Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 26

TRỌNG TÀI

THƯƠNG MẠI
NHÓM LKD10
CÁC THÀNH VIÊN
Phạm Nguyễn Minh Tùng
Huỳnh Nguyễn Trọng
Nguyễn Ngọc Xuân Trang
Nguyễn Thị Thanh Trang
Nguyễn Lê Hoàng Tú
Nguyễn Ngọc Phương Uyên
Trương Phạm Phương Uyên
Trần Ngô Tú Uyên
Lâm Thảo Vân
NỘI DUNG
I Khái quát trọng tài
thương mại

II Thẩm quyền của trọng


tài thương mại

III Quy trình tố tụng của


trọng tài thương mại
I
KHÁI QUÁT VỀ
TRỌNG TÀI THƯƠNG
MẠI
1. Khái niệm trọng tài thương mại

a b c d

Trọng tài Tư cách Hình thức


Trọng trọng tài
thương pháp
tài viên thương
mại là gì ? nhân
mại
 Trọng tài thương mại là gì?
Trọng tài thương mại là một phương thức
giải quyết tranh chấp thương mại do các
bên tranh chấp thỏa thuận lựa chọn, theo đó
một hoặc ba trọng tài viên do các bên lựa
chọn hoặc do một tổ chức trọng tài thương
mại chỉ định, xét xử và ra quyết định giải
quyết tranh chấp.
 Trọng tài viên
• Trọng tài viên là người được các bên lựa chọn
hoặc được Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án chỉ
định để giải quyết tranh chấp theo quy định của
Luật này.
 Tư cách pháp nhân
• Theo pháp luật Việt Nam, Trọng tài quy chế
được tổ chức dưới dạng các Trung tâm trọng tài.
• Theo Khoản 1 Điều 27, Luật Trọng tài thương
mại 2010: Trung tâm trọng tài là tổ chức phi
chính phủ có tư cách pháp nhân, có con dấu và
tài khoản riêng.
 Hình thức trọng tài thương mại
Trọng tài vụ việc
- Trọng tài vụ việc là phương thức trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập
để giải quyết vụ tranh chấp giữa các bên và trọng tài vụ việc sẽ tự chấm dứt tồn tại khi
giải quyết xong vụ tranh chấp.
- Các đặc trưng cơ bản:
• Chỉ được thành lập khi các tranh chấp phát sinh và tự chấm dứt hoạt động khi giải
quyết xong tranh chấp.
• Không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành và không có danh sách
trọng tài viên riêng.
• Không có quy tắc tố tụng dành riêng cho mình, mà quy tắc tố tụng để giải quyết vụ
tranh chấp phải được các bên thỏa thuận xây dựng.
- Một số ưu thế: Giải quyết nhanh chóng vụ việc tranh chấp, ít tốn kém, các bên có
quyền lựa chọn bất kỳ trọng tài viên.
 Hình thức trọng tài thương mại
Trọng tài thường trực
- Trọng tài thường trực được tổ chức dưới dạng các trung tâm trọng tài.
- Các đặc trưng cơ bản:
• Là tổ chức phi chính phủ, không nằm trong hệ thống cơ quan Nhà nước nhưng đồng
thời vẫn nhận sự hỗ trợ của Nhà nước.
• Các trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, tồn tại độc lập với nhau.
• Tổ chức và quản lý ở các trung tâm trọng tài khá chặt chẽ, có bộ máy, trụ sở làm việc
thường xuyên.
• Mỗi trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có quy tắc tố tụng
riêng.
• Hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài được tiến hành bởi các trọng tài viên của
trung tâm.
Đa số các tổ chức trọng tài lớn, có uy tín trên thế giới đều được thành lập theo mô hình
này dưới những tên gọi như trung tâm trọng tài, ủy ban trọng tài, viện trọng tài,… nhưng
chủ yếu và phổ biến được tổ chức dưới dạng các trung tâm trọng tài
2. Đặc điểm của trọng tài thương mại.

