Chương 7. Kết Quả Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh

You might also like

Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 53

BÀI 7

KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ


HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

v1.0012108210
NỘI DUNG

Các kết quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh

Các chỉ tiêu và tiêu chuẩn hiệu quả kinh doanh

Thẻ điểm cân bằng và các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả
định hướng phát triển dài hạn

v1.0012108210 2
1. CÁC KẾT QUẢ KINH DOANH

1.1. Khái lược về kết quả

1.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh

v1.0012108210
1.1. Khái lược về kết quả

• Kết quả là đầu ra của một quá trình nào


đó. Trong kinh doanh, kết quả là đầu ra
của quá trình kinh doanh.
• Khi xem xét phạm trù kết quả cần chú ý
một số vấn đề sau:
 Phân biệt kết quả của quá trình và
kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp
 Luôn xem xét kết quả gắn với một
thời kỳ xác định

v1.0012108210
1.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh kết quả

• Chỉ tiêu hiện vật: là chỉ tiêu được đo bằng


các đơn vị đo vật lý thích hợp, như: các đơn
vị đo dịch vụ, trong lượng, diện tích, thể
tích....
 Ưu điểm: chính xác và không chịu ảnh
hưởng của sự thay đổi giá trị trên thị
trường
 Nhược điểm: khi đo kết quả trong một
thời kỳ cụ thể nào đó sẽ xuất hiện hiện
tượng số lượng sản phẩm/dịch vụ đã
hoàn thành thì rất chính xác nhưng sản
phẩm dở dang, bán thành phẩm thì lại
khó đánh giá một cách chính xác
v1.0012108210
1.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh kết quả

• Các chỉ tiêu giá trị: là chỉ tiêu được đo bằng


các đơn vị đo tiền tệ thích hợp như: VND,
USD, EURO....Thông thường, có các chỉ tiêu
sau:
 Doanh thu: là phạm trù phản ánh số tiền
thu được từ hoạt động bán hàng.
 Lợi nhuận: là phạm trù phản ánh sự
chênh lệch giữa doanh thu và chi phí
kinh doanh để tạo ra sản phẩm/dịch vụ
có doanh thu đó.

v1.0012108210
1.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh kết quả

• Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt


động hướng vào tương lai: các chỉ tiêu
này rất quan trọng đối với bất kỳ DN nào
vì chất lượng hoạt động cao là cơ sở cho
sự phát triển bền vững của DN. Thông
thường, có các chỉ tiêu sau:
 Thị phần.
 Uy tín, danh tiếng của DN
 Thương hiệu

v1.0012108210
2. HIỆU QUẢ KINH DOANH

2.1. Khái niệm

2.2. Bản chất

2.3. Phân biệt các loại hiệu quả

2.4. Sự cần thiết phải tính và nâng cao hiệu quả kinh doanh

v1.0012108210
2.1. Khái niệm

• Xét ở góc độ kinh tế học vĩ mô: Hiệu quả


sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng
sản lượng một loại hàng hóa mà không cắt
giảm sản lượng một loại hàng hóa khác. Một
nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn
khả năng sản xuất của nó
• Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy
kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi
phí kinh doanh

v1.0012108210
2.1. Khái niệm

Xét ở góc độ chung và doanh nghiệp:


• Hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng
các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác định. Nó
được đánh giá trong mối quan hệ với kết quả tạo
ra để xem xét xem với mỗi sự hao phí nguồn lực
xác định có thể tạo ra kết quả ở mức độ nào
• Công thức
H=K/C
H: Hiệu quả của hiện tượng (quá trình) nào đó
K: Kết quả đạt được của hiện tượng (quá trình)
nào đó
C: Hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả
đó

v1.0012108210
2.2. Bản chất

• Hiệu quả là phạm trù phản ánh mặt chất


lượng các hoạt động: hiệu quả phản ánh
trình độ lợi dụng nguồn lực (lao động, máy
móc thiết bị, nguyên liệu) trong quá trình
tiến hành các hoạt động của con người.
• Hiệu quả là phạm trù khó đánh giá: hiệu
quả phức tạp và khó tính toán bởi cả phạm
trù kết quả và hao phí nguồn lực gắn với
một thời kỳ cụ thể nào đó đều khó xác định
chính xác

v1.0012108210
2.3. Phân biệt các loại hiệu quả

2.3.1. Hiệu quả kinh tế, xã hội, kinh tế - xã hội và kinh doanh

2.3.2. Hiệu quả đầu tư và hiệu quả kinh doanh

2.3.3. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả ở từng lĩnh vực
hoạt động

