Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 126

ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI TRƯỜNG

Biên soạn và trình bày: PGS.TS.Đỗ Thị Lan


MỞ ĐẦU
01. Sự cần thiết của môn học “Đánh giá rủi ro
môi trường”
Rủi ro môi trường (Environmental Risk) là hậu quả xấu đối
với sức khỏe con người hoặc hệ thống sinh thái, hệ thống công
trình do tiếp xúc, tương tác với tác nhân gây nguy hại môi
trường (hazard hoặc environmental stresser trong tiếng Anh).
Rủi ro môi trường luôn phát sinh trong quá trình hoạt động của
con người; hoạt động của tự nhiên và thường xẩy ra bất ngờ
về địa điểm, thời điểm, quy mô, cường độ nên khó dự báo
chắc chắn.
Rủi ro môi trường ở mức độ lớn có thể dẫn đến sự cố môi
trường, hoặc thảm họa môi trường (Environmental
Disarster; Catastrophe), gây hậu quả nghiêm trọng về sinh
thái, sức khỏe và kinh tế cho khu vực.
Vì vậy, dự phòng và ứng phó rủi ro môi trường đã được quy
định trong các văn bản pháp lý của nước ta và nhiều quốc
gia. Hướng dẫn kỹ thuật về đánh giá rủi ro môi trường đã
được nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế ban hành.
Cán bộ khoa học, quản lý, công nghệ môi trường cần có
kiến thức cơ bản, tiên tiến về rủi ro môi trường, quy trình
và phương pháp đánh giá rủi ro và sự cố môi trường.
0.2. Mục tiêu môn học
Chương trình được chúng tôi biên soạn công phu từ các tài liệu
tốt nhất về đánh giá rủi ro môi trường đang được áp dụng ở
nhiều nước phát triển… nhằm cung cấp:
a. Các quan niệm cơ bản về rủi ro môi trường và đánh giá rủi
ro môi trường đang thịnh hành ở các nước phát triển;
b. Các cách tiếp cận, phương pháp và quy trình chung về đánh
giá rủi ro môi trường đang được áp dụng ở Anh, Mỹ, Canada…;
c. Quy trình và phương pháp đánh giá 2 loại hình rủi ro phổ
biến: rủi ro sinh thái và rủi ro sức khỏe;
d. Các nghiên cứu điển hình kết hợp làm bài tập: học viên sẽ có
kiến thức lý luận và thực tiễn về đánh giá rủi ro môi trường.
Các đánh giá rủi ro kinh tế, tài chính, an toàn, …không phải là
đối tượng trong chương trình này.
CHƯƠNG MỘT

CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ


ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI TRƯỜNG
1.1. Phạm vi của Đánh giá rủi ro môi trường: Môi
trường (tác nhân gây rủi ro và đối tượng chịu rủi ro)
a. Luật Bảo vệ môi trường Bảomôi trường
“Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân
tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người
và sinh vật”.
b. Ngân hàng Thế giới (WB) của Ngân hàng Thế giới (WB):
“Môi trường là các yếu tố tự nhiên và nhân sinh (con người)
cùng tồn tại đồng thời ở cùng địa điểm”. Môi trường bao gồm
các thành phần môi trường vật lý (physical environment), môi
trường sinh học (biological environment) và môi trường nhân
sinh (môi trường xã hội, human environment)”.
Môi trường lý sinh (Môi trường tự nhiên) gồm:
a. Môi trường vật lý:
(i) Môi trường không khí: Khí hậu + Khí hóa (Chất lượng
không khí) + Tiếng ồn + Rung chấn
(ii) Môi trường nước: Thủy văn + Thủy hóa (Chất lượng
nước mặt; Chất lượng nước ngầm) + Thủy sinh
(iii) Môi trường đất: Địa hình + Thổ nhưỡng + Địa hóa
(Khoáng sản) + Chất lượng/ô nhiễm đất
b. Môi trường sinh học:
Nơi cư trú/sinh cảnh (habitat); (ii) Hệ thực vật; (iii) Hệ động
vật; (iv) Đa dạng sinh học; (v) Khu bảo tồn thiên nhiên; (vi)
Khu dự trữ sinh quyển; (vii) Các vùng sinh thái tự nhiên,
(viii) Các vùng sinh thái nhạy cảm….
Môi trường xã hội (môi trường nhân sinh) bao gồm:

- Dân số: dân tộc, dân tộc thiểu số, tái định cư không tự
nguyện
- Cộng đồng: Cấu trúc cộng đồng; hệ thống quản lý xã hội..
- Văn hóa: Tài nguyên văn hóa vật thể/di sản văn hóa; văn
hóa truyền thống; tôn giáo; giáo dục, công trình tôn giáo…
- Sức khỏe cộng đồng: Dinh dưỡng; dịch bệnh; cấp nước; vệ
sinh môi trường, an toàn….
- Kinh tế: Thành phần kinh tế; thu nhập, cơ sở hạ tầng giao
thông, năng lượng, thông tin liên lạc; quy hoạch phát triển,
v.v.
Hiện nay nhiều nước quy định về Đánh giá rủi ro sinh thái;
Đánh giá rủi ro sức khỏe; một số nước, tổ chức yêu cầu
Đánh giá sự cố thiên tai; Đánh giá rủi ro an toàn v.v…
Nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế yêu cầu đánh giá rủi ro cả
về số vấn đề xã hội
Do đó, khi đánh giá rủi ro môi trường cần phải xem xét tác
động đến các yếu tố về môi trường tự nhiên và xã hội theo
đúng quy định của Việt Nam và các quốc gia, tổ chức quốc
tế (nếu ĐRM cho dự án quốc tế).
1.2. Sự /mối nguy hại: Nguồn/nguyên nhân gây rủi ro
1.2.1. Sự nguy hại/mối nguy (tiếng Anh: Hazard)
(hay nguy cơ)
Là tác nhân (yếu tố) có khả năng gây hại cho các đối tượng
tiếp nhận (các hệ sinh thái, động, thực vật, chất lượng môi
trường, khỏe con người, tài sản, hoặc hoạt động KT-XH). Một
mối nguy (nguy cơ) là bất kỳ tác nhân nào có thể gây tổn
hại đến đối tượng bị tác động nhưng mối nguy chưa phải là rủi
ro (Risk).
1.2.2. Các loại nguy hại có thể gây rủi ro môi trường
a. Các loại nguy hại do ô nhiễm
b. Các loại nguy hại không do ô nhiễm
(Sẽ nêu trong Chương Hai)
1.3. Rủi ro là gì?
“Rủi ro là hậu quả tiềm ẩn của việc kết hợp mối nguy hại
với khả năng và xác suất xẩy ra của chúng”.
RỦI RO = XÁC SUẤT x HẬU QUẢ
- Rủi ro chỉ xẩy ra nếu có sự kết hợp các mối nguy hại
(hazard) với đối tượng có thể bị rủi ro qua tiếp xúc/phơi
nhiễm (expose), tương tác.
- Một mối nguy không gây rủi ro nếu đối tượng (con người,
sinh vật, công trình…) không tiếp xúc/tương tác với mối
nguy đó. Thí dụ: Hóa chất là mối nguy nhưng môi trường
và con người không bị rủi ro nếu không tiếp xúc/phơi nhiễm
với nó.
Sơ đồ tương tác giữa mối nguy hại với đối tượng bị
tác động (môi trường tự nhiên, sức khỏe, xã hội):

Nguy hại Nguy hại

Tiếp xúc
Rủi ro

Đối tượng Đối tượng


“Sự cố môi trường”: là mức rủi ro môi trường cao, gây tác
hại lớn đối môi trường, con người, tài sản...
Thí dụ: các rủi ro do tràn dầu ở Quy Nhơn (2013); ô nhiễm
biển Bắc Trung Bộ do Formosa Hà Tĩnh gây ra (2016); cháy
Nhà máy BĐ Rạng Đông (2019); ngộ độc tập thể tại công ty
A…có thể được xem là “sự cố môi trường”
Sự cố môi trường nghiêm trọng gây tác hại rất lớn đối môi
trường, con người, tài sản thì gọi là thảm họa (disaster,
catastrophe). Thí dụ: Thảm họa do động đất, sóng thần ở Nhật
Bản (2011); thảm họa tràn dầu ở Kuwait (2003)…
Về định lượng: không thấy có quy định mức độ tác hại thế
nào là “sự cố” hoặc “thảm họa” môi trường, mà do nhận định
theo quan niệm của công chúng và chính quyền.
Một số sự cố môi trường: 1.Thủy điện Hố Hô (Quảng Bình) và nhiều thủy điện khác:
gây cạn sông suối ở hạ lưu; 2. Thủy điện Ia Krel 2 (Gia Lai) gây ngập úng do vỡ đập
(08/2013) 3. Cháy rừng Hà Tĩnh 08/7/2019

4. Sự cố môi trường do hỏa hoạn tại Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng
Đông (8h ngày 28/8/2019) 5. Khô hạn ở Ninh Thuận 6. Nước biển dâng – xâm
nhập mặn, Cà Mau
7. Sự cố môi trường biển do Formosa (2016); 8. Vỡ bể chứa bùn NM Chì Kẽm Cao
Bằng (2016); 9. Sự cố ô nhiễm không khí NM nhiệt điện Uông Bí

