐB 375 50 325

Giá chưa có VAT, có TTĐB 875 310

Thuế VAT 87,5 31 56,5

Giá có VAT, có TTĐB 962,5 341

57
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
 Vídụ 2: Công ty Z sản xuất thuốc lá (thuộc
diện chịu thuế TTDB với thuế suất 75%).
TIền bán thuốc lá theo giá thanh toán của
công ty mỗi tháng là 866,25 triệu. Tiền mua
nguyên vật liệu đầu vào theo giá thanh toán
mỗi tháng là 440 triệu. Công ty tính VAT theo
phương pháp khấu trừ với mức thuế suất
chung là 10%. Thuế TTDB trên hóa đơn mua
vật tư được khấu trừ mỗi tháng 70 triệu. Tính
thuế TTDB và VAT còn phải nộp mỗi tháng
của công ty Z?

58
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
 Ví dụ 1:
Bán Mua TTĐB VAT
hàng hàng phải nộp phải nộp

Giá có VAT và có TTĐB

Thuế VAT

Giá chưa có VAT, có TTĐB

Thuế TTĐB

Giá chưa có VAT và TTĐB

59
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
 Ví dụ 1:
Bán Mua TTĐB VAT
hàng hàng phải nộp phải nộp

Giá có VAT và có TTĐB 866,25 440

Thuế VAT 78,75 40 38,75

Giá chưa có VAT, có TTĐB 787,5 400

Thuế TTĐB 337,5 70 267,5

Giá chưa có VAT và TTĐB 450 330

60
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
Phân biệt doanh thu với thu
Thuộc doanh nghiệp: Doanh thu
Tổng số tiền
bán hàng
hóa, cung
cấp dịch vụ Thuộc bên thứ 3: Thuế gián thu
được khách
hàng chấp
nhận thanh Đã thanh toán: Thu
toán (ghi
trên hóa đơn
bán hàng) Chưa thanh toán: Phải thu

61
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
Ví dụ: Tiền cung cấp dịch vụ (theo giá có
thuế) của công ty Y trong tháng 2 là 650
triệu, trong đó thuế GTGT là 50 triệu. Người
mua trả ngay 60% tiền dịch vụ, còn lại trả
sau 2 tháng. Tính doanh thu và số tiền thực
tế thu được từ việc cung cấp dịch vụ trong
tháng 2 của công ty Y.

62
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
Ví dụ:
- Doanh thu tháng 2 = 650 – 50 = 600 triệu
- Số tiền thực tế thu được trong tháng 2 là
650 x 60% = 390 triệu
- Số tiền còn phải thu sau 2 tháng là
650 x 40% = 260 triệu

63
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
Phân biệt chi phí với chi

Tổng số tiền Giá trị hợp lý của sp, dv: Chi phí
mua sản
phẩm, dịch
vụ được Trả cho bên thứ 3: Thuế gián thu
doanh
nghiệp chấp
nhận thanh
Đã thanh toán: Chi
toán (ghi
nhận trên
hóa đơn
mua hàng) Chưa thanh toán: Phải trả

64
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
Ví dụ: Tiền mua vật tư (theo giá có thuế)
của công ty Y trong tháng 2 là 440 triệu,
trong đó thuế suất GTGT là 10%. Công ty
thanh toán ngay 80% tiền vật tư, còn lại trả
sau 1 tháng. Tính chi phí và số tiền thực tế
chi cho việc mua vật tư trong tháng 2 của
công ty Y.

65
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
Ví dụ:
- Chi phí tháng 2 là
440/(1+10%) = 400 triệu
- Số tiền thực tế chi trong tháng 2 là
440 x 80% = 352 triệu
- Số tiền còn phải trả sau 1 tháng là
440 x 20% = 88 triệu

66
IV. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Báo cáo
ngân quỹ
1. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Định nghĩa: Là báo cáo tổng hợp
phản ánh luồng tiền ra, vào trong từng
thời kỳ nhất định của doanh nghiệp.
Mục đích:
- Phản ánh luồng tiền trong kỳ.
- Đánh giá khả năng tạo tiền và sử
dụng tiền
- Đánh giá khả năng thanh toán

67
IV. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Báo cáo
ngân quỹ
1. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Có 3 hoạt động chính:
- Hoạt động kinh doanh.
- Hoạt động đầu tư.
- Hoạt động tài chính
Phương pháp lập:
- Phương pháp trực tiếp
- Phương pháp gián tiếp

68
Phương pháp trực tiếp

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Năm N


I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ
2. Tiền chi trả cho người cung cấp hh, dv
3. Tiền chi trả cho người lao động
4. Tiền chi trả lãi vay
5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh
7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
69
Phương pháp trực tiếp

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Năm N


II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
1. Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ
2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ
3. Tiền chi cho vay, mua công cụ nợ của đơn vị khác
4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại công cụ nợ đơn vị khác
5. Tiền chi đầu tư, góp vốn vào đơn vị khác
6. Tiền thu hồi đầu tư và góp vốn vào đơn vị khác
7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
70
Phương pháp trực tiếp

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Năm N

III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính


1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của CSH

2. Tiền chi trả vốn góp cho CSH, mua lại cổ phiếu đã
phát hành
3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được