2.3.4. Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và dài hạn

v1.0012108210
2.3.1. Hiệu quả kinh tế, xã hội, kinh tế - xã hội
và kinh doanh

- Hiệu quả kinh tế


• Phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực
để đạt các mục tiêu kinh tế của một thời
kỳ nào đó (Tốc độ tăng trưởng kinh tế,
GDP, thu nhập quốc dân và thu nhập quốc
dân bình quân đầu người, …)
• Các mục tiêu kinh tế đạt càng cao càng
tốt
• Đánh giá hiệu quả kinh tế thường gắn với
các cấp độ quản lý vĩ mô như quốc gia,
tỉnh, huyện, … trong điều kiện nền kinh tế
v1.0012108210 thị trường thuần túy
2.3.1. Hiệu quả kinh tế, xã hội, kinh tế - xã hội
và kinh doanh

- Hiệu quả xã hội


• Phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực
sản xuất nhằm đạt được các mục tiêu xã
hội nhất định
• Các mục tiêu xã hội đạt càng cao càng
tốt, như:
 Giải quyết công ăn, việc làm
 Xây dựng cơ sở hạ tầng
 Nâng cao phúc lợi xã hội, mức sống
và đời sống văn hóa, tinh thần cho
người lao động
 Cải thiện điều kiện lao động, đảm
bảo vệ sinh môi trường
v1.0012108210
2.3.1. Hiệu quả kinh tế, xã hội, kinh tế - xã hội
và kinh doanh

- Hiệu quả kinh tế - xã hội


• Phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực
sản xuất xã hội để đạt được các mục tiêu
kinh tế - xã hội nhất định, như: tốc độ tăng
trưởng kinh tế, tổng sản phẩm quốc nội,
thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân
bình quân, giải quyết công ăn, việc làm…
• Hiệu quả kinh tế - xã hội gắn với nền kinh
tế hỗn hợp và được xem xét ở góc độ quản
lý vĩ mô

v1.0012108210
2.3.1. Hiệu quả kinh tế, xã hội, kinh tế - xã hội
và kinh doanh

- Hiệu quả kinh doanh


• Phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực
để đạt được các mục tiêu kinh doanh xác
định
• Chỉ xem xét ở các doanh nghiệp kinh
doanh

v1.0012108210
2.3.1. Hiệu quả đầu tư và hiệu quả kinh doanh

- Hiệu quả đầu tư


• phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn
lực để đạt được các mục tiêu đầu tư
xác định. Phạm trù này gắn với hoạt
động đầu tư cụ thể.

v1.0012108210
2.3.1. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp và
hiệu quả ở từng lĩnh vực hoạt động

- Hiệu quả kinh doanh tổng hợp


• Phản ánh trình độ lợi dụng mọi nguồn lực để
đạt mục tiêu toàn doanh nghiệp hoặc từng bộ
phận của nó
• Đánh giá khái quát và cho phép kết luận tính
hiệu quả của toàn doanh nghiệp hoặc một bộ
phận trong một thời kỳ xác định
- Hiệu quả lĩnh vực hoạt động
• Phản ánh trình độ lợi dụng một nguồn lực cụ
thể theo mục tiêu đã xác định
• Hiệu quả ở từng lĩnh vực không đại diện cho
tính hiệu quả của doanh nghiệp, chỉ phản ánh
tính hiệu quả sử dụng một nguồn lực cá biệt
v1.0012108210
2.3.1. Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và
dài hạn

- Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn: được xem

xét, đánh giá ở từng khoảng thời gian ngắn


như: tuần, tháng, quý, năm.