10. Sự cố tràn dầu vào biển Quy Nhơn (2013); 11. Rủi ro sức khỏe: ung thư do hóa
chất; 12. Sự cố ngộ độc thức ăn. 11 và 12: cũng thuộc “rủi ro môi trường” vì
do yếu tố môi trường.
1.4. Phân loại rủi ro – Rủi ro môi trường
Có nhiều loại rủi ro:
(i) Rủi ro sức khoẻ (do môi trường) (Health Risk)
(ii) Rủi ro sinh thái (Ecological Risk)
(iii) Rủi ro thiên tai (Natural Disaster Risk)
(iv) Rủi ro mất an toàn (Safety Risk: bao gồm rủi ro do hóa chất,
phóng xạ, cháy, nổ, vận hành hoặc hư hỏng công trình, hồ đập…)
(v) Rủi ro do phát triển công nghệ và sản phẩm mới. v.v…
(vi) Rủi ro giao thông
(vii) Rủi ro tài chính….v.v…
Rủi ro nào mà do các yếu tố môi trường gây ra hoặc rủi ro gây
tác động xấu đến môi trường được gọi là “rủi ro môi trường”.
Như vậy, không phải tất cả các loại rủi ro đều thuộc “rủi ro môi
trường”.
1.5. Đánh giá rủi ro là gì?
Quan niệm phổ biến:
Đánh giá rủi ro môi trường là sự đánh giá các tiếp xúc (tương tác) của
mối nguy hại với con người hoặc sinh thái.
DEFRA (Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn Anh):
Đánh giá rủi ro là “Quá trình đánh giá các hậu quả do mối nguy hại gây ra
và khả năng/xác suất xẩy ra của chúng”.
US EPA (Bộ Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ):
“Đánh giá rủi ro là sự mô tả tính chất và mức độ rủi ro đối với sức khỏe
con người và các thụ thể sinh thái (ecological receptor: thí dụ, động vật,
thực vật, hệ sinh thái) do các chất gây ô nhiễm và các yếu tố gây tác động
khác trong môi trường”.
WB (Ngân hàng Thế giới):
“Đánh giá rủi ro là sự xác định các mối nguy hại, các đối tượng bị tác
động (con người, tài nguyên thiên nhiên, thực vật hoặc động vật) và xác
định hậu quả do rủi ro”.
Nội dung đánh giá rủi ro môi trường cần bao gồm:
- Mô tả quần thể con người, tài nguyên sinh thái, xã hội;
- Xác định nguồn gây nguy cơ: Phân tích các tác nhân gây
rủi ro; tiềm năng tiếp xúc/phơi nhiễm với chúng; khả năng
tác động tích hợp, tác động kèm theo của chúng;
- Xác định sự không chắc chắn trong đánh giá;
- Nêu các chiến lược/kế hoạch/phương án quản lý, ứng phó
với rủi ro;
- Truyền đạt thông tin về những rủi ro đối với con người và
tài nguyên sinh thái đến cơ quan có trách nhiệm và công
chúng.
1.6. Sự không chắc chắn trong ĐRM
Rủi ro môi trường thường xẩy ra tại thời điểm bất ngờ, địa điểm bất
ngờ và thường kèm theo diễn biến phức tạp.
Vì vậy sự không chắc chắn (Uncertainty) trong dự báo, đánh giá rủi
ro là vấn đề thường gặp trong ĐRM.
Sự không chắc chắn về dự báo, đánh giá là do:
(i) Tính ngẫu nhiên của rủi ro: sự việc xảy ra ngoài dự kiến
(ii) Hạn chế về kiến thức về các nguồn gây rủi ro và tác động môi
trường của các nguồn này.
(iii) Thiếu tài liệu cần thiết để dự báo, đánh giá
(iv) Kiến thức về ĐRM không đầy đủ.
(v) Tổ chức thực hiện ĐRM không phù hợp; thiếu sự hợp tác nhiều
bên.
Để hạn chế “sự không chắc chắn” trong ĐRM cần cải thiện 4 lý
do cuối ở trên.
1.7. Quản lý rủi ro (Risk Management) là gì?
DEFRA:
“Quản lý rủi ro là quá trình thẩm định và thực hiện các phương
án ứng phó với rủi ro và các quyết định cần thực hiện”.
WB:
“Quản lý rủi ro là quá trình thực hiện các quyết định về việc
kiểm soát rủi ro; thường dựa trên phân tích lợi ích - chi phí. Rủi
ro có thể được kiểm soát thông qua việc áp dụng công nghệ, thủ
tục pháp lý hoặc biện pháp thay thế”.
1.8. Khi nào ĐRM cần được thực hiện? Yêu cầu
pháp lý về đánh giá rủi ro môi trường?
1.8.1. Việt Nam
Trong các văn bản pháp lý: thường sử dụng thuật ngữ “sự cố môi
trường”.
ĐRM cần được thực hiện đối với các dự án đầu tư trong giai đoạn
lập báo cáo ĐTM (TT27/2015/TT-BTNMT): “ Giả định các sự cố
có thể xẩy ra trong các giai đoạn của dự án và đánh giá khả năng
xẩy ra, mức độ tác động và nêu giải pháp giảm thiểu.” Như vậy
ĐRM là 1 nội dung của ĐTM.
Chưa yêu cầu thực hiện “Đánh giá sự cố môi trường” riêng mà
lồng ghép trong lập các kế hoạch ứng phó sự cố và trong ĐTM.
Luật BVMT:
Quy định về ứng phó, khắc phục sự cố môi trường, có yêu cầu “xác
định thiệt hại do sự cố môi trường” nhưng không nêu quy trình và
phương pháp thực hiện ĐRM.
Nhiều loại hình dự án hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh cần thực
hiện -Luật BVMT 2020 yêu cầu cấp xã phải có các PA phòng ngừa
UPSCMT, tổ chức diễn tập 2 năm 1 lần.
-Phòng ngừa sự cố môi trường- điều 122 L
-Ứng phó sự cố môi trường-giám sát phục hồi sự cố MT –K1 điều
126L
-Xây dựng lực lượng ứng phó sự cố môi trường
-Xác định thiệt hại do sự cố môi trường-Trách nhiệm khắc phục sự
cố môi trường - điểm a, khoản 2, điều 131L
-Muốn thực hiện tốt các điều trên cần đánh giá rủi ro môi trường
của dự án, hoạt động.
1.8.2. Quy định của một số Tổ chức quốc tế; quốc gia
WB:
1. Xem ĐRM là 1 trong các công cụ Đánh giá môi trường
2. Đánh giá rủi ro có thể được thực hiện trong Giai đoạn sàng lọc dự án,
chuẩn bị nghiên cứu ĐTM hoặc thẩm định dự án chi tiết.
Hoa Kỳ:
Từ 1975 Bộ BVMT (US EPA) đã ban hành nhiều yêu cầu và hướng dẫn
kỹ thuật về Đánh giá rủi ro.
US EPA yêu cầu Đánh giá rủi ro sức khỏe con người (Human Health
Risk Assessment) và Đánh giá rủi ro sinh thái (Ecological Risk
Assessment)
Liên hiệp Vương quốc (UK) (Anh)
Không có luật riêng về ĐRM nhưng ĐRM được yêu cầu trong ĐMC,
ĐTM, chất thải nguy hại, biến đổi khí hậu, bảo tồn thiên nhiên;
Trung Quốc
Đã ban hành các quy định về ĐRM đối với các dự án đầu tư nước ngoài.
1.9. Điều kiện đảm bảo chất lượng ĐRM
1. Tổ chức thực hiện tốt:
2. Thực hiện ĐRM có cơ sở khoa học:
3. Có đầy đủ tài liệu, thông tin, số liệu cần thiết: sẽ nêu
4. Có tính trách nhiệm cao, trung thực:
5. Có tính minh bạch:
6. Lập báo cáo ĐRM chất lượng tốt
1.10. Lợi ích của ĐRM
ĐRM có thể cung cấp các thông tin sau:
- Dự báo các mối nguy hại/nguồn/nguyên nhân có thể gây rủi
ro môi trường trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, quy
hoạch, kế hoạch phát triển
- Xác định các đối tượng có thể chịu rủi ro (con người, chất
lượng môi trường, sinh thái, công trình…)
- Xác định mức độ rủi ro, vùng, thời điểm, thời gian có thể
chịu rủi ro
- Cân nhắc các quyết định giải quyết rủi ro dựa theo phân tích
đa tiêu chí: nên giải quyết mức nào?
Kết quả ĐRM càng tin cậy, càng chi tiết thì quyết định của các
cơ quan quản lý càng có hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi
trường.
Thể hiện tổng quát kết quả đánh giá rủi ro:
Đánh giá rủi ro liên quan đến phân tích hậu quả và khả
năng xảy ra rủi ro (hình trang sau).
Trong quá trình ra quyết định, các rủi ro có hậu quả/xác
suất thấp (màu xanh lá cây) thường có thể được chấp
nhận; do đó chỉ cần theo dõi, giám sát.
Ngược lại, rủi ro có hậu quả cao/xác suất cao (màu đỏ) là
không thể chấp nhận và cần lập một chiến lược quản lý rủi
ro.
Các rủi ro trung bình (màu vàng): có thể được yêu cầu
đánh giá rõ hơn, tùy theo từng trường hợp.
Thể hiện tổng quát kết quả đánh giá rủi ro: theo mức
độ (hậu quả) và xác suất (khả năng xẩy ra):
CHƯƠNG HAI

CÁC NGUỒN GÂY RỦI RO MÔI


TRƯỜNG VÀ ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘC HỌC
SINH THÁI

(Cơ sở khoa học quan trọng cho Đánh giá rủi ro


sinh thái và sức khỏe)
2.1. Các loại nguy hại có thể gây rủi ro môi trường

2.1.1. Các nguy hại từ nguồn phát thải ô nhiễm


2.1.1.1. Các loại nguồn
(i) Nguồn điểm (Point Source)
Ống khói, cống xả nước thải, kho chứa, bãi rác, điểm tràn
dầu…
Đặc điểm: Có vị trí xác định, có thể xác định lưu lượng,
hàm lượng/nồng độ chất ô nhiễm; có thể tính mô hình phát
tán; có chủ nguồn thải, dễ quản lý, xử lý, giám sát…
Một số nguồn phát thải có điểm:
(i) Nguồn không điểm (Non - Point Source)

Nước mưa chảy tràn qua các vùng ô nhiễm; khói bụi giao
thông, công trường…
Đặc điểm:
Không có vị trí, diện tích xác định, phát tán ô nhiễm rộng;
khó xác định lưu lượng, hàm lượng/nồng độ chất ô nhiễm;
khó tính mô hình phát tán; không có chủ nguồn thải, khó
quản lý, xử lý, giám sát; chi phí giảm thiểu cao…
Hình ảnh 1 số nguồn không điểm:
(ii) Nguồn theo đường (Nguồn tuyến – Line Sources)
Đây là nguồn ô nhiễm không khí, tiếng ồn, ô nhiễm nước
hoặc bức xạ điện từ phát ra từ các nguồn theo tuyến đường
hoặc dòng chảy.
Đặc điểm:
Có vị trí: bao gồm tập hợp các điểm phát thải liên tục nhưng
có thể xác định tải lượng phát thải; có thể dự báo phát tán ô
nhiễm bằng mô hình; có thể quản lý và kiểm soát ô nhiễm.
Hình ảnh nguồn ô nhiễm theo tuyến:
2.1.1.2. Tóm tắt về các chất ô nhiễm môi trường
a. Phân loại theo thành phần hóa học
b. Phân loại theo độc tính
d. Phân loại dựa theo độ bền vững

2.1.2. Các mối nguy hại không do ô nhiễm


2.1.2.1. Các nguồn tự nhiên
Bão tố, lốc, lũ lụt, nước biển dâng, khô hạn, xâm nhập mặn;
địa chấn, sóng thần…
Đặc điểm:
Tác hại lớn, vùng gây rủi ro rộng; nhiều đối tượng (con người,
sinh vật, môi trường, công trình KT-XH) bị ảnh hưởng; có
hoặc không quy luật; có thể dự báo; chi phí giảm thiểu lớn.
Một số hình ảnh một số nguồn/mối nguy hại do tự nhiên
2.1.2.2. Các nguồn/mối nguy hại do hoạt động của con
người
Cháy, nổ, mất an toàn công trình, mất an toàn thực phẩm,
suy thoái các hệ sinh thái tự nhiên, rừng, biển; thay đổi
dòng chảy…
Đặc điểm:
Vùng, thời điểm gây rủi ro: thường là bất ngờ; quy mô,
mức độ gây rủi ro: có thể rất nghiêm trọng, nghiêm
trọng, trung bình hoặc nhỏ tùy thuộc vào sự cố và biện
pháp ứng phó; có thể quản lý.
Cháy, nổ và hậu quả:

Cháy rừng ở Hà Tĩnh Cháy NM Bóng đèn Rạng Đông, Hà Nội


Xâm hại các hệ sinh thái tự nhiên; Sử dụng hóa chất,
thực phẩm không an toàn và hậu quả:
2.2. Khái niệm cơ sở về Độc học sinh thái
2.2.1. Độc học (Toxicology)
Là ngành khoa học nghiên cứu về ảnh hưởng độc hại của các tác
nhân hóa học, vật lý, sinh học đến sinh vật và con người.
2.2.2. Độc học môi trường (Environmental Toxicology) là khoa
học nghiên cứu ảnh hưởng độc hại của các tác nhân hóa học, vật
lý, sinh học trong môi trường đối với sinh vật và con người.
2.2.3. Độc học sinh thái (Ecotoxicology) là phân ngành của Độc
học môi trường, nghiên cứu về chuyển hóa của chất ô
nhiễm/chất độc trong các hệ sinh thái và ảnh hưởng đến quần
thể sinh vật và các hệ sinh thái.
Mục tiêu áp dụng Độc học sinh thái trong ĐRM là dự báo các
tác động sinh thái do ô nhiễm môi trường.
2.2.4. Đường đi của chất ô nhiễm trong môi trường
Sơ đồ đơn giản về đường đi của chất ô nhiễm trong môi
trường
2.2.5. Sự biến đổi, chuyển hóa của chất ô nhiễm trong
môi trường
Khi được đưa vào môi trường, chất ô nhiễm chịu tác động
của yếu tố tự nhiên. Chất ô nhiễm có thể bị chuyển hóa do
các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, nước, vi sinh... để tạo ra các
tác nhân ô nhiễm thứ cấp, thường có độc tính thấp hơn chất ô
nhiễm ban đầu.
Khi tác nhân ô nhiễm tiếp xúc với hệ sinh học (cây cỏ, động
vật hoặc con người chất ô nhiễm sẽ gây tác động sinh học
thể hiện qua việc hấp thụ, phân bố trong cơ thể, chuyển hóa,
tương tác với các thành phần sinh hóa nhạy cảm và có thể
gây biến đổi về sinh hóa dẫn tới gây bệnh.
2.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền vững và nồng
độ/hàm lượng của chất ô nhiễm trong môi trường
Nồng độ/hàm lượng của chất ô nhiễm (CÔN) trong môi trường
phụ thuộc vào các yếu tố:
1. Phương thức đưa CÔN vào trong môi trường.
2. Thành phần CÔN
3. Tính chất vật lý, hóa học của chất ô nhiễm.
4. Tính chất vật lý, hóa học của môi trường tiếp nhận chất ô
nhiễm.
5. Khả năng chuyển hóa của CÔN
6. Các yếu tố khí tượng: độ ẩm, nhiệt độ, tốc độ gió (nếu CÔN
trong không khí)
7. Các yếu tố thủy văn: dòng chảy, lưu lượng, ảnh hưởng thủy
triều; độ pH (nếu CÔN trong nước)
8. Đặc điểm tác dụng sinh học (tích lũy sinh học của CÔN).
Thông thường: Trong quá trình vận chuyển, chuyển hóa
trong môi trường: hàm lượng, nồng độ, độc tính của chất ô
nhiễm bị suy giảm (trong bản đầy đủ: nêu các đồ thị về
chuyển hóa chất hữu cơ không bền và dinh dưỡng…)
Tuy nhiên 1 số sản phẩm chuyển hóa có thể tăng độc tính so
với hóa chất ban đầu
Ngoài ra, vấn đề cần quan tâm: Một số trường hợp (không
nhiều): độc tính của hỗn hợp hóa chất có thể lớn hơn độc
tính từng hóa chất riêng rẻ (hiệu ứng tương hỗ Sinergism):
2.3. Sự vận chuyển và chuyển hóa chất ô nhiễm qua
dây chuyền thực phẩm (chuỗi thức ăn): Tích lũy
chất độc và khuếch đại sinh học

Dây chuyền thực phẩm (Food Chain/có tài liệu gọi là chuỗi
thức ăn) là con đường truyền năng lượng (chất dinh dưỡng)
từ cơ thể sinh vật này đến cơ thể sinh vật khác.
Nếu trong cơ thể sinh vật trong một mắt xích của dây
chuyền có chất độc thì chất độc này được truyền sang cho
động vật khác trong dây chuyền thực phẩm.
Vấn đề cần quan tâm: Khuếch đại sinh học (Biomagnification): gây sự tích tụ chất độc ở sinh vật tiêu thụ qua dây chuyền thực phẩm

a. Biomagnification: Một quá trình theo đó hàm lượng của chất gây ô
nhiễm trong cơ thể tăng lên khi nó đi qua một hoặc nhiều cấp độ trong dây
chuyền thực phẩm (chuỗi thức ăn)

Nước

Trầm tích = Chất ô nhiễm

46
2.4. Đường xâm nhập cơ thể và chuyển hóa chất ô
nhiễm, hóa chất trong cơ thể

Con đường xâm nhập của chất ô nhiễm


Ba con đường mà chất ô nhiễm, hóa chất có thể xâm nhập
vào cơ thể:
1. Đường hô hấp
2. Hấp thụ qua da
3. Đường tiêu hóa
2.5. Chuyển hóa, tồn lưu và tác động của chất ô
nhiễm trong cơ thể sinh vật

Chuyeå
n hoaù

Chaá
t oânhieã
m Cô theå

Taù
c ñoä
ng

Chu trình töông taù


c giöõ
a chaá
t oânhieã
m vaøcô theåsinh vaä
t
Sự vận chuyển sinh học
Tốc độ loại bỏ hóa chất khỏi cơ thể phụ thuộc vào tốc độ
chuyển hóa và bài tiết chúng. Quá trình này được gọi là sự vận
chuyển sinh học (biotransformation).
2.6. Phân loại độc tính
Độc tính (Toxicity) được định nghĩa là tính gây tác hại của
chất độc đối với con người hoặc sinh vật.
Độc tính cấp (Acute Toxicity): là tác dụng gây hại cơ thể
khi tiếp nhận chất độc 1 lần hoặc nhiều lần trong 1 thời
gian ngắn (dưới 24 giờ).
Độc tính bán cấp (Subchronic Toxicity): là khả năng gây
hại cơ thể khi tiếp nhận chất độc liên tục hàng ngày trong
hơn 1 tháng, dưới 90 ngày nhưng dưới tổng ½ thời gian
sống (tuổi thọ) của động vật thực nghiệm.
Độc tính mãn (Chronic Toxicity): là khả năng gây hại cơ
thể động vật nếu liên tục hàng ngày tiếp nhận chất độc
trong phần lớn thời gian sống của động vật thực nghiệm.
2.7. Độc tính cấp
2.7.1. Các thông số đánh giá
Độc tính cấp được xác định qua thông số:
LD50 (Lethal dose 50): Liều chất độc/chất ô nhiễm có thể
gây chết 50% động vật thực nghiệm (động vật có vú: chuột
lang, chuột cống trắng, chuột nhắt trắng, chó, mèo...).. Đơn
vị: mg/kg cân nặng của động vật thực nghiệm.
LCt50, (Lethal concentration 50, Time): Nồng độ chất
độc/chất ô nhiễm trong không khí có thể gây chết 50% động
vật thực nghiệm bị phơi nhiễm với chất độc trong 1 đơn vị
thời gian. Đơn vị: mg/m3.phút.
LC50 (Lethal concentration 50): Nồng độ chất độc/chất ô
nhiễm gây chết 50% số động vật thực nghiệm trong
nước (động vật phiêu sinh, cá…). Đơn vị: mg/L. Được
sử dụng để đánh giá độc tính của chất độc/chất ô nhiễm
đối với thủy sinh.
TLV (Threshold limit value): Nồng độ tối đa của chất
độc/chất ô nhiễm trong không khí mà không ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe khi con người tiếp xúc hàng ngày. TLV
có thể là trung bình theo thời gian (TLV-TWA), giá trị
ngắn hạn (TLV-STEL) hoặc giá trị tức thời (TLV-
ceiling). Đơnvị: phần triệu (ppm) hoặc mg/m3.
2.7.2. Phân loại độc tính cấp theo WHO
Dựa theo giá trị LD50 Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phân loại
độc tính của các hóa chất. Động vật thực nghiệm: chuột cống
trắng. Giá trị LD50 càng thấp độc tính càng cao:
LD50, chuột (mg/kg cân nặng)
Cấp độc Qua miệng Qua da
Rắn Lỏng Rắn Lỏng
IA (rất độc) <5 < 20 < 10 < 40

IB (độc cao 5 - 20 20 - 200 10 - 100 40 - 400

II (độc trung 50 - 500 200 - 100 - 400 -


bình) 2.000 1.000 4.000

III (ít độc) > 500 > 2.000 > 1.000 > 4.000
2.7.3. Phân loại và ký hiệu độc tính hóa chất BVTV
theo WHO
Đường miệng Đường da
Phân loại theo WHO
Chất rắn Chất lỏng Chất rắn Chất lỏng

Ia: Rất độc


(băng màu đỏ PMS red 199C) 5 <20 <10 <40

Ib: Độc
(băng màu đỏ PMS red 199C) 5 - 50 20 - 200 10 - 100 40 - 400

II: Nguy hiểm 50 - 500 200 - 2000 100 - 1000 400 - 4000
(Băng màu vàng PMS yellow C)

III: Cẩn thận >500 >2000 >1000 >4000


(Băng màu xanh da trời PMS blue 293 C

IV: Cẩn thận >200 >3000


(Băng màu xanh lá câyPMS green 347 C)
2.8. Độc tính mãn

2.8.1. Khái niệm


Độc tính mãn tính là ảnh hưởng sức khỏe do hậu quả của
việc tiếp xúc lâu dài với chất độc/tác nhân ô nhiễm. Nó ít
biểu hiện dưới dạng gây chết người trực tiếp nhưng có thể
ảnh hưởng tăng trưởng, giảm sinh sản hoặc thay đổi hành
vi hoặc các bệnh mãn tính…Một số chất độc có độc tính
mãn có thể ảnh hưởng hệ thống di truyền, gây đột biến,
ung thư hoặc ảnh hưởng phôi thai.
2.8.2. Xác định độc tính mãn
(Xem các mục Quan hệ Liều lượng - Đáp ứng phi
tuyến và tuyến tính bên dưới)
2.9. Quan hệ Liều lượng – Đáp ứng

2.9.1. Liều lượng (Dose)


Liều lượng là đơn vị khối lượng hay hàm lượng/nồng độ của
chất độc/chất ô nhiễm mà con người hoặc sinh vật tiếp xúc.
Đơn vị đo là: mg hoặc g chất độc/kg trọng lượng cơ thể sinh
vật hoặc mg/cm2 da bị tiếp xúc; hoặc mg/L (nếu chất ô nhiễm
trong nước) hoặc mg/m3 (nếu chất ô nhiễm trong không khí).
2.9.2. Đáp ứng (Response)
Đáp ứng là phản ứng của toàn bộ cơ thể hoặc 1/1 số bộ phận
cơ thể sinh vật đối với chất độc/chất ô nhiễm khi bị phơi
nhiễm/tiếp xúc. “Đáp ứng” được hiểu là “hiệu ứng tác động”
của chất độc đối với cơ thể.
Phản ứng có thể xảy ra lập tức, hoặc muộn, phục hồi hoặc
không phục hồi, phản ứng có lợi hoặc có hại.
2.9.3. Quan hệ “Liều lượng – Đáp ứng”
Quan hệ “Liều lượng – Đáp ứng” cho biết khả năng và độ
nghiêm trọng ảnh hưởng sức khỏe (đáp ứng) do lượng chất
độc (dose) và điều kiện tiếp xúc gây ra.
Mối quan hệ giữa liều lượng chất độc và phản ứng của cơ thể
có thể biểu diễn dưới dạng hàm số. Đáp ứng là hàm của liều
lượng. Đường cong biểu thị mối quan hệ giữa liều lượng và
đáp ứng gọi là “đường cong liều lượng - đáp ứng”.

