Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 99

VIÊM MÀNG NÃO

Mục tiêu
Định nghĩa
Viêm màng não là tình trạng viêm ở màng não và khoang dưới nhện
• 2.phân loại
• 2.1 phân loại theo căn nguyên
• - VMN do vi khuẩn( VK mủ): màng não cầu, phế cầu ,H.IFluenzae, tụ cầu....
• -VMN do virus: virus quai bị, sởi,HIV..
• -VMN do lao
• - VMN do ký sinh trùng: thường kết hợp viêm não-màng não: kst sốt rét,
giun xoắn, Toxoplasma, Amip...
• -VMN do Rickettsia
• - VMN do căn nguyên khác: do thuốc,do bệnh lý: u não,xuất huyết dưới
nhện, bệnh màng não do chì
2.2 phân loại theo màu sắc dịch não tủy
-VMN mủ
-VMN nước trong
• 2.3 phân loại theo tế bào chiếm đa số trong dịch não tủy
• -VMN tăng BC đa nhân ( Vi khuẩn)
• - VMN tăng tế bào ly pho: virus, lao..
• -VMB tăng tế bào acid
PHÂN LOẠI THEO ỨNG DỤNG
Bảng phân loại căn nguyên VMN theo các dạng hình thái dịch não tủy

DNT Bạch cầu Glucose Protein Căn nguyên


Bình thường <5 2.8-4.2 <0.5
Hay >=40%
A 1000-10000 Thấp, rất thấp 1-5 -vi khuẩn
-áp xe não vỡ
-áp xe màng não- não
do amip
B 25-500 Thấp,hay bình 0.5-4 -VMN do u hạt: lao,
thường nấm
-VMN do virut

C 5-1000 Bình thường, <1 - Nhiễm khuẩn


hiếm khi thấp cạnh màng não
- -nhiễm khuẩn
khác
- Do nhiễm độc
- Do tiêm vacxin
3.Viêm màng não do vi khuẩn
3.1 Những đặc điểm chung
3.1.1căn nguyên do vi khuẩn gây VMN mủ
- Phân loại theo mức độ phổ biến
+ thường gặp: màng não cầu, H.Infuenzae..
+ ít gặp:E.côi,tụ cầu,..
+ hiếm gặp: trực khuẩn mủ xanh, Salmonella....
-Phân loại theo lứa tuổi
+ trẻ sơ sinh: trực khuẩn đường ruột,...
+ từ 2 tháng-18 tháng: màng não cầu, phế cầu.tụ cầu....
+18 tuổi-50 tuổi: màng não cầu, phế cầu...
+ trên 50 tuổi:phế cầu,L.monocytogenes
-Phân loại theo cơ địa
Cơ địa Vi khuẩn thường gặp
- Nghiện rượu - Phế cầu,Listeria
- Đái đường - Phế cầu, Listeria,aureus
- - Phế cầu,TK đường ruột, S.aureus
- Viêm tai giữa - Listeria
- Giảm sức đề kháng MD - Listeria ,H.Influenzae
- Sau mổ cắt lách - Phế cầu,TK đường ruột, S,aureus,..
- Sau chấn thương,VT sọ não - S.aureus, TK gram(-)
- Sau phẫu thuật thần kinh - S.aureus,S.epidermidis
- Bệnh can 2 lá
• 3.1.2 Đường xâm nhập của vi
khuẩn vào màng não
• - VMN nguyên phát: từ mũi họng
xâm nhập màng não
• -VMN thứ phát:
• +vi khuẩn ở ổ viêm gần màng
não,màng tủy xâm nhập vào
• + vi khuẩn từ 1 ổ viêm ở xa
• + Do vết thương hoặc phẫu thuật
vùng não sọ, cột sống, hoặc thủ
thuật chọc ống ống gây viêm..
• 3.1.3 Đặc điểm chung về lâm sàng của
VMN do vi khuẩn
• - HC nhiễm khuẩn- nhiễm độc
• + khởi phát sốt cao liên tục ,gai rét, nhức
đầu,đau mỏi cơ khớp...
• + xét nghiệm máu: tùy vào mầm bệnh, BC
tăng...
• -HC màng não: thường phát triển
nhanh,rầm rộ,...
• + nhức đầu dữ dội, nôn dễ dàng, trẻ
thường bỏ bú, quấy khóc, thở không đều...
• + Cứng gáy(+), Kemig(+), Brudzinski(+),
trẻ em “tư thế cò súng”
• tăng áp lực nội sọ
• + Dịch não tủy của VMN mủ là nước
đục...
• + tìm thấy ở ổ nhiễm khuẩn tiên phát
• 3.2 Biến chứng- di chứng và tử vong của VMN do vi khuẩn
• 3.2.1 Biến chứng
• Biến chứng
• - Tổn thương dây thần kinh sọ não: như dãy II, III, IV, VI, VII, VII.
• - Áp xe não, áp xe dưới màng cứng, ổ tụ mủ dọc huyết quản, viêm tắc
tĩnh mạch,viêm quanh mạch máu não...
• - Tắc nghẽn dịch não tuỷ và dày dính màng não gây cản trở lưu thông
dịch não tuỷ, hội chứng não nước, ngoài ra còn các biến chứng ngoài
hệ thần kinh, ..
• Di chứng
- chẩn đoán điều trị muộn: - Lác, điếc, câm, mù, hội chứng não nước...
• - Tổn thương thần kinh khu trú gây liệt (liệt 1 chi, liệt nửa người, liệt
hai chi dưới, tổn thương dạy thần kinh sọ não...).
• - Giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần
• - Động kinh.
• Tử vong, tỷ lệ tử vong trung bình ở nhiều nước trong VMN do màng
mô cầu là 7-10%, do phế cầu là 30%, do H. influenzae là 10-14%...
Nguyên nhân tử vong do:
• - Sớm: suy hô hấp, phù não nặng, sốc không hồi phục..
• - Muộn. biến chứng nhiễm khuẩn nặng ở não và ngoài não (áp xe não,
viêm phổi, viêm thận, loét rộng và suy kiệt, trạng thái mất não kéo dài
dẫn đến suy não...)
• 3.2 2 Chẩn đoán VMN do vi khuẩn
• Cần dựa vào các yếu tố sau:
• - Hội chứng nhiễm khuẩn.
• - Hội chứng màng não
• - Dịch não tuỷ đục, Protein tăng, Glucoza giảm nhiều, vi khuẩn không
điển hình: dịch não tuỷ có thể trong, có máu hoặc vàng chanh...
+ Khi dịch não tuỷ trong, có thể vẫn là VMN mủ ở giai đoạn sớm mức
độ nhẹ (dịch não tuỷ chưa đục), nhưng thường gặp là VMN mủ “mất
đấu”
+ Khi dịch não tuỷ có máu, có thể là VMN mủ có xuất huyết màng não
(thường do màng não cầu...) cần chẩn đoán phân biệt với xuất huyết dưới
+ Khi dịch não tuỷ màu vàng chanh: có thể là VMN mủ có xuất huyết,
hồng cầu đang thoái hoá hoặc VMN do lao..
• 3.2.3Nguyên tắc chung điều trị VMN do vi khuẩn
• Điều trị đặc hiệu
- chóng soi đáy mắt, chọc ống sống thắt lưng lấy dịch não tuỷ nhuộm,
soi trực tiếp và nuôi cấy vi khuẩn ngay.
- dùng kháng sinh sớm
- kiểm tra lại dịch não tuỷ sau vài ngày
• 2.1.6.2. Điều trị triệu chứng