- Hiệu quả kinh doanh dài hạn: được xem


xét, đánh giá trong từng khoảng thời gian dài,
gắn với các chiến lược, các kế hoạch dài hạn,
hoặc gắn với quãng đời tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp

v1.0012108210
2.3.1. Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và
dài hạn

- Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và dài hạn

• Vừa có quan hệ biện chứng, vừa có thể


mâu thuẫn với nhau

• Nếu xuất hiện mâu thuẫn thì chỉ có hiệu


quả kinh doanh dài hạn làm thước đo chất
lượng hoạt động kinh doanh

• Chỉ có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh


ngắn hạn trên cơ sở đảm bảo hiệu quả
kinh doanh dài hạn

v1.0012108210
2.4. Sự cần thiết phải tính và nâng cao hiệu

quả kinh doanh


2.4.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh

2.4.2. Sự cần thiết phải tính toán hiệu quả kinh doanh

2.4.3. Tính toán và nâng cao hiệu quả đầu tư là điều kiện để
nâng cao hiệu quả kinh doanh

v1.0012108210
2.4.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh

• Quy luật khan hiếm buộc mọi doanh nghiệp


phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực

• Quy luật cạnh tranh buộc mỗi doanh phải


luôn biết tạo ra và duy trì các lợi thế cạnh
tranh, như lợi thế cạnh tranh về giá, do đó
phải sử dụng tiết kiệm nguồn lực

v1.0012108210
2.4.2. Sự cần thiết phải tính toán hiệu quả kinh doanh

• Tính toán hiệu quả kinh doanh là tạo ra thước đo


các quyết định kinh doanh, vì để tối đa hóa lợi
nhuận:

• Doanh nghiệp phải xác định chiến lược kinh doanh


phù hợp với những thay đổi của môi trường

• Phải phân bổ và quản trị có hiệu quả các nguồn lực

v1.0012108210
2.4.2. Sự cần thiết phải tính toán hiệu quả kinh doanh

• Đánh giá hiệu quả kinh doanh gắn với mọi hoạt
động diễn ra trong một đơn vị thời gian nào đó
(chẳng hạn một năm, quý, tháng…)

• Đánh giá hiệu quả trong toàn bộ quá trình sử dụng


một tài sản nào đó. Từ đó tìm ra những đúng đắn,
sai lầm trong quá trình kinh doanh

• Việc đánh giá cần so sánh: theo chuỗi thời gian,


giữa thực tế và kế hoạch và theo không gian

v1.0012108210
2.4.3. Tính toán và nâng cao hiệu quả đầu tư
là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả kinh doanh

• Đầu tư là một hoạt động của toàn bộ quá trình kinh


doanh của mọi doanh nghiệp và còn là hoạt động
tạo cơ sở để phát triển kinh doanh.

• Hiệu quả đầu tư cao chính là điều kiện để doanh


nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh cao

 Đánh giá hiệu quả kinh doanh của DN thì cần xem
xét để đánh giá và nâng cao hiệu quả đầu tư của DN
đó

v1.0012108210
3. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ TIÊU CHUẨN HIỆU QUẢ KINH DOANH

3.1. Hệ thống chỉ tiêu và tiêu chuẩn hiệu quả kinh doanh

3.2. Chỉ tiêu và tiêu chuẩn phản ánh hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp

v1.0012108210
3.1. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh

3.1.1. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp
3.1.2. Các chỉ tiêu hiệu quả chỉ được sử dụng ở các góc độ phù hợp
3.1.3. Các chỉ tiêu hiệu quả từng lĩnh vực hoạt động
3.1.4. Tiêu chuẩn hiệu quả kinh doanh

v1.0012108210
3.1.1. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp

Thứ nhất, doanh lợi vốn kinh doanh

DVKD (%) = (ΠR + TLv) x 100/VKD


- Ý nghĩa
• Là chỉ tiêu đánh giá chính xác nhất tính hiệu quả, cho phép
so sánh khác ngành
• Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn, càng chứng tỏ tính hiệu quả
cao

