1.NHIỄM TRÙNG BỆNH VIỆN Bài Giảng

You might also like

Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 75

NHIỄM TRÙNG

BỆNH VIỆN
TS.BS HUỲNH TẤN TIẾN
MỤC TIÊU
1.Phân biệt được những khác biệt giữa nhiễm trùng
bệnh viện và nhiễm trùng từ cộng đồng.
2.Mô tả được nguồn nhiễm, đường truyền nhiễm và
các yếu tố ảnh hưởng đến nhiễm trùng bệnh viện.
3.Kể được các loại nhiễm trùng bệnh viện chính, nguyên
nhân vi khuẩn học thường gặp và các yếu tố thuận lợi
cho các nhiễm trùng bệnh viện này.
4.Trình bày hậu quả của nhiễm trùng bệnh viện.
5.Nêu mục đích và các biện pháp tiến ngăn chặn sự lan
rộng của các vi khuẩn kháng thuốc.
MỞ ĐẦU
•Tập trung một số lớn bệnh nhân tại bệnh viện
là sự lây lan dễ dàng hơn của các nhiễm trùng
mắc phải từ người này sang người khác trong
môi trường bệnh viện.
• Sự kháng thuốc của vi khuẩn đối với kháng sinh
đang đặt nhân loại trước những thách thức mới.
ĐỊNH NGHĨA
Nhiễm trùng bệnh viện (hospital infection hay
nosocomial infection) là bất kỳ nhiễm trùng mắc phải
trong thời gian nằm viện.
•Như vậy, một nhiễm trùng sẽ không được coi là
nhiễm trùng bệnh viện một khi nó đại diện cho một
biến chứng hoặc sự mở rộng của một quá trình
nhiễm trùng đã có sẵn từ lúc bệnh nhân nhập viện.
•Nhiễm trùng xảy ra 48 đến 72 giờ sau khi nhập viện
và trong vòng 10 ngày sau khi xuất viện là một nhiễm
trùng mắc phải tại bệnh viện.
Nhiễm trùng từ cộng đồng
•Nhiễm trùng có thời gian ủ bệnh từ trước khi bệnh nhân
nhập viện. Sau đó sẽ trở thành nguồn gây nhiễm trùng
bệnh viện cho các bệnh nhân khác và cả nhân viên y tế..
•Nhiễm trùng từ cộng đồng thường xảy ra trên bệnh nhân
có suy giảm sức đề kháng nhẹ hoặc vừa như các bệnh nhân
nhỏ tuổi, người già, bị chấn thương nhẹ, có những bất
thường về sinh lý hoặc các rối loạn về chuyên hoá.
•Vi khuẩn thường gặp có phạm vi tác động rộng, thường
gặp ở người bình thường, các vi khuẩn này thường nhạy
cảm với các loại kháng sinh và có thể đoán trước được.
Nhiều vi khuẩn có nguồn chứa ngay tại
bệnh viện mà ít gặp ở nhà:
• Pseudomonas aeruginosa tại các bồn rửa,
các ông dẫn lưu và các máy thở, Legionella
pneumophila trong nước và bộ phận làm ẩm
trong các hệ thống điều hoà không khí lớn).
•Vi khuẩn gây nhiễm trùng thường là vi
khuẩn có mức độ kháng thuốc cao
BỆNH LÀM TĂNG CHI PHÍ CHĂM SÓC Y TẾ VÀ
CÓ THỂ NGĂN NGỪA
•Từ năm 1850, Semmelweiss đã thấy rằng tỷ lệ chết
của sản phụ sau khi sinh đã giảm từ 8,3% xuống còn
2,3% do tác dụng của việc rửa tay .
•Các nghiên cứu mở rộng tại Mỹ vào những thập niên
70 đã cho thấy chi phí trực tiếp trong các trường hợp
nhiễm trùng bệnh viện vào khoảng 1 tỷ dollar một
năm .
•Một điều đáng chú ý là rất nhiều nhiễm trùng bệnh
viện có thể ngăn ngừa được.
NGUYÊN NHÂN
• Do tăng số lượng người ra vào bệnh viện
• Do tăng sự di chuyển của các bệnh nhân giữa
các khoa phòng hoặc giữa các bệnh viện khác
nhau
• Do sử dụng ngày càng nhiều kháng sinh và sử
dụng không đúng nguyên tắc, chỉ định, gây hiện
tượng kháng kháng sinh, các vi trùng tồn tại lâu
trong môi trường, có sức đề kháng cao
• Tăng các thủ thuật can thiệp
NGUỒN LÂY NHIỄM
• Ngoại sinh (exogenous source): từ một bệnh
nhân khác hoặc từ chính nhân viên y tế (cross-
infection) hoặc từ môi trường bên ngoài vào,
hoặc qua trung gian của các dụng cụ y tế chưa
được thanh trùng đúng mức.
• Nội sinh (endogenous source): từ một ổ vi
khuẩn ở một nơi khác trên chính cùng cơ thể
đó (self hoặc auto-infection).
1. Con người:
•Các bệnh nhân khác hoặc nhân viên y tế,
những người thăm bệnh. Có thể là những
người đang nhiễm khuẩn, những người đang
trong thời kỳ ủ bệnh, hoặc là người lành mang
trùng.
•Staphylococcus aureus, hoặc Streptococcus
pyogenes là những nguồn nhiễm trùng rất
quan trọng, mặc dù bản thân họ không có
những biểu lộ bệnh lâm sàng
12
2.Môi trường:
•Nguồn nhiễm cũng có thể là các đồ vật, thực phẩm,
nước và ) đất, bề mặt, các công trình vệ sinh
•Khí thở của BN, buồng bệnh, buồng bên cạnh,
nhân viên, khách thăm, máy hô hấp hỗ trợ, máy
khí dung…
• Nhiễm trùng bệnh viện lây lan theo các giọt nhỏ
hoặc các hạt bụi lơ lửng trong không khí.
•Gần đây, người ta còn chú ý tới vai trò của các máy
điều hoà nhiệt độ trong sự lây truyền vi khuẩn
Legionella pneumophila gây viêm phổi.
15
16
17
18
ĐƯỜNG LÂY NHIỄM
• Nhiễm trùng bệnh viện được lây lan theo
đường không khí hoặc do tiếp xúc với các
dụng cụ y tế dung trong bệnh viện.
• Có một điều rất quan trọng cần nhớ rằng,
cùng một loại vi khuẩn có thể được lây lan
theo nhiều đường khác nhau.
20
21
22
23
Fluorescent tagged
contamination