• - Chống phù não: bằng dung dịch Manitol 15-20% truyền tĩnh mạch nhanh hoặc Magic sulfat... ‘
• - An thần, chống co giặt bằng Diazepam, Phenobarbital...
• - Chống sốc và truy tim mạch bằng truyền dịch, Ouahain... Khi có sốc nội độc tố (hay gặp trong
VMN và nhiễm khuẩn huyết do màng não cầu) cần dùng Corticoid (Prednisolon, Dexamethazol)
liều cao, ngắn ngày truyền tĩnh mạch
• - Chống suy thở: đặt bệnh nhân nằm tư thế dẫn lưu, hút đờm rãi, thở oxy...
• - Khi sốt cao, nhất là đối với trẻ em cần để phòng sốt cao co giật, nên cho hạ sốt bằng đắp khăn
mát, cởi bớt quần áo, thoáng gió... Khi cần, có thể hạ sốt bằng Paracetamol và kết hợp với các
thuốc an thần.
• - Nuôi dưỡng tốt, để phòng và chống loét ..
• - Sử trí các biến chứng:
+ Khi dày dính màng não: dùng Corticoid cho vào ống sống.
+ Áp xe não: cần phải phẫu thuật.
+ Viêm tắc tĩnh mạch não, hội chứng đông máu nội mạch (DIC): dùng liệu pháp, Heparin
• 1. Đặc điểm của bệnh
• 1.1. Định nghĩa ca bệnh:
• Bệnh viêm màng não do não mô cầu là một bệnh nhiễm khuẩn cấp
tính xảy ra đột ngột với các triệu chứng :
• + Sốt, đau đầu dữ dội, buồn nôn và nôn, cổ cứng, thường có ban xuất
huyết hình sao hoặc có thể có mụn nước.
• + Lơ mơ hoặc hôn mê.
• + Mệt lả đột ngột, xuất hiện mảng xuất huyết và sốc.
- Bệnh có các thể lâm sàng
đa dạng như viêm màng não
tuỷ cấp có mủ, nhiễm vi
khuẩn huyết
(meningococcemia), viêm
khớp viêm màng trong tim.
Thể nhiễm khuẩn không có
triệu chứng thường hay gặp
trong các vụ dịch và đó là
nguồn lây truyền dịch trong
cộng đồng.
- Lâm sàng:
+ Sốt cao đột ngột, đau
đầu dữ dội, buồn nôn, nôn,
cổ cứng, có thể có đốm
xuất huyết.
+ Bạch cầu đa nhân trung
tính tăng cao.
+ Nước não tuỷ đục.

- Ca bệnh xác định: Phân lập vi khuẩn não mô cầu (+) trong dịch não tuỷ hoặc trong máu.
• 1.2. Chẩn đoán phân biệt:
• Bệnh viêm màng não mủ do vi khuẩn cúm týp b (Haemophilus
influenzae b)
• Bệnh viêm màng não mủ do liên cầu phế viêm (Streptococcus
pneumoniae).
• 1.3. Xét nghiệm:
• - Loại mẫu bệnh phẩm:
• + Ngoáy họng lấy chất nhầy ở thành họng.
• + Lấy máu hoặc chích mụn nước hoặc ban xuất huyết.
• + Lấy dịch não tuỷ.
• - Phương pháp xét nghiệm;
• + Nhuộm gram soi kính hiển vi tìm song cầu khuẩn hình hạt cà phê,
gram (-), thường nằm trong bào tương của bạch cầu đa nhân.
• + Phân lập vi khuẩn não mô cầu.
• Tên tác nhân là Neisseria meningitidis, còn gọi là meningococcus.
• Dựa vào những kháng nguyên polyozit, người ta chia vi khuẩn não mô
cầu thành 4 nhóm chính là A, B, C và D. Não mô cầu nhóm A và B
thường hay gặp nhất.

• - Hình thái: thường ở dạng 2 tế bào cạnh nhau như 2 hạt cà phê, gram
(-), thường nằm trong bào tương của bạch cầu đa nhân.

• - Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài: Sức đề kháng của vi
khuẩn não mô cầu rất yếu, vi khuẩn cũng chỉ sống được vài giờ khi ra
ngoài cơ thể và sẽ bị diệt bởi 560C/ 30 phút hoặc 600C/ 10 phút,
nhưng sống được -200C.

• 3. Đặc điểm dịch tễ học :
• - Việt Nam có bệnh viêm màng não do não mô cầu nhóm A lưu hành ở nhiều nơi. Theo số
liệu của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương bệnh xếp thứ 6/10 bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ chết
cao nhất.
• + ở Việt Nam xảy ra dịch vào thời tiết mùa thu, đông và xuân, nhất là ở các xã vùng núi biên
giới.
• +Nhóm tuổi nguy cơ mắc bệnh cao nhất là lứa tuổi trẻ và cũng ở nhóm tuổi này có số người
lành mang vi khuẩn nhiều nhất.
• - Thời kỳ lây truyền tuỳ thuộc vào sự tồn tại của vi khuẩn não mô cầu ở mũi họng của người
nhiễm khuẩn và vi khuẩn sẽ biến mất ở mũi họng sau 24 giờ điều trị kháng sinh.
• - Penicillin kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn não mô cầu nhưng không diệt được vi khuẩn
ở mũi họng.

• 4. Nguồn truyền nhiễm.
• - Ổ chứa của vi khuẩn não mô cầu trong tự nhiên là người. Nguồn lây bệnh chủ yếu là
bệnh nhân và người lành mang trùng.
• - Thời gian ủ bệnh từ 2-10 ngày, thông thường từ 3- 4 ngày.
• - Vi khuẩn thường chỉ gây viêm niêm mạc hầu họng. Trường hợp vi khuẩn xâm nhập
vào máu và màng não tuỷ gây bệnh điển hình thì ít xảy ra hơn.
• - Thời kỳ lây truyền tuỳ thuộc vào sự tồn tại của vi khuẩn não mô cầu ở mũi họng của
người nhiễm khuẩn và vi khuẩn sẽ biến mất ở mũi họng sau 24 giờ điều trị kháng sinh.
• - Penicillin kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn não mô cầu nhưng không diệt được vi
khuẩn ở mũi họng.

• - Thời kỳ lây truyền tuỳ thuộc vào sự tồn tại của vi khuẩn não mô cầu
ở mũi họng của người nhiễm khuẩn và vi khuẩn sẽ biến mất ở mũi
họng sau 24 giờ điều trị kháng sinh.
• - Penicillin kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn não mô cầu nhưng
không diệt được vi khuẩn ở mũi họng.