4. Tiền chi trả nợ gốc vay

5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính

6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho CSH

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính


71
Phương pháp trực tiếp

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Năm N

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ

Tiền và các khoản tương đương tiền đầu kỳ

Ảnh hưởng của thay đổi tý giá hối đoái quy đổi
ngoại tệ
Tiền và các khoản tương đương tiền cuối kỳ

72
Phương pháp gián tiếp

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Năm N

I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

1. Lợi nhuận trước thuế

2. Điều chỉnh các khoản

Khấu hao tài sản cố định

Các khoản dự phòng

Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện

Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư

Chi phí lãi vay


73
Phương pháp gián tiếp

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Năm N


3. Lợi nhuận từ HĐKD trước thay đổi VLĐ
Tăng, giảm các khoản phải thu
Tăng, giảm hàng tồn kho
Tăng, giảm khoản phải trả
Tăng, giảm chi phí trả trước
Tiền lãi vay đã trả
Thuế thu nhập đã nộp
Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh
Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
(Nội dung còn lại tương tự phương pháp trực tiếp)
74
IV. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Báo cáo
ngân quỹ
1. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Các câu hỏi chính
- Nguồn tạo tiền chính là gì.
- Tiền được sử dụng chính vào mục đích gì.
- Các nhân tố chính ảnh hưởng đến dòng
tiền hoạt động là gì.
- Dòng tiền hoạt động có cao hơn lợi nhuận
sau thuế không.
- Sự đồng nhất về dòng tiền hoạt động.
Một công ty có dòng tiên âm có phải luôn
luôn xấu không.
75
IV. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Báo cáo
ngân quỹ
2. Báo cáo ngân quỹ
Về bản chất là báo cáo lưu chuyển
tiền tệ, nhưng được trình bày theo
cách khác.

76
Báo cáo ngân quỹ
Khoản mục Tháng… Tháng… Tháng… Dư cuối kỳ
I. Nhập quỹ
1. Bán hàng tháng m Phải thu…
2. Bán hàng tháng m+1
3. Thu nợ

II. Xuất quỹ
1. Mua vật tư tháng m Phải trả…
2. Mua vật tư tháng m+1
3. Trả lương
4. Nộp thuế Phải nộp…

III. Xử lý ngân quỹ
1. Dư đầu kỳ NQ
2. Chênh lệch NQ
3. Dư cuối kỳ NQ
77
IV. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Báo cáo
ngân quỹ
2. Báo cáo ngân quỹ
 Ví dụ: Tiền bán hàng (có thuế) quý 1 năm N của công ty A
trong tháng 1, 2, 3 lần lượt là 880, 990 và 1100. Khách
hàng thanh toán ngay 80%, phần còn lại trả vào tháng
sau.
Tiền mua hàng (chưa thuế) quý 1 năm N của công ty A
trong tháng 1, 2, 3 lần lượt là 500, 600 và 700. Doanh
nghiệp thanh toán ngay 50%, phần còn lại trả vào tháng
sau.
Giả sử các chi phí khác bằng 0, thuế thu nhập doanh
nghiệp 25%, thuế suất VAT 10% cho đầu ra và đầu vào.
Doanh nghiêp phải trả tất cả các loại thuế phát sinh trong
quý vào quý sau. Tiền đầu kỳ là 100.
Lập báo cáo ngân quỹ của Công ty A. 78
IV. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Báo cáo
ngân quỹ
2. Báo cáo ngân quỹ
 Ví dụ:

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Cả quý

Doanh thu 800 900 1.000 2.700

Chi phí 500 600 700 1.800

LNTT 300 300 300 900

Thuế TNDN 225

LNST 675

VAT đầu ra 80 90 100

VAT đầu vào 50 60 70

VAT phải nộp 30 30 30


79
BÁO CÁO NGÂN QUỸ
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Dư cuối kỳ
I. Nhập quỹ 704 968 1078
Tiền bh tháng m 704 792 880 Phải thu 220
Tiền bh tháng m+1 176 198
II. Xuất quỹ 275 605 715
Tiền mh tháng m 275 330 385 Phải trả 385
Tiền mh tháng m+1 275 330
VAT phải nộp 0 0 0 Phải nộp 90
Thuế TNDN phải nộp Phải nộp 225
III. Xử lý ngân quỹ
Đầu kỳ 100 529 892
Chênh lệch trong kỳ 429 363 363
Cuối kỳ 529 892 1255

80
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Tài sản Đầu kỳ Cuối kỳ Nguồn vốn Đầu kỳ Cuối kỳ

Tiền 100 1255 Khoản phải trả 385

Khoản phải thu 220 Khoản phải nộp 315

LNGL 675

Vốn góp 100 100

Tổng 100 1475 Tổng 100 1475

81
V. Thuyết minh báo cáo tài chính
Giải thích nguyên tắc kế toán áp dụng
Bổ sung, giải thích thêm các chỉ tiêu
trên báo cáo tài chính.
Cung cấp thêm thông tin chưa có
trong hệ thống báo cáo tài chính.

82
Mối quan hệ giữa các BCTC

83

You might also like