IV line
“Computer Keyboards
Spread More Than Words”

PSAE
VRE

MRSA

Reinberg, S. April 2005. HealthDay Reporter. http://www.medicinenet.com accessed April 3, 2006.


Devine et al. Journal of Hospital Infection. 2001;43;72-75; Lemmen et al Journal
of Hospital Infection. 2004; 56:191-197; Trick et al. Arch Phy Med Rehabil Vol 83,
July 2002; Walther et al. Biol Review, 2004:849-869
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
• Vi khuẩn gây bệnh:
số lượng, độc tính, hoạt lực.
• Ký chủ:
Nơi tập trung của nhiều bệnh nhân có sức đề
kháng chống nhiễm trùng thấp, có bệnh
nền, tuổi, sử dụng thuốc, các phương pháp
can thiệp, chẩn đoán điều trị …
Tuổi Quá nhỏ hoặc quá lớn
Miễn dịch đặc biệt Thiếu các kháng thể bảo vệ, ví dụ như bệnh sởi, thuỷ đậu ho gà
Bệnh đang mắc Bệnh gan, tiểu đường, ung thư, rối loạn ngoài da
HIV, bệnh cúm và viêm phổi sau cúm, thương tổn do virus herpes có thể
Nhiễm trùng khác
đưa đến nhiễm Staphylococcus thứ phát
Thuốc gây độc tế bào (gồm các thuốc làm giảm miễn dịch sau ghép) và các
Thuốc điều trị đặc steroid làm giảm sức đề kháng, các loại kháng sinh làm rối loạn hệ vi
hiệu khuẩn thường trú và đưa đến sự xâm lấn của vi khuẩn kháng thuốc tại bệnh
viện.
Vết thương do bỏng, dao đâm, súng
Chấn thương do bán, tai nạn giao thông. Làm rối loạn cơ chế đề kháng tự
tai nạn (chủ ý) Phẫu thuật, đặt ống xông tiểu hoặc nhiên của ký chủ.
xông tĩnh mạch, thẩm phân phúc mạc
NHIỄM TRÙNG BỆNH VIỆN THƯỜNG GẶP
Nhiễm trùng bệnh viện thường gặp có thể là:
•Nhiễm trùng tiểu
•Nhiễm trùng vết thương ngoại khoa
•Nhiễm trùng đường hô hấp
•Nhiễm trùng huyết
• Nhiễm khuẩn liên quan tới chăm sóc y tế
(Healthcare Associated Infection – HAI).
• Xảy ra trong quá trình người bệnh điều trị tại bệnh
viện
• Xảy ra sau nhập viện khoảng 48 giờ