• Phương thức lây truyền:

Sau khi bị nhiễm khuẩn, để lại miễn dịch cho cơ thể. Tuy
nhiên, chưa rõ thời gian miễn dịch đặc hiệu nhóm sau khi
mắc bệnh kéo dài được bao lâu. Những người bị thiếu hụt
bổ thể thì có thể bị mắc bệnh tái phát.
• 7. Các biện pháp phòng chống dịch
• 7.1. Biện pháp dự phòng:
• - Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ: Cung cấp thông tin cần thiết về bệnh viêm
màng não do não mô cầu, nhất là nơi có bệnh lưu hành, để nhân dân biết
phát hiện bệnh sớm, cách ly và thực hiện phòng chống dịch trong cộng đồng
• - Vệ sinh phòng bệnh.
• + Nhà thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
• + Tại nơi có ổ dịch cũ, giám sát, phát hiện sớm các trường hợp sốt, viêm hầu
họng

Hiện đã có vắc xin polysaccharide của nhóm A, C, Y, W135
phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu.
Đây là vắc xin an toàn và miễn dịch cao nhưng rất đắt. Cầu
khuẩn nhóm A là tác nhân gây bệnh thường gặp nhưng chưa
có vắc xin. Bởi vậy, nên giám sát dịch tễ học nghiêm ngặt
• 7.2. Biện pháp chống dịch:
• - Chuyên môn
• + Bệnh nhân phải được cách ly đường hô hấp trong 24 giờ sau khi điều trị kháng sinh.
• + Không thăm hỏi bệnh nhân, hội họp, tụ tập, hạn chế sự đi lại giữa nơi có dịch với nơi
khác. Đặt các trạm kiểm soát ra vào vùng dịch
• + Quản lý người lành mang khuẩn, người tiếp xúc
• + Dùng kháng sinh nhóm beta lactam, phenicol, sulfamid để dự phòng cho người có
nguy cơ bị lây truyền và cả những người lành mang vi khuẩn để phòng bệnh rộng rãi
trong vùng dịch.
• + Xử lý môi trường: Sát khuẩn tẩy uế các chất bài tiết đường mũi họng của bệnh nhân.
Nên nhỏ mũi họng dung dịch sunfamit hoặc penicillin cho bệnh nhân và những người
tiếp xúc trong vùng dịch.
• 7.3. Nguyên tắc điều trị:
• - Việc dùng sunfamit, penicillin và/hoặc các kháng sinh khác để điều
trị và dự phòng phải bảo đảm chắc chắn là các loại thuốc này có nhạy
cảm với vi khuẩn não mô cầu.
• - Điều trị dự phòng:
• + Sunfamit dùng trong 5 ngày với liều cho trẻ em là 1gam/ngày chia
đều 2 lần và người lớn là 2gam/ngày chia đều 2 lần.
• + ở trẻ dưới 5 tuổi với liều là 0,05 gam/kg/ngày chia đều 2 lần trong 5
ngày. Nếu Sunfamit không còn nhạy cảm với vi khuẩn não mô cầu thì
dùng rifamycin với liều người lớn 600 mg/ngày chia đều 2 lần trong 2
ngày; trẻ > 1 tháng tuổi với liều 10 mg/kg/ngày và trẻ < 1 tháng tuổi
với liều 5 mg/kg/ ngày, chia đều 2 lần trong 2 ngày.
• - Điều trị đặc hiệu:
• +Trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi dùng ampicillin 200 mg/kg và
cephalosporin thế hệ III 100 mg/kg, tiêm tĩnh mạch từ 2 đến 3 lần
trong 24 giờ.
• +Trẻ dưới 10 tuổi dùng ampicillin 200 mg/kg và chloramphenicol 25
mg/kg hoặc ampicillin và cephalosporin liều như trên tiêm tĩnh mạch 4
lần trong 24 giờ.
• + người lớn dùng penicillin G 2 triệu đơn vị, tiêm tĩnh mạch cách 2
giờ/lần hoặc ampicillin 2 gam, hoặc cephalosporin thế hệ III 2 gam,
tiêm tĩnh mạch 4 lần trong 24 giờ. Thời gian điều trị trung bình 10 ngày.
2.3. VIÊM MÀNG NÃO DO H. INFLUENZAE
2.3.1. Dịch tễ học
2.3.1.1. Mầm bệnh
H. influenzae một cấu trực khuẩn (trực khuẩn ngắn: 1-1,5 x 0,3um), thường có
xếp thành chuỗi vài ba vi khuẩn, không di động, bắt màu Gram (-),
mọc tốt ở môi trường ái khí nhưng cũng có thể mọc trong môi trường kị khí.
Trong môi trường nuôi cấy, H. influenzae có 3 dạng là:
- Dạng M: khuẩn lạc nhày.

a
b (gây bệnh)
C
- Dạng S: khuẩn lạc nhẵn nhụi, không nhày. d
-
e
f

- Dạng R: khuẩn lạc có nhiều hình thái, xù xì.


2.3.1.2. Nguồn bệnh
Nguồn bệnh duy nhất là người

2.3.1.3. Đường lây


Là đường hô hấp qua tiếp xúc trực tiếp
2.3.1.4. Cơ chế gây bệnh. - Sự xâm nhập của vi khuẩn vào các mô mềm
-tạo ra các độc tố gây tổn thương và viêm
- phá hủy các tế bào của cơ thể
-làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể.
-> Các triệu chứng của bệnh và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
2.3.2. Đặc điểm lâm sàng VMN do H. influenzae
- VMN và nhiễm khuẩn huyết do H. influenzae thường gặp ở trẻ nhỏ (2 tháng tuổi - 6 tuổi) và 95% do Hib
- Khởi phát thường là đột ngột, nhưng có thể từ từ
- Hội chứng nhiễm khuẩn - nhiễm độc nặng: sốt cao đột ngột, sốt liên tục... thóp
- Hội chứng màng não rõ: nôn, ngủ lịm, lơ mơ, bán hôn mê hoặc hôn mê, phỏng, tư thế cò súng.... Dịch não tuỷ: điển
hình của VMN mủ.
- Thường có xuất huyết dưới da dạng chấm, đốm và thường có sốc.
- Hay có thiếu máu
Điều trị

