Presentation Prototype2

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 37

Đề tài 3:

BÊN TRONG TRÁI


ĐẤT

Lớp L04 – Nhóm 3


I.
Cấu tạo bên trong
Trái Đất
Có hai cách để phân chia cấu tạo bên trong trái đất:

Theo cơ chế chuyển động, ta có:


1. Thạch quyển
2. Quyển mềm
3. Lớp Manti dưới
4. Lõi ngoài
5. Lõi trong
Theo cấu tạo hóa học, ta có:
6. Vỏ trái đất
7. Lớp Manti trên
8. Lớp Manti dưới
9. Lõi ngoài
10.Lõi trong

3
1. Vỏ trái đất
- Đây là lớp mỏng nhất trong toàn bộ vỏ trái đất
- Vỏ trái đất được phân chia như sau:
1. Vỏ đại dương:
+ Được hình thành bởi sự phun trào của những ngọn núi lửa ngầm dưới biển, lớp vỏ này có độ
sâu từ 7 tới 10km, và được cấu tạo chủ yếu bởi đá bazan
+ Vỏ đại dương có thể được chia thành 3 lớp:
- Tầng trầm tích: có độ dày bất nhất.
- Tầng đá núi lửa: có độ dày phân bố không đều và bề mặt không bằng phẳng.
- Tầng đá bazan (tầng đại dương): phân bố đều nhất trong tất cả.

4
1. Vỏ trái đất
2. Vỏ lục địa
+ Đậy là lớp vỏ phân bố nền lục địa, với một số phần chìm dưới biển. Có độ dày trung bình từ
35 tới 40km, tại một số nơi có thể lên đến 70km.
+ Lớp vỏ được cấu tạo bởi ba lớp sau:
- Lớp trầm tích cổ: thường chứa sản phẩm từ quá trình phong hóa và xói mòn.
- Lớp granit: loại đá giàu silicat và oxit kim loại kiềm như kali, natri…
- Lớp bazan: loại đá có thành phần chính là magie và sắt.

5
So sánh giữa vỏ đại dương và vỏ lục địa

Vỏ đại dương Vỏ lục địa

Khối lượng riêng 2,9 g/cm3 2,7 g/cm3

Thành phần chủ yếu Đá bazan Đá granit

Độ tuổi đá Thường trẻ (do liên tục Thường già (một số có
được hình thành) thể lên đến 4,3 tỷ năm)
Cấu trúc Tạo bởi tầng đại Tạo bởi các lớp đất
dương liền
Độ dày 7-10 km 25-70 km

6
Ngoài hai vỏ cơ bản trên, còn có một số loại vỏ khác được chia ra nhằm lí giải một số hiện
tượng và tính chất đặc biệt:
- Vỏ chuyển tiếp: nằm ở ranh giới hai loại vỏ cơ bản, có tính chất pha trộn giữa hai loại vỏ.
- Vỏ kiểu rift sinh: có cấu tạo tương tự vỏ đại dương, tuy nhiên đa số cấu trúc đã bị biến chất.
- Vỏ kiểu địa máng: là lớp vỏ chuyển tiếp nhưng nằm ở các cung đảo.

7
Các bộ phận của vỏ trái đất
nói trên là một phần của
cấu trúc gọi là thạch quyển
- Thạch quyển chiếm toàn bộ phần vỏ trái đất và
một phần lớp manti trên, với độ dày khoảng
100km.
- Các lớp thạch quyển vỡ ra thành các phần nhỏ
gọi là các mảng kiến tạo.
- Tùy thuộc vào phần vỏ thạch quyển chứa đựng,
thạch quyển có thể được phân loại thành hai loại:
thạch quyển lục địa và thạch quyển đại dương

8
Tính chất của hai loại thạch quyển

Thạch quyển đại dương Thạch quyển lục địa

Cấu tạo Vỏ đại dương và lớp Manti Vỏ lục địa và bên ngoài
trên vỏ bề mặt Trái Đất

Độ dày 65km 120km

Tuổi địa chất Trung bình từ 50-100 triệu Cao hơn nhiều (một số
năm tuổi nơi đã lên đến vài tỷ năm)

9
2. Lớp Manti trên
+ Có độ dày từ 35 tới 670km, và được cấu tạo bởi các loại đá silicat giàu magie và sắt
+ Lớp này ngoài chứa thạch quyển còn chứa một phần gọi là quyển mềm (asthenosphere):
- Quyển mềm là một lớp vật chất nóng và quánh dẻo do nhiệt độ và áp suất cao, liên tục di
chuyển chậm và có độ sâu trung bình từ 100-200km, sâu nhất là 400km.
- Chính tính chất này của quyển mềm làm cho các mảng kiến tạo phía trên nổi lên và di
chuyển, một hiện tượng gọi là “trôi dạt lục địa”.