v1.0012108210
3.1.1. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp

Thứ hai, chỉ tiêu hiệu quả tiềm năng

HTN (%) = TCKDTt x 100/ TCKDPĐ

Chỉ tiêu này càng gần 100% càng tốt

v1.0012108210
3.1.2. Các chỉ tiêu hiệu quả chỉ được sử dụng
ở các góc độ phù hợp

Thứ nhất, doanh lợi của doanh thu bán hàng

DTR (%) = ΠR x 100/TR


- Ý nghĩa:
• Chỉ so sánh tính hiệu quả giữa các doanh nghiệp
cùng ngành
• Chỉ tiêu này càng cao, càng tốt

v1.0012108210
3.1.2. Các chỉ tiêu hiệu quả chỉ được sử dụng
ở các góc độ phù hợp

Thứ hai, sức sản xuất của một đồng vốn kinh doanh

SSXVKD (%) = TR/VKD


- Ý nghĩa:
• Không trực tiếp đánh giá hiệu quả
• Chỉ dùng để so sánh trong ngành
• Giá trị càng cao, càng tốt

v1.0012108210
3.1.2. Các chỉ tiêu hiệu quả chỉ được sử dụng
ở các góc độ phù hợp

Thứ ba, doanh lợi của vốn chủ sở hữu

ROE (%) = Lợi nhuận ròng sau thuế x 100/Vốn chủ sở hữu
- Ý nghĩa:
• Chỉ tiêu này quan trọng đối với các nhà đầu tư
• Giá trị càng cao, càng tốt

v1.0012108210
3.1.2. Các chỉ tiêu hiệu quả chỉ được sử dụng
ở các góc độ phù hợp

Thứ tư, tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản

ROA = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường/Tổng giá


trị tài sản của công ty
- Ý nghĩa:
• Cung cấp cho nhà đầu tư cổ phiếu thông tin về số tiền lãi được
tạo ra từ lượng tài sản
• Giá trị càng cao, càng tốt

v1.0012108210
3.1.3. Các chỉ tiêu hiệu quả từng lĩnh vực hoạt động

• Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
• Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và tài sản
dài hạn
• Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn và tài sản ngắn hạn
• Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn cổ phần

v1.0012108210
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

- Sức sinh lời bình quân của một lao động

ΠBQLD = ΠR/LBQ
- Ý nghĩa:
• Cho phép so sánh giữa các doanh nghiệp
• Chỉ tiêu này càng cao, càng tốt

v1.0012108210
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

- Năng suất lao động bình quân

NSBQLĐ = K/LBQ
- Ý nghĩa:
• Có thể tính cho thời kỳ tính toán là năm, quý, tháng, ngày, ca,
giờ
• Chỉ tiêu này càng cao, càng chứng tỏ sử dụng có hiệu quả
nguồn nhân lực

v1.0012108210
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

- Hiệu suất tiền lương

SSXTL = ΠR/ ∑TL


- Ý nghĩa:
• Cho phép so sánh giữa các doanh nghiệp
• Chỉ tiêu này càng cao, càng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng
có hiệu quả quỹ tiền lương

v1.0012108210
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
và tài sản dài hạn

- Sức sinh lời của 1 đồng vốn dài hạn


ΠBQVDH = ΠR/VDH
- Ý nghĩa:
• Biểu hiện trình độ sử dụng vốn dài hạn hoặc tài sản dài hạn trong kỳ tính
toán
• Cho phép so sánh tính hiệu quả sử dụng vốn dài hạn giữa các doanh
nghiệp
• Chỉ tiêu này càng cao, càng chứng tỏ sử dụng có hiệu quả nguồn vốn dài
hạn

v1.0012108210
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
và tài sản dài hạn

- Sức sản xuất của một đồng vốn dài hạn

SSXVDH = DT/VDH
- Ý nghĩa:
• Có thể so sánh giữa các doanh nghiệp cùng ngành
• Chỉ tiêu này càng lớn, càng tốt

v1.0012108210
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
và tài sản dài hạn