Liều lượng thấp nhất gây ra phản ứng mà ta bắt đầu quan sát
được gọi là liều lượng ngưỡng. Dưới liều lượng ngưỡng, phản
ứng (triệu chứng bị nhiễm độc) không thể được ghi nhận.
Xác định quan hệ “Liều lượng – Đáp ứng” là yêu cầu trong đánh giá
độc tính của 1 chất độc và trong Đánh giá rủi ro sức khỏe.
Đáp ứng (phản ứng của cơ thể) phụ thuộc vào liều lượng chất
độc:
- Ở mức liều lượng thấp độc chất chưa gây đáp ứng. Nếu quá liều
ngưỡng (Threshold dose), sẽ bắt đầu xuất hiện phản ứng (triệu
chứng bị nhiễm độc).
- Một số chất độc hoặc tia Rơngen: liều càng tăng: tác động sức
khỏe càng tăng (Quan hệ Liều – Đáp ứng tuyến tính: hình trái);
Nhưng nhiều chất độc: khi liều chất độc tăng đến mức nào đó thì
phản ứng sẽ không tăng thêm (hình phải)
- Thông thường: khi tăng liều, đáp ứng (tác động) được ghi
nhận cũng tăng. Ở liều thấp có thể không có phản ứng. Ở một
mức độ liều nào đó, các phản ứng bắt đầu xảy ra trong một
phần nhỏ số lượng động vật thực nghiệm với tỷ lệ xác suất
thấp. Khi tăng liều lượng: phản ứng bắt đầu xuất hiện rõ rệt.
- Mức độ đáp ứng (mức độ nhiễm độc) phụ thuộc không
những vào liều chất độc đưa vào cơ thể mà còn phụ thuộc vào
bản chất hóa lý của chất độc; loại động vật; đặc điểm cá thể
trong từng loài; đường tiếp nhận chất độc; điều kiện môi
trường phơi nhiễm (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm)
2.9.4. Các thông số đánh giá độc tính mãn
a. Mức ảnh hưởng xấu không quan sát được (Là mức độ
phơi nhiễm cao nhất mà tại đó không thấy biểu hiện khác
biệt đáng kể về tần suất hoặc mức độ của tác động bất lợi
giữa nhóm bị phơi nhiễm và nhóm không bị phơi nhiễm.
b. Mức thấp nhất gây ảnh hưởng xấu có thể quan sát
được : Là liều lượng thấp nhất của những chất được thử
nghiệm có thể gây triệu chứng nhiễm độc có ý nghĩa thống
kê so với đối chứng.
c. Liều tham chiếu (Reference Dose: RfD)
Là liều qua đường ăn uống hoặc qua da bằng cách áp
dụng các yếu tố không chắc chắn theo thứ tự mức độ
tác động (UFs).
RfD = NOAEL (hoặc LOAEL hoặc BMDL) / UF
Trong đó: UF = các yếu tố không chắc chắn theo thứ tự
mức độ tác động. Các UF này có tính đến sự biến đổi
và độ không chắc chắn được phản ánh trong các khác
biệt có thể có giữa động vật thử nghiệm và con người
(thường là 10 lần hoặc 10 lần) và biến thiên trong quần
thể con người (nói chung là x thêm 10 lần nữa); các UF
được nhân với nhau: 10 x 10 = 100x.
RfD thường được biểu thị bằng đơn vị miligam trên
mỗi kg trọng lượng theo mỗi ngày: mg/kg/ngày. 61
d. Nồng độ gây ảnh hưởng không quan sát được (NOEC)
NOEC (No observed effects concentration) được xác định là
nồng độ được thử nghiệm cao nhất cho thấy không có triệu
chứng nhiễm độc có ý nghĩa thống kê so với đối chứng.
e. Nồng độ thấp nhất gây ảnh hưởng được quan sát
(LOEC):
LOEC (Lowest observed effects concentration) là nồng độ
thấp nhất của những chất được thử nghiệm tạo ra triệu chứng
khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng.
f. Nồng độ chất độc tối đa có thể chấp nhận (MATC)
MATC (Maximum acceptable toxicant concentration) được
tính là giá trị trung bình của NOEC và LOEC.
2.10. Các tác nhân có thể gây ung thư
Một tác nhân gây ung thư được định nghĩa là bất kỳ hóa chất
hoặc bức xạ nào thúc đẩy sự hình thành ung thư hoặc gây ung
thư.
Hóa chất gây ung thư có thể là tự nhiên hoặc tổng hợp.
Nhiều chất gây ung thư là chất hữu cơ và virus có sẵn trong tự
nhiên:.
Các bức xạ và tia cực tím cũng là tác nhân gây ung thư.
Các nhóm chính:
Nhóm các tác nhân hóa học: một số hóa chất
Nhóm các tác nhân vật lý: các bức xạ ion hóa; phóng xạ từ điện
nguyên tử và vũ khí hạt nhân.
Nhóm tác nhân sinh học: Một số vi khuẩn; virus: virus Epstein-
Barr (EBV); virus viêm gan B….
CHƯƠNG BA

QUY TRÌNH CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ


RỦI RO MÔI TRƯỜNG

(Tóm tắt Quy trình của Bộ Môi trường, Thực phẩm và


Nông thôn Liên hiệp Vương Quốc (UK DEFRA) và Quy
trình của US EPA)
3.1. Mở đầu

Các hướng dẫn về ĐRM/ERA của nhiều quốc gia, tổ chức


quốc tế không có sự khác biệt lớn về nội dung và yêu cầu.
Nhìn chung Quy trình ERM có nhiều bước (giai đoạn) (xem
2 hình dưới). Từng quốc gia có quy định khác nhau về tiêu
đề và yêu cầu từng bước.
Một số quốc gia như Mỹ, Canada chỉ yêu cầu “Đánh giá rủi
ro sinh thái” và “Đánh giá rủi ro sức khỏe”.
Một số quốc gia, tổ chức quốc tế yêu cầu ĐRM cho nhiều
đối tượng hơn (cả về sinh thái, sức khỏe, tai biến thiên
nhiên…)
Sơ đồ 1 Quy trình ERA theo 5 bước
Sơ đồ: 1 Quy trình ERA theo 8 bước
Trong Chương này tôi giới thiệu tóm tắt Quy trình
ĐRM/ERA (Guidelines for Environmental Risk Assessment
and Management) của Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông
thôn Anh Quốc (DEFRA), do Cranfield Unviversity xuất bản
2011, là tài liệu đang được công nhận rộng rãi.
Quy trình bao gồm bốn giai đoạn chính:
(1) Xác định các vấn đề cần thực hiện;
(2) Thực hiện đánh giá rủi ro;
(3) Thẩm định (xem xét lựa chọn) các chiến lược/PA quản lý
đối với rủi ro đã được đánh giá
(4) Giải quyết rủi ro theo chiến lược quản lý rủi ro đã chọn
Ngoài ra, các đánh giá rủi ro sinh thái và sức khỏe theo
Quy trình của US EPA cũng được nêu chi tiết.
3.2. Quy trình Đánh giá rủi ro theo yêu cầu của
DEFRA: 4 bước (giai đoạn)

GĐ 1: GĐ 2: GĐ 3: GĐ 4:
Xác định Thực Thẩm Giải quyết
các vấn hiện định lựa rủi ro
đề đánh giá chọn các
rủi ro chiến
lược quản
lý rủi ro
3.2.1. Hướng dẫn Giai đoạn 1

Trong Giai đoạn 1 cần thực hiện 4 bước sau:

Lập Khung
vấn đề: Rủi Lập kế Sàng lọc và
ro gì? Đối hoạch xác
với ai? Ở Xây dựng đánh giá định các ưu
đâu? Khi mô hình rủi ro tiên
nào? ý tưởng cần đánh
giá
3.2.1.1. Bước 1/Giai đoạn 1: Lập các câu hỏi
Để định hướng các vấn đề cần tập trung nghiên cứu, đánh
giá rủi ro cần lập bảng các câu hỏi:
(i) Các câu hỏi về đối tượng có thể bị rủi ro:
(ii) Các câu hỏi về bản chất của nguồn gây hại:
(iii) Các câu hỏi về thời điểm xảy ra rủi ro?
(iv) Các câu hỏi về mức độ tác động có thể của rủi ro?
(v) Các câu hỏi về năng lực ứng phó của địa phương?
3.2.1.2. Bước 2 /Giai đoạn 1: Xây dựng mô hình ý
tưởng (Conceptual Model)
(i) Mục đích:
Để xác định rõ phạm vi các vấn đề cần đánh giá rủi ro: cần
phát triển một mô hình ý tưởng (conceptual model).
(ii) Lập Mô hình: Nguồn - Đường di chuyển - Thụ
thể/Đối tượng tiếp nhận (S-P-R):
Các mô hình ý tưởng cần thể hiện mối quan hệ được giả
thuyết giữa nguồn (Source - S) của mối nguy hại, con
đường di chuyển (Pathway - P) mà sự tiếp xúc/phơi nhiễm
có thể xảy ra và các đối tượng tiếp nhận (Receptor - R)
Thí dụ về Mô hình quan hệ giữa nguồn gây nguy hại (S) –
Đường di chuyển (P) – Đối tượng bị tác động (R) để xác
định và thể hiện các mối liên kết S-P-R do sự cố rò rỉ hóa
chất BVTV từ kho chứa:
Mối Nguồn Đường di Đối tượng Quan hệ Giải trình
nguy hại phát chuyển (P) tiếp nhận S-P-R
(Hazard) sinh (S) (R)

Thuốc Chảy ra Nước Có Nêu vài ý


trừ sâu Kho sông mặt/Thủy
Lindane thuốc sinh
Ngấm vào Nước ngầm Có Nêu vài ý
đất
(iii) Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến mối nguy hại
Khi phát triển một mô hình ý tưởng, điều quan trọng là phải
nhận thức được các yếu tố về kỹ thuật, tự nhiên và con người
có thể ảnh hưởng đến khả năng xẩy ra và mức độ rủi ro.

(iv) Xây dựng kịch bản:


Kịch bản là những mô tả hợp lý về các xu hướng tác động và
cho phép hình dung các diễn biến của rủi ro của toàn bộ hệ
thống thay vì tác động đến các thực thể riêng lẻ.
3.2.1.3. Bước 3 /Giai đoạn 1: Lập kế hoạch đánh giá
rủi ro
Kế hoạch đánh giá cần bao gồm các nội dung:
(i) Tổ chức Đoàn đánh giá
(ii) Thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin liên quan;
(iii) Khảo sát các vấn đề liên quan …(iv) Lựa chọn các điểm
cuối đánh giá: nội dung; thời gian và không gian cần đánh
giá.
3.2.1.4. Bước 4 /Giai đoạn 1 : Sàng lọc các rủi ro
Để xác định:
- Rủi ro nào cần được điều tra chi tiết hơn.
- Các rủi ro nào cần được tập trung ưu tiên đánh giá.
3.2.2. Hướng dẫn Giai đoạn 2: Đánh giá rủi ro

3.2.2.1. Nội dung của đánh giá rủi ro


“Đánh giá rủi ro là quá trình đánh giá hậu quả của mối
nguy và xác suất của chúng”.
Quá trình đánh giá thường bao gồm bốn bước:
(1) Xác định các mối nguy hại
(2) Đánh giá các hậu quả tiềm ẩn;
(3) Đánh giá xác suất của hậu quả;
(4) Mô tả rủi ro và sự không chắc chắn.
3.2.2.2. Các bước của Giai đoạn 2

Trong Giai đoạn 2 cần thực hiện 4 bước sau:

Xác định
các mối Đánh giá
Xác định đặc
nguy hại sác xuất các
điểm rủi ro
hậu quả
và sự không
Đánh giá
chắc chắn
hậu quả
Phương pháp đánh giá rủi ro có thể được phân loại thành
loại định tính, định lượng và bán định lượng
Có nhiều phương pháp và kỹ thuật đang được sử dụng:
a. Phương pháp định tính/bán định lượng :
- Phân tích S-P-R,
- Phương pháp xếp hạng/phân loại mức độ rủi ro (ma trận
rủi ro)
- Cây sự kiện; cây thất bại định tính.
- Sử dụng chỉ thị, chỉ số môi trường
Các phương pháp định tính có thể đơn giản và hiệu quả về
chi phí để thực hiện, nhưng mang tính chủ quan hơn so với
các phương pháp định lượng (nếu định lượng đúng).
b. Phương pháp định lượng
- Thu mẫu, phân tích…
- Thực nghiệm trên động vật (với Đánh giá rủi ro sức khỏe
và sinh thái)
- Mô hình phát tán (nếu sự cố ô nhiễm);
- Mô hình thủy lực (nếu sự cố lũ lụt, vỡ đê, đập)
- Đánh giá độc tính sinh thái (với Đánh giá rủi ro sức khỏe
và sinh thái)
- …
Các phương pháp định lượng: cần đảm bảo số liệu đủ và
chính xác mới cho kết quả đúng
3.2.2.3. Nội dung và phương pháp thực hiện các bước
trong Giai đoạn 2
a. Bước 1 /Giai đoạn 2: Xác định các mối nguy hại
Tùy theo bản chất sự cố mà ta xác định các mối nguy hại:
(i) Với sự cố ô nhiễm môi trường:
- Tác nhân gây ô nhiễm là gì? Đặc điểm hóa, lý, độc tính và
khả năng xâm nhập vào sinh vật/con người của chất ô
nhiễm.
- Lưu lượng, khối lượng chất ô nhiễm phát thải vào môi
trường
- Phương thức đưa chất ô nhiễm vào môi trường (ống khói,
cửa xả, sự cố tràn dầu…)
- Vị trí, vùng xẩy ra rủi ro
(ii) Với tai biến thiên nhiên:
- Nguồn gây tai biến (bão, lũ, hạn…)
- Quy mô nguồn gây tai biến (lưu lượng, khối lượng..)
- Vị trí, vùng xẩy ra tai biến. V.v…

Phương pháp xác định mối nguy hại:


(i) Dựa theo thông tin/số liệu được cung cấp
(ii) Lập bảng câu hỏi (đã nêu ở trên)
(iii) Lập mô hình S – P – R (đã nêu ở trên)
(iv) Tham vấn các bên, cộng đồng địa phương
(v) Kiến thức, kinh nghiệm của các chuyên gia ERA/ĐRM
b. Bước 2 /Giai đoạn 2: Đánh giá hậu quả của rủi ro
Toàn bộ các hậu quả tiềm tàng do rủi ro gây nên phải được xem xét ở
giai đoạn này.
Hậu quả tác hại thực tế hoặc tiềm ẩn đối với sức khỏe, môi trường tự
nhiên, tài sản hoặc các dịch vụ có giá trị.
Ở tất cả các giai đoạn đánh giá rủi ro, quy mô không gian và thời gian
của hậu quả và thời điểm bắt đầu hậu quả cần phải được xem xét.

Phương pháp xác định mức độ của các hậu quả:


Có thể áp dụng nhiều phương pháp, phụ thuộc vào bản chất rủi ro:
1. Phương pháp xác định mức độ rủi ro sinh thái:
(Chi tiết: được nêu ở Chương Bốn)
2. Phương pháp xác định mức độ rủi ro sức khỏe
(Chi tiết: được nêu ở Chương Năm)
c. Bước 3 /Giai đoạn 2 : Đánh giá xác suất các rủi
ro
(i) Xác suất phát sinh rủi ro
Khả năng xảy ra tác động tiềm năng (có thể được mô tả định tính
hoặc định lượng), có thể được biểu thị dưới dạng xác suất hoặc tần
suất.
Có thể xác định xác suất xảy ra sự kiện bằng sơ đồ “Cây sai lầm –
Fault Tree” (xác định các nguyên nhân gây rủi ro: xem Chương Bảy
và các tài liệu tham khảo)
(ii) Xác suất các thụ thể (đối tượng tiếp nhận) bị ảnh hưởng do
mối nguy hại
Nếu tiếp xúc với một mối nguy hại: Khả năng gây hại phụ thuộc vào
mức độ nhạy cảm và tính dễ bị tổn thương của đối tượng tiếp nhận và
vào mức độ hoặc thời gian bị phơi nhiễm.
Đối với hóa chất và vi trùng: thường được thể hiện đơn giản hóa qua
mối quan hệ liều lượng - đáp ứng.
d. Bước 4 /Giai đoạn 2: Xác định các đặc tính
rủi ro và sự không chắc chắn
Các đặc tính rủi ro tập hợp các thông tin từ ba giai đoạn
trước.
Xác định định tính và nếu có thể định lượng các tác động đã
được nhận dạng với việc thừa nhận các giả định và sự không
chắc chắn.
Cần quan tâm đến tầm quan trọng của rủi ro.
Đặc tính rủi ro có thể được xác định thông qua tham chiếu
một số biện pháp như tiêu chuẩn môi trường; các tiêu chuẩn
xã hội, quy định pháp luật.
Chi tiết về “xác định đặc tính rủi ro” về sinh thái và sức
khỏe: sẽ được nêu chi tiết ở Chương Bốn và Năm.
CHƯƠNG BỐN
ĐÁNH GIÁ RỦI RO SINH THÁI:
QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP

(biên soạn từ Quy trình EcoRA do Bộ Bảo vệ môi trường Hoa


Kỳ (US EPA) ban hành
4.1.2. Vì sao cần đánh giá rủi ro sinh thái?

4.1. Quan niệm và ứng dụng của Đánh giá rủi ro sinh thái
(EcoRA/ĐRST)
4.1.1. Quan niệm của US EPA
“Đánh giá rủi ro sinh thái là quá trình đánh giá khả năng môi trường vật có thể bị ảnh hưởng
như thế nào do tác động của một hoặc nhiều yếu tố gây tác hại môi trường như hóa chất,
thay đổi sử dụng đất, bệnh tật, các loài xâm lấn và biến đổi khí hậu”.
4.1.2. Vì sao cần ĐRST
Hàng ngày mọi người phải đối mặt với nhiều mối quan tâm về môi trường, nhiều trong số chúng
liên quan đến động, thực vật, các hệ sinh thái và cách chúng ta tương tác với chúng
- Xây đường xuyên rừng sẽ ảnh hưởng gì đến các loài hoang dã? tài nguyên rừng?
- Xả nước thải sẽ ảnh hưởng gì đến các loài cá trong lưu vực?
ĐRST sẽ giúp trả lời các quan tâm trên.

86
4.1.3. Lợi ích và ứng dụng của EcoRA/ĐRST
Đánh giá rủi ro sinh thái được sử dụng để hỗ trợ nhiều loại
hành động, bao gồm lập và đánh giá việc thực hiện các quy
định về:
- Quản lý chất thải nguy hại, hóa chất công nghiệp và thuốc
BVTV;
- Quản lý lưu vực sông
- Quản lý các hệ sinh thái có thể bị ảnh hưởng do các tác nhân
hóa học, vật lý hoặc sinh học.
- Kiểm soát các hoạt động gây tác động sinh thái; kiểm soát
phát thải, hạn chế sử dụng một số loại hóa chất hoặc xây
dựng kế hoạch giám sát nhằm đánh giá hiệu quả xử lý các rủi
ro hoặc đánh giá mức độ hồi phục của hệ sinh thái bị tác động
Hình ảnh sinh thái và rủi ro sinh thái

88
4.2. Quy
4.2. Quy trình
trình ERA/đrsT
đánh giá rủi ro sinh thái

Đánh giá rủi ro sinh thái bao gồm Lập Kế hoạch nghiên
cứu và triển khai 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Xác định vấn đề cần đánh giá
Giai đoạn 2: Phân tích rủi ro
Giai đoạn 3: Xác định đặc tính rủi ro

89
 Một ví dụ thực tế về đánh giá rủi ro sinh thái có thể liên quan đến dự án xây dựng một nhà máy sản
xuất hoặc một khu đô thị mới. Trước khi triển khai dự án, việc đánh giá rủi ro sinh thái là quan trọng
để đảm bảo rằng không gian sống tự nhiên và môi trường xung quanh không bị ảnh hưởng quá mức.
1. Sự mất mát của môi trường sống tự nhiên:
1. Rủi ro: Việc xây dựng nhà máy có thể dẫn đến mất mát môi trường sống tự nhiên cho động, thực vật, và
các sinh vật khác.
2. Đánh giá: Cần xác định loại và số lượng sinh vật có thể bị ảnh hưởng, cũng như mức độ ảnh hưởng của
việc xây dựng.
2. Ô nhiễm môi trường:
1. Rủi ro: Hoạt động của nhà máy có thể gây ra ô nhiễm không khí, nước, và đất.
2. Đánh giá: Cần đánh giá tiềm ẩn cho ô nhiễm và thiết kế các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, cũng như
các kế hoạch xử lý khi có sự cố.
3. Ảnh hưởng đến cộng đồng địa phương:
1. Rủi ro: Dự án có thể tạo ra sự phiền hà và giảm chất lượng cuộc sống cho cộng đồng địa phương.
2. Đánh giá: Phải xác định những cộng đồng nào sẽ bị ảnh hưởng và đánh giá tác động của dự án đối với
cuộc sống hàng ngày của họ.
4. Quản lý rủi ro và phục hồi môi trường:
1. Rủi ro: Khả năng xảy ra các sự cố không mong muốn và khả năng thất bại của các biện pháp giảm thiểu
rủi ro.
2. Đánh giá: Cần thiết kế kế hoạch quản lý rủi ro, bao gồm cả biện pháp phục hồi môi trường sau khi có
sự cố.
5. Phản hồi từ cộng đồng và các bên liên quan:
1. Rủi ro: Phản đối từ cộng đồng hoặc các bên liên quan có thể dẫn đến tăng cường áp lực và rủi ro hợp
pháp.
2. Đánh giá: Cần thực hiện các cuộc thảo luận công bằng và nguyên tắc với cộng đồng để hiểu và giải
quyết các lo ngại và đề xuất của họ.
 Việc xây dựng nhà máy thủy điện có thể mang lại nhiều lợi ích về nguồn năng lượng
sạch và tái tạo. Tuy nhiên, cũng có những rủi ro sinh thái mà cần được xem xét và quản lý
cẩn thận. một số rủi ro sinh thái phổ biến khi xây dựng nhà máy thủy điện:
1. Thay đổi động lực sông và dòng chảy nước:
1. Tạo ảnh hưởng đến động lực sông: Việc xây dựng đập và nhà máy thủy điện có
thể thay đổi chế độ dòng chảy tự nhiên của sông, ảnh hưởng đến hệ thống sinh thái
sông và vùng lân cận.
2. Ảnh hưởng đến hệ sinh thái nước:
1. Sự đóng cửa của dòng nước: Việc xây dựng đập thường dẫn đến sự đóng cửa của
dòng nước, ảnh hưởng đến các loài cá và sinh vật sống trong sông.
2. Thay đổi chất lượng nước: Nhà máy thủy điện có thể ảnh hưởng đến chất lượng
nước do thay đổi lưu vực sông và quy trình xả nước từ đập.
3. Mất mát đất và rừng:
1. Làm mất mát đất: Quá trình xây dựng nhà máy thủy điện thường đi kèm với việc
mất mát đất đai, gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học của khu vực.
4. Thay đổi đặc điểm địa hình:
1. Thay đổi môi trường sống: Việc chấm dứt dòng chảy tự nhiên có thể thay đổi đặc
điểm địa hình và làm thay đổi môi trường sống của các loài sinh vật.
5. Mất mát đa dạng sinh học:
1. Mất mát loài: Việc xây dựng nhà máy thủy điện có thể dẫn đến mất mát loài sinh
vật đặc hữu trong khu vực.
6. Ảnh hưởng đến cộng đồng địa phương:
1. Thay đổi sinh kế cộng đồng: Việc xây dựng nhà máy thủy điện có thể ảnh hưởng
đến sinh kế và lối sống của cộng đồng địa phương.
 Xây dựng hồ chứa nước có thể mang lại nhiều lợi ích về cung cấp nguồn nước và kiểm soát
lũ lụt, nhưng cũng đi kèm với một số rủi ro sinh thái mà cần được đánh giá và quản lý. Một
số rủi ro sinh thái phổ biến khi xây dựng hồ chứa nước:

