Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Soạn bài: Chữ Người Tử Tù

1. Nguồn gốc:
-Truyện ngắn Chữ người tử tù được in lần đầu trên tạp chí Tao Đàn năm 1939 với nhan đề Dòng chữ cuối cùng,
được in lại trong tập truyện ngắn Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân
-Vang bóng một thời in lần đầu năm 1940 gồm 11 truyện ngắn kết tinh tài năng tâm huyết của nhà văn, là văn
phẩm đạt đến sự toàn thiện toàn mĩ
2. Thể loại: Truyện ngắn
3. Cốt truyện:
Truyện có các sự kiện chính như sau:
- Huấn Cao cầm quân nổi loại -> bị bắt.
- Huấn Cao được quản ngục biệt đãi -> bình thản nhận sự biệt đãi và khinh bỉ, lạnh nhạt với quản ngục
- Huấn Cao hiểu được tấm lòng của quản ngục.
-Huấn Cao cho chữ và khuyên quản ngục nên bỏ nghề về quê chơi chữ.
4.Nhân vật:
Truyện ngắn này có hai nhân vật chính:
*Nhân vật Huấn cao: nhân vật chính diện trung tâm của tác phẩm
- Hình tượng nhân vật Huấn Cao có tính cuốn hút về nhân cách, tài năng, khí phách anh hùng ngang tàng, một con
người mang nét đẹp của khí chất ngang tàng
- Con người sống hiên ngang, đầy tự trọng
+ Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ
+ Những người chọc trời quấy nước chỉ đếm trên đầu ngón tay
- Chí lớn không thành, coi thường cái chết, cường quyền
+ Chống lại triều đình, bị bắt giam nhưng không hề sợ cái chết
+ Có những suy nghĩ, hành vi thật phóng khoáng
- Khinh bỉ kẻ đại diện cho cường quyền
+ Khí phách hiên ngang giữa ngục tù
+ Khinh bỉ những kẻ cầm quyền thị oai, tàn nhẫn
- Là người yêu cái đẹp, tạo ra cái đẹp
+ Tài hoa khi viết thư pháp
+ Dành sự tài hoa cho người tri kỉ
- Hình ảnh cao đẹp, uy nghi của Huấn Cao khi cho chữ quản ngục
+ Viết chữ vốn thanh cao
+ Hình ảnh kì vĩ của người tù đeo gông, chân vướng xiềng xích tô đậm nét chữ >< hình ảnh co ro của thầy thơ
lại, run run bưng chậu mực khúm núm, tay vái tạ
⇒ Hình tượng Huấn Cao phản ánh tư tưởng nghệ thuật của tác giả về cái đẹp: thiên lương cao cả tỏa sáng chính
nơi bóng tối và cái ác ngự trị.
*Nhân vật viên quản ngục:
Ngoại hình của viên quản ngục
– Viên quản ngục đã bước vào độ tuổi trung niên.
– Nguyễn Tuân miêu tả mặt viên quản ngục như mặt ao.
Tính cách của viên quản ngục
– Viên quản ngục là một người có tính tình điềm đạm và phúc hậu.
– Viên quản ngục là một người có tâm hồn thuần khiết, yêu cái đẹp.
– Viên quản ngục có tâm hồn nghệ sĩ, say mê nghệ thuật.
– Viên quản ngục là một người biết trọng những người tài hoa.
– Viên quản ngục là một người có tâm hồn trong sáng.
Nhận xét chung về viên quản ngục
– Nguyễn Tuân đã xây dựng hình tượng viên quản ngục vô cùng độc đáo.
– Cách dẫn dắt câu chuyện khiến nhân vật hiện lên rất nổi bật.
– Cách xây dựng tình huống truyện của Nguyễn Tuân rất độc đáo và tinh
tế.
5. Giá trị nội dung
- Qua truyện ngắn Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao- môt
con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất. Qua đó
nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ
thầm kín tấm lòng yêu nước
6. Giá trị nghệ thuật
- Tác phẩm thể hiện tài năng độc đáo của Nguyễn Tuân trong việc tạo dựng tình
huống truyện độc đáo; trong nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa tính cách nhân vật, tạo
không khí cổ kính, trang trọng; trong việc sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ
giàu tính tạo hình

You might also like