10
3. Lớp Manti dưới
- Là lớp vỏ lỏng đặc chiếm khoảng 56% thể tích của Trái Đất và có độ sâu từ 660 tới
2900km.
- Có thành phần tương tự như lớp Manti trên
- So với lớp Manti trên, lớp này có mật đô vật chất và độ cứng lớn hơn, đồng thời có
nhiệt độ và áp suất cao hơn nhiều

11
4. Lõi trái đất
+ Có độ dày hơn 3000km với thành phần chủ yếu là sắt và niken
+ Nhiệt độ ở đây có thể lên đến hơn 5000 độ C.
+ Lõi trái đất được chia làm hai:
1. Lõi ngoài
- Có độ dày khoảng 2400km
- Lớp này ở dạng lỏng và có tốc độ chuyển động cao, tạo nên từ trường của Trái Đất

12
4. Lõi trái đất
2. Lõi trong
- Có độ dày khoảng 1200km và nhiệt độ ở đây có thể lên đến 5500 độ C.
- Tuy có thành phần tương tự lõi ngoài, lõi trong lại rắn đặc do chịu áp suất cực cao.

13
II.
Sự dịch chuyển của vỏ
Trái Đất
Có hai lí do chính cho sự
chuyển động của lớp vỏ
trái đất:
- Do sự đối lưu của vật chất của lớp quyển mềm:
thường do sự chênh lệch nhiệt độ vật chất, các
phản ứng hóa học và phóng xạ.
- Do tác động của trọng lực: điều này lí giải cho việc
khi hai mảng kiến tạo va chạm vào nhau, một
mảng sẽ chìm xuống lớp Mantle trên.

15
Hệ quả xảy ra của hiện
tượng này khá đa dạng:
- Các tầng đá của các mảng kiến tạo có thể bị đảo lộn,
uốn nếp.
- Là yếu tố chính hình thành núi và các lớp vỏ mới.
- Các hiện tượng đứt gãy (biến dạng mảng) có thể xảy
ra
1. Đứt gãy ngang (hai mảng dịch chuyển song song)
2. Đứt gãy thuận (một mảng bị đẩy xuống)
3. Đứt gãy nghịch (một mảng bị đẩy cao)
- Trong một số trường hợp, các đứt gãy này là nguyên
nhân sinh ra các hiện tượng địa chất nguy hiểm như
động đất, núi lửa…

16
Khác biệt giữa đứt gãy thuận và đứt gãy nghịch

Đứt gãy thuận Đứt gãy nghịch

Định nghĩa Xảy ra khi một mảng Xảy ra khi một mảng
trượt xuống một mảng trượt lên trên một
còn lại mảng còn lại
Nguyên nhân Do hai mảng tách xa Do hai mảng ép vào
nhau nhau
Cơ chế Mảng di động bị kéo Mảng di động bị đẩy
khỏi mảng đứng yên lên trên mảng đứng
yên
Hướng lực Lực đẩy xuống Lực đẩy lên

17
III.
Thuyết kiến tạo mảng
Nội dung chính
- Trong quá trình hình thành vỏ Trái Đất, nó đã bị biến dạng do các đứt gãy
và tách ra thành các đơn vị kiến tạo gọi là mảng kiến tạo.

- Các mảng không chỉ là những bộ phận lục địa nổi trên bề mặt trái đất mà
còn bao gồm cả những bộ phận lớn của đáy đại dương

- Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên một lớp vật chất quánh dẻo, thuộc phần
trên của lớp Manti.

- Các mảng kiến tạo không đứng yên mà dịch chuyển trên lớp quánh dẻo
này do hoạt động của các dòng đối lưu.

- Trong khi dịch chuyển, các mảng kiến tạo có thể có nhiều cách tiếp xúc
khác nhau như tiếp xúc tách dãn, tiếp xúc dồn nén, tiếp xúc trượt ngang
19
Vị trí các mảng kiến tạo

các mảng có tên đặt trong nó là mảng lớn (trừ mảng Nazca), còn lại là các mảng nhỏ

20
Tên gọi các mảng kiến tạo

Mảng kiến tạo lớn: Một số mảng kiến tạo nhỏ
- Thái Bình Dương - Juan De Faca
- Ấn Độ – Australia - Easter
- Âu – Á - Juan Fernadez
- Phi - Nazca
- Bắc Mĩ - Cocos
- Nam Mĩ - Caribbean
- Nam Cực - Scotia
- Arab
- Philippine