1. Mất mát đất và thay đổi đặc điểm địa hình:


1. Mất mát đất đai: Quá trình xây dựng hồ chứa nước thường liên quan đến việc lấp đầy
một khu vực đất đai, gây mất mát đất và ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.
2. Ảnh hưởng đến hệ sinh thái nước:
1. Thay đổi chất lượng nước: Hồ chứa nước có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước,
bao gồm sự tích tụ các chất hóa học và sinh học từ môi trường xung quanh.
2. Mất mát môi trường sống: Việc chìm lấp khu vực để xây dựng hồ có thể làm mất
mát môi trường sống tự nhiên cho nhiều loài sinh vật.
3. Thay đổi dòng chảy sông và hệ thống dòng chảy tự nhiên:
1. Ảnh hưởng đến dòng chảy sông: Hồ chứa nước có thể ảnh hưởng đến động lực
dòng chảy tự nhiên của sông, gây ảnh hưởng đến sinh thái sông và hệ thống lưỡi
nhòm.
4. Ảnh hưởng đến động vật và thực vật:
1. Mất mát loài: Việc xây dựng hồ chứa nước có thể dẫn đến mất mát loài động vật và
thực vật đặc hữu trong khu vực.
5. Biến đổi cảnh quan và môi trường sống:
1. Thay đổi cảnh quan: Hồ chứa nước có thể làm thay đổi cảnh quan của khu vực và
làm mất mát các đặc điểm độc đáo của môi trường.
6. Mất mát sinh kế cộng đồng địa phương:
1. Mất mát nguồn sống: Việc xây dựng hồ chứa nước có thể ảnh hưởng đến sinh kế và
nền kinh tế của cộng đồng địa phương, đặc biệt là khi các khu vực trồng trọt hoặc làm
Bc 1;Xác định vấn đề cần đánh giá:
1. Chất lượng Nước:
1. Chất lượng nước trước và sau xây dựng: Đánh giá ảnh hưởng của dự án đối với chất lượng nước trước và
sau khi hồ chứa nước hoạt động.
2. Dòng Chảy Sông và Hệ Thống Dòng Chảy Tự Nhiên:
1. Ảnh hưởng đến dòng chảy sông: Xác định cách mà hồ chứa nước có thể thay đổi động lực dòng chảy tự
nhiên và tác động đến hệ thống dòng chảy sông.
3. Đa Dạng Sinh Học:
1. Mất mát loài và ảnh hưởng đến sinh quyển: Đánh giá tác động của dự án đối với đa dạng sinh học và xác
định liệu có thể có mất mát loài và thay đổi đáng kể trong sinh quyển không.
4. Môi Trường Sống Tự Nhiên:
1. Mất mát môi trường sống tự nhiên: Xác định cách mà xây dựng hồ chứa nước có thể làm thay đổi và mất
mát môi trường sống tự nhiên.
5. Tác Động Đến Đất Đai:
1. Mất mát đất đai và thay đổi đặc điểm địa lý: Đánh giá mức độ mất mát đất đai và tác động đến đặc điểm địa
lý do xây dựng hồ chứa nước.
6. Sinh Kế Cộng Đồng Địa Phương:
1. Ảnh hưởng đến sinh kế và văn hóa cộng đồng: Đánh giá cách mà dự án có thể ảnh hưởng đến sinh kế, văn
hóa và lối sống của cộng đồng địa phương.
7. An Toàn và Quản lý Dự Án:
1. Rủi ro về an toàn đập và cấu trúc hồ chứa: Đánh giá các rủi ro liên quan đến an toàn của đập và cấu trúc hồ
chứa nước, bao gồm khả năng xảy ra lũ lụt, rò rỉ, hoặc sự cố khác.
8. Biện pháp Quản lý và Bảo vệ Môi Trường:
1. Biện pháp quản lý rủi ro: Xác định các biện pháp có thể được thực hiện để giảm thiểu rủi ro và bảo vệ môi
trường.
9. Thực Hiện và Tuân thủ Pháp luật:
1. Tuân thủ pháp luật và chuẩn mực môi trường: Đảm bảo rằng dự án tuân thủ tất cả các quy định pháp luật
 B2:Phân tích rủi ro trong quy trình đánh giá rủi ro sinh thái khi xây dựng hồ chứa nước là một phần quan trọng để
xác định và đánh giá các nguy cơ và hậu quả mà dự án có thể mang lại cho môi trường, sinh quyển, và cộng đồng địa
phương. Một số bước phân tích rủi ro cụ thể:
1. Xác định Rủi ro:
1. Xác định yếu tố ảnh hưởng: Đầu tiên, xác định tất cả các yếu tố có thể bị ảnh hưởng do xây dựng hồ chứa
nước, bao gồm chất lượng nước, đa dạng sinh học, dòng chảy sông, môi trường sống tự nhiên, và sinh kế cộng
đồng.
2. Đánh giá Xác suất và Hậu quả:
1. Xác suất xảy ra: Đánh giá xác suất xảy ra của từng rủi ro, tức là đánh giá khả năng mà mỗi rủi ro sẽ xảy ra dựa
trên thông tin có sẵn và các yếu tố khác nhau như thiết kế, vị trí địa lý, và điều kiện thực tế.
2. Hậu quả của mỗi rủi ro: Xác định hậu quả và ảnh hưởng của mỗi rủi ro đối với môi trường, sinh quyển, và
cộng đồng. Điều này có thể bao gồm mất mát loài, thay đổi chất lượng nước, và ảnh hưởng đến sinh kế cộng
đồng.
3. Xác định Rủi ro Ưu tiên:
1. Ưu tiên rủi ro: Xác định rủi ro nào có ảnh hưởng lớn nhất và có khả năng xảy ra cao nhất. Điều này giúp tập
trung vào những vấn đề quan trọng nhất và phát triển kế hoạch quản lý rủi ro hiệu quả.
4. Phân tích Nhóm Rủi ro:
1. Xem xét tương tác rủi ro: Xem xét cách mà các rủi ro có thể tương tác với nhau và có thể tăng cường hoặc
giảm nhau. Điều này đặc biệt quan trọng khi xác định biện pháp quản lý rủi ro.
5. Xác định Biện pháp Quản lý Rủi ro:
1. Phát triển biện pháp quản lý rủi ro: Dựa trên đánh giá rủi ro, phát triển các biện pháp quản lý để giảm thiểu
rủi ro và hậu quả có thể xuất hiện. Các biện pháp này có thể bao gồm việc điều chỉnh thiết kế dự án, triển khai
biện pháp bảo vệ môi trường, và đề xuất các biện pháp bù đắp.
6. Theo dõi và Đánh giá:
1. Thiết lập hệ thống theo dõi: Xác định các chỉ số và tiêu chí để theo dõi rủi ro theo thời gian và đảm bảo rằng
các biện pháp quản lý đang được thực hiện đúng cách.
2. Đánh giá lại định kỳ: Thực hiện đánh giá lại định kỳ để xác định xem có cần điều chỉnh biện pháp quản lý rủi
ro hay không dựa trên thông tin mới và kinh nghiệm học được.
 B3 :XĐ đặc tính rủi ro quan trọng cần xác định trong quy trình đánh giá rủi ro sinh thái:
1. Hệ sinh thái nước:
1. Chất lượng nước: Đánh giá tác động của hồ chứa nước đối với chất lượng nước trong khu vực, bao gồm cả
các yếu tố như hàm lượng chất hữu cơ, chất khoáng, và các chất phụ gia khác.
2. Dòng chảy nước: Xác định cách mà hồ chứa nước có thể ảnh hưởng đến động lực dòng chảy tự nhiên của
sông hoặc vùng lân cận.
2. Đa dạng sinh học:
1. Loài động vật và thực vật: Xác định loài động vật và thực vật có thể bị ảnh hưởng và mất mát sinh kế do xây
dựng hồ chứa nước.
2. Khu vực quan trọng đối với đa dạng sinh học: Đánh giá những khu vực quan trọng về đa dạng sinh học và
xác định liệu chúng có thể bị ảnh hưởng hay không.
3. Cộng đồng địa phương:
1. Sinh kế cộng đồng: Đánh giá cách mà dự án có thể ảnh hưởng đến sinh kế và nguồn sống của cộng đồng địa
phương.
2. Tác động xã hội và văn hóa: Xác định tác động của dự án đối với các yếu tố xã hội và văn hóa của cộng đồng,
bao gồm cả tình trạng kinh tế và xã hội.
4. Đặc điểm địa lý và đất đai:
1. Môi trường sống tự nhiên: Xác định cách mà hồ chứa nước có thể ảnh hưởng đến môi trường sống tự
nhiên trong khu vực xung quanh.
2. Mất mát đất đai: Đánh giá mức độ mất mát đất đai do quá trình xây dựng hồ chứa nước.
5. Thiết kế và quản lý dự án:
1. Phương pháp xây dựng và quản lý hồ chứa: Xác định cách mà quá trình xây dựng và quản lý hồ chứa nước
có thể được thực hiện một cách bền vững và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực.
6. Biện pháp giảm thiểu và bù đắp:
1. Biện pháp giảm thiểu: Xác định các biện pháp có thể được áp dụng để giảm thiểu rủi ro và ảnh hưởng đối với
môi trường.
2. Biện pháp bù đắp: Nếu có thể, đề xuất các biện pháp để bù đắp mất mát đa dạng sinh học và môi trường.
1. Phương Pháp Hệ Thống:
Phân Tích Hệ Thống: Xác định và phân tích tất cả các thành phần của hệ
sinh thái có thể bị ảnh hưởng bởi dự án hoặc hoạt động. Điều này bao gồm
việc xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố và xác định cách chúng có thể
tương tác.
2. Phương Pháp Mô Hình Hóa:
 Mô Hình Hóa Hệ Sinh Thái: Sử dụng mô hình để mô phỏng các tương
tác và ảnh hưởng của dự án đối với hệ sinh thái. Mô hình hóa cung cấp
cơ hội để dự đoán các hậu quả và đánh giá rủi ro.
3. Phương Pháp Quy Trình:
 Quy Trình Làm Việc: Xác định các quy trình làm việc và phương pháp
sản xuất để xác định nơi có thể phát sinh rủi ro sinh thái. Điều này bao
gồm việc xem xét quá trình sản xuất, sử dụng nguyên liệu, và xử lý chất
thải.
4. Phương Pháp Phân Tích Kịch Bản:
 Phân Tích Kịch Bản: Xem xét và phân tích các kịch bản khác nhau về
cách một dự án có thể phát triển và ảnh hưởng đến môi trường. Điều
này giúp xác định các rủi ro và cơ hội liên quan đến từng kịch bản.
5. Phương Pháp Thống Kê và Dữ Liệu:
 Thu Thập Dữ Liệu Địa Lý và Thống Kê: Sử dụng dữ liệu địa lý và thống kê
để đánh giá tình trạng hiện tại của hệ sinh thái và dự đoán sự biến đổi có thể
xảy ra do dự án.
6. Phương Pháp Hồi Phục Sinh Thái:
 Đánh Giá Khả Năng Hồi Phục: Xác định khả năng của hệ sinh thái để hồi
phục sau khi gặp ảnh hưởng tiêu cực. Điều này có thể bao gồm khả năng tái
tạo, sự đa dạng sinh học, và thời gian phục hồi.
7. Phương Pháp Tham Gia Cộng Đồng:
 Tham Gia Cộng Đồng: Liên kết với cộng đồng địa phương và sử dụng kiến
thức địa phương để đánh giá rủi ro sinh thái. Điều này cung cấp cái nhìn tổng
thể và nhận thức đa chiều về rủi ro.
8. Phương Pháp Đánh Giá Tích Lũy:
 Đánh Giá Tích Lũy: Xem xét các tác động tích lũy của nhiều dự án hoặc hoạt
động trong một khu vực để đánh giá tác động tổng hợp lên môi trường.
9. Phương Pháp Phản Hồi Học:
 Phản Hồi và Điều Chỉnh: Liên tục theo dõi và đánh giá kết quả, và điều
chỉnh phương pháp đánh giá rủi ro theo thời gian dựa trên những học được từ
quá trình triển khai.
CHƯƠNG NĂM
ĐÁNH GIÁ RỦI RO SỨC KHỎE:
QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP

(biên soạn theo Quy trình HHRA


của Bộ Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ - US EPA)
5.1. Mở đầu
5.1.1. Định nghĩa
Bộ Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (US EPA):
“Đánh giá rủi ro sức khỏe con người (HHRA/ĐRSK)
là quá trình xác định bản chất và xác suất ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe con người khi tiếp xúc/phơi nhiễm
với hóa chất trong môi trường bị ô nhiễm vào thời
điểm xảy ra và hậu quả tương lai”.