- Hệ số tận dụng công suất máy móc, thiết bị

HMMS = QTt/QTK
- Ý nghĩa:
• Chỉ tiêu này thường nhỏ hơn 1 và càng tiến dần đến1 càng
tốt
• Đây là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử
dụng tài sản dài hạn

v1.0012108210
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
và tài sản ngắn hạn

- Sức sinh lời của 1 đồng vốn ngắn hạn

ΠBQVNH = ΠR/VNH
- Ý nghĩa:
• Cho biết một đồng vốn ngắn hạn tạo ra được bao nhiêu
đồng lợi nhuận
• Giá trị càng lớn, càng tốt

v1.0012108210
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
và tài sản ngắn hạn

- Số vòng luân chuyển vốn ngắn hạn trong năm


SVVNH = DT/VNH
Ý nghĩa:
• Cho biết vốn ngắn hạn quay được mấy vòng trong năm
• Chỉ tiêu này càng lớn, càng tốt
• Theo đó, số ngày bình quân của một vòng luân chuyển vốn ngắn hạn:
SNLC = 365/SVVNH
* Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt

v1.0012108210
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
và tài sản ngắn hạn

- Số vòng luân chuyển nguyên vật liệu


SVNVL = CPKDNVL/NVLDT
- Ý nghĩa:
• Phản ánh số vòng luân chuyển nguyên vật liệu trong năm
• Giá trị càng lớn, càng tốt
- Vòng luân chuyển NVL trong sản phẩm dở dang
SVNVLSPDD = ZHHCB/NVLDT
• Hai chỉ tiêu này cho biết khả năng khai thác các nguồn nguyên vật liệu
của doanh nghiệp

v1.0012108210
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn cổ phần

- Doanh lợi vốn cổ phần


DVCP = ΠCPR / VCP
- Vốn cổ phần bình quân trong kỳ tính toán:
VCP = (SCPĐN + ∑ SiNi/365) x GCP

Si – Số lượng cổ phiếu phát sinh lần thứ i

(Nếu Si < 0 chứng tỏ lượng cổ phiếu trong kỳ đã giảm)

v1.0012108210
3.1.4. Tiêu chuẩn hiệu quả kinh doanh

- Là “mốc” xác định ranh giới có hay không có


hiệu quả
- Theo các công thức hiệu quả
• Luôn xác lập được một dãy các giá trị có
thể có của từng chỉ tiêu
• Từ các giá trị đó thì giá trị nào là có hiệu
quả, giá trị nào là không có hiệu quả, vì
thế cần có tiêu chuẩn hiệu quả

v1.0012108210
3.1.4. Tiêu chuẩn hiệu quả kinh doanh

- Không có công thức chung để xác định “mốc”


làm cơ sở kết luận tính hiệu quả
- Có quan điểm lấy giá trị trung bình của mỗi chỉ
tiêu làm tiêu chuẩn hiệu quả
• Giá trị trung bình toàn ngành là tiêu chuẩn
thì có thể kết luận về hiệu quả ở phạm vi
ngành (Tương tự với phạm vi cả nền kinh
tế, khu vực hay thế giới).
• Chỉ tiêu hiệu quả tính được của doanh
nghiệp lớn hơn hay bằng tiêu chuẩn hiệu
quả thì doanh nghiệp sẽ được coi là có hiệu

v1.0012108210
quả
3.2. Chỉ tiêu và tiêu chuẩn phản ánh hiệu quả đầu tư

• Tiêu chí đánh giá hiệu quả khi tiến hành đầu tư
- Hệ số ICOR: là tỷ số gia tăng giữa vốn và sản lượng, cho biết suất đầu
tư cần thiết để tạo ra một đơn vị sản lượng tăng thêm hay quy mô đầu
tư tăng thêm với mức gia tăng sản lượng

ICOR = Đầu tư tăng thêm/Sản lượng tăng thêm


- Để quyết định đầu tư, người ta đánh giá tính tối ưu của các dự án đầu
tư ở cả ba phương diện kỹ thuật, kinh tế, tài chính và lựa chọn phương
án tối ưu

v1.0012108210
3.2. Chỉ tiêu và tiêu chuẩn phản ánh hiệu quả đầu tư

• Hiệu quả sử dụng tài sản/công trình đã đầu tư


- Ở phạm vi doanh nghiệp, có thể đánh giá hiệu quả theo
công thức:
HĐTi = ΠRi / ∑ TCKDi
- Việc đánh giá hiệu quả đầu tư không phải bao giờ cũng
thuận lợi

v1.0012108210
4. THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU
QUẢ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DÀI HẠN