Tính tự
Tính độc lập Tính bí mật Tính linh hoạt
nguyện
Quá trình tố tụng
Trọng tài viên là Trọng tài thương
Các bên tranh trọng tài thương
người độc lập, mại có thể được
chấp có quyền mại được bảo
không có thẩm tiến hành theo quy
tự nguyện lựa đảm bí mật, trừ
quyền bắt buộc tắc tố tụng do các
chọn trọng tài trường hợp các
các bên tranh bên thỏa thuận
để giải quyết bên có thỏa thuận
chấp phải thi hành hoặc theo quy tắc
tranh chấp của khác hoặc pháp
quyết định của tố tụng do tổ chức
mình. luật có quy định
mình. trọng tài thương
khác.
mại ban hành.
 Thỏa thuận trọng tài:
Theo Điều 16, Luật Trọng tài thương mại 2010: Hình thức thỏa thuận thương mại:
1) Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp
đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
2) Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa thuận sau
đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:
• Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử
và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
• Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên.
• Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng
văn bản theo yêu cầu của các bên.
• Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài
như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác
• Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận
do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.
 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài:
- Theo Điều 4, Luật Trọng tài thương mại 2010: Có 5 nguyên tắc giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài:
• Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó
không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
• Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của
pháp luật.
• Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng
tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
mình.
• Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
• Phán quyết trọng tài là chung thẩm.
 Phán quyết, quyết định trọng tài
- Theo Khoản 9 Điều 3 trong Luật Trọng tài thương mại 2010:
• Quyết định trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài trong quá trình giải
quyết tranh chấp.
- Theo Khoản 10 Điều 3 trong Luật Trọng tài thương mại 2010:
• Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội
dung vụ tranh chấp và chấp dứt tố tụng trọng tài.
 Nguyên tắc ra phán quyết
- Theo Điều 60 trong Luật Trọng tài thương mại 2010, nguyên tắc đưa ra phán
quyết trọng tài được quy định như sau:
1. Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc
đa số.
2. Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập
theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài.
 Hiệu lực của phán quyết trọng tài
- Theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 5 Điều 61 Luật Trọng tài thương mại 2010
thì:
• Phán quyết trọng tài được ban hành ngay tại phiên họp hoặc chậm nhất là 30
ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng.
• Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Tóm lại:
- Phán quyết trọng tài là quyết định cuối cùng của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ
nội dung vụ tranh chấp thương mại, chấm dứt tố tụng trọng tài trong việc giải quyết tranh
chấp và có hiệu lực thi hành đối với các bên tranh chấp.
- Phán quyết của trọng tài là chung thẩm không thể bị kháng cáo, kháng nghị theo bất cứ
thủ tục nào và có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Phán quyết của trọng tài sẽ được thi hành
nếu phán quyết đó là hợp pháp ( khi không có đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài (Điều
69 Luật TTTM 2010 ) hoặc hội đồng xét xử đã bác đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài)
3. Hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động của Trọng tài thương mại
Tòa án hỗ trợ thu thập chứng
Tòa án chỉ định, thay đổi cứ, triệu tập người làm chứng,
Trọng tài viên đối với trọng áp dụng biện pháp khẩn cấp
tài vụ việc (Điều 41, Điều 42 tạm thời (Điều 46 Luật TTTM
Luật TTTM 2010) 2010)