3
7
NHIỄM KHUẨN HUYẾT
31%

Coagulase-neg Staph S. aureus


5% 19%
K. pneumoniae

22% 10%
6% 7%
Enterococcus sp.
C. albicans E. coli

NNIS 1986-1989
Nhiễm trùng huyết (Blood infections)
•Các tác nhân thường gặp là Staphylococci
coagulase (-), S. aureus, Enterococci, và Candida
sp.
•Các yếu tố nội tại từ phía bệnh nhân làm tăng
nguy cơ nhiễm trùng huyết:
- Tuổi (≤1 và ≥60)
- Suy dinh dưỡng
- Dùng thuốc giảm miễn dịch
- Mất sự toàn vẹn của da
Nhiễm trùng huyết (Blood infections)
• Các yếu tố từ phía điều trị
Đang mang các thiết bị y khoa
Nằm tại khoa săn sóc đặc biệt (ICU)
Nằm điều trị lâu dài tại bệnh viện
•Tỷ lệ tử vong của nhiễm trùng huyết
30 – 40% do trực khuẩn gram âm và
Enterococci
30% do Staphylococci coagulase (-)
5 – 7% do Candida sp.
VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN

Enterobacter sp. 21%


P. aeruginosa
14%
S. aureus
23%

9%

25% 8%

K. pneumoniae E. coli

NNIS 1986-1989
Viêm phổi (Pneumonia)
•Viêm phổi do nhiễm trùng bệnh viện rất khó
nghiên cứu do các Phương pháp chẩn đoán
thông thường không thích hợp vì viêm phổi
thường có các triệu chứng giống như các hội
chứng rối loạn đường hô hấp.
• Có một vài nghiên cứu báo cáo trực khuẩn
gram âm chiếm 60% các trường hợp viêm phổi
do nhiễm trùng bệnh viện và Staphylococcus
aureus chiếm 15 – 20%.
Viêm phổi (Pneumonia)
•Yếu tố nguy cơ:
- Tuổi cao
- Bệnh phổi mạn
- Giảm thị giác
- Nằm tại trại săn sóc đặc biệt
- Dùng máy thờ dung tích lớn
•Viêm phổi do nhiễm trùng bệnh viện kéo dài
thời gian nằm viện đến 8 – 9 ngày, kéo dài thời
gian thở máy hoặc thời gian nằm tại ICU tới gấp
3 lần. Tỷ lệ tử vong thay đổi từ 20 tới 50%.
NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ

S. aureus
P. aeruginosa
23% 11%

17%

Enterococcus sp.

16%
13%
Coagulase-neg Staph 20% E. coli
Càng dài càng dễ nhiễm các dòng vi khuẩn độc tính và kháng thuốc tại
Thời gian chờ mổ
bệnh viện.

Phẫu thuật ở những chỗ đã có nhiễm trùng sẵn (ví dụ cắt túi mật do viêm
Sự có mặt của các
cấp, phẫu thuật qua vùng có mủ hoặc thủng tạng rỗng) có thể làm phát tán
nhiễm trùng đang có
rộng sự nhiễm trùng này.

Càng dài càng có nguy cơ cao bị nhiễm các vi khuẩn từ không khí, từ nhân
Thời gian mổ
viên y tế và từ những chỗ khác của bệnh nhân.

Bất cứ phẫu thuật nào trên các vùng mô có nhiễm bẩn thì đều có nguy cơ
Bản chất của phẫu
nhiễm trùng cao (hậu phẫu bệnh hoại thư ), các phẫu thuật bên ngoài bệnh
thuật
viện cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn cao.