4.1. Thẻ điểm cân bằng

4.2. Các trụ cột BSC và chỉ tiêu đánh giá theo định hướng chiến lược

4.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện công việc KPIs định hướng BSC

v1.0012108210
4.1. Thẻ điểm cân bằng BSC

• Trong môi trường toàn cầu, định hướng chiến


lược dài hạn đúng đắn là điều kiện cần thiết để
đưa DN phát triển bền vững.
• Theo quan điểm truyền thống, đánh giá kết quả
và hiệu quả không đáp ứng được yêu cầu định
hướng các hoạt động của DN trong dài hạn.
 Thẻ điểm cân bằng với mục đích đo lường kết
quả và hiệu quả hoạt động của DN, không chỉ
đến thời điểm đánh giá mà còn hướng vào phản
ánh tiềm năng phát triển trong tương lai.
• BSC là hệ thống đo lường đánh giá kết quả hoạt
động của DN theo định hướng các mục tiêu chiến
lược phù hợp nên được triển khai ở phạm vi rộng.

v1.0012108210 50
4.2. Các trụ cột BSC và chỉ tiêu đánh giá theo
định hướng chiến lược

• BSC tập trung đánh giá các kết quả và hiệu quả
hoạt động gắn với bốn trụ cột quan trọng cả hiện
tại và tương lai, bao gồm: tài chính, khách hàng,
quy trình nội bộ và học tập phát triển.
• Các trụ cột trong BSC tạo thành một khuôn khổ
cho cân bằng giữa hiện tại và tương lai theo quan
hệ nhân quả.
• Trong mỗi trụ cột tập trung đánh giá một số chỉ
tiêu chủ yếu mà bản thân các chỉ tiêu ấy cũng có
quan hệ biện chứng với nhau

v1.0012108210 51
4.2. Các trụ cột BSC và chỉ tiêu đánh giá theo
định hướng chiến lược

• Tài chính: lợi nhuận, tốc độ tăng lợi nhuận, tăng


doanh thu, vốn kinh doanh, dòng tiền, số vòng
quay của hàng tồn kho.
• Khách hàng: thị phần, độ hấp dẫn khách hàng
mới, lòng trung thành của khách hàng cũ, độ thoả
mãn khách hàng, lợi nhuận từ một khách hàng
• Quy trình nội bộ: hàm lượng thay đổi công nghệ,
cơ cấu tài sản, năng lực hoạt động, tỷ lệ giảm thời
gian phục vụ, thời gian thực hiện đơn hàng
• Học tập và phát triển: tạo nền tảng cơ sở cho sự
tăng trưởng dài hạn của DN. Cần tập trung đánh
giá các chỉ tiêu: thời gian đào tạo/1 nhân viên,
năng lực làm việc của nhân viên, chất lượng làm
việc nhóm, năng lực lãnh đạo.

v1.0012108210 52
4.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện
công việc KPIs định hướng BSC

• KPI là công cụ đo lường, đánh giá kết quả và hiệu


quả công việc được thể hiện qua số liệu, tỷ lệ, chỉ
tiêu định hướng nhằm phản ánh kết quả và hiệu
quả hoạt động của các bộ phận và từng cá nhân.
• Trên cơ sở BSC, DN xây dựng các chỉ số KPIs
khác nhau phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của
từng bộ phận. Từ hệ thống KPIs bộ phận  hệ
thống KPIs cá nhân ở bộ phận đó.
• Hệ thống các chỉ tiêu này không chỉ đo lường kết
quả và hiệu quả đã đạt được mà còn đo lường kết
quả và hiệu quả hướng vào thực hiện các mục tiêu
chiến lược, đảm bảo cho DN phát triển dài hạn

v1.0012108210 53

You might also like