Bài Mở Đầu LSĐ

You might also like

Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 14

BÀI MỞ ĐẦU

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


MÔN HỌC
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Người giới thiệu:


TS. Nguyễn Hữu Công
Yêu cầu khi học tập môn
LỊCH SỬ ĐCSVN:

• Lên lớp đầy đủ (nghỉ quá 20% sẽ không được


thi)
• Chuẩn bị bài thảo luận theo đúng yêu cầu và
tham gia thảo luận đầy đủ.
• Làm bài tập lớn theo yêu cầu của giáo viên
• Lên lớp đúng giờ. Ngồi học nghiêm túc, ghi bài
đầy đủ. Tích cực tham gia vào quá trình học
Đảng kỳ của Đảng CSVN
Chủ tich Hồ Chí Minh - Người sáng lập,
rèn luyện và lãnh đạo ĐCSVN
I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Khái niệm Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của
giai cấp công nhân đồng thời là đội tiên phong của
nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại
biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân nhân
dân lao động và của dân tộc
- Nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động
của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh.
- Nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng là: tập trung
dân chủ
 - Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu
quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt
Nam. Sự lãnh đạo được thể hiện chủ yếu ở 2
mặt sau:
+ Đề ra đường lối
+ Tập hợp, giác ngộ, tổ chức và động viên
quần chúng thực hiện đường lối.
- Trong lãnh đạo của Đảng vấn đề cơ bản
trước hết là phải đề ra được đường lối cách
mạng khoa học đúng đắn và tổ chức thực hiện
đường lối. Đây là công việc quan trọng hàng
đầu, có ý nghĩa quyết định cho thắng lợi của
cách mạng.
2. Đối tượng nghiên cứu
Sự ra đời, phát triển và hoạt động lãnh đạo của
Đảng CSVN qua các thời kỳ lịch sử.
- Sự ra đời của các Đảng Cộng Sản.
+ Quy luật chung của sự ra đời của các Đảng
Cộng sản trên thế giới là sự kết hợp chủ nghĩa Mác -
Lênin với phong trào công nhân.
+ Sự ra đời của Đảng CSVN là sự kết hợp chủ
nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và
phong trào yêu nước Việt Nam.
- Đảng lãnh đạo trước hết bằng đường lối cách
mạng dúng đắn, sáng tạo. Điều này thể hiện trong
các Cương lĩnh, Nghị quyết, Chỉ thị... của Đảng.
Những văn kiện này được thông qua ở các Đại hội,
Hội nghị Trung ương, Hội nghị Bộ Chính trị, Ban Bí
thư, trở thành đường lối, quan điểm, chính sách của
Đảng trong việc giải quyết những vấn đề chung hay
vấn đề cụ thể của cách mạng Việt Nam.
- Hệ thống quan điểm, chủ trương chính sách của
Đảng thể hiện quá trình vận động tư duy của Đảng
trong việc giải quyết những vấn đề thực tiễn của
cách mạng Việt Nam.
- Sự lãnh đạo của Đảng thể hiện ở việc Đảng lãnh
đạo tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối trong các
giai đoạn phát triển của cách mạng Việt nam.
- Sự lãnh đạo của Đảng còn được thể hiện ở sự tiên
phong, gương mẫu của mỗi đảng viên của Đảng
trong thực tiễn « Đảng viên đi trước, làng nước theo
sau » như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng đinh
- Quá trình nghiên cứu Lịch sử Đảng cũng quá
trình tìm hiểu, nhận thức về hệ thống tổ chức Đảng,
về công tác xây dựng Đảng qua các thời kỳ
II. Chức năng, nhiệm vụ của môn học Lịch sử Đảng
1. Các chức năng cơ bản
1.1. Chức năng nhận thức: trang bị cho người
học hệ thống tri thức về lịch sử ra đời, phát triển và
hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng cộng sản Việt
Nam . Từ đó hiểu rõ Đảng cộng sản Việt nam ra đời
và nắm giữ ngọn cờ lãnh đạo dân tộc và cách mạng
Việt nam là tất yếu lịch sử, là nhân tố có ý nghĩa
quyết định đảm bảo cho mọi thắng lợi của cách mạng
Việt nam trước đây, hiện nay và cả mai sau.
1.2. Chức năng giáo dục: Góp phần giáo dục
tinh thần yêu nước,lòng tự hào dân tộc, niềm tin khoa
học vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam –
Đội tiền phong, bộ tham mưu xuất sắc của giai cấp
công nhân và của dân tộc Việt nam.
1.3. Chức năng dự báo, phê phán
- Từ sự hiểu biết sâu sắc mang tính quy luật của
quá khứ, của lịch sử có thể nắm bắt được sự vận
động của hiện tại và dự báo được tương lai. Ví dụ
năm 1942 trong bài Lịch sử nước ta Bác Hồ dự báo
năm 1945 cách mạng Việt nam thành công hay năm
1967 Bác dự báo ĐQ Mỹ sẽ dung máy bay B52 để
đánh Hà nội và sau khi thất bại mới chịu thua Việt
nam là vì Bác đã tổng kết chiến tranh Mỹ - Triều.
- Từ sự hiểu biết đúng đắn lịch sử, tích cực đấu
tranh phê phán, bác bỏ những quan điểm sai trái,
xuyên tạc, chống phá Đảng, bảo vệ Đảng và chế độ
mới
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ HỌC TẬP
MÔN HỌCLỊCH SỬ ĐẢNG CSVN

1. Phương pháp nghiên cứu


a) Cơ sở phương pháp luận
- Lấy quan điểm duy vật biện chứng ; duy vật lịch
sử và các quan điểm của Hồ Chí Minh của Đảng
CSVN
b) Các phương pháp cụ thể:
- Phương pháp lịch sử
- Phương pháp lôgic
- Quan sát, so sánh
2. Sự cần thiết phải học tập, nghiên cứu môn học
Đường lối cách mạng của Đảng CSVN.
- Giúp người học có những hiểu biết chính xác đúng
đắn về qui luật ra đời và sự lãnh đạo của Đảng
CSVN. Sự ra đời và lãnh đạo của Đảng là một tất
yếu khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc và
xây dựng đất nước.
- Hiểu được sự lãnh đạo đúng đắn Đảng ở các giai
đoạn trước đây cũng như hiện nay để người học có
thêm niềm tin vào Đảng, quyết tâm đi theo con
đường cách mạng mà Đảng đã vạch ra cho dân tộc
Việt Nam.
- Tạo điều kiện thuận lợi để người học tiếp cận kiến
thức chuyên ngành.
Cảm ơn Đảng, Đảng làm ra ánh sáng
Người chưa đưa ta tới sao Kim
Nhưng đã cho ta một linh hồn và một trái tim,
Biết lẽ phải, yêu thương, căm giận
Biết đi tới và làm nên thắng trận!

(Tố Hữu)

You might also like