100
5.1.2. Ba nguyên lý của độc học trong đánh giá rủi ro sức khỏe

1. Liều lượng (Dose) gây ra độc tính


2. Các hóa chất có tác dụng đặc thù (specific effects)
3. Con người là động vật

5.1.3. Lợi ích và ứng dụng của đánh giá rủi ro sức khỏe
Đánh giá rủi ro sức khỏe nhằm trả lời các câu hỏi sau:
- Những vấn đề sức khỏe nào có thể bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi
trường do hóa chất (bao gồm phóng xạ)?
- Cơ hội mà mọi người sẽ gặp phải các vấn đề sức khỏe khi tiếp xúc với
tác nhân ô nhiễm là gì?

101
- Ở mức độ nào thì một hóa chất không gây nguy cơ
sức khỏe?
- Có phải tính nhạy cảm với các tác nhân ô nhiễm môi
trường phụ thuộc vào các yếu tố tuổi tác, di truyền, tình
trạng sức khỏe, tập quán, dân tộc, giới tính, v.v.?
- Có phải khả năng tiếp xúc với các tác nhân ô nhiễm
môi trường là do các yếu tố: nơi làm việc, sinh hoạt và
thực phẩm v.v.?

Trả lời các loại câu hỏi trên giúp cơ quan quản lý và
mọi người hiểu rủi ro sức khỏe là do đâu và làm gì để
phòng tránh.

102
5.2. Quy trình đánh giá rủi ro sức khỏe của US
EPA
Quy trình đánh giá rủi ro sức khỏe của
US EPA gồm 4 bước:
1. Định danh mối nguy hại (Hazard
identification)
2. Đánh giá Liều lượng – Đáp ứng
(Dose-response evaluation)
3. Đánh giá tiếp xúc/phơi nhiễm của
con người (Human exposure
evaluation)

4. Xác định đặc tính của rủi ro (Risk


characterization)

Sơ đồ Quy trình Đánh giá rủi ro sức khỏe của US EPA 103
5.2.1. Lập kế hoạch
Muốn đánh giá rủi ro sức khỏe phải bắt đầu với việc lập kế
hoạch tốt.
Trong Lập Kế hoạch: cần xác định mục đích, phạm vi, các
vấn đề cần đánh giá, phương pháp, kỹ thuật sẽ được sử
dụng.
Để Lập kế hoạch cần xem xét những câu hỏi sau:.
1. Nguy cơ? / Bị nguy cơ gì ?/ Ở đâu?
2. Mối nguy hại do môi trường đến sức khỏe là gì?
3. Những mối nguy hại môi trường này đến từ đâu?
4. Sự phơi nhiễm/tiếp xúc như thế nào?

104
5.2.2. Bước 1: Nhận dạng mối nguy hại

Mục tiêu của Bước 1 là xác định các kiểu ảnh hưởng xấu đến
sức khỏe do tiếp xúc với mối nguy hại và xác định bằng chứng
hỗ trợ nhận dạng này.

Xác định mối nguy hại là quá trình xác định xem việc tiếp xúc
với mối nguy hại có thể gây ra sự gia tăng tỷ lệ ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe hay không và liệu tác động sức khỏe bất lợi có
khả năng xảy ra với con người hay không?
Xác định mối nguy hại là bước đầu tiên của đánh giá rủi ro
sức khỏe.

105
Các cơ sở khoa học chính để nhận dạng mối nguy
- Động độc học (Toxicokinetic) xem xét cách cơ thể
hấp thụ, phân phối, chuyển hóa và loại bỏ các hóa chất
cụ thể.
- Độc lý học (Toxicology): Các cơ chế sinh lý do chất
độc hấp thụ, phân phối, chuyển hóa và bài tiết.
Các mô hình dựa trên các nghiên cứu Độc lý học có
thể mô tả các cơ chế gây độc tính của một hóa chất, do
đó cung cấp hiểu biết về tác động có thể có của hóa
chất.

106
5.2.3. Bước 2: Đánh giá quan hệ Liều lượng – Đáp ứng

Sơ đồ Bước 2: Đánh giá quan hệ Liều lượng – Đáp ứng

107
Đánh giá liều lượng - đáp ứng là bước thứ hai của
đánh giá rủi ro sức khỏe nhằm đạt mục tiêu: đánh giá
rõ mối quan hệ giữa liều lượng và tác dụng của chất
độc.
Mối quan hệ liều lượng - đáp ứng mô tả mức độ nghiêm
trọng của các tác động sức khỏe do liều lượng chất độc
và tình trạng tiếp xúc.
Mối quan hệ “liều lượng - đáp ứng” thường áp dụng cho
các nghiên cứu ảnh hưởng phơi nhiễm theo nồng độ của
chất ô nhiễm (ví dụ: nồng độ chất ô nhiễm trong không
khí được áp dụng trong nghiên cứu phơi nhiễm qua
đường hô hấp).

108
Thông thường, khi tăng liều lượng, đáp ứng (phản
ứng biểu hiện bị nhiễm độc của cơ thể) được ghi
nhận cũng tăng.
Ở liều rất thấp có thể không có phản ứng (response).
Ở một mức liều nào đó, các phản ứng bắt đầu xảy ra
trong một phần nhỏ số người được nghiên cứu hoặc
với tỷ lệ xác suất thấp.
Khi tăng liều lượng chất ô nhiễm cao hơn: phản ứng
xuất hiện với mức độ càng tăng.
Mức độ phản ứng có thể thay đổi giữa các chất ô
nhiễm khác nhau, giữa các cá nhân, các kiểu phơi
nhiễm, v.v..

109
Quá trình đánh giá quan hệ liều lượng – đáp ứng
gồm hai bước:

Bước 1: Đánh giá tất cả các dữ liệu có sẵn hoặc có thể


được thu thập thông qua các thử nghiệm, nhằm ghi lại
các mối quan hệ đáp ứng - liều lượng trong phạm vi
liều được quan sát.
Bước 2: Thực hiện phép ngoại suy để ước tính rủi ro.
Điều này là để đưa ra những suy luận về liều bắt đầu
gây ra tác động bất lợi cho sức khỏe con người.

110
Quan hệ Đáp ứng - liều phi tuyến tính (Non-linear
dose-response): Tần suất hoặc mức độ nghiêm trọng
của đáp ứng sinh học không tăng tuyến tính với liều
lượng của một tác nhân gây độc.
Đánh giá Đáp ứng - Liều phi tuyến tính dựa vào giả
thuyết ngưỡng, cho rằng một phạm vi phơi nhiễm từ 0
đến một số giá trị nào đó có thể được cơ thể sinh vật
chấp nhận mà về cơ bản không có biểu hiện của tác
dụng độc hại và ngưỡng độc tính là nơi các hiệu ứng
bắt đầu xảy ra.

111
Đánh giá Quan hệ: Đáp ứng - Liều lượng tuyến
tính
Nếu thông tin cho thấy rằng độc tính không có
ngưỡng thì loại đánh giá này được US EPA gọi là
đánh giá “Đáp ứng - Liều lượng tuyến tính".
Trong trường hợp chất gây ung thư nếu thông tin về
tác động sức khỏe không đủ, thì phép ngoại suy tuyến
tính thường được sử dụng làm phương pháp mặc định
để đánh giá Đáp ứng - Liều lượng.

114
5.2.4. Bước 3: Đánh giá phơi nhiễm (tiếp xúc)
Đây là bước thứ ba của Đánh giá rủi ro sức khỏe.

117
Đánh giá phơi nhiễm là quá trình đo đạc/phân tích
hoặc ước tính cường độ, tần suất và thời gian tiếp xúc
của con người với một tác nhân ô nhiễm hoặc ước tính
mức phơi nhiễm trong tương lai cho một tác nhân
chưa được công bố về độc tính.
Mức độ phơi nhiễm có thể được đo đạc/phân tích trực
tiếp, nhưng phổ biến hơn được ước tính gián tiếp
thông qua việc xem xét nồng độ đo được trong môi
trường, xem xét các mô hình vận chuyển hóa học và
khả năng biến đổi trong môi trường và ước tính lượng
người bị phơi nhiễm theo thời gian.

118
Phạm vi tiếp xúc/phơi nhiễm
Đối với bất kỳ tác nhân ô nhiễm hoặc địa điểm cụ thể, có sự
khác nhau về mức độ phơi nhiễm giữa các cá nhân bị tiếp
xúc.
Một số cá nhân có thể bị phơi nhiễm cao trong thời gian dài
(ví dụ: công nhân nhà máy tiếp xúc với chất ô nhiễm tại nơi
sản xuất). Các cá nhân khác có thể có mức độ tiếp xúc thấp
hơn trong thời gian ngắn hơn (thí dụ: những người sống ở
khu vực dưới chiều gió của nhà máy).
US EPA yêu cầu: Để đánh giá phơi nhiễm đòi hỏi phải xem
xét nhiều mức độ phơi nhiễm có thể xẩy ra.