• Điều trị nội trú:Sử dụng kháng sinh như Ceftriaxone hoặc Cefotaxime để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
• Trong trường hợp nghi ngờ tình trạng kháng thuốc, hoặc bệnh nhân có tiền sử sử dụng kháng sinh, có thể sử
dụng các loại kháng sinh khác như Meropenem.
• Nếu bệnh nhân có các triệu chứng nghiêm trọng như suy hô hấp, cho máy thở, hỗ trợ hô hấp.
• Khi bệnh nhân tiền sử biến chứng não, cho hoạt tính glucocorticoid như Dexamethasone để giảm thiểu viêm và
nguy cơ biến chứng.
• Điều trị ngoại trú:Khuyến cáo điều trị ngoại trú cho trẻ từ 3 tháng đến 5 tuổi, nếu các triệu chứng không nghiêm
trọng và không có dấu hiệu bất thường của bệnh nhân.
• Sử dụng kháng sinh như Ceftriaxone hoặc Cefotaxime để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Nếu bệnh nhân có tiền sử
sử dụng kháng sinh hoặc dị ứng với kháng sinh, có thể sử dụng Azithromycin hoặc Clarithromycin.
• Theo dõi tổn thương não và hoạt động của các hệ thống như hệ sinh thái, hệ tiêu hóa, hệ thống thận và đường
huyết.
• Bệnh nhân cần tái khám các 6 giờ trong suốt quá trình điều trị.
• Ngoài ra, nếu bệnh nhân có các triệu chứng nặng hoặc đang bị các biến chứng của Viêm Màng Não do Hi, cần
được nhập viện và điều trị tại bệnh viện.Từ đó, để phòng ngừa Viêm Màng Não do Hi, việc sử dụng vắc xin chống
Viêm Màng Não là rất quan trọng. Bên cạnh đó, việc giữ cho cơ thể sạch sẽ và hạn chế tiếp xúc với những người
bị bệnh cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa sự lây lan của bệnh. Khi bệnh nhân có bất
kỳ triệu chứng nào của Viêm Màng Não do Hi, nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời và đầy đủ để tránh những
hậu quả nghiêm trọng.
• Dự Phòng:
• Sử dụng vắc xin
• Vắc xin chống Viêm Màng Não do Hi được sử dụng rộng rãi và hiệu quả. Vắc xin này được khuyến cáo sử
dụng cho trẻ em được tiêm chủng từ 2 đến 18 tháng tuổi.
• Thực hiện đầy đủ các liều tiêm theo lịch trình của vắc xin sẽ giữ cho trẻ em và người lớn được bảo vệ khỏi
Viêm Màng Não do Hi.
• Không tiếp xúc với những người bị bệnh
• Hi là một loại vi khuẩn rất dễ lây lan qua các dịch tiết từ đường hô hấp và cả sỏi đường hoạt động, do đó,
khoảng cách là rất quan trọng khi bạn phải tiếp xúc với những người bị bệnh.
• Nếu bạn đã tiếp xúc với những người bị bệnh, hãy đeo khẩu trang để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh.
• Tăng cường vệ sinh cá nhân
• Việc giữ cho cơ thể sạch sẽ và thông thoáng với không khí tươi là rất quan trọng trong việc bảo vệ bản thân
khỏi các bệnh truyền nhiễm, bao gồm cả Viêm Màng Não do Hi.
• Rửa tay thường xuyên và sử dụng thuốc khử trùng cho tay là một cách dễ dàng để giảm thiểu nguy cơ lây
nhiễm từ các bệnh truyền nhiễm.
• Hạn chế tiếp xúc với những cơ sở Y tế
• Nếu bạn đang ở trong các khu vực có nguy cơ cao về bệnh Viêm Màng Não do Hi, hạn chế tiếp xúc với
những người bệnh và cơ sở chăm sóc y tế nếu không cần thiết.
• Nếu bạn hoặc con cái bạn có dấu hiệu của bệnh, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức và đóng góp vào
việc ngăn ngừa lây nhiễm cho người khác.
VIÊM MÀNG NÃO DO LAO

CƠ CHẾ BỆNH SINH VÀ GIẢI PHẪU BỆNH LÝ


VIÊM MÀNG NÃO DO LAO

- VMN lao là một thể bệnh lao hậu tiên


phát do trực khuẩn lao gây ra.
- VMN lao là một thể lao ngoài phổi hay
gặp, tỉ lệ mắc nước ta xấp xỉ 0,75/100.000
dân.
- Mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh nhưng
thường là trẻ em, thanh niên và trung nên
tỷ lệ mắc cao hơn.
- Bệnh thường khởi phát từ từ, diễn biến
kéo dài. Triệu chứng lâm sàng nhiều khi
không điển hình dẫn đến chẩn đoán khó
khăn.
VIÊM MÀNG NÃO DO LAO

CƠ CHẾ BỆNH SINH VÀ GIẢI PHẪU BỆNH LÝ


VIÊM MÀNG NÃO DO LAO
CƠ CHẾ BỆNH SINH VÀ GIẢI PHẪU BỆNH LÝ

CƠ CHẾ BỆNH SINH

VMN lao là thể bệnh lao hậu tiên phát thường xảy ra do:

- Tái hoạt động “nội lai”: Trong thời kỳ tiên phát, BK đã lan tràn đến các cơ quan
trong đó có màng não, nã, nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng. Do sức đề kháng của
cơ thể, BK bị tấn công nhưng chưa bị diệt hết vào tình trạng “ngủ” trong tế bào,
không hoạt động. Khi gặp điều kiện hoạt động, BK tái hoạt động.

- Tái nhiễn “ngoại lai”: Trường hợp này xảy ra ở những bệnh nhân bị lao sơ nhiễm
đã khỏi, nay bị tái nhiễm BK lần hai, sức để kháng cơ thể kém, BK theo đường
máu hoặc bạch huyết tới màng não, não.
VIÊM MÀNG NÃO DO LAO
CƠ CHẾ BỆNH SINH VÀ GIẢI PHẪU BỆNH LÝ

CƠ CHẾ BỆNH SINH

Việc BK xâm nhập màng não còn là vấn đề bàn cãi:


- Quan điểm của Rich: BK theo đường máu vào não gây nên những củ lao ở não. Từ
đó vi khuẩn lan vào não thất và màng não. Như vậy theo quan điểm này khi có
VMN lao phải kèm theo viêm não (là những củ lao)
- Quan niệm mới: Giai đoạn đầu BK theo đường máu vượt qua hàng rào máu- màng
não. Sau đó BK từ các huyết quản xâm nhập vào màng nuôi và dịch não tủy
- BK có thể vào màng não từ những ổ lao lân cận hoặc sau can thiệp phẫu thuật thần
kinh sọ não
VIÊM MÀNG NÃO DO LAO
CƠ CHẾ BỆNH SINH VÀ GIẢI PHẪU BỆNH LÝ

GIẢI PHẪU BỆNH LÝ

- Tổn thương lao hay gặp nhất ở vùng nền( vùng đáy) não, chỗ giao thoa
thị giác, rãnh Sylvius và vùng não giữa. Tổn thương thường phát triển theo
các dây thần kinh sọ não, theo các mạch máu. Vì vậy lao màng não thường
kèm theo tổn thương lao ở tổ chức não. Tổn thương từ màng não có thể lan
xuống màng tủy.
- Tổn thương cơ bản vi thể là các hang lao
VIÊM MÀNG NÃO DO LAO

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG


VIÊM MÀNG NÃO DO LAO
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG

THỜI KÌ KHỞI PHÁT

- Bệnh thường khởi phát từ từ, kéo dài vài tuần với các biểu hiện của hội chứng nhiễm
độc lao như sốt nhẹ về chiều tối, mệt mỏi, ăn ngủ kém, gầy sút cân, ra mồ hôi trộm,
da xanh...
- Kèm theo có thể là dấu hiệu về thần kinh, lúc đầu thường nhẹ, thoáng qua và tăng
dần: nhức đầu, buồn nôn, mất ngủ, thay đổi tính tìn, đôi khi bại nhẹ thoáng qua hoặc
co giật cục bộ... Trẻ em thường hay bỏ ăn, bỏ chơi, buồn ngủ.
- Một số trường hợp khởi phát đột ngột, không điển hình với các biểu hiện: Loạn thần,
co giật, sốt cao liên tục, có hội chứng màng não rõ từ đầu... Tuy nhiên, những trường
hợp này thường do không được theo dõi kĩ từ đầu, khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn
nặng
VIÊM MÀNG NÃO DO LAO
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG

THỜI KÌ TOÀN PHÁT

- Hội chứng nhiễm khuẩn - nhiễm độc: biểu


hiện sốt thường đa dạng, có thể sốt nhẹ về
chiều, sốt cao liên tục, sốt dao động... kèm
theo các biểu hiện nhiễm độc lao rõ và cơ thể
gầy yếu, suy kiệt nhanh.
- Hội chứng màng não: xuất hiện ngày một rõ và
đầy đủ hơn. Nhức đầu âm ỉ thường xuyên, đôi
khi nhức đầu dữ dội. Có triệu chứng tăng kích
thích, sợ ánh sáng, tăng trương lực cơ... Khám
thấy dấu hiệu màng não (+).
VIÊM MÀNG NÃO DO LAO
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG

THỜI KÌ TOÀN PHÁT

- Các triệu chứng tổn thương thần kinh khu trú:


Hay gặp nhất là hội chứng nền, biểu hiện bằng
các triệu chứng tổn thương các dây thần kinh sọ
não vùng nền não, nhất là các dây II, III, IV, VI,
VII, VIII.... Nặng hơn có thể thấy tổn thương các
dây IX, X, XI... hoặc liệt nửa người, liệt tứ chi...