21
Nội dung chính
- Một mảng có thể chỉ gồm toàn vỏ lục địa, toàn vỏ đại dương hoặc gồm cả
vỏ lục địa và vỏ đại dương.
- Trong khi di chuyển, các mảng kiến tạo có thể xô vào nhau hoặc tách xa
nhau:
+ Khi hai mảng lục địa chuyển dịch xô vào nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng, đá
sẽ bị nén ép, dồn lại và nhô lên, hình thành các dãy núi cao, sinh ra động đất,
núi lửa…
+ Khi hai mảng tách xa nhau, ở các vết nứt tách dãn, mắc ma sẽ trào lên, tạo
ra các dãy núi ngầm, kèm theo hiện tượng động đất hoặc núi lửa…

22
23
IV.
Sự hình thành của
lục địa, núi, núi lửa và
động đất
1. Quá trình hình thành lục địa
- Vào những năm 1912, Alfred Wegener, một nhà khí tượng học
và địa vật lí người Đức, đã đề xuất học thuyết trôi dạt lục địa.
- Học thuyết này được xây dựng trên cơ sở về sự ăn khớp của
các lục địa trên Trái Đất và sự giống nhau về đá, cấu trúc địa lí
và hóa thạch ở hai bên bờ Đại Tây Dương.
- Dựa vào các bằng chứng, ông đưa ra hình ảnh một lục địa lớn ở
Trái Đất trước kia có tên gọi là Pangaea (được hình thành từ
200 triệu năm trước).

Alfred Wegener
(1880-1930)

25
Lục địa Pangaea cách đây 200 triệu năm trước
26
1. Quá trình hình thành lục địa
- Wegenner cho rằng lục địa Panghea bắt đầu bị đứt ra
từng mảng vào đầu thời kỳ xuất hiện khủng long, tức là vào
khoảng 150 triệu năm trước đây.
- Trong giai đoạn đầu, lục địa Panghea bị tách ra thành hai
lục địa cổ là Gonđvana và Lauraxia.
- Lục địa Lauraxia bao gồm Bắc Mỹ và Âu, Á; lục địa
Gonđvana gồm có Châu Nam Cực, Châu Úc, Ấn Độ,
Châu Phi và Nam Mỹ.
- Về sau Châu Phi và Nam Mỹ lại bị tách ra và tạo thành
Đại Tây Dương.
Alfred Wegener
(1880-1930)

27
Sự hình thành các lục địa từ 200 triệu năm trước cho tới ngày
nay
28

Nguyên nhân của sự hình thành các
lục địa trên thế giới có thể được lí giải
qua thuyết kiến tạo mảng (thuyết sau
này thay thế học thuyết trôi dạt luc
địa). Cụ thể:
Sự chuyển động của các lục địa là do sự
hình thành liên tục của vật chất mới từ
lớp Manti trên. Vật liệu này được tạo ra
trong lớp vỏ đại dương. Bằng cách này,
vật liệu mới tác động lực lên vật liệu
hiện có và khiến các lục địa dịch chuyển.

29
2. Núi và núi lửa
- Núi được hình thành khi hai mảng kiến tạo xô vào nhau.
Lời dẫn cụ thể hơn thì núi lửa hình thành là… ở dưới
- Núi lửa thường được hình thành tại ranh giới giữa các
mảng kiến tạo, chẳng hạn như dãy Andes, dãy núi
ở dưới Đại Tây Dương, các khu vực ở vành đai lửa
Thái Bình Dương…
Bên dưới
Không cần đọc từ đây
- Nguyên nhân của sự hình thành núi lửa là do tại các
điểm đó tồn tại các bể chứa mắc ma.
- Bể chứa mắc ma được tạo ra do khi mắc ma từ lớp
Manti trên dâng lên gần bề mặt Trái Đất.
- Núi lửa sẽ phun trào khi mắc ma được đẩy lên qua các
lỗ hỏng trên bề mặt hoặc khi áp lực của nó xé toạc
bề mặt ra.

30
31
32
33
3. Động đất
- Động đất là sự rung lắc dữ dội trên bề mặt Trái Đất do sự giải
phóng năng lương bên dưới lớp vỏ Trái Đất.
cụ thể hơn là… bên dưới đọc hết
- Những nơi hay xảy ra động đất thường ở các vùng giao nhau giữa
các mảng kiến tạo và làm chúng bị nứt vỡ, biến dạng, được gọi là
đứt gãy.
- Phụ thuộc vào tính chất chuyển động của các vùng đứt gãy, tính
chất của động đất có thể khác nhau:
1. Vùng trượt ngang: tâm chấn thường nông với sức mạnh rất lớn.
2. Đứt gãy thuận: tâm chấn thường nông và có ảnh hưởng yếu.
3. Đứt gãy nghịch: Tâm chân sâu, nhưng có sức mạnh lớn.

34
Bản đồ về sự dịch chuyển các mảng kiến tạo trên Trái Đất
35
36
Cảm ơn mọi
người đã lắng
nghe và theo dõi.

37

You might also like