Sự có mặt của các vật


Ví dụ làm cầu nối, các thiết bị chỉnh hình cũng làm suy yếu sức đề kháng.
thể lạ

Sự cung cấp máu không đủ tạo điều kiện cho các vi khuẩn yếm khí, sự dẫn
Tình trạng của các mô lưu không thích hợp hoặc sự có mặt của các mô hoại tử cũng thường đua
đến sự nhiễm trùng.
Nhiễm trùng đường tiểu (urinary tract infection:
UTI)
•Đây là loại nhiễm trùng bệnh viện thường gặp nhất.
•Vi khuẩn thường gặp là gram âm 59%, gram dương 26%,
Candida sp và nấm 13%.
•Yếu tố nội tại từ bệnh nhân làm tăng nguy cơ nhiễm trùng
tiểu là tuổi già, phụ nữ, có mắc bệnh nặng. Có mang ống
thông tiểu Tỷ lệ mắc bệnh ở các trường hợp có mang ống
thông tăng 5% theo mỗi ngày có mang ống thông. Bệnh
nhân có vi khuẩn đường ruột gây bệnh tại các vùng lân cận
hoặc tiêu chảy sẽ làm tăng nguy cơ phát triển vi khuẩn niệu
khi đang mang ống thống.
CÁC VI KHUẨN THƯỜNG GÂY NHIỄM
TRÙNG BỆNH VIỆN
• Phần lớn các vi khuẩn đều có thể gây nhiễm
trùng bệnh viện.
• Kiểu mẫu của nhiễm trùng bệnh viện thay đổi
theo từng năm phản ánh sự tiến bộ của y học
và sự phát triển của các loại thuốc kháng sinh.
• Gần đây, khoảng các giữa những lần thay đổi
đang ngắn lại dần.
• Từ khi bắt đầu sử dụng kháng sinh, vi khuẩn đã
tìm ra rất nhiều cách để đối phó với tác động gây
chết của thuốc kháng sinh. Năm 1941, khi ngành
y bắt đầu điều trị nhiễm trùng do Staphylococci
bằng penicillin, thì tất cả các chủng vi khuẩn
Staphylococci đều nhạy cảm, nhưng chỉ đến cuối
thập kỷ, có tới 50% S. aureus gây nhiễm trùng tại
bệnh viện đã kháng thuốc.
• Các tác nhân khác có thây gây nhiễm trùng tại
bệnh viện là trực khuẩn lao, Legionella, Nocardia,
Candida, Aspergillus, các virus viêm gan, HIV …
50
Chiếm 90% các tác nhân gây NKBV, thường gặp nhất là
các vi khuẩn Gram(-), tụ cầu, liên cầu ruột.

Tụ cầu: là tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện nhiều nhất
ở khoa nhi và khoa ngoại. Trong đó S. aureus là tác nhân
gây bệnh quan trọng. Nó thường gây nhiễm trùng vết
thương, vết bỏng và thông tĩnh mạch.
CÁC TÁC NHÂN GÂY NHIỄM TRÙNG BỆNH VIỆN
- Trực khuẩn Gram(-): E. coli, Klebsiella,

Enterobacter,.. có thể xâm chiếm các vị trí khi vật chủ bị tổn
thương (đặt ống thông bàng quang, đặt ống dẫn lưu , nhiễm
khuẩn huyết, nhiễm trùng phúc mạc)

Trực khuẩn mủ xanh (P.aeruginosa): có đặc tính kháng


các thuốc sát khuẩn và kháng sinh; thường gây bệnh ở
bệnh nhân có sức đề kháng suy giảm.

- Cầu khuẩn đường ruột kháng vancomycine:


Hemophilus sp, Acinetobacter Baumanni,
Legionella, Enterobacter Serratia là các vi khuẩn gây nhiễm
khuẩn trong bệnh viện.
CÁC TÁC NHÂN GÂY NHIỄM TRÙNG BỆNH VIỆN
Nhiễm trùng huyết (gặp ở trẻ sơ sinh, người lớn tuổi,
suy giảm miễn dịch...).Tác nhân thường gặp là
Staphylococcus aureus, Enterococci, ...
Nhiễm trùng đường hô hấp (ở người lớn tuổi, những
bệnh nhân dùng máy thở,.....). Tác nhân thường gặp
là vi khuẩn Gram âm, Streptococcus pneumoniae ...
1. Vi Trùng