- Nếu không được điều trị kịp thời, sẽ có rối loạn


ý thức, bán hôn mê, hôn mê và tử vong.
VIÊM MÀNG NÃO DO LAO
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG

THỜI KÌ TOÀN PHÁT

Những thay đổi về dịch não tuỷ là rất có ý nghĩa


chẩn đoán:
- Dịch não tuỷ điển hình mầu vàng chanh, sánh, tế
bào vài trăm (thường 200 - 500) tế bào /ml, Bạch
cầu Lympho chiếm ưu thế (70 - 90%). Protein tăng
2-3g/1, đường và muối giảm vừa phải. Một số
trường hợp mắc bệnh lâu để lắng dịch não tuỷ
sau 24 - 48 giờ, sẽ có hình ảnh váng dù.
- Cấy dịch não tuỷ có thể thấy trực khuẩn lao...
VIÊM MÀNG NÃO DO LAO
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG

- Khởi phát từ từ, có hội chứng nhiễm độc lao.


- Hội chứng màng não: (+)
- Thường có biểu hiện tổn thương dây thần kinh
sọ não vùng nền não (dây II, III, IV, VI, VII...).
- Thường có tiền sử hoặc đang mắc lao.
VIÊM MÀNG NÃO DO LAO
ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG

- Xét nghiệm thông thường: Bạch cầu máu ngoại vi


thường không tăng, tỷ lệ Lympho bào tăng, Tốc độ
máu lắng thường tăng, Mantoux (+)...

- Dịch não tuỷ: rất có ý nghĩa trong chẩn đoán.

- Soi đáy mắt: đôi khi thấy được củ lao. Đây là những
củ lao ở vùng gai thị, có giá trị chẩn đoán VMN -
não do lao nếu có kèm theo thay đổi dịch não tuỷ
có tăng lympho bào.
VIÊM MÀNG NÃO DO LAO
ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG

- Chụp cắt lớp vi tính: đôi khi thấy được củ lao ở não.
VIÊM MÀNG NÃO DO LAO
ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG

- Cấy tìm trực khuẩn lao trong dịch não tuỷ: có giá trị chẩn đoán quyết định khi (+). Tuy
nhiên tỷ lệ nuôi cấy trực khuẩn lao trong dịch não tuỷ thường thấp.
- Tìm kháng nguyên lao trong huyết thanh và trong dịch não tuỷ: rất có giá trị chẩn đoán
nếu thấy kháng nguyên lao trong dịch não tuỷ.
- Kỹ thuật PCR phát hiện ADN trực khuẩn lao trong dịch não tuỷ: rất có giá trị.

- Các kỹ thuật kinh điển còn giới thiệu nhiều xét nghiệm không đặc hiệu, nhưng có giá trị
giúp gợi ý chẩn đoán (như nghiệm pháp Bromua, v.v...). Hiện nay các kỹ thuật này ít
được sử dụng.
VIÊM MÀNG NÃO DO LAO

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT


VIÊM MÀNG NÃO DO LAO
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

- VMN do nấm Cryptococcus neoformans: về


lâm sàng và dịch não tuỷ rất khó phân biệt, cần
căn cứ vào cấy tìm nấm trong dịch não tuỷ và
điều trị thử.
- VMN do virut: thường diễn biến cấp tính, không
điều trị đặc hiệu.
- VMN mủ: đôi khi khó khăn nếu diễn biến lâm
sàng không rầm rộ, dịch não tuỷ có tế bào tăng
vừa và tỷ lệ bạch cầu đa nhân và lympho tương
đối cân bằng. Biện pháp có giá trị giúp chẩn
đoán phân biệt là điều trị thử bằng kháng sinh
mạnh theo hướng VMN mủ.
BỆNH VIÊM NÃO DO VIRUS HERPES SIMPLEX

ĐẠI CƯƠNG

Viêm não do virus Herpes là bệnh nhiễm trùng thần kinh cấp tính, xuất hiện tản phát không mang tính chất mùa. Virus Herpes

xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương, gây hoại tử nhu mô não kèm xuất huyết. Bệnh thường khởi phát cấp tính. Biểu hiện bằng

sốt, rối loạn ý thức, diễn biến nặng và có nguy cơ gây tử vong cao. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán sớm, điều trị đặc hiệu bằng

Acyclovir tĩnh mạch và chăm sóc tích cực, người bệnh có tiên lượng tốt.

.
NGUYÊN NHÂN

• Căn nguyên gây bệnh là virus Herpes simplex (HSV) typ 1 (> 95% số ca bệnh) và typ 2 (< 5% số ca bệnh)

• HSV thuộc họ Herpeviridae.

• Viêm não do HSV có thể xuất hiện trong nhiễm virus tiên phát hoặc do virus tồn tại tiềm tàng trong cơ thể tái hoạt

và xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương gây nên.


CHẨN ĐOÁN

3.1. Lâm sàng

- Khởi phát đột ngột;

- Sốt, đau đầu; dấu hiệu thần kinh khu trú gợi ý tổn thương thùy thái dương và thùy trán não như thay đổi cảm nhận mùi hoặc mất cảm giác mùi,

thay đổi tính cách, mất trí nhớ; các biểu hiện tổn thương não khác như: co giật, hôn mê, v.v...

- Viêm não có thể đi kèm với viêm màng não và người bệnh có các biểu hiện cứng gáy, dấu Kernig (+).
CHẨN ĐOÁN

3.2. Cận lâm sàng

- Công thức máu: không có biến đổi đặc hiệu.

- Dịch não tủy: protein thường tăng nhẹ < 1 g/l; bạch cầu tăng (10-200 tế bào/mm3, hiếm khi > 500/mm3),

đa số là lymphocyte. Trong giai đoạn sớm, bạch cầu trung tính có thể chiếm ưu thế.

Có thể gặp hồng cầu trong DNT do tình trạng xuất huyết hoại tử nhu mô não.

DNT có thể bình thường trong một số trường hợp.


CHẨN ĐOÁN

3.2. Cận lâm sàng

- Chẩn đoán hình ảnh:

 Tổn thương não có thể phát hiện sau khởi phát triệu chứng 2-4 ngày;

 Chụp MRI có độ nhạy cao hơn chụp CT trong việc phát hiện sớm những tổn thương trên não do HSV và cần được chỉ định trong giai đoạn

đầu của bệnh.

 Tổn thương gợi ý viêm não do HSV bao gồm:

Giảm tín hiệu thì T1 và tăng tín hiệu thì T2 ở chất xám thùy thái dương trong và thùy trán, có thể có xuất huyết kèm theo; tổn thương

thường không đối xứng, có thể lan đến thùy đảo và góc hồi hải mã.

MRI bình thường trong khoảng 10% số bệnh nhân có HSV-PCR (+).

- Điện não đồ (EEG): có hoạt động sóng chậm không đặc hiệu trong 5-7 ngày đầu của bệnh, tiếp theo là sóng nhọn

kịch phát hoặc phức hợp pha ưu thế ở vùng thái dương; có thể gặp biểu hiện phóng điện dạng động kinh bên từng đợt

ở thùy thái dương, thường ở ngày thứ 2-14 của bệnh.