119
Sơ đồ về “Vùng bị phơi nhiễm”
120
1. Nguồn Rủi Ro: Đây là nguồn gốc của yếu tố gây rủi ro, chẳng hạn như chất ô nhiễm, hóa chất
độc hại, vi khuẩn, hay các tác nhân gây bệnh.
2. Dung Sai Phơi Nhiễm (Exposure Variability): Biểu thị sự biến đổi trong việc tiếp xúc với yếu
tố rủi ro, có thể xuất phát từ các yếu tố như môi trường lao động, thời tiết, thói quen cá nhân, v.v.
3. Dung Sai Thời Gian (Time Variability): Biểu thị sự biến đổi trong thời gian tiếp xúc với yếu tố
rủi ro, có thể bao gồm sự biến đổi hàng ngày, hàng tuần, hay theo mùa vụ.
4. Phương Tiện Phơi Nhiễm (Exposure Pathways): Đây là các cách tiếp xúc giữa nguồn rủi ro và
con người, bao gồm cả đường hô hấp, đường tiêu hóa, da, và các con đường tiếp xúc khác.
5. Thể Tích (Volume): Liên quan đến lượng chất hoặc tác nhân mà người tiêu dùng có thể tiếp xúc
với, ví dụ như lượng không khí hít vào, nước uống, hay thức ăn.
6. Sự Chuyển Hóa (Transformation): Biểu thị các biến đổi của yếu tố rủi ro qua các quá trình hóa
học, sinh học, hay vật lý, có thể ảnh hưởng đến tính chất và độc tính của chúng.
7. Phương Tiện Chuyển Tải (Transport Medium): Là môi trường mà yếu tố rủi ro di chuyển qua,
ví dụ như không khí, nước, đất.
8. Môi Trường Vùng Phơi Nhiễm (Exposure Environment): Bao gồm môi trường xung quanh
nơi mà sự phơi nhiễm diễn ra, như môi trường nơi làm việc, môi trường sống, hay môi trường tự
nhiên.
9. Yếu Tố Bổ Sung (Modifiers): Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức độ và tầm quan trọng của
rủi ro, như gen, tình trạng sức khỏe, tuổi tác, giới tính, v.v.
10. Đánh Giá Rủi Ro Sức Khỏe (Health Risk Assessment): Quá trình đánh giá tất cả các yếu tố
trên để xác định mức độ rủi ro tới sức khỏe của cá nhân hoặc cộng đồng.
Định lượng phơi nhiễm:
Có ba cách tiếp cận cơ bản để định lượng phơi nhiễm. Mỗi cách
tiếp cận dựa trên dữ liệu khác nhau, và có điểm mạnh và điểm
yếu khác nhau.
a. Đo đạc trực tiếp tại điểm tiếp xúc/phơi nhiễm:
Độ phơi nhiễm có thể được đo/phân tích tại điểm tiếp xúc (ranh
giới ngoài của cơ thể), đo cả nồng độ phơi nhiễm và thời gian
tiếp xúc, sau đó tích hợp chúng.
b. Đánh giá kịch bản:
Có thể ước tính phơi nhiễm bằng cách đánh giá riêng nồng độ
phơi nhiễm và thời gian tiếp xúc, sau đó kết hợp thông tin này.
c. Tái tạo thông tin:
Sự phơi nhiễm có thể được ước tính từ liều lượng, do đó có thể
được tái tạo thông qua các dấu hiệu sinh học, sự chịu đựng của
cơ thể, mức độ bài tiết, v.v..) sau khi phơi nhiễm đã diễn ra.
122
5.2.5. Bước 4: Đánh giá đặc tính của rủi ro
Đây là bước cuối cùng của HHRA/ĐRSK

123
Xác định đặc tính của rủi ro bao gồm:
- Tích hợp thông tin về mối nguy cơ (chất ô nhiễm),
phơi nhiễm và quan hệ phản ứng với liều lượng để ước
tính về khả năng tác động bất lợi nào sẽ xảy ra ở những
người bị phơi nhiễm.
- Chuyển tải kết quả dự báo của người đánh giá rủi ro
về bản chất của rủi ro và mức độ hoặc không có rủi ro,
cùng với thông tin về cách đánh giá rủi ro, các giả định
và sự không chắc chắn.
Xác định đặc tính rủi ro cần được thực hiện trong cả
Đánh giá rủi ro sức khỏe con người và Đánh giá rủi ro
sinh thái.

124
Nguyên tắc xác định các đặc tính rủi ro sức khỏe
Việc xác định đặc tính rủi ro sức khỏe đúng sẽ giới hạn
phạm vi đánh giá, thể hiện rõ ràng kết quả, đưa ra các
giả định và sự không chắc chắn, xác định các giải thích
thay thế hợp lý.
Chính sách của US EPA yêu cầu tiến hành xác định các
đặc tính rủi ro phải phù hợp với các nguyên tắc như đã
nêu trong Chương “Đánh giá rủi ro sinh thái”:
a. Tính minh bạch
b. Sự rõ ràng
c. Tính nhất quán
d. Tính hợp lý.

125
CHƯƠNG SÁU
QUẢN LÝ RỦI RO MÔI TRƯỜNG

Lê Trình
Quản lý rủi ro môi trường là một quy trình
liên quan đến việc xác định, đánh giá, giảm
thiểu, và theo dõi những yếu tố có thể tạo ra
ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường. Mục
tiêu của quản lý rủi ro môi trường là bảo vệ và
bảo tồn tài nguyên tự nhiên, giảm thiểu
những hậu quả có thể xuất hiện do hoạt động
của con người và kinh doanh, và thúc đẩy phát
triển bền vững.
 Các bước quan trọng trong quản lý rủi ro môi trường:
1. Xác định Rủi ro:
1. Xác định và mô tả các yếu tố môi trường có thể tạo ra ảnh hưởng tiêu cực. Điều này có thể bao
gồm khả năng ô nhiễm, mất mát đa dạng sinh học, thay đổi khí hậu, và các vấn đề khác ảnh
hưởng đến môi trường.
2. Đánh Giá Rủi ro:
1. Đánh giá mức độ rủi ro của từng yếu tố môi trường, xác định khả năng xảy ra và hậu quả của
chúng.
3. Phát triển Biện Pháp Quản Lý Rủi ro:
1. Phát triển kế hoạch để giảm thiểu hoặc quản lý rủi ro. Các biện pháp này có thể bao gồm việc
thiết kế quy trình sản xuất sạch sẽ, triển khai công nghệ xanh, và đặt ra các hạn chế môi trường.
4. Thực Hiện Biện Pháp Quản Lý:
1. Triển khai và thực hiện các biện pháp quản lý đã đề xuất. Điều này có thể đòi hỏi sự hợp tác giữa
nhiều bên liên quan, bao gồm cả doanh nghiệp, cơ quan chính phủ, và cộng đồng địa phương.
5. Theo Dõi và Đánh Giá:
1. Thiết lập hệ thống theo dõi để theo dõi hiệu quả của các biện pháp quản lý và xác định xem có cần
điều chỉnh hay không.
6. Giao tiếp và Tham gia Cộng Đồng:
1. Tạo cơ hội cho giao tiếp mở cửa và sự tham gia của cộng đồng trong quá trình quản lý rủi ro môi
trường. Điều này có thể bao gồm việc tổ chức họp, cung cấp thông tin, và lắng nghe ý kiến đóng
góp của cộng đồng.
7. Tuân thủ Pháp Luật và Chuẩn Mực:
1. Đảm bảo rằng tất cả các hoạt động tuân thủ với pháp luật và chuẩn mực môi trường liên quan.
8. Đánh Giá và Cải Thiện Liên Tục:
1. Đánh giá định kỳ hiệu suất của hệ thống quản lý rủi ro môi trường và thực hiện các biện pháp cải
thiện liên tục dựa trên kinh nghiệm học được.
5. Theo Dõi và Đánh Giá:
Quản lý rủi ro môi trường cho 1
•Giám sát chất lượng không khí: Thực hiện
nhà máy linh kiện điện tử
đánh giá định kỳ về chất lượng không khí để
1. Xác định Rủi ro: đảm bảo rằng mức độ ô nhiễm được kiểm soá
• Chất lượng không khí: Quá trình sản xuất linh kiện điện
•Theo dõi hệ thống xử lý chất thải: Kiểm tra
tử thường liên quan đến sử dụng các hóa chất và quy
trình gia công có thể tạo ra khí thải có hại.
định kỳ hệ thống xử lý chất thải để đảm bảo n
• Quản lý chất thải độc hại: Sự sử dụng và xử lý các chất hoạt động hiệu quả.
thải độc hại từ quá trình sản xuất. 6. Giao tiếp và Tham gia Cộng Đồng:
2. Đánh Giá Rủi ro: •Tương tác với cộng đồng: Hợp tác với cộng
• Kiểm tra chất lượng không khí: Đánh giá mức độ ô đồng địa phương để chia sẻ thông tin về các
nhiễm không khí từ quá trình sản xuất và xác định mức biện pháp quản lý rủi ro và lắng nghe ý kiến
độ ảnh hưởng đối với môi trường và sức khỏe con người. đóng góp của họ.
• Đánh giá hệ thống xử lý chất thải: Xác định khả năng •Tạo cơ hội giao tiếp mở cửa: Tổ chức họp v
rò rỉ và tác động của chất thải độc hại đối với môi trường buổi thảo luận để giải đáp mọi thắc mắc và
nếu không được quản lý chặt chẽ. cung cấp thông tin về mức độ an toàn và bảo v
3. Phát triển Biện Pháp Quản Lý Rủi ro: môi trường.
• Sử dụng công nghệ xanh: Chọn lựa công nghệ sạch sẽ
7. Tuân thủ Pháp Luật và Chuẩn Mực:
và hiệu quả để giảm thiểu lượng chất thải và khí thải.
•Kiểm tra tuân thủ: Đảm bảo rằng nhà máy
• Phát triển kế hoạch quản lý chất thải: Thiết lập các
quy trình để giảm thiểu chất thải độc hại, tái chế, và loại
tuân thủ tất cả các quy định pháp luật môi
bỏ chúng một cách an toàn. trường và các tiêu chuẩn liên quan.
4. Thực Hiện Biện Pháp Quản Lý: 8. Đánh Giá và Cải Thiện Liên Tục:
• Triển khai hệ thống lọc không khí: Lắp đặt các hệ •Tổ chức đánh giá liên tục: Đánh giá liên tục
thống lọc không khí để giảm thiểu khí thải độc hại vào hiệu suất của hệ thống quản lý rủi ro môi
môi trường. trường và thực hiện các biện pháp cải thiện nế
• Huấn luyện nhân viên: Đảm bảo nhân viên được đào cần thiết.
XIN TRÂN TRỌNG CẢM
ƠN
Bài Thi Tiểu Luận: Đánh Giá Rủi Ro Môi Trường
Chủ Đề: "Quản Lý Rủi Ro Môi Trường trong Ngữ Cảnh của Một Doanh Nghiệp Sản Xuất
Linh Kiện Điện Tử"
Nhiệm Vụ:
1.Đánh Giá Rủi Ro Môi Trường:
1. Xác định và mô tả ít nhất ba rủi ro môi trường mà một doanh nghiệp sản xuất linh
kiện điện tử có thể đối mặt trong quá trình sản xuất và hoạt động kinh doanh của
mình. Mỗi rủi ro nên được mô tả chi tiết về nguồn gốc, hậu quả, và tầm ảnh
hưởng.
2.Đánh Giá Rủi Ro Hiện Tại và Tiềm Năng:
1. Thực hiện một đánh giá hiện tại về rủi ro môi trường mà doanh nghiệp đang phải
đối mặt. Nêu rõ các biện pháp mà doanh nghiệp đã triển khai để giảm thiểu rủi ro
này. Đồng thời, đánh giá tiềm năng rủi ro môi trường trong tương lai dựa trên các
xu hướng kinh doanh và môi trường.
3.Biện Pháp Quản Lý Rủi Ro Môi Trường:
1. Đề xuất ít nhất ba biện pháp quản lý rủi ro môi trường có thể giảm thiểu ảnh
hưởng tiêu cực đối với môi trường. Mỗi biện pháp nên được minh họa chi tiết về
cách nó hoạt động, chi phí và hiệu suất dự kiến.
4.Giao Tiếp và Tham Gia Cộng Đồng:
1. Mô tả tầm quan trọng của giao tiếp mở cửa và tham gia cộng đồng trong quá trình
quản lý rủi ro môi trường. Đề xuất cách doanh nghiệp có thể tương tác tích cực
với cộng đồng địa phương để giải quyết và giảm thiểu rủi ro môi trường.
5.Tầm Quan Trọng của Tuân Thủ Pháp Luật và Chuẩn Mực:
1. Nêu rõ tầm quan trọng của việc tuân thủ pháp luật môi trường và các chuẩn mực

You might also like