Thứ
Thứ tư
hai
Thứ Thứ Thứ
nhất ba năm
Tòa án từ chối giải quyết Tòa án xem xét thỏa Tòa án hỗ trợ trong việc
tranh chấp khi các bên đã có thuận, thẩm quyền giải hủy phán quyết trọng tài
thỏa thuận trọng tài (Điều 6 quyết tranh chấp của Hội
Luật TTTM 2010) đồng trọng tài (Điều 2,
Điều 43 Luật TTTM 2010)
 Ưu, nhược điểm của Trọng tài thương mại:
Ưu điểm Nhược điểm
• Thủ tục trọng tài áp dụng cho các tranh • Kết quả của cuộc giải quyết tranh chấp
chấp trong hoạt động thương mại đơn phụ thuộc vào thái độ, thiện chí của các
giản, thuận tiện và chủ động. bên tranh chấp
• Các bên lựa chọn được trọng tài viên giỏi, • Chi phí giải quyết tranh chấp bằng rọng tài
nhiều kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc vấn đề quá cao, tùy thuộc vào giá trị tranh chấp.
đang tranh chấp từ đó có thể giải quyết • Việc thực thi quyết định lại phụ thuộc vào
tranh chấp nhanh chóng, chính xác. thiện chí và sự hợp tác của các bên vì tính
• Trọng tài tôn trọng tính bảo mật thông tin cưỡng chế kém
(Khoản 4 Điều 4 Luật Trọng tài thương • Trọng tài có thể gặp khó khăn trong quá
mại 2010) trình giải quyết tranh chấp
• Thẩm quyền của hội đồng trọng tài được • Phán quyết của trọng tài có thể bị yêu cầu
thiết lập dựa trên sự tự nguyện thỏa thuận tòa án xem xét lại
của các bên
• Phán quyết trọng tài mang tính chung
thẩm và bắt buộc các bên phải thi hành.
Kết luận
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại ở Việt Nam xuất hiện khá
muộn so với các quốc gia trên thế giới cũng như khu vực, tuy nhiên cùng với
nỗ lực to lớn của Nhà nước trong đổi mới hoạt động tư pháp, cải thiện môi
trường đầu tư cùng với tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển Đất nước,
pháp luật về trọng tài thương mại ngày một được hoàn thiện hơn. Trọng tài
thương mại là phương thức hiệu quả để đi đến một quyết định có giá trị
chung thẩm và ràng buộc các bên tranh chấp mà không cần đưa ra tòa án. Bên
cạnh tính hiệu quả, nhanh chóng và bí mật, trọng tài thương mại vẫn còn tồn
tại những hạn chế đòi hỏi các bên phải xem xét trước khi sử dụng phương
thức này.
II
THẨM QUYỀN
CỦA TRỌNG
TÀI THƯƠNG
MẠI
CRÉDITOS: Esta plantilla para presentaciones es una creación de
Slidesgo, e incluye iconos de Flaticon, infografías e imágenes de
Freepik
Por favor, conserva esta diapositiva para atribuirnos
Theo Điều 2, Luật Trọng tài thương mại 2010:
- Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết các
tranh chấp thương mại phát sinh từ hoạt động
thương mại, bao gồm:
+ Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động
thương mại.
+ Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất
một bên có hoạt động thương mại.
+ Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định
được giải quyết bằng Trọng tài.
III
QUY TRÌNH TỐ TỤNG
TRỌNG TÀI THƯƠNG
MẠI
- Quy trình tố tụng trọng tài thương mại được quy định trong Luật Trọng tài
thương mại Việt Nam và các quy tắc tố tụng do tổ chức trọng tài thương mại
ban hành
- Quy trình tố tụng trọng tài thương mại thường bao gồm các bước sau:
• • Kiện tụng: Một bên tranh chấp (nguyên đơn) nộp đơn kiện đến tổ chức
trọng tài thương mại, yêu cầu giải quyết tranh chấp với bên kia (bị đơn).
• • Thụ lý vụ án: Tổ chức trọng tài thương mại thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc
thẩm quyền của trọng tài và đáp ứng các điều kiện thụ lý khác theo quy
định của pháp luật.
• • Chuẩn bị xét xử: Các bên tranh chấp nộp đơn kiện, bản tự bảo vệ, chứng
cứ và tài liệu liên quan đến vụ án cho tổ chức trọng tài thương mại.
• • Xét xử: Hội đồng trọng tài tiến hành xét xử vụ án theo quy định của pháp
luật và quy tắc tố tụng trọng tài thương mại.
• • Ra quyết định trọng tài: Hội đồng trọng tài ra quyết định trọng tài giải
quyết vụ án
THẢO LUẬN
CÂU HỎI
Câu hỏi xây dựng bài
Câu 1: Muốn được giải quyết tranh chấp bằng hình thức trọng
tài thương mại thì cần đáp ứng những điều kiện gì ?
Câu 2: Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại có bắt
buộc tiến hành công khai hay không ? Địa điểm giải quyết
tranh chấp có thể được chọn do yêu cầu một bên không ?
Câu 3: Khi nào một phiên họp giải quyết tranh chấp do Hội
đồng trọng tài mở ra sẽ bị đình chỉ ?
Câu 4: Giá trị pháp lý của Quyết định trọng tài ? Trường hợp
đã có Quyết định trọng tài, nếu một bên không đồng ý với
Quyết định trọng tài thì có quyền kiện tiếp ra tòa án hay
không?
Tình huống
Công ty TNHH Vạn Thịnh có trụ sở tại Tp.HCM ký hợp đồng liên
doanh với Công ty Osim (Singapore) để xây dựng một khu căn hộ
cao cấp tại Quận 2, Tp.HCM. Trong hợp đồng liên doanh, hai bên
chọn cơ quan giải quyết tranh chấp là Trung tâm trọng tài quốc tế
Việt Nam (VIAC) và luật áp dụng là luật thương mại Singapore.
a) Thỏa thuận trọng tài nói trên có hiệu lực không ?
b) Nếu thỏa thuận trọng tài nói trên có hiệu lực thì trung tâm trọng tài
QT Singapore có thể áp dụng luật thương mại Singapore để giải quyết
tranh chấp trên không ?
c) Trong quá trình giải quyết, Trọng tài có thể ra quyết định kê biên khu
căn hộ cao cấp này không ?
d) Nếu Vạn Thịnh phát hiện Trọng tài do bên Osim đề nghị là người có
lợi ích liên quan đến vụ tranh chấp này, Vạn Thịnh có quyền yêu cầu
thay đổi Trọng tài viên này không ?
Cảm ơn mọi người
đã theo dõi và tham
gia thảo luận !
Tình huống
Công ty TNHH Hùng Vương và Công ty TNHH Hòa Bình ký kết
một hợp đồng mua bán hàng hóa, trong hợp đồng này các bên thỏa
thuận chọn Trung tâm Trọng tài Thương mại A để giải quyết tranh
chấp. Tuy nhiên khi tranh chấp xảy ra, công ty Hùng Vương cho
rằng hợp đồng nói trên vô hiệu vì phó giám đốc công ty Hòa Bình
đại diện ký hợp đồng đã không được ủy quyền hợp pháp của giám
đốc cty khi ký hợp đồng.
a) Hãy xác định hiệu lực của thỏa thuận trọng tài ?
b) Giả sử thỏa thuận trọng tài có hiệu lực và công ty Hòa Bình yêu
cầu Trung tâm Trọng tài A giải quyết các tranh chấp trên. Trong
phiên họp, do không đồng tình với cách phân tích vụ việc của Hội
đồng trọng tài nên đại diện công ty Hòa Bình đã bỏ về. Các bạn hãy
giúp Hội đồng trọng tài giải quyết vụ việc trên.

You might also like