CHẨN ĐOÁN

3.3. Chẩn đoán xác định

 Cần nghĩ tới viêm não do HSV ở bất cứ người bệnh có biểu hiện viêm não cấp tính nào, nhất là trong những trường hợp bệnh lẻ tẻ không mang tính chất
mùa có các biểu hiện gợi ý tổn thương thùy thái dương hoặc thùy trán não ở một bên.

 Chẩn đoán xác định viêm não do HSV: Xét nghiệm PCR ADN HSV dịch não tủy

Xét nghiệm có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, PCR HSV có thể âm tính giả khi xét nghiệm trong vòng 1-3 ngày sau khởi bệnh.
CHẨN ĐOÁN

3.4. Chẩn đoán phân biệt

 Viêm não do HSV cần được chẩn đoán phân biệt với viêm màng não mủ, viêm não –màng não do các căn nguyên virus khác.

 Viêm màng não mủ: viêm màng não mủ cũng diễn biến cấp tính, có sốt, và có thể đi kèm với rối loạn ý thức, tương tự như viêm não do HSV. DNT trong VMN mủ

có tăng protein (thường > 1 g/L), đường giảm,tế bào tăng cao (vài trăm đến hàng chục nghìn tế bào/mm3), chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính. Soi và cấy DNT

cho phép xác định vi khuẩn gây bệnh.

 Viêm não do các virus khác (viêm não Nhật Bản, các loại Enterovirus, v.v...) có thể có diễn biến tương tự như viêm não do HSV; biến loạn DNT không khác biệt so

với viêm não do HSV. Tổn thương não lan tỏa trên phim cộng hưởng từ thường gặp trong các viêm não do các virus khác, trong khi tổn thương trong viêm não do

HSV có ưu thế ở thùy trán và thùy thái dương. Xét nghiệm PCR đặc hiệu cho các virus viêm não Nhật Bản, Enterovirus có giá trị chẩn đoán các căn nguyên này.
ĐIỀU TRỊ

4.1. Mục tiêu và nguyên tắc điều trị


Điều trị viêm não do HSV bao gồm điều trị đặc hiệu bằng thuốc kháng virus acyclovir tĩnh mạch và điều trị hỗ trợ.
Cần chỉ định sớm acyclovir ngay khi nghi ngờ viêm não do HSV đồng thời với việc tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán
(MRI sọ não và PCR Herpes dịch não tủy). Điều trị đặc hiệu muộn đi kèm với nguy cơ tử vong cao và
di chứng thần kinh nặng nề trong trường hợp người bệnh sống sót.
ĐIỀU TRỊ

4.2. Điều trị thuốc kháng virus acyclovir


- Liều dùng: Acyclovir 10 mg/kg truyền tĩnh mạch 8 giờ một lần. Acyclovir phải được pha tới nồng độ ≤ 7 mg/ml
(tối thiểu 50 ml dung môi cho 250 mg thuốc hoặc 100 ml cho 500 mg) và truyền trong thời gian trên 1 giờ để
hạn chế ảnh hưởng lên chức năng thận. Bù đủ nước trước và sau khi truyền acyclovir (dịch vào 2-3 lít/ngày),
thay đổi vị trí truyền để tránh viêm mạch; thận trọng khi dùng phối hợp với các thuốc gây độc cho thận và
giảm liều khi người bệnh có suy thận.
ĐIỀU TRỊ

4.2. Điều trị thuốc kháng virus acyclovir


- Thời gian điều trị: điều trị acyclovir tĩnh mạch trong 10-14 ngày đối với người bệnh viêm não do
HSV không suy giảm miễn dịch.
Trong những trường hợp viêm não do HSV nặng hoặc người bệnh suy giảm miễn dịch,
thời gian điều trị acyclovir có thể kéo dài đến 21 ngày .
Xét nghiệm lại PCR Herpes DNT sau thời điểm này và dừng acyclovir khi không còn phát hiện được ADN
của virus trong dịch não tủy. Trong trường hợp PCR còn dương tính, tiếp tục điều trị acyclovir và
xét nghiệm lại PCR sau 1 tuần; dừng điều trị khi xét nghiệm âm tính.
- Không khuyến cáo acyclovir uống do khả năng hấp thu qua niêm mạc ruột thấp và nồng độ trong máu/dịch não tủy không bảo đảm.
-Trong trường hợp người bệnh được bắt đầu điều trị acyclovir tĩnh mạch do nghi ngờ viêm não do HSV
nhưng sau đó chẩn đoán được loại trừ (xác định một bệnh lý khác, hoặc không có tổn thương đặc trưng trên phim MRI
sọ não và PCR Herpes dịch não tủy âm tính), ngừng điều trị acyclovir.
ĐIỀU TRỊ
4.3. Điều trị hỗ trợ

Người bệnh viêm não do HSV trong giai đoạn đầu cần được điều trị và chăm sóc tại khoa điều trị tích cực; các chức năng sống như hô hấp, tuần
hoàn cần được theo dõi chặt chẽ và can thiệp khi cần thiết.
Các điều trị hỗ trợ bao gồm:
- Hạ nhiệt bằng paracetamol uống hoặc truyền tĩnh mạch.
- Điều trị tăng áp lực nội sọ.
- Điều chỉnh rối loạn nước và điện giải.
- Điều trị chống co giật nếu xảy ra.
- Điều trị corticoid đồng thời với acyclovir được thấy là có hiệu quả trong viêm não do HSV do có tác dụng làm giảm phù não và giảm
phản ứng viêm trong nhu mô não.
- Kháng sinh chống bội nhiễm nếu có chỉ định.
TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG

Người bệnh viêm não do HSV được điều trị sớm acyclovir tĩnh mạch thường tiến triển tốt dần, sốt giảm dần và nhiệt độ trở về bình thường trong 3-5 ngày, ý thức cải
thiện dần. Các yếu tố tiên lượng tốt bao gồm điều trị đặc hiệu acyclovir sớm, người bệnh trẻ tuổi, tình trạng tinh thần theo thang điểm Glasgow lúc bắt đầu điều trị
không quá thấp. Một số người bệnh vẫn có di chứng về thần kinh sau điều trị, nhất là người > 50 tuổi. Các di chứng có thể gặp bao gồm động kinh, sa sút trí tuệ, giảm
trí nhớ, v.v... người bệnh cần được làm điện não đồ để đánh giá động kinh, điều trị phục hồi chức năng nếu có chỉ định.

PHÒNG BỆNH

Hiện chưa có biện pháp có hiệu quả để dự phòng viêm não do HSV.
B. Viêm
não
•1,Tổng quan
•a, Định nghĩa:
•Viêm não là tình trạng viêm
nhu mô não do vi rút xâm
nhập trực tiếp hoặc xảy ra
như một biến chứng miễn
dịch sau nhiễm trùng do
phản ứng quá mẫn với vi rút
hoặc một protein lạ khác.
b, Phân loại

- Nhiễm virut nguyên phát:


• Vi-rút gây viêm não nguyên phát xâm nhập trực
tiếp vào não. Những nhiễm trùng này có thể
• + Thành dịch (ví dụ,
do arbovirus, echovirus, coxsackievirus,
hoặc poliovirus [ở một số nước kém phát triển])
• + Rải rác (ví dụ,
do cytomegalovirus hoặc herpes simplex, varicell
a-zoster, viêm màng não tăng lympho, bệnh dại,
hoặc bệnh quai bị)
Phản ứng miễn dịch:

Viêm não có thể xảy ra như một biến chứng miễn dịch thứ phát của một số bệnh
nhiễm vi rút hoặc tiêm chủng.

