Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Tây Tiến

QuangDũng
a.Hai câu đầu: Khơi mở mạch cảm xúc cho bài thơ:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi,
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.”
-Câu thơ đầu tiên vang lên như một tiếng gọi chân thành, tha thiết.
-Nhịp thơ 4/3 bẻ đôi câu thơ như sự chia cắt của hiện tại “SôngMã xa rồi” và quá khứ “Tây Tiến”.
-Nỗi nhớ vốn vô hình mà trong thơ Quang Dũng trở nên hữu hình. Nỗi nhớ ấy xuất phát từ sông
Mã, từ sự xa cách về không gian, thời gian.
-Cách gieo vần “ơi” cùng với điệp từ “nhớ” tạo độ vang vọng cho câu thơ, vang vọng mà vẫn lửng
lơ đồng thời tạo âm hưởng da diết, ngân nga mãi trong lòng người đọc về một vùng rừng núi miền
Tây xa xôi, về những con người Tây Tiến của năm tháng xưa cũ.

->Nỗi nhớ về thiên nhiên miền Tây Bắc


=> Hai câu thơ là một tiếng gọi –gọi về những gì thân thuộc, đáng nhớ nhất trong tâm tưởng nhà
thơ về một thời Tây Tiến. Theo tiếng gọi ấy, bao kỉ niệm sẽ thức dậy, ùa về…
b.12 câu tiếp

"Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi.


Mường Lát hoa về trong đêm hơi."

- Các địa danh lạ, hoang sơ, có chọn lọc


- “ hoa về trong đêm hơi” : hoa nở trong đêm sương, hoa nở trên các chặng đường hành
quân của binh đoàn => hai địa danh không còn là những địa danh hiểu theo không gian
địa lí , mà là trở thành mốc thời gian lịch sử, ghi dấu lại những kỉ niệm về thời chiến
binh.
- Hình ảnh: “ sương lấp”, “ hoa về”, “ đêm hơi” : không gian tĩnh lặng, hoang vắng
Sài Khao, Mường
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.

-“ Khúc khuỷu” , “ thăm thẳm” : heo hút cồn mây. Địa hình gập ghềnh hiểm trở, gấp gãy
khó đi, đặc tả độ cao.
-“ Súng ngửi trời” : BPTT nhân hoá đặc tả độ cao của vùng núi Tây Bắc, chất thơ dí
dỏm, lạc quan.

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,


Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

“ Ngàn thước lên” >< “ Ngàn thước xuống” : điệp + đối -> nhấn mạnh địa hình hiểm trở.
-“ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” : câu thơ thanh bằng, sự yên bình kéo lại sự cân bằng
cho cả đoạn thơ. Hình dung cảnh những người lính tạm dừng chân bên một dốc núi,
phóng tầm mắt ngang ra xa qua một không gian mịt mùng sương rừng, mưa núi, thấy
thấp thoáng những ngôi nhà như đang bồng bềnh trôi giữa biển khơi.
Anh bạn dãi dầu không bước nữa,
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
- Câu thơ mang 2 lớp nghĩa:
Người lính mỏi mệt nghỉ ngơi>< sự hi sinh của người lính
-“ gục”: tạo hình+ biểu cảm: BPTT nói giảm nói tránh + chất liệu hiện thực.
-> Giảm sự đau thương, hi sinh của người lính Tây Tiến, cho thấy Quang Dũng mang bản
chất lãnh đạo cách mạng.
Chiều chiều oai linh thác gầm thét,
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.
-“ Chiều chiều”, “ đêm đêm” : thời gian hành quân
-“ Thác gầm thét”, “ cọp trêu người” : biện pháp nhân hoá thiên nhiên dữ dội, thú dữ đe doạ.

->Không chỉ được mở ra theo chiều không gian mà còn được khám phá ở cái chiều thời gian,
luôn luôn là mối đe doạ khủng khiếp đối với con người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói,
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
-“Nhớ ôi” : bộc lộ nỗi nhớ da diết
-“Cơm lên khói”: những bản làng trong khói bếp ban chiều bình yên, tình cảm(tình cảm của người
chiến sĩ với đồng bào)
-> sự gắn kết quân-dân như cá với nước
-Địa danh Mai Châu: rất đẹp , thơ mộng và trữ tình
“Mùa em thơm nếp xôi”:một mùa thật lạ, thật đẹp, thật tình
-> mùa của tình yêu giữa đồng bào và cán bộ cách mạng.

Tổng kết :
Chỉ với mười bốn câu thơ đầu của tác phẩm Tây Tiến, Quang Dũng đã khắc họa được vùng
đất Tây Bắc với đủ sắc thái. Nhờ đó đã làm nổi bật lên hình ảnh những người lính Tây Tiến
trong nói riêng và những người lính trẻ nói chung.
Nhà thơ đã vẽ lên cả một vùng trời Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội như một bức tranh làm nền cho từ
đặt trong giá trị chân dung, tâm hồn người lính Tây Tiến.
Khắc họa hành trình hành quân của đoàn quân Tây Tiến đầy gian nan, thử thách nhưng cũng
tràn đầy và yêu đời. Như vậy, người đọc gặp một Quang Dũng vô cùng tài hoa và sâu sắc.

You might also like