54
55
56
57
Staphylococcus aureus
TỤ CẦU KHÁNG KHÁNG SINH
- MRSA: Methicilline-resistant S. aureus
- VRSA: Vancomycin-resistant S. aureus
Boil
Abcess
TẦN SUẤT NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN
• Tần suất gây nhiễm khuẩn bệnh viện của các
loại vi khuẩn thường gặp là rất khác nhau tuỳ
theo hoàn cảnh, trang thiết bị, sự nhận biết về
tầm quan trọng của vấn đề, sự huấn luyện và
thực hành về phòng chống nhiễm khuẩn
• Sử dụng kháng sinh của từng bệnh viện, từng
trại bệnh và mỗi khoa phòng.
HẬU QUẢ NHIỄM TRÙNG BỆNH VIỆN
Nhiễm trùng bệnh viện có thể gây tác dụng xấu không
những cho bệnh nhân mà còn cho cộng đồng. Nhiễm
trùng bệnh viện có thể đưa đến hậu quả:
•Gây bệnh nặng hơn hoặc tử vong. Một nghiên cứu tại
châu Âu năm 1995 tại các trại hồi sức cấp cứu (ICU)
Intensive Care Unit ở các bệnh viện cho thấy có mối
liên hệ khá chặt chẽ giữa tỷ lệ lưu hành của nhiễm
trùng mắc phải tại ICU với tỷ lệ tử vong
•Kéo dài thời gian nằm viện, giảm khả năng lao động
làm giảm thu nhập, kéo dài sự vất vả cho bệnh nhân và
gia đình bệnh nhân.
• Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn sẽ trở thành
một nguồn nhiễm quan trọng cho những
người khác tại bệnh viện và cộng đồng.
• Sự cần thiết phải sử dụng kháng sinh điều
trị làm tăng thêm chi phí, góp phần tạo nên
những dòng vi khuẩn kháng thuốc mà
không còn thuốc kháng sinh điều trị.
KIỂM SOÁT NHIỄM TRÙNG BỆNH VIỆN VÀ TÌNH
HÌNH KHÁNG THUỐC KHÁNG SINH
Nhiễm trùng bệnh viện và sự đề kháng
kháng sinh của các vi khuẩn này là mối
quan tâm của ngành y tế tại tất cả các
quốc gia trên thế giới.
Các nghiên cứu này cũng cho thấy các yếu tố
làm tăng tính đề kháng kháng sinh trong môi
trường bệnh viện, đó là:
1.Tập trung nhiều bệnh nhân nặng nằm viện.
2.Suy giảm miễn dịch trầm trọng.
3.Sử dụng các thiết bị và thủ thuật y khoa mới.
4.Gia tăng sự xâm nhập của vi khuẩn kháng
thuốc từ cộng đồng.
Các nghiên cứu này cũng cho thấy các yếu tố
làm tăng tính đề kháng kháng sinh trong môi
trường bệnh viện, đó là:
5. Hiểu biết và thực hành chống nhiễm khuẩn và
cách ly không có hiệu quả.
6. Tăng sử dụng kháng sinh phòng ngừa.
7. Tăng điều trị bằng đa kháng sinh hoặc kháng
sinh phổ rộng theo kinh nghiệm.
8. Sử dụng nhiều kháng sinh trong một vùng
trong một đơn vị thời gian.
Mục đích của chương trình kiểm soát nhiễm
trùng bệnh viện
1.Loại bỏ nguồn nhiễm hay những ổ chứa tiềm tàng bằng cách
điều trị bệnh nhân nhiễm khuẩn, thanh trùng, tẩy uế, làm sạch
những bề mặt và vật liệu bị ngoại nhiễm.
2.Ngăn chặn đường lan truyền vi khuẩn từ các ổ chứa đến các
bệnh nhân bằng cách xếp riêng các bệnh nhân nhạy cảm hoặc bị
nhiễm, chăm sóc biệt lập, phẫu thuật vô khuẩn, thực hiện kỹ
năng băng bó “không đụng tay” và đặc biệt là rửa tay.
3.Tăng cường sức đề kháng của bệnh nhân. Ví dụ, xử lý kỹ các
mô, lấy sạch mảnh vụn và dị vật trong phẫu thuật, tăng cường vệ
sinh tổng quát, kiểm soát tình trạng tiểu đường, tăng cường
miễn dịch với uốn ván và sử dụng kháng sinh dự phòng đúng
quy cách.
Các biện pháp đề phòng (theo hướng dẫn của
Trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh Hoa Kỳ):
•Nhân viên y tế phải thường xuyên rửa tay với xà phòng, phải
mang gang tay khi phải tiếp xúc với máu, dịch, chất tiết…
•Nhân viên y tế phải cẩn thận khi sử dụng kim, dao mổ và dụng
cụ bén nhọn. Phải dùng những thiết bị như khẩu trang và túi hồi
sức thay vì hồi sức trực tiếp miệng - miệng.
•Bệnh nhân phải đảm bảo đủ phương tiện hằng ngày chăm sóc,
lau chùi, tẩy uế các bề mặt môi trường bệnh viện, giường bệnh.
Phải xử lý, vận chuyển và giặt đồ vải dính máu, dịch, chất tiết,
chất thải
•Bệnh viện: Đảm bảo an toàn sinh học, vô trùng trong mọi hoạt
động chăm sóc bệnh nhân
• LAN TRUYỀN
o Tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh
o Bàn tay
o Thiết bị
o Thực phẩm
o Môi trường
• KIỂM SOÁT
o Vệ sinh bàn tay
o Kỹ thuật vô trùng
o Khử khuẩn tiệt trùng dụng cụ
o Sử dụng kháng sinh
Proper Glove Removal Contain the
Contamination
www.themegallery.com

You might also like