Phản ứng viêm mất myelin của não và tủy sống có thể xảy ra 1 đến 3 tuần sau
(như viêm não tủy rải rác cấp tính) Hệ miễn dịch sẽ tấn công các kháng nguyên
của hệ thần kinh trung ương (CNS) giống với các protein của các tác nhân lây
nhiễm.

Nguyên nhân phổ biến nhất của biến chứng này thường là sởi, rubella, thủy đậu và
quai bị (tất cả bây giờ không hay gặp vì tiêm chủng ở trẻ em đã phổ biến rộng rãi);
vắc xin thủy đậu; vắc-xin virus sống (ví dụ, vắc-xin phòng bệnh dại trước đây
được sản xuất từ não cừu hoặc dê). Ở Hoa Kỳ, hầu hết các trường hợp là do virus
cúm A hoặc B, enterovirus, virus Epstein-Barr, viêm gan loại A hoặc viêm gan B,
hoặc HIV. Viêm não qua trung gian miễn dịch cũng xảy ra ở bệnh nhân ung thư và
các rối loạn tự miễn dịch khác.
c) Cơ chế:
•Trong viêm não cấp, phản ứng viêm và phù nề
xảy ra ở các khu vực bị nhiễm khuẩn trong toàn
bộ bán cầu não, thân não, tiểu não, và đôi khi,
cả tủy sống. Xuất huyết dạng chấm có thể biểu
hiện ở những bệnh nhiễm trùng nặng. Sự xâm
nhập trực tiếp của virut tới não thường gây tổn
hại cho các nơ-ron, đôi khi tạo ra các thể vùi có
thể nhìn thấy trên kính hiển vi. Nhiễm trùng
nặng, đặc biệt là viêm não do vi rút herpes
simplex (HSV) không được điều trị, có thể gây
hoại tử xuất huyết não.
•Viêm não tủy rải rác cấp tính được đặc trưng
bởi nhiều ổ mất myelin quanh tĩnh mạch và
không có virus trong não.
d) Đặc điểm chung:

•Các triệu chứng của viêm não bao gồm sốt, nhức đầu và
tình trạng tâm thần bị thay đổi, thường kèm theo co giật và
suy giảm thần kinh khu trú. Tiền triệu bệnh đường tiêu hóa
(GI) hoặc đường hô hấp có thể xuất hiện trước những triệu
chứng này. Các dấu hiệu màng não thường nhẹ và ít nổi bật
hơn các biểu hiện khác.
•Trạng thái động kinh, nhất là trạng thái động kinh co giật,
hoặc hôn mê gợi ý viêm não nặng và tiên lượng xấu.
•Các cơn động kinh khứu giác, biểu hiện dưới dạng cơn
aura khứu giác như luồng hơi mùi hôi (trứng thối, thịt
cháy), cho thấy sự ảnh hưởng tới thùy thái dương và gợi ý
viêm não HSV.
VIÊM NÃO NHẬT BẢN
I/ Khái niệm
Bệnh viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm trùng
thần kinh cấp tính do virus viêm não Nhật Bản gây
nên , lây truyền theo đường máu từ súc vật sang
người .
II/ Mầm bệnh
- Thuộc virus Arbo nhóm B
- Phân lập năm 1933
- Bất hoạt ở nhiệt độ cao
- Tồn tại nhiều năm trong điều kiện đông lạnh
III/ Dịch tễ học
1/ Nguồn bệnh:
- Bệnh có ổ dịch thiên nhiên
khắp nơi :vùng đồng cỏ, ổ dịch
vùng biển, vùng cận rừng núi,
vùng rừng núi
- Virut lưu hành trong các ổ dịch
thiên nhiên là loài thú và chim
- Ở Việt Nam đã được phân lập
ở loài chim liếu điếu
2 / Đường lây
- Virut được truyền từ các vật chủ
với nhau sang người nhờ muỗi giống
Culex, ngoài ra còn giống Aedes và
Anopheless
3/ Khối cảm thụ
- Sức thụ bệnh cao với trẻ em dưới
10 tuổi.
- Người lớn tỷ lệ có kháng thể cao
do vậy ít mắc bệnh hơn
-Tỷ lệ mắc bệnh ở vùng đồng bằng
cao hơn vùng rừng núi, ở nông thôn
cao hơn thành phố
- Bệnh phát triền mạnh từ tháng 6 -
tháng 9
IV / Cơ chế bệnh sinh và tổn thương giải phẫu bệnh lý
- Virut được muỗi truyền vào máu, chúng phát triển ở trong máu và đi
khắp cơ thể, virut xâm nhập vào các tế báo thần kinh, sinh sản, phát
triển nhanh. Sau đó virut xâm nhập lần thứ 2 vào máu gây nên phản
ứng sốt
- Sự biến đổi bệnh lý rõ rệt nhất ở hệ thống thần kinh: phù nề màng
não, tổ chức não, các động mạch và tĩnh mạch não dãn rộng, ứ máu,
xuất huyết đốm nhỏ ở tổ chức não và màng mềm
- Trong các cơ quan nội tạng đều ứ máu, có nhiều đốm xuất huyết ở
niêm mạc và thanh mạc. Thoái hóa tổ chức cơ tim, gan, thận và phát
sinh viêm phổi ổ. Viêm xuất huyết và thoái hóa màng não- tủy và cả
chất não- tủy
V / Lâm sàng
1, Thể thông thường điển hình
a,Thời kỳ ủ bệnh
Kéo dài từ 5- 14 ngày, trung bình là 1 tuần
Không có triệu chứng
b, Thời kỳ khởi phát
- Bệnh khởi phát đột ngột bằng sốt cao 39-
40°
- Hội chứng màng não :
+ Đau bụng, buồn nôn, nôn
+ Đau đầu dữ dội, nhất là vùng trán
+Xuất hiện cứng gáy
+ tăng trương lực cơ, tăng PXGX
- Rối loạn vận động nhãn cầu
- Có thể lú lẫn hoặc mất ý thức , xung huyết
giãn mạch rõ
c, Thời kỳ toàn phát
-Từ ngày thứ 3-4 đến ngày thứ 6-7 của bệnh
- HC nhiễm trùng : nhiệt độ tăng cao liên tục
- Các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật tăng lên: vã nhiều mồ hôi,
da lúc đỏ, lúc tái, rối loạn nhịp thở, tăng tiết trong lòng khí phế quản,
mạch nhanh và yếu
- Tổn thương não và tổn thương thần kinh khu trú, bệnh nhân cuồng
sảng, ảo giác, kích động, tăng trương lực cơ kiểu ngoại tháp làm cho
bệnh nhân co quắp
- Các dây thần kinh sọ não cũng bị tổn thương: dây vận nhãn III, IV, VI,
dây VII
- Rối loạn trung khu hô hấp
d, Thời kỳ lui bệnh
-Từ ngày thứ 7, 8 trở đi
- Bệnh nhân đỡ dần, nhiệt độ giảm từ sốt cao xuống sốt nhẹ, mạch chậm
đều, thở không rối loạn
-HC não- màng não cũng dần dần mất: bệnh nhân từ hôn mê dần dần
tỉnh, trương lực cơ giảm dần, không còn những cơn co cứng
- Bệnh nhân hết nôn, đau đầu, gáy mềm
- Tổn thương thần kinh khu trú rõ hơn trước: bệnh nhân có thể bại và liệt
chi hoặc liệt các dây thần kinh sọ não hoặc rối loạn sự phối hợp vận động
- Cuối tuần thứ 2 trở đi là thời kì của những biến chứng và di chứng
muộn thường là Parkinson hoặc Động kinh
e, Tiên lượng bệnh
- Tỷ lệ tử vong cao , 25-80 %
- Tử vong thường xảy ra trong vòng 7 ngày đầu khi có hôn mê âu , co
giật
- Bệnh nhân qua khỏi để lại di chứng suốt đời : RL tâm thần
2/ Thể bệnh không điển hình
a, Thể ẩn
- Là những người sau vụ dịch không mắc bệnh mà vẫn đáp ứng miễn
dịch
-Chiếm tỉ lệ cao ( gấp hàng trăm lần số mắc bệnh )
b, Thể cụt
- Chỉ có hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc
+ Sốt cao
+ Xung huyết da , niêm mạc
+Nhức đầu
- Không có trieuj chứng của HC màng não
c , Thể viêm màng não
- Chỉ gặp ở trẻ lớn tuổi và thanh niên
- Diễn biến giống viêm màng não do Virus khác
VI/Cận lâm sàng
1. Xét nghiệm máu
- Bạch cầu thường tăng cao 15000- 20000/mm³ trong ngày đầu, bạch cầu đa nhân trung
tính tăng tới 75-85%, bạch cầu ái toan và lympho giảm
- Tốc độ máu lắng
2. Xét nghiệm dịch não tủy
- Áp lực dịch não tủy tăng, màu trong vắt
- Protein tăng nhẹ 60-70 mg%
- Tế bào tăng <100 tế bào/mm³, lúc đầu là bạch cầu đa nhân, sau là lympho
- Glucose bình thường hoặc tăng
3. Phân lập virus
Bệnh phẩm máu, dịch não tủy, mô não ở bệnh nhân tử vong thể tối cấp
4. Chẩn đoán huyết thanh
- Làm 2 lần cách nhau 14 ngày, hiệu giá kháng thể lần 2 gấp 4 lần lần 1
- Ba phản ứng dùng là: kết hợp bổ thể, ức chế ngưng kết hồng cầu và phản ứng trung hòa
VII/ Chẩn đoán
1 Chuẩn đoán xác định
aDịch tễ
+ Vùng lưu hành dịch
+ Mùa phát hành (mùa hè)
+ Trẻ nhỏ(2-3 tuổi đến 10-12)
b Lâm sàng
- Hội chứng nhiễm khuẩn độc toàn thân nặng; sốt cao đột ngột liên tục, nhức đầu nhiều, bạch cầu
tang
- Hội chứng tâm thần kinh : dấu hiệu tổn thương não lan tỏa, hội chứng thần kinh khu trú. Rối loạn ý
thức, hôn mê
- Rối loạn thần kinh thực vật nặng : da xung huyết đỏ, có lúc xanh tái, vã mồi hôi, rối loạn hô hấp và
tuần hoàn
c Xét nghiệm đặc hiệu
- Phân lập virut ( trong 2-3 ngày đầu) máu, dịch não tủy, não tử thi( chết <2h)
- Phản ứng huyết thanh
+ pứ kết hợp bổ thể : dương tính từ tuần thứ 2
+ pứ ngưng kết hồng cầu và pứ trung hòa : dương tính kéo dài nhiều tháng sau
+ phương pháp miễn dịch men( ELISA)
2, Chuẩn đoán phân biệt
a, Sốt rét ác tính thể não:
Cũng có sốt cao, co giật, hôn mê
Không có hội chứng khu trú
Xét nghiệm kí sinh trùng sốt rét (+) trong máu
b, Lao não, màng não
Khác với viêm não nhật bản: Nhiễm độc từ từ, có biểu hiện nhiễm độc lao.
Xét nghiệm dịch não tủy vàng chanh, albumin tăng cao
c, Viêm màng não mủ:
Dịch não tủy màu trắng đục, protein tăng cao, đường giảm
d, Áp xe não
Cũng sốt cao đột ngột
Bạch cầu thường cao
Rối loạn ý thức, hôn mê, co giật, liệt khu trú
VIII/ ĐIỀU TRỊ
Cho tới hiện nay, vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu dành cho căn
bệnh Viêm não Nhật Bản. Chính vì vậy, việc điều trị viêm não Nhật Bản
chủ yếu là
+ Chống phù nề não.
+ Điều trị triệu chứng.
+ Chống bội nhiễm.
1 Chống phù não
Truyền các loại dịch ưu trương để làm tăng áp lực thẩm thấu máu,
nhằm rút nước ở các tổ chức, tế bào và trong khoang gian bào vào lòng
mạch, qua đó chống phù nề não.
-Manitol 20% với liều lượng từ 1 - 2 g/kg cân nặng, tốc độ truyền
lớn, có thể cho chảy nhanh chóng.
-Depersolon 30mg×1 ống tiêm bắp
Có thể dùng Dexamathason ống 10mg tiêm tính mạch. Tiếp sau, cứ 5
giờ lại tiêm 4mg bắp
2 Hạ sốt
Efferalgan dung dịch 5ml/lần, 2 - 3 lần/24 giờ hoặc viên đạn Efferalgan
1 - 2 viên đạn/24 giờ.
3An thần( chống co giật)
- Seduxen qua sonde hoặc tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp.
- Có thể sử dụng dung dịch liệt hạch truyền tĩnh mạch nhỏ giọt đó là:
Aminazin + Thiantan + Spartein với liều lượng của Aminazin là từ 3 - 7
mg/kg cân nặng trong vòng 24 giờ.
- Trong trường hợp bệnh nhân co giật nhiều thì sử dụng Gardenal.
4 Trợ hô hấp
- Thở oxy nếu cần
- Lobelin 0,01g x 1 ống , tiêm dưới da
5 Trợ tim mạch
- Spactein 0,05g x 1 ống tiêm bắp
- Hoặc Coramin 0,25g x1 ống, tiêm bắp
6 Trợ sức
- Vitamin B1 0,025g x 1 ống
- vitamin C 0,5g x 1 ống, tiêm bắp
7 Chống bội nhiễm
- Dùng kháng sinh tùy loại vi khuẩn bội nhiễm. Thường dung kháng sinh
phổ rộng như Ampixilin hoặc Penicilin + Streptomycin
IX PHÒNG BỆNH
*Lịch tiêm chủng
- Trẻ từ 9 tháng tuổi đến dưới 18
tuổi( chưa tiêm vắc xin Jevax lần nào):
+ Mũi 1 : Là mũi tiêm đầu tiên
+ Mũi 2: Cách 1 năm sau mũi đầu
-Người tròn 18 tuổi trở lên tiêm 1 mũi
duy nhất
*Lịch cơ bản theo chương trình tiêm chủng mở rộng:
-mũi 1 lúc 1 tuổi
-mũi 2 sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần
-mũi 3 sau mũi 2 một năm
-duy trì tiêm nhắc lại 3-4 năm/lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Liều tiêm
-Trẻ em từ >= 12 tháng đến 36 tháng ( nhỏ hơn hoặc bằng 3 tuổi): dung liều
0,5ml
-Trẻ em từ >= 36 tháng : dung liều 1ml

You might also like