Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 14

THIẾT BỊ BAY HƠI

I - VAI TRÒ CỦA THIẾT BỊ BAY HƠI


- Nhiệm vụ: hoá hơi gas bão hoà ẩm sau tiết lưu đồng
thời làm lạnh môi trường cần làm lạnh.
- Vị trí trong hệ thống lạnh: Sau thiết bị tiết lưu trước
máy nén.
- Là một trong những thiết bị quan trọng nhất không
thể thiếu được trong các hệ thống lạnh.
- Khi quá trình trao đổi nhiệt ở thiết bị bay hơi kém
thì thời gian làm lạnh tăng, nhiệt độ phòng không
đảm bảo yêu cầu, trong một số trường hợp do không
bay hơi hết lỏng trong dàn lạnh dẫn tới máy nén có
thể hút ẩm về gây ngập lỏng.
I - VAI TRÒ CỦA THIẾT BỊ BAY HƠI
- Ngược lại, khi thiết bị bay hơi có diện tích quá lớn
so với yêu cầu, thì chi phí đầu tư cao và đồng thời
còn làm cho độ quá nhiệt hơi ra thiết bị lớn. Khi độ
quá nhiệt lớn thì nhiệt độ cuối quá trình nén cao,
tăng công suất nén.
II- PHÂN LOẠI THIẾT BỊ BAY HƠI
a. Theo môi trường cần làm lạnh:
+ Bình bay hơi được sử dụng để làm lạnh chất lỏng
như nước, nước muối, glycol vv…

+ Dàn lạnh không khí, được sử dụng để làm lạnh


không khí.

+ Dàn lạnh kiểu tấm, có thể sử dụng làm lạnh không


khí, chất lỏng hoặc sản phẩm dạng đặc.

+ Dàn làm lạnh chất lỏng: dàn lạnh xương cá, panen
trong các hệ thống lạnh máy đá cây.
II- PHÂN LOẠI THIẾT BỊ BAY HƠI
b. Theo mức độ chứa dịch trong dàn lạnh:
- Dàn lạnh kiểu ngập lỏng.

- Không ngập lỏng.

Ngoài ra người ta còn phân loại theo tính chất kín


hở của môi trường làm lạnh
III- MỘT SỐ THIẾT BỊ BAY HƠI
1. Thiết bị bay hơi làm lạnh chất lỏng:
Bình bay hơi làm lạnh chất lỏng có cấu tạo tương tự bình
ngưng tụ ống chùm nằm ngang. Có thể phân bình bay hơi
làm lạnh chất lỏng thành 02 loại:
- Bình bay hơi hệ thống NH3 : Đặc điểm cơ bản của bình
bay hơi kiểu này là môi chất lạnh bay hơi bên ngoài các
ống trao đổi nhiệt, tức khoảng không gian giữa các ống,
chất lỏng cần làm lạnh chuyển động bên trong các ống
trao đổi nhiệt.
- Bình bay hơi frêôn : Bình bay hơi frêôn ngược lại môi
chất lạnh có thể sôi ở bên trong hoặc ngoài ống trao đổi
nhiệt, chất lỏng cần làm lạnh chuyển động dích dắc bên
ngoài hoặc bên trong các ống trao đổi nhiệt.
2. Dàn lạnh panen
- Để làm lạnh các chất lỏng trong chu trình hở người
ta sử dụng các dàn lạnh panen.
- Cấu tạo của dàn gồm 02 ống góp lớn nằm phía trên
và phía dưới, nối giữa hai ống góp là các ống trao đổi
nhiệt dạng ống trơn thẳng đứng. Môi chất chuyển
động và sôi trong các ống, chất lỏng cần làm lạnh
chuyển động ngang qua ống.
- Dàn lạnh panen kiểu ống thẳng có nhược điểm là
quảng đường đi của dòng môi chất trong các ống trao
đổi nhiệt khá ngắn và kích thước tương đối cồng
kềnh. Để khắc phục điều đó người ta làm dàn lạnh
theo kiểu xương cá.
3. Dàn lạnh xương cá
- các ống trao đổi nhiệt được uốn cong. Do đó chiều
dài mỗi ống tăng lên đáng kể.
- Các ống trao đổi nhiệt gắn vào các ống góp trông
giống như một xương cá khổng lồ.
- Là các ống thép áp lực dạng trơn, không cánh.
- Ứng dụng: Dàn lạnh xương cá được sử dụng rất
phổ biến trong các hệ thống làm lạnh nước hoặc
nước muối, ví dụ như hệ thống máy đá cây.
Hình ảnh của dàn lạnh xương cá

You might also like